Giáo án Thủ công Lớp 2+3 - Tuần 31 - Năm học 2016-2017

THỦ CÔNG 3

 Tiết 31: LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

- Biết cách làm quạt giấy tròn.

- Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn.

* HSKT: Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp thẳng, phẳng, đều nhau. Quạt tròn.

- Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp chưa đều nhau, quạt chưa tròn.

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: + Quat giấy tròn mẫu được làm bằng giấy thủ công, giáo án, giấy thủ công, kéo, dây buộc, keo dán.

 2. Học sinh: + Giấy thủ công, kéo, dây buộc, keo dán.

III. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Ổn định tổ chức:

- KT sự chuẩn bị của h/s.

- Nhận xét.

B. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- Giới thiệu bài + GĐB

- GV nêu mục tiêu tiết học.

b. Các hoạt động:

1. Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.

- Gv giới thiệu quạt mẫu và các bộ phận làm quạt tròn, sau đó đặt câu hỏi định hướng quan sát để rút ra một số nhận xét sau:

+ Nếp gấp, cách gấp và buộc chỉ giống cách làm quạt giấy đã học ở lớp một.

+ Điểm khác là quạt giấy hình tròn và có cán để cầm

+ Để gấp được quạt giấy tròn cần dán hai tờ giấy thủ công theo chiều rộng.

2. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu:

* Bước 1: cắt giấy:

- Cắt hai tờ giấy thủ công hình chữ nhật, chiều dài 24, rộng 16 ô để gấp quạt

- Cắt hai tờ giấy hình chữ nhật cùng mày, chiều dài 16 ô rộng 12 ô để làm cán quạt.

* Bước 2: Gấp, dán quạt.

- Đặt tờ giấy hình chữ nhạt thứ nhất lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên và gấp các nếp gấp cách đều 1 ô theo chiều rộng tờ giấy cho đén hết. Sau đó gấp đôi để lấy đầu giữa

- Gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ 2 giống như gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ nhất.

- Để mặt màu của hai tờ giấy hình chữ nhật vừa gấp ở cùng một phía, bôi hồ và dán mép hai tờ giấy đã gấp vào với hay dùng chỉ buộc chặt vào nếp gấp giữa và bôi hồ lên mép gấp trong cùng, ép chặt.

*Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.

- Lấy từng tờ giấy làm cán quạt gấp cuộn thoe cạnh 16 ô với nếp gấp rộng 1 ô cho đến hết tờ giấy. Bôi hồ vào mép cuối và dán lại để được cán quạt.

- Bôi hồ lên hai mép ngoài cùng của quạt và nửa cán quạt. Sau đó lần lượt dán ép hai cán quạt vào hai mép ngoài cùng của quạt như hình 6:

* Chú ý: Dán hai đầu cán quạt cách chỗ buộc chỉ nửa ô và ép lâu hơn cho hồ khô.

- Mở hai cán quạt theo chiều mũi tên để hai cán quạt ép vào nhau được chiếc quạt giấy tròn như hình 1.

3. Hoạt động 3: Thực hành:

- Yêu cầu HS thực hành làm quạt giấy tròn.

- Bao quát, giúp đỡ các em trong khi thực hành.

- Nhận xét một số sản phẩm đẹp.

C. Củng cố - dặn dò.

 - Gọi 1 học sinh nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn.

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị đồ dùng.

- Ghi vở.

- HS quan sát

- HS quan sát giáo viên hướng dẫn mẫu.

- Chú ý quan sát.

- Quan sát hướng dẫn của GV.

- Chú ý lắng nghe, quan sát

- Lắng nghe.

- HS thực hành làm quạt giấy tròn.

- Lắng nghe.

- 1 HS nhắc lại các bước thực hiện làm quạt giấy tròn.

- Lắng nghe.

 

doc 9 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 630Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thủ công Lớp 2+3 - Tuần 31 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 2A1 - Tiết 2; Sáng thứ sáu, 15/04/2016
 2A2 - Tiết 1; Sáng thứ ba, 12/04/2016
 2A3 - Tiết 1; Chiều thứ tư, 13/04/2016
THỦ CÔNG 2
Tiết 31: LÀM CON BƯỚM (TiÕt 1) 
I. Mục tiêu:
- Biết cách làm con bướm bằng giấy
- Làm được con bướm bằng giấy. Con bướm tương đối cân đối. Các nếp gấp tương đối đều, phẳng.
* KSKT: Làm được con bướm bằng giấy. Các nếp gấp đều, phẳng. Có thể làm được con bướm với kích thước khác.
- Yêu thích sản phẩm, môn học.
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: + Con bướm được làm bằng giấy thủ công, giấy thủ công, kéo, hồ dán,
	2. Học sinh : + Giấy thủ công, kéo thủ công, hồ dán, bút chì,....
III. Hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS
A. Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét.	
B. Bài mới: 
- Giới thiệu bài + Ghi đầu bài.
- GV nêu mục tiêu tiết học.
1. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
- Giới thiệu bài mẫu.
- Yêu cầu HS quan sát nêu nhận xét mẫu.
+ Con bướm được làm bằng gì?
+ Có những bộ phận nào?
+ Được gấp từ hình nào?
2. Hoạt động 2: HD mẫu: Quy trình gấp.
+ Bước 1: Cắt giấy.
- Cắt hai hình vuông có cạnh 14 ô và 10 ô.
- Cắt 1 nan giấy hình chữ nhật dài 12 ô, rộng gần nửa ô để làm râu con bướm.
+ Bước 2: Gấp cánh bướm.
- Tạo các đường nếp gấp: Gấp đôi tờ giấy hình vuông 14 ô theo đường chéo. Gấp liên tiếp 3 lần nữa theo đường gấp sao cho các nếp gấp cách đều.
- Mở hình cho đến khi trở lại tờ giấy hình vuông ban đầu. Gấp các nếp gấp cách đều theo các đường dấu gấp cho đến hết tờ giấy. Sau đó gấp đôi lại để lấy đường dấu giữa. Ta được đôi cánh bướm thứ nhất.
- Gấp tờ giấy hình vuông cạnh 10 ô giống như hình vuông đã gấp ở trên được cánh bướm thứ hai.
+ Bước 3: Buộc thân bướm.
- Dùng chỉ buộc chặt hai đôi cánh bướm ở nếp gấp dấu giữa sao cho hai cánh bướm mở ra theo hướng ngược chiều nhau. Sau khi buộc mở rộng các nếp gấp của cánh bướm cho đẹp.
+ Bước 4: Làm râu bướm.
- Gấp đôi nan giấy làm râu bướm, mặt kẻ ô ra ngoài sau đó dùng kéo vuốt 2 đầu nan giấy
- Dán râu vào thân bướm ta được con bướm hoàn chỉnh.
3. Hoạt động 3. H/s thực hành trên giấy nháp.
- YC h/s nhắc lại quy trình làm con bướm.
- YC thực hành làm con bướm.
- Quan sát h/s giúp những em còn lúng túng.
- Kiểm tra sản phẩm của HS. Khen ngợi những sản phẩm đẹp.
C. Củng cố – dặn dò:
- Để làm được con bướm ta cần thực hiện qua mấy bước?
- Chuẩn bị giấy thủ công bài sau thực hành làm con bướm.
- Nhận xét tiết học.
- Lớp học
- Chuẩn bị đồ dùng.
- HS ghi vở.
- Quan sát và nêu nhận xét.
- Làm bằng giấy.
- Có 4 cánh 2 râu.
- Từ hình vuông.
- Quan sát.
- Quan sát, lắng nghe.
- Chú ý quan sát
- Quan sát GV làm mẫu.
- Quan sát.
- Nhắc lại các bước gấp.
-Thực hành làm con bướm.
- Trưng bày lên bàn.
- Thực hiện qua 4 bước.
- Lắng nghe
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
Ngày giảng: 3A1 - Tiết 3- Sáng thứ sáu, 15/04/2016
 3A2 - Tiết 2- Sáng thứ năm, 14/04/2016
 3A3 - Tiết 1- Chiều thứ sáu, 15/04/2016
 3A4 - Tiết 2- Chiều thứ sáu, 15/04/2016
THỦ CÔNG 3
 Tiết 31: LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (Tiết 1) 
I. Mục tiêu:
- Biết cách làm quạt giấy tròn.
- Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn.
* HSKT: Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp thẳng, phẳng, đều nhau. Quạt tròn.
- Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp chưa đều nhau, quạt chưa tròn.
II. Chuẩn bị: 
	1. Giáo viên: + Quat giấy tròn mẫu được làm bằng giấy thủ công, giáo án, giấy thủ công, kéo, dây buộc, keo dán.
	2. Học sinh: + Giấy thủ công, kéo, dây buộc, keo dán.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định tổ chức: 
- KT sự chuẩn bị của h/s.
- Nhận xét.	
B. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu bài + GĐB
- GV nêu mục tiêu tiết học.
b. Các hoạt động:
1. Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- Gv giới thiệu quạt mẫu và các bộ phận làm quạt tròn, sau đó đặt câu hỏi định hướng quan sát để rút ra một số nhận xét sau:
+ Nếp gấp, cách gấp và buộc chỉ giống cách làm quạt giấy đã học ở lớp một.
+ Điểm khác là quạt giấy hình tròn và có cán để cầm
+ Để gấp được quạt giấy tròn cần dán hai tờ giấy thủ công theo chiều rộng.
2. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu:
* Bước 1: cắt giấy:
- Cắt hai tờ giấy thủ công hình chữ nhật, chiều dài 24, rộng 16 ô để gấp quạt
- Cắt hai tờ giấy hình chữ nhật cùng mày, chiều dài 16 ô rộng 12 ô để làm cán quạt.
* Bước 2: Gấp, dán quạt.
- Đặt tờ giấy hình chữ nhạt thứ nhất lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên và gấp các nếp gấp cách đều 1 ô theo chiều rộng tờ giấy cho đén hết. Sau đó gấp đôi để lấy đầu giữa 
- Gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ 2 giống như gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ nhất.
- Để mặt màu của hai tờ giấy hình chữ nhật vừa gấp ở cùng một phía, bôi hồ và dán mép hai tờ giấy đã gấp vào với hay dùng chỉ buộc chặt vào nếp gấp giữa và bôi hồ lên mép gấp trong cùng, ép chặt.
*Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
- Lấy từng tờ giấy làm cán quạt gấp cuộn thoe cạnh 16 ô với nếp gấp rộng 1 ô cho đến hết tờ giấy. Bôi hồ vào mép cuối và dán lại để được cán quạt.
- Bôi hồ lên hai mép ngoài cùng của quạt và nửa cán quạt. Sau đó lần lượt dán ép hai cán quạt vào hai mép ngoài cùng của quạt như hình 6:
* Chú ý: Dán hai đầu cán quạt cách chỗ buộc chỉ nửa ô và ép lâu hơn cho hồ khô.
- Mở hai cán quạt theo chiều mũi tên để hai cán quạt ép vào nhau được chiếc quạt giấy tròn như hình 1.
3. Hoạt động 3: Thực hành:
- Yêu cầu HS thực hành làm quạt giấy tròn.
- Bao quát, giúp đỡ các em trong khi thực hành.
- Nhận xét một số sản phẩm đẹp.
C. Củng cố - dặn dò.
 - Gọi 1 học sinh nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị đồ dùng.
- Ghi vở.
- HS quan sát
- HS quan sát giáo viên hướng dẫn mẫu.
- Chú ý quan sát.
- Quan sát hướng dẫn của GV.
- Chú ý lắng nghe, quan sát
- Lắng nghe.
- HS thực hành làm quạt giấy tròn.
- Lắng nghe.
- 1 HS nhắc lại các bước thực hiện làm quạt giấy tròn.
- Lắng nghe.	
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng: 1A1 - Tiết 1- Sáng thứ sáu, 15/4/2016
 1A2 - Tiết 4- Sáng thứ ba, 12/4/2016
 1A3 - Tiết 2- Chiều thứ tư, 13/4/2016
 1A4 - Tiết 2- Sáng thứ hai, 11/4/2016 
THỦ CÔNG 1
Tiết 31 CẮT DÁN HÀNG RÀO ĐƠN GIẢN (Tiết 2)
I. Mục tiêu : Giúp HS :
	- Biết cách kẻ, cắt các nan giấy.
	- Cắt được các nan giấy. Các nan giấy tương đối đều nhau. Đường cắt tương đối thẳng.
	- Dán được các nan giấy thành hình hàng rào đơn giản. Hàng rào có thể chưa cân đối.
II. Đồ dùng dạy học :
	1. Giáo viên: Bài mẫu, giấy thủ công, kéo, keo dán.
	2. Học sinh: Giấy thủ công, kéo, keo dán, vở.
III. Các hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra ĐDHT.
- Gv nhận xét.
B. Bài mới: 
a) Giới thiệu: Trực tiếp.
b) Các hoạt động:
1. Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn cách dán hàng rào
- Ở tiết 1 HS đã kẻ và cắt được các nan theo đúng yêu cầu (4 nan đứng; 2nan ngang). Tiết 2 GV hướng dẫn cách dán theo đúng trình tự sau:
+ Kẻ 1 đường chuẩn (dựa vào đường kẻ ô tờ giấy).
+ Dán 4 nan đứng: Các nan cách nhau 1 ô.
+ Dán 2 nan ngang: Nan ngang thứ nhất cách đường chuẩn 1 ô; Nan ngang thứ hai cách đường chuẩn 4 ô.
2. Hoạt động 2: Học sinh thực hành: 
- GV nhắc HS khi dán hàng rào vào vở thủ công phải theo đúng trình tự như GV đã hướng dẫn 
- GV khuyến khích một số em khá có thể dùng bút màu để trang trí cảnh vật trong vườn sau hàng rào
3. Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm:
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- GV nêu tiêu chí đánh giá sản phẩm:
+ Các nan giấy cắt đúng độ dài.
+ Nan giấy cắt thẳng, đều.
+ Hàng rào dán cân đối, đúng quy trình.
- Các nhóm đánh giá chéo sản phẩm và bình chọn những sản phẩm đẹp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
C. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét về tinh thần học tập, việc chuẩn bị đồ dùng học tập và kĩ năng kẻ, cắt dán của HS.
- Chuẩn bị bài “ Cắt, dán và trang trí ngôi nhà”
- HS chuẩn bị đầy đủ đò dùng.
- Đọc đầu bài nối tiếp.
- HS quan sát
- HS thực hành dán vào vở theo các bước: 
+ Kẻ đường chuẩn 
+ Dán 4 nan đứng 
+ Dán 2 nan ngang
- HS trưng bày sản phẩm của mình.
- Lắng nghe.
- Các nhóm đánh giá chéo.
- Lắng nghe.
- Chuẩn bị: Giấy màu, bút chì, bút màu (nếu có), thước kẻ, kéo, hồ dán 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng: 1A1 - Tiết 3 - Sáng thứ tư, 13/4/2016
ĐẠO ĐỨC 1
Tiết 31 BẢO VỆ CÂY VÀ HOA NƠI CÔNG CỘNG (Tiết 2)
. Mục tiêu:
	- Học sinh kể được lợi ích của hoa và cây nơi công cộng đối với cuộc sống con người . Cách bảo vệ hoa và cây . 
	* Quyền được sống trong môi trường trong lành của TE.
	- Học sinh biết bảo vệ hoa và cây ở trường, đường làng, ngõ xóm và những
nơi công cộng khác.
	- Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
	- Nêu được lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với môi trường sống.
	- Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
	- Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
	1. Giáo viên: - Vở BTĐĐ 1. Bài hát “ Ra chơi vườn hoa ” (Văn Tấn). Điều 19.26.27.32.39 công ứớc QT về QTE. Giáo án.
	2. Học sinh: - Vở BTĐĐ 1
III. Các hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Ổn Định: 
- Chuẩn bị Vở BTĐĐ, phiếu BT .
- Cây và hoa có ích lợi gì cho cuộc sống, cho môi trường ?
- Em phải làm gì để bảo vệ cây và hoa ?
- Thấy bạn bẻ cành hái hoa nơi công cộng, em phải làm gì ?
- Nhận xét bài cũ.
B. Bài mới :
- GTB, nêu mục tiêu bài học.
1. Hoạt động 1: Làm bài tập 3
Mt: Học sinh nắm tên đầu bài , nội dung bài , nắm được yêu cầu bài tập: 
- Cho học sinh mở vở BTĐĐ.
- Giáo viên nhắc lại yêu cầu bài tập gồm có 2 phần a và b 
a/ Nối tranh với khuôn mặt phù hợp với tình huống trong tranh .
b/ Tô màu tranh chỉ việc góp phần làm cho môi trường trong lành .
* GV kết luận: Những tranh chỉ viêïc làm góp phần tạo môi trường trong lành là T1,2,4
2. Hoạt động 2 : Thảo luận và đóng vai:
Mt : Thảo luận và đóng vai theo tình huống BT4:
- Gọi Học sinh đọc nội dung, yêu cầu của BT
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, kết luận.
* Nên khuyên ngăn bạn hoặc mách người lớn khi không cản được bạn . Làm như vậy là góp phần bảo vệ môi trường trong lành , là thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành ..
3. Hoạt đông 3 : Quan sát thảo luận BT2 
Mt: Thực hành xây dựng kế hoạch Bv cây và hoa.
- Giáo viên nêu yêu cầu, đặt câu hỏi :
+ Tổ em nhận chăm sóc cây và hoa ở đâu ? Vào thời gian nào ? Bằng những việc làm cụ thể nào? Ai phụ trách từng việc ?
* Giáo viên kết luận : Môi trường trong lành giúp các em khoẻ mạnh và phát triển . Các em cần có các hoạt động bảo vệ, chăm sóc cây xanh .
- Cho Học sinh đọc 4 câu thơ : 
“ Cây xanh cho bóng mát 
 Hoa cho sắc cho hương 
 Xanh sạch đẹp môi trường 
 Ta cùng nhau gìn giữ ”
 C. Củng cố - dặn dò: 
- Cho Học sinh hát bài “ Ra chơi vườn hoa ”
- Dặn Học sinh thực hiện tốt những điều đã học .
- Nhận xét tiết học.
- HS cả lớp.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
- Ghi vở.
- Lắng nghe.
- HS làm bài theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
- Học sinh thảo luận theo nhóm 
- Vài nhóm lên đóng vai 
- Lớp nhận xét , bổ sung .
- Học sinh thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm tổ lên trình bày kế hoạch hành động của mình 
- Lớp nhận xét bổ sung .
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng: 2A1 - Tiết 4 - Sáng thứ tư, 13/4/2016
ĐẠO ĐỨC 2
Tiết 31 BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
	- Hiểu một số ích lợi của các loài vật đối với đời sống con người. 
	- Chúng ta cần bảo vệ các loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành, góp phần giữ vệ sinh nơi công cộng, duy trì và phát triển cuộc sống một cách bền vững. Bảo vệ và phát triển loài vật có ích là một trong các hướng bảo vệ, phát triền nông nghiệp bền vững, giảm các chi phí về năng lượng.
	- Đồng tình với những ai biết yêu quý, bảo vệ các loài vật.Không đồng tình, phê bình những hành động sai trái làm tổn hại đến các loài vật.
	- Phân biệt hành vi đúng hoặc sai đối với vật có ích.
	- Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học:
 1. Giáo viên: Tranh ảnh, mẫu vật các loài vật có ích, giáo án, VBT.
 2. Học sinh: Vở bài tập đạo đức 2.
III. Các hoạt động dạy - học:
 HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Ổn định: 
- Tại sao cần phải giúp đỡ người khuyết tật?
- Kiểm tra VBT.
 - Nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
- Giới thiệu bài : “Bảo vệ loài vật có ích”
1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Mt: Giúp HS biết lựa chọn cách đối xử đúng với loài vật.
- GV chia nhóm và nêu yêu cầu từng tính huống:
- GV kết luận :Em nên khuyên ngăn các bạn và nếu các bạn không nghe thì mách người lớn để bảo vệ loài vật có ích.
2. Hoạt động 2 : Chơi đóng vai
 Mt: Giúp HS biết ứng xử phù hợp, biết tham gia bảo vệ loài vật có ích
- GV nêu tình huống.
- GV nhận xét đánh giá
- GV Kết luận : Trong tình huống đó, An cần khuyên ngăn bạn không trèo cây,
3. Hoạt động 3 : Tự liên hệ
 Mt: Hs biết chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ loài vật có ích.
- GV nêu yêu cầu HS tự liên hệ.
- GV kết luận, tuyên dương những hs biết bảo vệ loài vật có ích.
* Kết kuận chung : Hầu hết các loài vật đều có ích cho con người,
+ Bảo vệ và phát triển loài vật có ích là một trong các hướng bảo vệ, phát triền nông nghiệp bền vững, giảm các chi phí về năng 
C. Củng cố - dặn dò: 
- Vì sao cần phải bảo vệ loài vật có ích ? 
- GV nhận xét.
- Nhận xét tiết học.
- Hs thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Lớp nhận xét.
- HS tự liên hệ.
- Lắng nghe.
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.

Tài liệu đính kèm:

  • docT31.doc