A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương của cụ giáo Chu.
- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh hoạ tập đọc.
- Bảng phụ viết nội dung bài.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tuần 25 Tiết 50 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Thứ tư, ngày 24 tháng 02 năm 2010 Môn : Tập đọc Nghĩa thầy trò KTKN : 40 SGK : 79 A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương của cụ giáo Chu. - Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh hoạ tập đọc. - Bảng phụ viết nội dung bài. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC I. Kiểm tra Nhận xét-chấm điểm - 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Cửa sông và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. II. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc Có thể chia làm 3 đoạn : Đoạn 1 : Từ đầu..mang ơn rất nặng. Đoạn 2 : Tiếp theo .đến tạ ơn thầy Đoạn 3 : Còn lại - Giáo viên sửa lỗi (nếu HS phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp). - Giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa từ khó - GV nhận xét chung. - GV đọc diễn cảm - 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn (lượt 1). - HS đọc lượt 2. - Học sinh đọc thầm phần chú giải từ và giải nghĩa các từ ngữ đó. - HS đọc lượt 3. - HS luyện đọc theo cặp. - 1, 2 HS đọc lại cả bài. - 1 HS đọc toàn bài. b. Hướng dẫn tìm hiểu bài 1. Các môn sinh của cụ giáo Chu tìm đến nhà thầy để làm gì ? ... để mừng thọ thầy ; thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy-người đã dạy dỗ, dìu dắt họ trưởng thành. - Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu ? - Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà thầy giáo Chu để mừng thọ thầy. Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Khi nghe cùng với thầy “tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng”, họ “đồng thanh dạ ran”, cùng đi theo sau thầy. 2. Tình cảm của cụ giáo Chu đối vời người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào ? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó ? - Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng + Những chi tiết biểu hiện sự tôn kính đó : Thầy mời học trò cùng thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng. ? Thầy chắp tay cung kính vái cụ đồ... 3. Những thành ngữ, tục ngữ nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu ? a. Tiên học lễ, hậu học văn b. Uống nước nhớ nguồn. c. Tôn sư trọng đạo. d. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. - Uống nước nhớ nguồn ; Tôn sư trọng đạo ; Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. + Em còn biết thêm những thành ngữ, tục ngữ ... nào có nội dung tương tự ? * Truyền thống tôn sư trọng đạo được mọi thế hệ người Việt Nam giữ gìn, bồi đắp và nâng cao. Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được xã hội tôn vinh. * Qua bài “Nghĩa thầy trò” các em thấy được truyền thống tốt đẹp gì của dân tộc ta ? Bài văn còn muốn nhắc nhở mọi người điều gì ? ( nội dung bài ) - Không thầy đố mày làm nên / Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu kính thầy ? Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy. Làm sao cho bỏ những ngày ước ao .. c. Đọc diễn cảm - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn “Từ sáng sớm đồng thanh dạ ran” - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét cách đọc của bạn mình - 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn - HS đánh dấu cách đọc nhấn giọng, ngắt giọng đoạn văn. - Nhiều HS luyện đọc diễn cảm. - HS thi đọc diễn cảm ( cá nhân, bàn, tổ ) - HS nêu ý nghĩa của bài. D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ - HS nhắc lại nội dung bài. - Chuẩn bị : Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân. - Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: