Giáo án Thủ công Lớp 2+3 - Tuần 34 - Năm học 2016-2017

THỦ CÔNG 3

 Tiết 34: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ ĐAN NAN VÀ LÀM ĐỒ CHƠI

 ĐƠN GIẢN (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

- Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng đan nan và làm đồ chơi đơn giản.

- Làm được một sản phẩm đã học.

* HSKT: Làm được ít nhất một sản phẩm đã học. Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.

- Làm được một sản phẩm đơn giản đã học theo mẫu.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: - Bài mẫu, Tranh quy trình.

2. Học sinh : + Giấy thủ công, kéo thủ công, hồ dán, bút chì, thước kẻ,.

III. Các hoạt động dạy – học:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Kiểm tra:

- Kiểm tra đồ dùng học tập.

B. Bài mới:

a) Giới thiệu bài: Trực tiếp + Ghi bảng.

b) Nội dung: Ôn lại kiến thức đã học.

- Kể tên những đồ chơi đã được học học?

- Nêu quy trình: Đan nong đôi, nong mốt, làm lọ hoa gắn tường, làm đồng hồ để bàn, làm quạt giấy tròn?

- Gv nhận xét.

-> GV treo quy trình của một số đồ chơi đã học. GV làm mẫu nhanh một số đồ chơi.

- Goi 2 – 3 HS hỏi em sẽ làm đồ chơi gì?

- GV giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu HS làm bài theo đề kiểm tra sau:

Đề bài kiểm tra : " Em hãy cắt, dán hoặc làm đồ chơi đã học theo ý thích".

 - Giáo viên giải thích yêu cầu của bài về kiến thức, kĩ năng, sản phẩm.

- Giáo viên quan sát học sinh làm bài, gợi ý cho học sinh yếu còn lúng túng để hoàn thành bài kiểm tra.

C. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập, kỹ năng thực hành và sản phẩm của hs.

- Dặn dò HS ôn lại các bài đã học và chuẩn bị giấy thủ công, kéo thủ công thước kẻ, bút chì, bút màu, sợi chỉ, hồ dán để học tiết sau.

- Chuẩn bị đồ dùng.

- Ghi vở.

- HS kể.

- HS nêu.

- Chú ý lắng nghe.

- Quan sát quy trình và quan sát giáo viên làm mẫu.

- Đan nong đôi, đồng hồ để bàn, làm quan tròn,

- Học sinh làm bài kiểm tra.

- Trật tự lắng nghe.

- Lắng nghe.

 

doc 7 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 587Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thủ công Lớp 2+3 - Tuần 34 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 2A1 - Tiết 2; Sáng thứ sáu, 6/5/2016
 2A2 - Tiết 1; Chiều thứ sáu, 29/4/2016
 2A3 - Tiết 1; Chiều thứ tư, 4/5/2016
THỦ CÔNG 2
Tiết 34: ÔN TẬP THỰC HÀNH THI KHÉO TAY LÀM ĐỒ CHƠI THEO Ý THÍCH (TiÕt 2) 
I. Mục tiêu: 
- Ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng làm thủ công lớp 2.
- Làm được ít nhất một sản phẩm thủ công đã học.
* HSKT: Làm ít nhất 2 sản phẩm thủ công đã học. Có thể làm được sản phẩm nới có tính sáng tạo.
- Làm được 1 sản phẩm thủ công đã học. Sản phẩm chưa được đẹp.
- Yêu thích sản phẩm, môn học.
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Bài mẫu, giấy thủ công 	
2. Học sinh : Giấy thủ công, giấy bìa,
3. Phương pháp: Quan sát, làm mẫu, hỏi đáp, thực hành luyện tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
- Nhận xét
B. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: Trực tiếp + ghi bảng
b) Các hoạt động:
1. Hoạt động 1: Thực hành: 
- 1 học sinh nhắc lại các bước gấp thuyền phẳng đáy không mui?
- Nhận xét.
- Cho HS các nhóm chọn và nhắc lại quy trình sản phẩm mình định làm.
- YC h/s thực hành thi khéo tay làm đồ chơi theo ý thích.
- Có thể cho HS thi làm theo tổ.
- YC các tổ làm đủ các loại đồ chơi đã được học
 - Quan sát giúp đỡ h/s còn lúng túng..
3. Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm:
- Tổ chức trưng bày sản phẩm theo tổ.	
- Nhận xét đánh giá sản phẩm.
- Tuyên dương những tổ có nhiều sản phẩm đẹp
C. Củng cố – dặn dò: 
- Chuẩn bị giấy thủ công bài sau tiếp tục làm đồ chơi theo ý thích.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập
- Ghi vở.
- Nêu: Gấp thuyền phẳng đáy không mui có 3 bước
- Gấp tên lửa, máy bay phản lực, máy bay đuôi rời, thuyền phẳng đáy có mui, không mui, làm dây xúc xích, làm đồng hồ, làm vòng, làm con bướm.
- Các thành viên trong tổ làm đồ chơi theo ý thích của mình. Tổ nào làm được nhiều đồ chơi đẹp tổ đó thắng cuộc.
- Các tổ trưng bày sản phẩm. 
- Nhận xét bình chọn.
- Trật tự lắng nghe.
....................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................
Ngày giảng: 3A1 - Tiết 3- Sáng thứ sáu, 6/5/201
 3A2 - Tiết 2- Sáng thứ năm, 5/5/2016
 3A3 - Tiết 1- Chiều thứ sáu, 6/5/2016
 3A4 - Tiết 2- Chiều thứ sáu, 6/5/2016
THỦ CÔNG 3
 Tiết 34: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ ĐAN NAN VÀ LÀM ĐỒ CHƠI
 ĐƠN GIẢN (Tiết 1) 
I. Mục tiêu:
- Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng đan nan và làm đồ chơi đơn giản.
- Làm được một sản phẩm đã học.
* HSKT: Làm được ít nhất một sản phẩm đã học. Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
- Làm được một sản phẩm đơn giản đã học theo mẫu.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Bài mẫu, Tranh quy trình.
2. Học sinh : + Giấy thủ công, kéo thủ công, hồ dán, bút chì, thước kẻ,....
III. Các hoạt động dạy – học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra: 
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
B. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Trực tiếp + Ghi bảng.
b) Nội dung: Ôn lại kiến thức đã học.
- Kể tên những đồ chơi đã được học học?
- Nêu quy trình: Đan nong đôi, nong mốt, làm lọ hoa gắn tường, làm đồng hồ để bàn, làm quạt giấy tròn?
- Gv nhận xét.
-> GV treo quy trình của một số đồ chơi đã học. GV làm mẫu nhanh một số đồ chơi.
- Goi 2 – 3 HS hỏi em sẽ làm đồ chơi gì?
- GV giao nhiệm vụ:
- Yêu cầu HS làm bài theo đề kiểm tra sau:
Đề bài kiểm tra : " Em hãy cắt, dán hoặc làm đồ chơi đã học theo ý thích".
 - Giáo viên giải thích yêu cầu của bài về kiến thức, kĩ năng, sản phẩm.
- Giáo viên quan sát học sinh làm bài, gợi ý cho học sinh yếu còn lúng túng để hoàn thành bài kiểm tra.
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập, kỹ năng thực hành và sản phẩm của hs.
- Dặn dò HS ôn lại các bài đã học và chuẩn bị giấy thủ công, kéo thủ công thước kẻ, bút chì, bút màu, sợi chỉ, hồ dán để học tiết sau.
- Chuẩn bị đồ dùng.
- Ghi vở.
- HS kể.
- HS nêu.
- Chú ý lắng nghe.
- Quan sát quy trình và quan sát giáo viên làm mẫu.
- Đan nong đôi, đồng hồ để bàn, làm quan tròn,
- Học sinh làm bài kiểm tra.
- Trật tự lắng nghe.
- Lắng nghe.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng: 1A1 - Tiết 1- Sáng thứ sáu, 6/5/2016
 1A2 - Tiết 4- Sáng thứ ba, 3/5/2016
 1A3 - Tiết 2- Chiều thứ tư, 4/5/2016
 1A4 - Tiết 3- Chiều thứ tư, 4/5/2016 
THỦ CÔNG 1
Tiết 34 ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CẮT, DÁN GIẤY
I. Mục tiêu:
- Biết vận dụng các kiến thức đã học để cắt, dán trang trí ngôi nhà.
- Cắt, dán trang trí được ngôi nhà yêu thích. Có thể dùng bút màu để vẽ trang trí ngôi nhà. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng.
* HSKT: Cắt, dán trang trí được ngôi nhà. Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng. Ngôi nhà cân đối, trang trí đẹp.
- Yêu thích sản phẩm, môn học.
- Cắt, dán được ngôi nhà đơn giản. Đường cắt chưa thẳng, hình dán chưa phẳng.
II. Chuẩn bị:
	1.Giáo viên: Bài mẫu, Tranh quy trình, Giấy thủ công.
	2.Học sinh: Giấy trắng, bút chì, thước kẻ, giấy thủ công.	
III. Các hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Ổn định lớp: 
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
- Gv nhận xét.
B. Bài mới: 
a) Giới thiệu: Nêu mục tiêu bài học.
b) Các hoạt động:
1. Hoạt động 1: Chọn sản phẩm để làm bài ôn tập chủ đề cắt dán.
- Chúng ta đã được học cắt dán những sản phẩm nào?
- Em hãy nêu quy trình cắt, dán hình chữ nhật?
-> GV nhận xét và bổ sung.
- Cho HS chọn một trong các sản phẩm đã học (cắt dán hình vuông, hình chữ nhật, hàng rào đơn giản, ngôi nhà,)
* Yêu cầu: Cắt đúng qui trình, đường cắt thẳng, hình dán phẳng
 - Trong lúc HS thực hiện, GV quan sát, gợi ý giúp đỡ những em còn lúng túng khó hoàn thành sản phẩm.
2. Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm. 
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá:
* Đánh giá sản phẩm:
Hoàn thành:
- Thực hiện đúng quy trình
- Đường cắt tương đối thẳng, phẳng.
- Hình dán tương đối thẳng, phẳng
Chưa hoàn thành:
- Thực hiện chưa đúng quy trình.
- Đường cắt chưa thẳng, phẳng.
- Hình dán chưa thẳng, phẳng
C. Củng cố - dặn dò:
 * Nhận xét: GV nhận xét về:
- Thái độ học tập
- Sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.
Chuẩn bị các sản phẩm đã học để tưng bày.
- Chuẩn bị đồ dùng.
- HS trả lời:
+ Cắt dán hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hàng rào đơn giản, hình ngôi nhà.
+ B1: Đánh dấu các điểm, kẻ hình chữ nhật.
+ B2: Cắt hình chữ nhật theo đường kẻ.
+ B3: Dán hình chữ nhật,
- HS chọn và thực hiện cắt, dán
- HS cắt, dán xong sắp xếp, dán lên tờ giấy nền và trình bày sao cho cân đối, đẹp.
- Giữ trật tự khi làm bài, khi dán thận trọng, bôi hồ vừa phải, tránh dây hồ ra bài, sách vở, quần áo.
- HS trưng bày sản phẩm.
- Trật tự lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng: 1A1 - Tiết 3 - Sáng thứ tư, 4/5/2016
ĐẠO ĐỨC 1
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
Tiết 34 BẢO VỆ CÂY VÀ HOA TRƯỜNG EM
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu được lợi ích của cây và hoa trong trường học và nơi công cộng.
- Biết bảo vệ và chăm sóc cây và hoa trong trường và nơi công cộng.
- Rèn cho học sinh có ý thức yêu quý cây và hoa.
II. Các hoạt động dạy - học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Ổn định tổ chức:
- Cho lớp hát đầu giờ.
B. Bài mới:
- Giới thiệu, nêu mục tiêu bài.
1. Hoạt động 1: HS quan sát, thảo luận: 
- Ở sân trường có những cây và hoa gì? 
- Những cây nào cho bóng mát?
- Trồng hoa ở sân trường để làm gì?
- GV nhận xét.
* Kết luận: Muốn làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp và trong lành các em cần phải chăm sóc và bảo vệ cây, hoa. Không bẻ cành, hái hoa. 
2. Hoạt động 2: Liên hệ
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
- Khi các em nhìn thấy 1 bạn đang bẻ cành cây em phải làm gì?
- Em thấy bạn đang trèo cây em phải làm gì?
* Kết luận: Không bẻ cành, hái hoa, không trèo cây, bẻ cành để bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ chính bản thân mình.
C. Củng cố - dặn dò:
- Hệ thống lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà vận dụng những điều em vừa học. 
- HS cả lớp.
- HS đọc nối tiếp bài.
- Cho HS quan sát trong sân trường: Cây bàng, cây trẩu, cây thông, hoa hồng, hoa cúc...
- Cây bàng, cây trẩu.
- Làm cho phong cảnh đẹp, môi trường trong lành.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm.
- Em ngăn bạn không cho bạn bẻ cành cây.
- Em phải khuyên ngăn bạn.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng: 2A1 - Tiết 4 - Sáng thứ tư, 4/5/2016
ĐẠO ĐỨC 2
Tiết 34 ÔN TẬP CUỐI NĂM (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
Củng cố cho HS về một số hành vi: thật thà, khi nhặt được của rơi trả lại cho người mất, lịch sự khi nhận và gọi điện thoại, khi đến nhà người khác, biết nói lời yêu cầu, đề nghị.
Bồi dưỡng cho HS tình cảm yêu quý bạn bè, yêu quý người tàn tật và quan tâm giúp đỡ họ
 HS có thói quen nhặt được của rơi trả lại người mất, có ý thức bảo vệ các con vật có ích, có ý thức khi đến nhà bạn..... 
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng.
	2. Học sinh: Đầy đủ đò dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định tổ chức:
- Cho học sinh hát đầu giờ.
B. Bài mới:
- Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. 
- Chia lớp làm 4 mhóm.
- Phát nội dung thảo luận cho từng nhóm.
2. Hoạt động 2: Làm việc trước lớp.
- Cho các nhóm cử đại diện trình bày ý kiến thảo luận.
- Cho HS nhận xét, bổ sung.
3. Hoạt động 3: Trò chơi đóng vai.
- Cho các nhóm chơi sắm vai.
- Cho HS nhận xét hành vi đúng hoặc sai của các vai.
- Nhận xét nhóm có vai diễn hay nhất, lời thoại hay nhất.
C. Củng cố - dặn dò:
- Củng cố kiến thức.
- Nhận xét tiết học.
- Tuyên dương học sinh học sôi nổi.
- HS cả lớp.
- Ghi bài.
- Nhóm 1: Thảo luận 2 nội dung:
 + Trả lại của rơi.
 + Biết nói lời yêu cầu, đề nghị.
- Nhóm 2:
 + Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
 + Lịch sự khi đến nhà người khác.
- Nhóm 3:
 + Giúp đỡ người tàn tật.
- Nhóm 4:
 + Bảo vệ loài vật có ich
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Các nhóm tự chọn một trong hai nội dung vừa thảo luận để xây dựng kịch bản và tự phân vai. 
- HS trong nhóm tự phân vai và tập sắm vai.
- Các nhóm thể hiện vai sắm.
- HS nhận xét các hành vi đúng sai của các vai.
- Lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT34.doc