Giáo án Hướng dẫn cùng học Tin học Lớp 3 - Tiết 1+2, Bài 1: Người bạn mới của em - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Huệ

.Mục tiêu:

- Gọi đúng tên các bộ phận của máy tính;

- Biết chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính;

- Biết được một số loại máy tính thường gặp;

- Biết máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, liên lạc với mọi người.

- Năng lực hướng đến: Năng lực hợp tác / Năng lực trình bày

II. Chuẩn bị:

Giáo viên:

- Sách hướng dẫn học Tin học lớp 3, Sách bài tập

- Máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng(nếu có) .

Học sinh:

- Sách hướng dẫn học Tin học lớp 3.

 

docx 3 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 931Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hướng dẫn cùng học Tin học Lớp 3 - Tiết 1+2, Bài 1: Người bạn mới của em - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1- 2 Ngày giảng: 5/09/02017
	BÀI 1. NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM ( 2 tiết)
I.Mục tiêu:	
- Gọi đúng tên các bộ phận của máy tính;
- Biết chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính;
- Biết được một số loại máy tính thường gặp;
- Biết máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, liên lạc với mọi người.
- Năng lực hướng đến: Năng lực hợp tác / Năng lực trình bày 
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:
Sách hướng dẫn học Tin học lớp 3, Sách bài tập
Máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng(nếu có) .
Học sinh: 
Sách hướng dẫn học Tin học lớp 3.
III. Các hoạt động
Khởi động: Ổn định lớp, báo cáo sỉ số
Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Hoạt động 1: Các bộ phận của máy tính
- Yêu cầu HS phát biểu những hiểu, biết của mình về máy tính 
- Gv đặt vấn đề: Các em có rất nhiều ý kiến chia sẻ hiểu biết về máy tính, đã có em được tiếp xúc, sử dụng máy tính, có em chưa bao giờ được làm điều đó. Hôm nay chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu về máy tính nhé.
- Tổ chức HS theo nhóm/cặp, HS quan sát máy tính thật và kết hợp đọc thông tin trong sách, thảo luận, chia sẻ về những điều các em đã biết với những phát hiện mới.
* Hoạt động 2: Các loại mấy tính thường gặp
- Có mấy loại máy tính thường gặp?
- Những ưu điểm của máy tính xách tay so với máy tính để bàn.
- Gv nhận xét
- GV hướng dẫn, gợi ý để HS rút ra nhận xét: Máy tính nào cũng phải có bốn bộ phận cơ bản: thân máy, màn hình, bàn phím và chuột.
* Hoạt động 3: Bài tập
- Hs làm bài tập 2, 3, 4 sgk
* Hoạt động 4: thực hành
- Gv mở chương trình wordpad để HS gõ một số phím trên bàn phím và quan sát sự thay đổi trên màn hình
* Hoạt động 5: ứng dụng, mở rộng
GV gợi ý, hướng dẫn HS so sánh chức năng của các bộ phận của máy tính giúp HS tự đưa ra được cách phân loại theo chức năng xử lí thông tin.
Máy tính dùng để học Toán, chơi game, nghe nhạc, liên lạc...
Máy tính thường có 4 bộ phận chính: Thân máy, bàn phím, chuột, màn hình.
HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn
Máy tính gồm có 4 bộ phận chính: Thân máy, bàn phím, chuột, màn hình.
+ Thân máy: là một hộp có nhiều chi tiết tinh vi trong đó có bộ xử lý điều khiển mọi hoạt động của máy tính
+ Bàn phím: gồm nhiều phím khi gõ vào bàn phím là gửi tín hiệu vào máy tính
+ Chuột: giúp điều khiển máy tính
+ Màn hình: cho ra kết quả hoạt động của máy tính
Máy tính bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng
HS quan sát, so sánh 
Ưu điểm của máy tính xách tay, máy tính bảng là gọn nhẹ, dễ dàng mang theo khi di chuyển.
- HS làm bài tập trong SGK
- Học sinh thực hành dưới sự hướng dẫn của GV
- HS thực hiện rồi giải thích cách sắp xếp của mình
- Bốn bộ phận cơ bản của máy tính được phân loại thành:
 1. Thiết bị đưa tín hiệu vào máy tính (bàn phím, chuột);
 2. Bộ phận xử lí tín hiệu (thân máy);
3. Thiết bị đưa tín hiệu từ máy tính ra (màn hình).
Củng cố kiến thức
- Máy tính có những bộ phận nào?
- Có những loại máy tính thường gặp nào?
- Máy tính có thể giúp em những công việc gì?
IV. Rút kinh nghiệm:
	`	

Tài liệu đính kèm:

  • docxCD1_Bai_1_Nguoi_ban_moi_cua_em.docx