Giáo án Thủ công Lớp 2+3 - Tuần 30 - Năm học 2016-2017

THỦ CÔNG 3

 Tiết 30: LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN ( Tiết 3)

I. Mục tiêu:

- Biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.

- Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối.

* HSKT: Làm được đồng hồ để bàn cân đối. Đồng hồ trang trí đẹp.

- Làm được đồng hồ để bàn, đồng hồ chưa được cân đối.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: - Đồng hồ để bàn mẫu được làm bằng giấy thủ công

 - Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường.

 2. Học sinh : + Giấy thủ công.

 + Kéo thủ công, hồ dán, bút chì, thước kẻ,.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Ổn định tổ chức :

- Kiểm tra đồ dùng học tập.

B. Bài mới: GTB + ghi bảng.

1. Hoạt động 1 : Nhắc lại quy trình làm đồng hồ để bàn:

- GV gọi 1 hoặc 2 học sinh nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn.

- GV nhận xét và hệ thống lại các bước làm đồng hồ.

+ Bước 1 : Cắt giấy.

+ Bước 2 : Làm các bộ phận của đồng hồ.

+ Bước 3 : Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.

- Học sinh thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí. ( Theo nhóm)

- GV nhắc học sinh khi gấp và dán các tờ giấy để làm đế, khung chân đỡ đồng hồ cần miết kĩ các nếp gấp và bôi hồ cho đều.

- GV gợi ý học sinh trang trí đồng hồ như ô vẽ làm lịch ghi thứ, ngày ở gần số 3 ghi nhãn hiệu của đồng hồ ở phía dưới số 12 hoặc vẽ hình trên mặt đồng hồ.

- GV đi kiểm tra, theo dõi và giúp đỡ HS yếu.

2. Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm.

- Yêu cầu HS các nhóm trưng bày sản phẩm.

- GV và HS đánh giá khen ngợi những sản phẩm đẹp có nhiều sáng tạo.

C. Củng cố - dặn dò:

- Nêu lại các bước làm đồng hồ để bàn?

- Chuẩn bị bài tiết sau.

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị đồ dùng.

- Ghi vở.

- HS trả lời

- Trật tự lắng nghe.

- Trật tự lắng nghe.

- HS thực hành làm đồng hồ để bàn

- Lắng nghe

- HS chú ý lắng nhe

- Các nhóm trưng bày sản phẩm

- Lắng nghe.

- HS trả lời.

- Lắng nghe

 

doc 8 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 854Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thủ công Lớp 2+3 - Tuần 30 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 2A1 - Tiết 2; Sáng thứ sáu, 8/4/2016
 2A2 - Tiết 1; Sáng thứ ba, 5/4/2016
 2A3 - Tiết 1; Chiều thứ tư, 6/4/2016
THỦ CÔNG 2
Tiết 30: LÀM VÒNG ĐEO TAY (TiÕt 2) 
I. Mục tiêu: 
- Biết cách làm vòng đeo tay.
- Làm được vòng đeo tay. Các nan làm vòng tương đối đều nhau. Dán (nối) và gấp được nan thành vũng đeo tay. Các nếp gấp có thể chưa phẳng, chưa đều.
* HSKT: Làm được vòng đeo tay. Các nếp gấp phẳng. Vòng đeo tay có màu sắc đẹp.
- Yêu thích sản phẩm, môn học.
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Vòng đeo tay được làm bằng giấy thủ công. Giấy thủ công, kéo, hồ dán, 	
2. Học sinh : Giấy thủ công, kéo, hồ dán.
3. Phương pháp: Quan sát, làm mẫu, hỏi đáp, thực hành luyện tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Ổn định tổ chức: 
- Nhắc lại các bước làm vòng đeo tay.
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp + Ghi bảng.
b. Các hoạt động:
1. Hoạt động 1: Thực hành làm vũng đeo tay.
- Yêu cầu HS trật tự quan sát và lắng nghe.
- GV hướng dẫn mẫu nhanh lại 1 lần để học sinh nhớ lại các bước làm vòng đeo tay.
- YC thực hành làm vòng đeo tay theo nhóm 4
- Gợi ý HS lấy các nan giấy khác màu để làm vòng đeo tay sẽ làm cho vòng có màu sắc đa dạng hơn, đẹp hơn.
- Nhắc HS mỗi lần gấp phải rút một nan trước và miết kỹ 2 nan, phải để hình gấp vòng đều và đẹp. Khi dán 2 đầu của sợi dây để tạo thành vòng đeo tay cần giữ chỗ dán lâu hơn cho hồ khô, không bị tuột.
- Quan sát HS giúp những em còn lúng túng.
2. Hoạt động 2: Trưng bày - Đánh giá sản phẩm.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- HD học sinh nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm theo tiêu chí:
+ Nếp gấp phẳng, đều, đẹp.
- GV nhận xét đánh giá một vài sản phẩm.
C. Củng cố – dặn dò: 
- Để cắt dán được vòng đeo tay ta cần thực hiện qua mấy bước?
- Chuẩn bị giấy thủ công bài sau làm con bướm.
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS nhắc lại.
- Thực hiện qua 3 bước:
+ Bước1: Cắt các nan giấy.
+Bước 2: Dán nối các nan giấy.
+ Bước 3: Gấp các nan giấy và hoàn chỉnh vòng.
- HS ghi vở.
- HS trật tự lắng nghe.
- HS quan sát nhanh.
- Thực hành làm vòng nhóm 4
- Lắng nghe.
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS đánh giá theo hướng dẫn và theo cảm nhận.
- Trật tự, chú ý lắng nghe.
- HS trả lời
- Trật tự, chú ý lắng nghe.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng: 3A1 - Tiết 3- Sáng thứ sáu, 8/4/2016
 3A2 - Tiết 2- Sáng thứ năm, 7/4/2016
 3A3 - Tiết 1- Chiều thứ sáu, 8/4/2016
 3A4 - Tiết 2- Chiều thứ sáu, 8/4/2016
THỦ CÔNG 3
 Tiết 30: LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN ( Tiết 3) 
I. Mục tiêu:
- Biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.
- Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối.
* HSKT: Làm được đồng hồ để bàn cân đối. Đồng hồ trang trí đẹp.
- Làm được đồng hồ để bàn, đồng hồ chưa được cân đối.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Đồng hồ để bàn mẫu được làm bằng giấy thủ công
 - Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường.
 2. Học sinh : + Giấy thủ công.
	 + Kéo thủ công, hồ dán, bút chì, thước kẻ,....
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Ổn định tổ chức :
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
B. Bài mới: GTB + ghi bảng.
1. Hoạt động 1 : Nhắc lại quy trình làm đồng hồ để bàn:
- GV gọi 1 hoặc 2 học sinh nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn.
- GV nhận xét và hệ thống lại các bước làm đồng hồ.
+ Bước 1 : Cắt giấy.
+ Bước 2 : Làm các bộ phận của đồng hồ.
+ Bước 3 : Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
- Học sinh thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí. ( Theo nhóm)
- GV nhắc học sinh khi gấp và dán các tờ giấy để làm đế, khung chân đỡ đồng hồ cần miết kĩ các nếp gấp và bôi hồ cho đều.
- GV gợi ý học sinh trang trí đồng hồ như ô vẽ làm lịch ghi thứ, ngày ở gần số 3 ghi nhãn hiệu của đồng hồ ở phía dưới số 12 hoặc vẽ hình trên mặt đồng hồ.
- GV đi kiểm tra, theo dõi và giúp đỡ HS yếu.
2. Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm.
- Yêu cầu HS các nhóm trưng bày sản phẩm.
- GV và HS đánh giá khen ngợi những sản phẩm đẹp có nhiều sáng tạo.
C. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại các bước làm đồng hồ để bàn?
- Chuẩn bị bài tiết sau.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị đồ dùng.
- Ghi vở.
- HS trả lời
- Trật tự lắng nghe.
- Trật tự lắng nghe.
- HS thực hành làm đồng hồ để bàn
- Lắng nghe
- HS chú ý lắng nhe
- Các nhóm trưng bày sản phẩm
- Lắng nghe.
- HS trả lời.
- Lắng nghe
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng: 1A1 - Tiết 1- Sáng thứ sáu, 8/4/2016
 1A2 - Tiết 4- Sáng thứ ba, 5/4/2016
 1A3 - Tiết 2- Chiều thứ tư, 6/4/2016
 1A4 - Tiết 2- Sáng thứ hai, 4/4/2016 
THỦ CÔNG 1
Tiết 30 CẮT, DÁN HÀNG RÀO ĐƠN GIẢN (Tiết 1)
I. Mục tiêu : Giúp HS :
	- Biết cách kẻ, cắt các nan giấy.
	- Cắt được các nan giấy. Các nan giấy tương đối đều nhau. Đường cắt tương đối thẳng.
	- Dán được các nan giấy thành hình hàng rào đơn giản. Hàng rào có thể chưa cân đối.
II. Đồ dùng dạy học :
	1. Giáo viên: Bài mẫu, giấy thủ công, kéo, keo dán.
	2. Học sinh: Giấy thủ công, kéo, keo dán, vở.
III. Các hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ : 
- KT đồ dùng.
- Nhận xét.
B. Bài mới :
- Giới thiệu bài : GV cho HS xem mẫu và giới thiệu bài.
- Ghi đầu bài.
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét :
- GV chỉ vật mẫu trên bảng :
+ Hàng rào được tạo nên từ những cái gì?
+ Có mấy nan dọc, mấy nan ngang ?
+ Khoảng cách giữa các nan dọc và giữa các nan ngang là mấy ô ?
- Nhận xét, tuyên dương.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu :
- GV lật mặt trái tờ giấy màu có kẻ ô, kẻ các đường thẳng cách đều :
+ 4 nan dọc (6 ô + 1 ô)
+ 2 nan ngang ( 9 ô + 1 ô)
- Cắt rời các nan giấy.
3. Hoạt động 3: Thực hành :
- Cho HS thực hành vẽ, cắt các nan giấy trên giấy màu.
- GV theo dõi, hướng dẫn cho các em.
- GV nhận xét một số sản phẩm đẹp, tuyên dương.
C. Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Tuyên dương những HS học tập sôi nổi.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho bài sau.
- HS để đồ dùng lên bàn.
- HS quan sát mẫu.
- HS quan sát, nhận xét :
+ ... các nan giấy.
+ ... 4 nan dọc và 2 nan ngang.
+ ... nan dọc là 1 ô, nan ngang là 2 ô.
- HS quan sát GV hướng dẫn.
- HS thực hành.
- Cả lớp tuyên dương.
- Lắng nghe.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng: 1A1 - Tiết 3 - Sáng thứ tư, 6/4/2016
ĐẠO ĐỨC 1
Tiết 30 BẢO VỆ CÂY VÀ HOA NƠI CÔNG CỘNG (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
	- Học sinh kể được lợi ích của hoa và cây nơi công cộng đối với cuộc sống con người . Cách bảo vệ hoa và cây . 
	*Quyền được sống trong môi trường trong lành của TE.
	- Học sinh biết bảo vệ hoa và cây ở trường, đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác.
	- Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
	- Nêu được lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với môi trường sống.
	- Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
	- Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
	1. Giáo viên: - Vở BTĐĐ 1. Bài hát “ Ra chơi vườn hoa ” (Văn Tấn). Điều 19.26.27.32.39 công ứớc QT về QTE. Giáo án.
	2. Học sinh: - Vở BTĐĐ 1
III. Các hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Ổn Định:
- Hát, chuẩn bị Đồ dùng học tập 
- Em cần nói lời chào hỏi và tạm biệt khi nào?
- Biết chào hỏi , tạm biệt đúng lúc, đúng
cách thể hiện điều gì ?
- Những bạn nào đã thực hành tốt những điều đã học ?
- Nhận xét bài cũ.
B. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
- Ghi bảng
1. Hoạt động 1 : Quan sát cây và hoa:
MT: Quan sát cây và hoa ở sân trường, vườn trường, bồn hoa. 
- Cho Học sinh ra sân quan sát cây và hoa ở sân trường , Giáo viên đặt câu hỏi .
+ Cây và hoa ở sân trường như thế nào? 
+ Được ra chơi ở sân trường có bóng cây và vườn hoa như thế em có thích không ?
+ Để sân trường và vườn trường luôn xinh đẹp, mát mẻ, em cần làm gì ?
* GV kết luận: Cây và hoa làm cuộc sống thêm đẹp , không khí trong lành ,mát mẻ . Các em cần chăm sóc bảo vệ cây và hoa . Các em có quyền được sống trong môi trường trong lành , an toàn . Các em cần chăm sóc bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
2. Hoạt động 2: Học sinh làm BT1.
MT: Hiểu biết một số hoạt động nhằm để chăm sóc và bảo vệ cây và hoa .
- Cho Học sinh quan sát tranh Bt1 , Giáo viên hỏi : 
+ Các bạn nhỏ đang làm gì ?
+ Những việc đó có tác dụng gì ?
+ Em có thể làm như các bạn đó không ?
* Giáo viên kết luận :
- Các em biết tưới cây , rào cây . nhổ cỏ , bắt sâu. Đó là những việc làm nhằm bảo vệ chăm sóc cây và hoa nơi công cộng, làm cho trường em, nơi em sống thêm đẹp, thêm trong lành .
3. Hoạt động 3: Quan sát thảo luận BT2 
MT: Phân biệt được hành vi đúng , hành vi sai trong việc bảo vệ cây xanh.
- Cho HS quan sát tranh , Giáo viên đọc yêu cầu của BT , GV đặt câu hỏi :
+ Các bạn đang làm gì ?
+ Em tán thành việc làm nào ? Vì sao ?
- Cho Học sinh tô màu vào quần áo của bạn có hành vi đúng .
* Giáo viên kết luận: Biết nhắc nhở, khuyên ngăn bạn không phá cây là hành động đúng . Bẻ cành , đu cây là hành động sai .
 C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học , tuyên dương Học sinh hoạt động tốt .
- Dặn Học sinh ôn lại bài , thực hiện tốt những điều đã học .
- Quan sát tìm hiểu bài tập 3,4,5 .
- HS cả lớp hát.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS đọc nối tiếp tên đầu bài.
- Học sinh quan sát , thảo luận trả lời câu hỏi của Giáo viên .
- Có nhiều bóng mát và nhiều hoa đẹp 
- Em rất thích .
- Em luôn giữ gìn , bảo vệ , chăm sóc cây và hoa.
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát tranh , trả lời câu hỏi.
- Các bạn đang trồng cây , tưới cây, chăm sóc cho bồn hoa.
- Những việc đó giúp cho cây mọc tươi tốt , mau lớn .
- Em có thể làm được .
- Cả lớp nêu ý kiến bổ sung cho nhau .
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát tranh , đọc lời thoại, thảo luận câu hỏi của GV .
- Học sinh lên trình bày trước lớp 
- Lớp bổ sung ý kiến .
- Lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe.
- Ghi nhớ.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng: 2A1 - Tiết 4 - Sáng thứ tư, 6/4/2016
ĐẠO ĐỨC 2
Tiết 30 BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
	- Hiểu một số ích lợi của các loài vật đối với đời sống con người. 
	- Chúng ta cần bảo vệ các loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành, góp phần giữ vệ sinh nơi công cộng, duy trì và phát triển cuộc sống một cách bền vững. Bảo vệ và phát triển loài vật có ích là một trong các hướng bảo vệ, phát triền nông nghiệp bền vững, giảm các chi phí về năng lượng.
	- Đồng tình với những ai biết yêu quý, bảo vệ các loại động vật. Không đồng
tình, phê bình những hành động sai trái làm tổn hại đến các loài vật.
	- Phân biệt hành vi đúng hoặc sai đối với vật có ích.
	- Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học:
 1. Giáo viên: Tranh ảnh, mẫu vật các loài vật có ích, giáo án, VBT.
 2. Học sinh: Vở bài tập đạo đức 2.
III. Các hoạt động dạy - học:
 HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Ổn định: 
- Tại sao cần phải giúp đỡ người khuyết tật?
- Kiểm tra VBT.
 - Nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
- Giới thiệu bài : “Bảo vệ loài vật có ích”
1. Hoạt động 1: Trò chơi đố vui Đoán xem con gì ?
MT: Giúp hs nhận biết ích lợi của một số loài vật có ích.
- GV phổ biến luật chơi.
- GV ghi ích lợi của các loài vật có ích lên bảng.
* Kết luận : Hầu hết các loài vật đều có ích cho cuộc sống.
2. Hoạt động 2 : Thảo luận theo nhóm .
 MT: Giúp hs hiểu được sự cần thiết phải tham gia bảo vệ loài vật có ích.
- GV chia nhóm và nêu câu hỏi.
- Gv kết luận : Cần phải bảo vệ loài vật có ích để bảo vệ môi trường, giúp chúng ta được sống trong môi trường lành mạnh...
3. Hoạt động 3 : Nhận xét đúng sai:
 MT: Giúp HS phân biệt các việc làm đúng, sai khi đối sử với loài vật. 
- GV cho HS quan sát tranh và phân biệt các việc làm đúng sai.
+ Tranh 1: Tịnh đang cho trâu ăn.
+ Tranh 2: Bằng và Đạt dùng súng cao su bắn chim.
+ Tranh 3: Hương đang cho mèo ăn.
+ Tranh 4: Thành đang rắc thóc cho gà ăn.
+ Mời HS trình bày.
* Kết luận: 
+Các bạn trong tranh 1,3,4 biết bảo vệ chăm sóc các loài vật, Bằng và Đạt trong tranh 2 có hành động sai..
+ Chúng ta cần bảo vệ các loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành, góp phần giữ vệ sinh nơi công cộng, duy trì và phát triển cuộc sống một cách bền vững. Bảo vệ và phát triển loài vật có ích là một trong các hướng bảo vệ, phát triền nông nghiệp bền vững, giảm các chi phí về năng lượng.
C. Củng cố - dặn dò: 
- Vì sao cần phải bảo vệ loài vật có ích ? 
- GV nhận xét.
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời.
- Ghi vở.
- HS chơi theo tổ.
- HS nêu lại.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS thảo luận, bày tỏ ý kiến.
- Đại diện trình bày.
- Lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe, ghi nhớ.
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT30.doc