Giáo án Tin học Lớp 3 - Chủ đề 1, Bài 1 đến 4

Tuần: 2

Tiết:1,2

CHỦ ĐỀ 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH

Bài 2: BẮT ĐẦU LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH

I.Mục tiêu:

- Biết cách ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính;

- Thực hiện được thao tác khởi động máy tính;

- Nhận biết được một máy tính đã khởi động xong;

- Biết cách tắt máy tính khi không sử dụng.

II. Chuẩn bị:

Giáo viên:

- Sách hướng dẫn học Tin học lớp 3, Sách bài tập

- Máy tính để bàn.

Học sinh:

- Sách hướng dẫn học Tin học lớp 3.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động Ghi chú

Hoạt động cơ bản

- GV yêu cầu HS phát biểu những hiểu, biết của mình về tư thế ngồi làm việc với máy tính, và yêu cầu các bạn khác nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn.

- GV đặt vấn đề: Các bạn có rất nhiều ý kiến chia sẻ về tư thế ngồi khi làm việc với máy tính. Để tìm hiểu tư thế ngồi như thế nào là đúng. Hôm nay chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu tư thế ngồi làm việc với máy tính nhé.

- GV cho mỗi HS tự tìm hiểu tư thế ngồi thông qua việc đánh dấu X trong hình trang 11 SGK, sau đó sẽ yêu cầu HS phát biểu đáp án của mình.

- GV tổ chức HS theo nhóm/cặp, HS quan sát máy tính thật và máy tính xách tay (nếu có) kết hợp đọc thông tin trong sách, thảo luận, chia sẻ về những điều các em đã biết với những phát hiện mới về cách khởi động máy tính và quan sát sự thay đổi trên màn hình máy tính.

- GV tổ chức HS theo nhóm/cặp thực hành cách tắt máy tính và nêu kết quả đã làm được đối với GV

- GV hướng dẫn HS theo nhóm/cặp để từng em được trải nghiệm về tư thế ngồi, khởi động máy tính, tắt máy tính. Máy tính cần được bật sẵn ở trạng thái đã khởi động xong.

 

docx 8 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 1882Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 3 - Chủ đề 1, Bài 1 đến 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1
Tiết:1,2
CHỦ ĐỀ 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
Bài 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM
I.Mục tiêu:
- Gọi đúng tên các bộ phận của máy tính;
- Biết chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính;
- Nhận biết được một số loại máy tính thường gặp;
- Biết máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, liên lạc với mọi người.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:
Sách hướng dẫn học Tin học lớp 3, Sách bài tập
Máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng(nếu có) .
Học sinh: 
Sách hướng dẫn học Tin học lớp 3.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động
Ghi chú
Hoạt động cơ bản
- GV yêu cầu HS phát biểu những hiểu, biết của mình về máy tính, và yêu cầu các bạn khác nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn.
- GV đặt vấn đề: Các bạn có rất nhiều ý kiến chia sẻ hiểu biết về máy tính, đã có bạn được tiếp xúc, sử dụng máy tính, có bạn chưa bao giờ được làm điều đó. Hôm nay chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu về máy tính nhé.
- GV tổ chức HS theo nhóm/cặp, HS quan sát máy tính thật và kết hợp đọc thông tin trong sách, thảo luận, chia sẻ về những điều các em đã biết với những phát hiện mới.
- GV hướng dẫn HS theo nhóm/cặp để từng em được trải nghiệm cảm giác gõ phím, điều khiển chuột.
Máy tính cần được bật sẵn ở trạng thái đã khởi động xong. 
Hoạt động thực hành
- Học sinh thực hiện các yêu cầu trong phần thực hành
- GV quan sát và tư vấn, hỗ trợ để HS hoàn thành hoạt động thực hành.
Hoạt động ứng dụng, mở rộng
Hoạt động này nhằm mục tiêu giúp HS thấy được bốn bộ phận cơ bản của máy tính được phân loại thành:
 1. Thiết bị đưa tín hiệu vào máy tính (bàn phím, chuột);
 2. Bộ phận xử lí tín hiệu (thân máy);
 3. Thiết bị đưa tín hiệu từ máy tính ra (màn hình).
GV có thể cho HS thực hiện rồi giải thích cách sắp xếp của mình, từ đó GV gợi ý, hướng dẫn HS so sánh chức năng của các bộ phận của máy tính giúp HS tự đưa ra được cách phân loại theo chức năng xử lí thông tin.
Em cần ghi nhớ
GV hướng dẫn HS củng cố các kiến thức đã học (có thể nhiều hình thức khác nhau); 
Có thể sử dụng bài tập phần vận dụng mở rộng trong sách bài tập “ Giải ô chữ” để tăng thêm phần hứng thú, sinh động cho học sinh
Chẳng hạn: Có thể cho HS phát biểu trao đổi, phát biểu về :
- Máy tính có những bộ phận nào?
- Có những loại máy tính thường gặp nào?
- Máy tính có thể giúp em những công việc gì?
Tuần: 2
Tiết:1,2
CHỦ ĐỀ 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
Bài 2: BẮT ĐẦU LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH
I.Mục tiêu:
- Biết cách ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính;
- Thực hiện được thao tác khởi động máy tính;
- Nhận biết được một máy tính đã khởi động xong;
- Biết cách tắt máy tính khi không sử dụng.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:
Sách hướng dẫn học Tin học lớp 3, Sách bài tập
Máy tính để bàn.
Học sinh: 
Sách hướng dẫn học Tin học lớp 3.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động
Ghi chú
Hoạt động cơ bản
- GV yêu cầu HS phát biểu những hiểu, biết của mình về tư thế ngồi làm việc với máy tính, và yêu cầu các bạn khác nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn.
- GV đặt vấn đề: Các bạn có rất nhiều ý kiến chia sẻ về tư thế ngồi khi làm việc với máy tính. Để tìm hiểu tư thế ngồi như thế nào là đúng. Hôm nay chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu tư thế ngồi làm việc với máy tính nhé.
- GV cho mỗi HS tự tìm hiểu tư thế ngồi thông qua việc đánh dấu X trong hình trang 11 SGK, sau đó sẽ yêu cầu HS phát biểu đáp án của mình.
- GV tổ chức HS theo nhóm/cặp, HS quan sát máy tính thật và máy tính xách tay (nếu có) kết hợp đọc thông tin trong sách, thảo luận, chia sẻ về những điều các em đã biết với những phát hiện mới về cách khởi động máy tính và quan sát sự thay đổi trên màn hình máy tính.
- GV tổ chức HS theo nhóm/cặp thực hành cách tắt máy tính và nêu kết quả đã làm được đối với GV
- GV hướng dẫn HS theo nhóm/cặp để từng em được trải nghiệm về tư thế ngồi, khởi động máy tính, tắt máy tính.
Máy tính cần được bật sẵn ở trạng thái đã khởi động xong. 
Hoạt động thực hành
- Học sinh thực hiện các yêu cầu trong phần thực hành
- GV quan sát và tư vấn, hỗ trợ để HS hoàn thành hoạt động thực hành.
Hoạt động ứng dụng, mở rộng
Hoạt động này nhằm mục tiêu giúp HS biết cách ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính và thấy được sự khác biệt khi di chuyển chuột lên biểu tượng trên màn hình nền so với ban đầu.
Em cần ghi nhớ
GV hướng dẫn HS củng cố các kiến thức đã học như:
-Tư thế ngồi đúng khi làm việc với máy tính.
- Các thao tác khởi động máy tính.
- Sau khi khởi động, trên màn hình máy tính sẽ có các biểu tượng
- Nhớ tắt máy tính khi không sử dụng
Tuần: 3
Tiết:1,2
CHỦ ĐỀ 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
Bài 3: CHUỘT MÁY TÍNH
I.Mục tiêu:
- Biết các bộ phận cơ bản của chuột máy tính;
- Biết cầm chuột đúng cách;
- Thực hiện được các thao tác di chuyển, nháy, nháy đúp và kéo thả chuột;
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:
Sách hướng dẫn học Tin học lớp 3, Sách bài tập
Máy tính để bàn.
Học sinh: 
Sách hướng dẫn học Tin học lớp 3.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động
Ghi chú
Hoạt động cơ bản
- GV yêu cầu HS phát biểu những hiểu, biết của mình về chuột máy tính, và yêu cầu các bạn khác nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn.
- GV đặt vấn đề: Các bạn có rất nhiều ý kiến chia sẻ hiểu biết về chuột máy tính, đã có bạn được tiếp xúc, sử dụng chuột máy tính, có bạn chưa bao giờ được làm điều đó. Hôm nay chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu về chuột máy tính nhé.
- GV tổ chức HS theo nhóm/cặp, HS quan sát chuột máy tính, cách sử dụng chuột, con trỏ chuột, các thao tác sử dụng chuột và kết hợp đọc thông tin trong sách, thảo luận, chia sẻ về những điều các em đã biết với những phát hiện mới.
- GV hướng dẫn HS theo nhóm/cặp để từng em được trải nghiệm cảm giác cầm chuột, điều khiển chuột và các thao tác sử dụng chuột
Máy tính cần được bật sẵn ở trạng thái đã khởi động xong. 
Hoạt động thực hành
- Học sinh thực hiện các yêu cầu trong phần thực hành
- GV quan sát và tư vấn, hỗ trợ để HS hoàn thành hoạt động thực hành.
Hoạt động ứng dụng, mở rộng
-Hoạt động này nhằm mục tiêu giúp HS sử dụng chuột để thực hiện tắt máy tính bằng các thao tác đã học.
- GV có thể cho HS thực hiện rồi yêu cầu học sinh báo cáo lại keeys quả đã thực hiện. 
- GV có thể gợi ý một số cách tắt máy nhanh bằng cách sử dụng bàn phím cho HS
Em cần ghi nhớ
GV hướng dẫn HS củng cố các kiến thức đã học như:
-Chuột máy tính có các nút trái, nút phải và bánh lăn
- Các thao tác sử dụng chuột như:
+ Di chuyển chuột
+ Nháy chuột
+ Nháy nút phải chuột
+ Nháy đúp chuột
+ Kéo thả chuột
Tuần: 4
Tiết:1,2
CHỦ ĐỀ 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
Bài 4: BÀN PHÍM MÁY TÍNH
I.Mục tiêu:
- Nhận biết được khu vực chính của bàn phím máy tính;
- Chỉ ra được vị trí của các hàng phím trên khu vực chính của bàn phím máy tính;
- Biết đặt tay đúng cách trên bàn phím máy tính;
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:
Sách hướng dẫn học Tin học lớp 3, Sách bài tập
Máy tính để bàn.
Học sinh: 
Sách hướng dẫn học Tin học lớp 3.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động
Ghi chú
Hoạt động cơ bản
- GV yêu cầu HS phát biểu những hiểu, biết của mình về bàn phím máy tính, và yêu cầu các bạn khác nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn.
- GV đặt vấn đề: Máy tính có 4 bộ phận chính đó là: màn hình, chuột máy tính, phần thân máy và bàn phím máy tính, mỗi bộ phận có mỗi chức năng khác nhau. Hôm nay chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu về bàn phím máy tính nhé.
- GV tổ chức HS theo nhóm/cặp, HS quan sát bàn phím máy tính, xác định các khu vực chính của bàn phím máy tính và cách đặt tay lên bàn phím máy tính kết hợp đọc thông tin trong sách, thảo luận, chia sẻ về những điều các em đã biết với những phát hiện mới.
- GV hướng dẫn HS theo nhóm/cặp để từng em được trải nghiệm về bàn phím máy tính, các khu vực chính của bàn phím và cách đặt tay lên bàn phím và làm các bài tập nhỏ trong SGK
Máy tính cần được bật sẵn ở trạng thái đã khởi động xong. 
Hoạt động thực hành
- Học sinh thực hiện các yêu cầu trong phần thực hành
- GV quan sát và tư vấn, hỗ trợ để HS hoàn thành hoạt động thực hành.
Hoạt động ứng dụng, mở rộng
-Hoạt động này nhằm mục tiêu giúp HS phân biệt được cách đặt tay lên bàn phím máy tính thế nào là đúng và tiện lợi.
- 2 HS ngồi cạnh nhau có thể giúp đỡ nhau về cách đặt tay trên bàn phím nhằm giúp các em có ý thức tự học và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, tăng tính đoàn kết trong học tập.
Em cần ghi nhớ
GV hướng dẫn HS củng cố các kiến thức đã học như:
-Trên bàn phím có khu vực chính bao gồm: hàng phím trên, hàng phím cơ sở, hàng phím dưới và hàng phím dưới cùng.
- Hai phím có gai nằm ở hàng phím cơ sở, phím cách nằm ở hàng phím dưới cùng.
- Cách đặt tay lên bàn phím:
+ Hai bàn tay đặt nhẹ lên bàn phím.
+ Hai ngón trỏ đặt trên hai phím có gai F,J
+ Hai ngón cái đặt trên phím cách.

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao_an_tong_hop.docx