Giáo án Thủ công Lớp 2+3 - Tuần 21 - Năm học 2016-2017

THỦ CÔNG 3

Tiết 21: ĐAN NONG MỐT( Tiết 1)

I. Mục tiêu:

- Biết đan nong mốt

- Kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau.

- Đan được nong mốt, dồn đường nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tấm nan.

* HSKT: Kẻ, cắt được các nan đều nhau.

- Đan được nong mốt, dồn đường nan nhưng chưa khít.

- Đan được tấm đan nong mốt. Các nan đan khít nhau, Nếp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang rên tấm đan hài hòa.

- Cỏ thể sử dụng tấm đan nong mốt để tạo thành hình đơn giản.

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: Tấm đan nong mốt bằng giấy thủ công, giáo án.

 2. Học sinh : Giấy thủ công, kéo thủ công, hồ dán, bút chì, thước kẻ,.

 

doc 6 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thủ công Lớp 2+3 - Tuần 21 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 2A1 - Tiết 2; Sáng thứ sáu, 22/01/2016
 2A2 - Tiết 4; Sáng thứ năm, 21/01/2016
 2A3 - Tiết 1; Chiều thứ tư, 20/01/2016
THỦ CÔNG 2
Tiết 21: GẤP, CẮT, DÁN PHONG BÌ ( Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Biết cách gấp, cắt, dán phong bì.
- Gấp, cắt, dán phong bì. Nếp gấp, đường cắt, đường dán tương đối thẳng, phẳng. Phong bì có thể chưa cân đối.
* HSKT: Gấp, cắt, dán phong bì. Nếp gấp, đường cắt, đường dán thẳng, phẳng. Phong bì cân đối.
- Yêu thích sản phẩm, môn học.
II. Chuẩn bị: 
	1. Giáo viên: Bài mẫu, giấy thủ công, kéo, keo dán. 	
	2. Học sinh : Giấy thủ công, kéo,keo dán
	3. Phương pháp: Quan sát, làm mẫu, hỏi đáp, thực hành luyện tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra đồ dùng học tập:
 - GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới: 
- Để gấp, cắt trang trí thiếp chúc mừng ta cần thực hiện qua mấy bước?
- Nhận xét.
- Bài mới: 
+ Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học. 
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét:
- Giới thiệu bài mẫu
- Yêu cầu HS quan sát nêu nhận xét mẫu.
- Mặt trước và mặt sau của phong bì có gì?
- Yêu cầu HS so sánh kích thước phong bì thư và thiếp chúc mừng.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu:
* Bước 1: Gấp phong bì.
- Lấy tờ giấy vở gấp thành 2 phần theo chiều rộng sao cho hai mép trên khoảng 2 ô.
- Gấp hai bên mỗi bên khoảng 1 ô rưỡi để lấy đường dấu giữa.
- Mở hai đường mới gấp ra gấp chéo 4 góc để lấy đường dấu gấp.
* Bước 2: Cắt phong bì.
- Mở tờ giấy ra, cắt theo đường dấu gấp để bỏ phần gạch chéo.
* Bước 3: Dán thành phong bì.
- Gấp lại mép các nếp gấp, dán hai mép bên, gấp mép trên theo đường dấu gấp ta được phong bì.
3. Hoạt động 3: Cho h/s thực hành gấp, cắt, dán phong bì trên giấy nháp.
- 2 HS nhắc lại các bước gấp, cắt, dán phong bì.
- Cho HS thực hành trên giấy nháp.
- Quan sát học sinh thực hành giúp những em còn lúng túng.
- Trưng bày sản phẩm của học sinh. Khen ngợi học sinh có sản phẩm đẹp.
C. Củng cố, dặn dò:
- Để gấp, cắt được phong bì ta thực hiện mấy bước?
- Chuẩn bị giấy thủ công bài sau thực hành gấp, cắt, dán phong bì.
- Nhận xét tiết học
- HS chuẩn bị đồ dung.
- Thực hiện qua hai bước: 
Bước 1: Gấp, cắt thiếp chúc mừng
Bước 2: Trang trí thiếp chúc mừng.
- Ghi vở.
- Quan sát và nêu nhận xét.
- Mặt trước phong bì ghi chữ người gửi, người nhận. Mặt sau dán theo hai cạnh để đựng thư, thiếp chúc mừng sau đó cho vào phong bì ta dán nốt cạnh còn lại.
- Quan sát.
- Quan sát, lắng nghe.
- Chú ý quan sát.
- Nhắc lại các bước gấp.
- Thực hành gấp, cắt, dán phong bì.
- Thực hiện qua 3 bước.
- Lắng nghe.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng: 3A1 - Tiết 3- Sáng thứ sáu, 22/01/2016
 3A2 - Tiết 2- Sáng thứ năm, 21/01/2016
 3A3 - Tiết 1- Chiều thứ sáu, 22/01/2016
 3A4 - Tiết 2- Chiều thứ sáu, 22/01/2016
THỦ CÔNG 3
Tiết 21: ĐAN NONG MỐT( Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Biết đan nong mốt
- Kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau.
- Đan được nong mốt, dồn đường nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tấm nan.
* HSKT: Kẻ, cắt được các nan đều nhau.
- Đan được nong mốt, dồn đường nan nhưng chưa khít. 
- Đan được tấm đan nong mốt. Các nan đan khít nhau, Nếp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang rên tấm đan hài hòa.
- Cỏ thể sử dụng tấm đan nong mốt để tạo thành hình đơn giản.
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Tấm đan nong mốt bằng giấy thủ công, giáo án.
	2. Học sinh : Giấy thủ công, kéo thủ công, hồ dán, bút chì, thước kẻ,....
III. Các hoạt động dạy - học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Ổn định tổ chức lớp: 
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
- Nhận xét.
B. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Trực tiếp + Ghi bảng.
b) Nội dung:
1. Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu tấm đan nong mốt.
- Đan nong mốt được ứng dụng để làm đồ dùng gì trong gia đình?
- Để đan nong mốt người ta dùng các nguyên liệu nào để đan các đồ dùng đó?
* Trong giờ học này để làm quen với việc đan nan, chúng ta sẽ học cách đan đơn giản nhất. Đan nong mốt bằng giấy bìa.
2. Hoạt động 2: Giáo viên HD mẫu.
Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan.
- Đối với loại giấy, bìa không có dòng kẻ cần dùng thước kẻ vuông để kẻ các dòng kẻ dọc và dòng kẻ ngang cách đều nhau 1 ô.
- Cắt các nan dọc : Cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó cắt theo các đường kẻ trên giấy bìa đến hết ô thứ 8 như hình 2 để làm các nan dọc.
- Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài ô. Cắt các nan ngang khác màu với nan dọc, nan nẹp xung quanh.
Bước 2 : Đan nong mốt bằng giấy bìa.
- Các đan nong mốt là nhấc 1 nan, đè 1 nan và lệch nhau 1 nan dọc giữa 2 hàng nan ngang liền kề.
+ Đan nan thứ nhất : Đặt các nan dọc lên bàn, đường nối liền các nan dọc nằm ở phía dưới. Sau đó nhấc nan dọc 2,4,6,8 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngang thứ nhất khít với đường nối liền các nan dọc.
+ Đan nan ngang thứ hai : Nhấc nan dọc 1,3,5,7,9 và luồn nan thứ hai vào. Dồn nan ngang thứ hai cho khít với nan ngang thứ nhất.
+ Đan nan ngang thứ 3 : Giống như đan nan ngang thứ nhất.
+ Đan nan ngang thứ 4 : Giống như đan nan ngang thứ hai.
Cứ đan như vậy cho đến hết vừa đan vừa dồn nan cho khít.
Bước 3 : Đan nẹp xung quanh tấm đan.
- Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột. Chú ý dán cho thẳng và sát với mép tấm đan để được tấm đan đẹp.
3. Hoạt động 3: HS thực hành trên giấy nháp:
- Gọi học sinh nhắc lại cách đan nong mốt và nhận xét.
- Cho học sinh kẻ, cắt các nan bằng giấy, bìa tập đan nong mốt.
- Bao quát, giúp đỡ các em thực hành.
C. Củng cố dặn dò :
- Tuyên dương một số sản phẩm đẹp.
- Nhắc lại các bước đan nong mốt.
- Về nhà tập đan và chuẩn bị giấy bìa màu, kéo, hồ, dán tiết sau thực hành trên lớp.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Ghi vở.
- Học sinh quan sát.
- Đan làn, đan rổ, rá . . .
- Mây, tre, giang, nứa, lá dừa.
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát.
- Chú ý quan sát.
- Học sinh quan sát từng thao tác đan của giáo viên.
- Chú ý quan sát.
- Quan sát + ghi nhớ.
- Học sinh quan sát từng thao tác đan của giáo viên.
- 2 HS nhắc lại.
- HS thực hành bằng giấy nháp.
- Lắng nghe.
- Ghi nhớ.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng: 1A1 - Tiết 1- Sáng thứ sáu, 22/01/2016
 1A2 - Tiết 4- Sáng thứ ba, 19/01/2016
 1A3 - Tiết 2- Chiều thứ tư, 20/01/2016
 1A4 - Tiết 2- Sáng thứ hai, 18/01/2016 
THỦ CÔNG 1
Tiết 21 ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GẤP HÌNH (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố được kiến thức kĩ năng gấp giấy.
- Gấp được ít nhất 1 hình đơn giản. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng
* HSKT: Gấp được ít nhất 2 hình đơn giản. Các nếp gấp thẳng, phẳng. Có thể gấp được thêm những hình gấp mới có tính sáng tạo.
- Yêu thích sản phẩm, môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Một số bài mẫu trong phần gấp hình, giáo án, SGK.
2.Học sinh: Giấy thủ công, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Ổn định lớp: 
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
- Nhận xét sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh.
B. Bài mới: 
a) Giới thiệu: trực tiếp.
b) Các hoạt động:
1.Hoạt động 1: Học sinh chọn sản phẩm thực hành:
- Chúng ta đã được học gấp những sản phẩm nào?
- Nhận xét, khen ngợi.
- Cho HS chọn một trong các sản phẩm đã học (cái ví, cái quạt, mũ ca lô, ) thực hành theo nhóm.
+Yêu cầu: Gấp đúng qui trình, nếp gấp thẳng, phẳng.
- Giữ trật tự khi làm bài, khi dán thận trọng, bôi hồ vừa phải, tránh dây hồ ra bài, sách vở, quần áo.
- Trong lúc HS thực hiện gấp, GV quan sát cách gấp của HS, gợi ý giúp đỡ những em còn lúng túng khó hoàn thành sản phẩm.
2. Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm:
- GV tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm lên bảng lớp theo nhóm.
- GV cho học sinh bình chọn sản phẩm đẹp theo nhận xét của học sinh.
- GV tuyên dương những sản phẩm gấp đẹp. nếp gấp phẳng, đều.
3. Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá. 
* Đánh giá sản phẩm:
Hoàn thành:
- Gấp đúng quy trình.
- Nếp gấp thẳng, phẳng.
- Sản phẩm sử dụng được.
Chưa hoàn thành:
- Gấp chưa đúng quy trình.
- Nếp gấp chưa thẳng, phẳng.
- Sản phẩm không dùng được.
C. Củng cố - Dặn dò:
 * Nhận xét: GV nhận xét về:
- Thái độ học tập
- Sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Lắng nghe.
- Gấp cái ví, gấp cái quạt, gấp mũ ca lô.
- HS chọn và thực hiện gấp.
- Trật tự lắng nghe.
- Hs nhận xét bài chéo.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm của mình lên bảng lớp.
- HS bình chọn sản phẩm đẹp theo ý kiến cá nhân.
- Lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe.
- Lắng nghe.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT21.doc