Giáo án Tin học Lớp 3 - Bài 1: Người bạn mới của em (2 tiết) - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Tiến Khanh

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu khái niệm máy vi tính, các loại vi tính thường gặp. Nhận biết các bộ phận quan trọng nhất của một máy tính để bàn

- Nói một vài thông tin về máy tính

2. Kỹ năng:

- Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm quen với những thuật ngữ mới

3.Thái độ:

- Hào hứng trong việc học môn Tin học.

II. Đồ dùng dạy học:

- Đ/v giáo viên:

+ Tranh, ảnh của máy tính xách tay và máy tính để bàn

+ Máy tính xách tay thật

- Đ/v học sinh: Tập, bút

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp

2. Bài cũ:

3. Bài mới:

- Giới thiệu bài: Bắt đầu từ lớp ba các em sẽ làm quen với một môn học mới. Môn học mới này có tên là “Tin Học”. Môn học này sẽ theo các em tới các cấp học sau này.

- Cho học sinh nêu lên hiểu biết của mình về máy tính (qua các phương tiện truyền thông)

 

doc 6 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 849Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 3 - Bài 1: Người bạn mới của em (2 tiết) - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Tiến Khanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
01/09/2016
Ngày dạy
3A
3B
3C
3D
3E
06/09/2016
07/09/2016
08/09/2016
Tuần 1 - Tiết 1
Chương 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
Bài 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu khái niệm máy vi tính, các loại vi tính thường gặp. Nhận biết các bộ phận quan trọng nhất của một máy tính để bàn
- Nói một vài thông tin về máy tính
2. Kỹ năng:
- Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm quen với những thuật ngữ mới
3.Thái độ: 
- Hào hứng trong việc học môn Tin học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Đ/v giáo viên: 
+ Tranh, ảnh của máy tính xách tay và máy tính để bàn
+ Máy tính xách tay thật
- Đ/v học sinh: Tập, bút
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: 
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Bắt đầu từ lớp ba các em sẽ làm quen với một môn học mới. Môn học mới này có tên là “Tin Học”. Môn học này sẽ theo các em tới các cấp học sau này.
- Cho học sinh nêu lên hiểu biết của mình về máy tính (qua các phương tiện truyền thông)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
1. Hoạt động 1:
- GV giới thiệu về máy tính, chức năng của máy tính
? Bạn nào cho cô biết máy tính còn giúp chúng ta làm gì nữa vậy?
2. Hoạt động 2:
- Hỏi các em câu hỏi: 
? Em biết có bao nhiêu loại MT?
- Đưa tranh ảnh về máy tính
? Bạn nào đã nhìn thấy máy tính rồi? Miêu tả hình dạng? 
? Bạn nào nhìn hình vẽ của MT và chỉ cho cô máy tính gồm có những bộ phận nào?
- Giới thiệu chi tiết các bộ phận
* Màn hình: Cấu tạo như ti vi
* Phần thân (CPU): Là hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi, trong đó có Bộ xử lí. Bộ xử lí là bộ não điều khiển mọi hoạt động của máy tính
* Bàn phím: Gồm nhiều phím
 * Chuột: Giúp điều khiển máy tính nhanh chóng và thuận tiện
3. Hoạt động 3:
- Hướng dẫn HS cách bật máy (H7/SGK)
- Lưu ý: 1 số MT có 1 công tắc chung cho thân máy và màn hình. Loại này em chỉ cần bật công tắc chung
- Hướng dẫn HS ngồi đúng tư thế và khoảng cách giữa máy tính và mắt người sử dụng
- Ngồi thẳng, tư thế thoải mái sao cho không phải ngẩng cổ hay ngước mắt khi nhìn màn hình. Tay đặt ngang tầm bàn phím và không phải vươn xa. Chuột đặt lên tay phải.
- Khoảng cách giữa mắt em và màn hình từ 50cm đến 80cm, không nên nhìn quá lâu vào màn hình.
- Máy tính nên đặt ở vị trí sao cho ánh sáng không chiếu thẳng vào màn hình và không chiếu thẳng vào mắt em
- Khi không làm việc nữa, cần tắt máy tính. (H10/SGK)
- Hướng dẫn HS cách tắt máy theo đúng qui trình
- Lắng nghe
- Trả lời
- Ghi bài
- Trả lời
- Quan sát chiếc máy tính để bàn, ghi chép
- Trả lời
- Trả lời
- Ghi chép
- Lắng nghe
- Lắng nghe, ghi chép
- Lắng nghe, ghi chép
- Ghi chép
- Ghi chép
- Lắng nghe
- Quan sát GV hướng dẫn cách tắt máy đúng qui trình
1. Giới thiệu về máy tính:
* Đặc tính của máy tính
- Chăm làm, làm đúng, làm nhanh và thân thiện
- Giúp em học bài, liên lạc với các bạn bè trong nước và quốc tế
- Em có thể tham gia trò chơi cùng máy tính
* Các loại máy tính: Có hai loại máy tính thông thường:
- Máy tính để bàn
- Máy tính xách tay (Laptop)
* Bộ phận quan trọng nhất của máy tính để bàn:
1- Màn hình
2- Phần thân máy (CPU)
3- Bàn phím
4- Chuột
2. Làm việc với máy tính:
a. Bật máy: gồm 2 bước
- Bật công tắc màn hình
- Bật công tắc trên thân máy tính
b. Tư thế ngồi:
- Ngồi thẳng, tư thế thoải mái
- Khoảng cách 50-80 cm và không ngồi lâu
c. Ánh sáng: Không chiếu thẳng vào màn hình và mắt
d. Tắt máy: Kéo chuột vào Start, chọn Turn Off Computer, sau đó chọn Turn off 
4. Củng cố: Tóm tắt lại ý chính: Các bộ phận chính của máy tính, cách khởi động, tắt máy tính.
B1. Điền Đ vào ô vuông cuối câu đúng và S vào ô vuông cuối câu sai nghĩa dưới đây.
a. Máy tính giúp em học làm toán, học vẽ	1
b. Máy tính giúp em liên lạc với bạn bè	1
c. Có nhiều loại máy tính khác nhau	1
d. Em không thể chơi trò chơi trên máy tính	1
B2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống (..) để được câu hoàn chỉnh.
a. Màn hình MT có cấu tạo và hình dạng giống như .(Màn hình ti vi)
b. Người ta coi  là bộ não của máy tính (Bộ xử lý)
c. Kết quả hoạt động của máy tính hiện ra trên .. (Màn hình)
d. Em điều khiển máy tính bằng .. (Chuột)
B3. Em hãy thay các từ màu đỏ bằng các từ đúng nghĩa.
	a. Máy tính làm việc rất chậm chạp
	b. Máy tính luôn cho kết quả không chính xác.
5. Dặn dò: 
- Tìm hiểu thêm thông tin về máy tính trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo chí, sách tin học... 
- Buổi học sau học tại phòng thực hành, quan sát phòng MT, mang sgk thước kẻ
Ngày soạn
Ngày dạy
3A
3B
3C
3D
3E
Tuần 1 - Tiết 2
Chương 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
Bài 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM (Thực hành)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Quan sát các bộ phận của máy tính ở trên phòng máy tính.
2. Kỹ năng: Học sinh gọi tên được các bộ phận chính của máy tính 
3.Thái độ: Tạo cho học sinh sự thích thú, tò mò
II. Đồ dùng dạy học:
- Đ/v giáo viên: SGK, giáo án, đồ dùng trực quan (bàn phím, chuột..., tranh ảnh về các bộ phận chính của máy tính)
- Đ/v học sinh: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp:	
2. Bài cũ: Người bạn mới của em (tiết 1)
 ? Có mấy loại máy tính thường thấy? Kể tên?
? Máy tính gồm mấy bộ phận quan trọng? Kể tên?
? Bật máy? Tắt máy?
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Người bạn mới của em (tiết 2)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
- Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh tương ứng với số máy tính
- Kiểm tra phòng tin học
- Dẫn học sinh từng hàng quan sát máy tính để bàn ở phòng tin học
- Hd HS làm bài tập
B1-sgk trang 6:
 Đáp án đúng là: a, b, c.
 Đáp án sai là: d
B2 -sgk trang 6:
 a, máy tính
 b, bộ xử lý
 c, màn hình
 d, chuột
B3- sgk trang 7:
 a, rất nhanh
 b, chính xác
B4 - sgk trang 10:
 a, Khi nối với nguồn điện máy tính làm việc.
 b, Trên màn hình nền có nhiều biểu tượng.
B5-sgk trang 10:
 a, cận thị
 b, vẹo cột sống
B6-sgk trang 10:
 a, màn hình
 b, bàn phím
 c, biểu tượng
 d, chuột
- Quan sát và sau đó thì ngồi vào chỗ của mình
- Làm theo nhóm đôi
- Học sinh làm bài tập vào sgk
1. Quan sát phòng tin học
2. Làm bài tập: Trong sgk trang 6-7, 10
- Về nhà hoàn thiện bài 
- Buổi sau học lý thuyết
4. Củng cố: 
5. Dặn dò: 
- Chú ý tư thế và lượng ánh sáng cần thiết khi làm việc với máy tính. 
- Học bài cũ và xem bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong_I_Bai_1_Nguoi_ban_moi_cua_em.doc