Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Học kì II - Năm học 2013-2014 - Cô Tâm

TẬP ĐỌC

TIẾT: 38 NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (tt)

A. Mục tiêu:

- Biết đọc đúng một văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với nhân vật, lời tác giả.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 ( không giải thích lí do).

- Giáo dục HS: Yêu mến kính trọng Bác Hồ.

B. Đồ dùng dạy học:

+ GV: Bảng phụ viết sẵn đaọn kịch luyện đọc cho học sinh.

+ HS: SGK.

C. Các hoạt động dạy học:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. Ổn định:

II. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS nối tiếp đọc lại bài: Người công dân số Một. Và trả lời câu hỏi.

- Hỏi: Anh Lê giúp anh Thành việc gì?

- Hỏi: Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy.

- Nhận xét phần kiểm tra.

III. Bài mới :

1. Giới thiệu bài:

- Treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì ?

- GV nêu: Đoạn trích tiếp theo của vở kịch Người công dân số Một sẽ cho các em biết quyết tâm ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành.

- GV ghi tên bài học lên bảng.

2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài:

a / Luyện đọc:

- Giáo viên đọc diễn cảm trích đoạn vở kịch : đọc phân biệt lời các nhân vật: lời anh Thành hồ hởi, thể hiện tâm trạng phấn chấn vì sắp được lên đường; lời anh Lê thể hiện thái độ quan tâm, lo lắng cho bạn; lời anh Mai điềm tĩnh, từng trãi.

* Chia đoạn:

- Bài văn có mấy đoạn?

- Đoạn 1: “ từ đầu. . . say sóng nữa”

- Đoạn 2: Phần còn lại.

- Cho HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài như sau :

- Luyện đọc từ ngữ : Sáu mươi, cứu dân, La – tút – sơ Tê – rê – vin, vất vả, A – lê – hấp.

- Cho HS đọc mục chú giải trong SGK.

- Cho HS luyện đọc theo cặp.

- Cho HS đọc cả bài.

- GV Đọc diễn cảm toàn bài ( giọng như đã nêu ).

b /Tìm hiểu bài:

- Cho HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi.

+ Hỏi: Anh Lê, anh Thành diều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau ?

* GV kết luận: Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên có lòng yêu nước nhưng giữa họ có sự khác nhau: Anh Lê: có tâm lý tự ti, cam chịu, cảnh sống nô lệ vì cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối trước sức mạnh của quân xâm lược.

+ Anh Thành: không cam chịu, rất tin tưởng ở con đường mình đã chọn là con đường cứu nước, cứu dân.

- Cho HS đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi.

+ Hỏi: Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước, cứu dân được thể hiện qua những lời nói cử chỉ nào?

* GV kết luận: Thể hiện qua các lời nói, cử chỉ.

+ Lời nói “Để giành lại non sông về cứu dân mình”.

+ Cử chỉ: “Xoè hai bàn tay ra chứ đâu?”

+ Lời nói “Làm thân nô lệ sẽ có một ngọn đèn khác anh ạ!”

- Cho HS đọc thầm cả bài trả lời câu hỏi.

+ Hỏi: Người công dân số 1 trong vở kịch là ai? Vì sao có thể gọi như vậy?

 * GV kết luận: Người công dân số Một chính là người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh.

 Có thể gọi Bác Hồ là như vậy vì ý thức là công dân của một nước Việt Nam, độc lập được thức tỉnh rất sớm ở Nguyễn Tất Thành, với ý thức này, anh Nguyễn Tất Thành đã ra nước ngoài tìm con đường cứu nước.

* GV giảng: Nguyễn Tất Thành sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại xứng đáng được gọi là “Công dân số Một” của nước Việt Nam.

- Hỏi: Vở kịch nói lên điều gì ?

* GV rút ra nội dung ghi bảng: Hiểu Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lịng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niênNguyễn Tất Thành.

c / HD đọc diễn cảm:

- Cho 2 HS nối tiếp đọc lại bài.

( Đoạn: 2 ).

- GV treo bảng phụ có ghi sẵn đoạn văn

hướng dẫn học sinh cách đọc diễn cảm đoạn văn này, chú ý đọc phân biệt giọng anh Thành, anh Lê.

- Người dẫn chuyện: to, rõ ràng, mạch lạc.

- Giọng anh Thành: chậm rãi, trầm tĩnh, sâu lắng thể hiện sự trăn trở khi nghĩ về vận nước.

- Giọng anh Lê: hồ hởi, nhiệt tình, thể hiện tính cách của một người yêu nước, nhưng suy nghĩ còn hạn hẹp.

- Giọng anh Mai: điềm tĩnh, từng trải.

Hướng dẫn học sinh đọc nhấn giọng các cụm từ: sao lại thôi, vào Sài Gòn làm gì, sao lại không; không bao giờ. . .

- GV đọc mẫu

- Cho học sinh các nhóm phân vai đọc diễn cảm vở kịch.

- Cho học sinh các nhóm, cá nhân thi đua phân vai đọc diễn cảm.

IV. Củng cố:

- Cho HS nêu lại nội dung bài.

- GV rút ra bài học GDHS.

V. Dặn dò:

- Chuẩn bị: “Thái sư Trần Thủ Độ”.

- Nhận xét tiết học - Hát vui

- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.

- HS quan sát và nêu

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại

- Hs lắng nghe.

- HS trả lởi.

- HS nối tiếp đọc 2 lượt

- HS theo dõi và đọc.

- HS đọc trong SGK.

- HS đọc theo cặp.

- HS đọc

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm và trả lời.

- Hs lắng nghe.

- HS đọc thầm và trả lời.

- Hs lắng nghe.

- HS đọc thầm và trả lời.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe.

- HS nêu.

- HS nhắc lại.

- HS nối tiếp đọc.

- HS quan sát lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc phân vai theo nhóm

- HS thi đọc diễn cảm.

- HS nêu

- HS lắng nghe.

 - HS lắng nghe.

 

doc 78 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 571Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Học kì II - Năm học 2013-2014 - Cô Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Ổn định:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu đọc thuộc lòng bài thơ Cửa sông và trả lời câu hỏi có nội dung vừa đọc.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu: 
- Treo tranh minh họa bài thơ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Hiếu học, tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp mà dân tộc ta từ ngàn xưa luôn vun đắp, giữ gìn. Bài Nghĩa thầy trò sẽ giúp các em biết thêm một nghĩa cử đẹp của truyền thống tôn sư trọng đạo.
 - Ghi bảng tựa bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc
- Cho HS khá , giỏi đọc toàn bài: giọng nhẹ nhàng, trang trọng. Lời thầy giáo Chu nói với học trò- ôn tồn, thân mật; nói với cụ đồ già- kính cẩn.
* Chia đoạn:
Bài thơ có mấy khổ thơ.
 + Đoạn 1: Từ đầu đến  mang ơn rất nặng.
 + Đoạn 2: Tiếp theo đến  tạ ơn thầy.
 + Đoạn 3: Phần còn lại.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Luyện đọc từ ngữ : trò cũ, nghĩa, sưỡi nắng, vỡ lòng . . .
- Cho HS đọc mục chú giải trong SGK.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Cho HS đọc cả bài.
- GV Đọc diễn cảm toàn bài .
b) Tìm hiểu bài
- Cho HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi. 
+ Hỏi: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì ? Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu.
* GV kết luận: Các môn sinh đến nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy.
 Những chi tiết: Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà thầy giáo Chu để mừng thọ thầy. Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý, khi nghe thầy “ Tới thăm một người nhà thầy mang ơn rất nặng” họ “ đồng thanh dạ ran”, cùng theo sau thầy.
- Cho HS đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi. 
+ Hỏi: Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào ? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó.
* GV kết luận: Cụ giáo Chu rất tôn kính cụ đồ. Những chi tiết: Thầy mời học trò cùng tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng.Thầy chắp tay cung kính vái cụ đồ. Thầy cung kính thưa với cụ: “ Lạy thầy ! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.”
* GV giảng: Thầy giáo Chu rất yêu quý, kính trọng người thầy dạy mình từ hồi vỡ lòng, người thầy đầy tiên trong đời cụ. Thời gian trôi qua cũng đã lâu, đã bao thế hệ học trò đi qua. Vậy mà cụ giáo Chu vẫn nói với học trò đây chính là cụ mang ơn rất nặng. Điều đó thật cảm động.
- Cho HS đọc thầm đoạn 3 trả lời câu hỏi. 
+ Hỏi: Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu ?
 a. Tiên học lễ, hậu học văn.
 b. Uống nước nhớ nguồn.
 c. Tôn sư trọng đạo.
 d. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
* GV kết luận: Câu: b ; c ; d là câu đúng.
* GV giải nghĩa các câu cho HS hiểu:
a. Tiên học lễ, hậu học văn: Muốn học tri thức, phải bắt đầu từ lễ nghĩa , kỉ luật.
b. Uống nước nhớ nguồn: Được hưởng bắt kì ân huệ gì, phải nhớ tới cội nguồn của nó.
c. Tôn sư trọng đạo: Kính thầy, tôn trọng đạo học.
d. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư: Một chữ là thầy, nữa chữ cũng là thầy.
+ Hỏi: Bài văn nói lên điều gì ?
 *GV rút ra nội dung ghi bảng: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. 
c) Luyện đọc diễn cảm.
- Cho HS nối tiếp đọc lại bài.
- Đọc diễn cảm đoạn 1 .
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn đoạn văn
hướng dẫn học sinh cách đọc diễn cảm : 
- Nhấn giọng ở các từ ngữ: tề tựu, mừng thọ, ngay ngắn, ngồi, dâng biếu, hỏi thăm, bảo ban, cảm ơn, mời tất cả, mang ơn rất nặng, đồng thanh dạ ran . . .
- GV đọc mẫu.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
- HS thi đọc diễn cảm. 
IV. Củng cố:
- Cho HS nêu lại nội dung bài .
- GV rút ra bài học GDHS.
- Truyền thống tôn sư trọng đạo được mọi thế hệ người Việt Nam giữ gìn, bồi đắp và nâng cao. Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được xã hội tôn vinh.
V. Dặn dò:
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
- Nhận xét tiết học. 
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện.
- HS quan sát và trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS đọc toàn bài.
- HS trả lởi.
- HS nối tiếp đọc 2 lượt
- HS theo dõi và đọc.
- HS đọc trong SGK.
- HS đọc theo cặp.
- HS đọc
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm và trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm và trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm và trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS nêu
 - HS đọc nối tiếp.
- HS Quan sát lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc theo cặp
- HS thi đọc diễn cảm.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe. 
Thứ tư ngày 05 tháng 03 năm 2014
TẬP ĐỌC
TIẾT : 52 HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN
A. Mục đích, yêu cầu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung miêu tả.
- Hiểu nội dung ý nghĩa: Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hoá của dân tộc. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Giáo dục HS: Biết giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh tranh minh hoạ bài đọc.
- Bảng phụ viết đoạn: Hội thi bắt đầu  và bắt đầu thổi cơm.
C. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Ổn định:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu đọc bài Nghĩa thầy trò và trả lời câu hỏi có nội dung vừa đọc.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu: 
- Treo tranh minh họa bài thơ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Lễ hội dân gian là một sinh hoạt văn hoá của dân tộc được lưu giữ từ rất nhiều đời. Mỗi lễ hộithường bắt đầu từ một sự tích có ý nghĩa trong lịch sử dân tộc. Bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là một trong những lễ hội dân gian mà các em được biết qua tiết học này.
 - Ghi bảng tựa bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc:
- Cho HS khá , giỏi đọc toàn bài: giọng kể linh hoạt: khi dồn dập, náo nức ( đoạn lấy lửa, chuẩn bị nấu cơm ): khi khoai thai ( đoạn nấu cơm cầm đuối đung đưa dưới nồi cơm cho ánh lửa bập bùng ).
* Chia đoạn:
Bài thơ có mấy khổ thơ.
 + Đoạn 1: Từ đầu đến  sông đáy xưa.
 + Đoạn 2: Tiếp theo đến  thổi cơm.
 + Đoạn 3: Tiếp theo đến  xem hội.
 + Đoạn 4: Phần còn lại.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Luyện đọc từ ngữ : trảy quân, thoăn thoắt, bôi mỡ, bóng nhẫy, đũa bông, giã thóc . . .
- Cho HS đọc mục chú giải trong SGK.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Cho HS đọc cả bài.
- GV Đọc diễn cảm toàn bài .
b) Tìm hiểu bài
- Cho HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi. 
+ Hỏi: Hội thổi cơm ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu ? 
* GV kết luận: Bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy ngày xưa. 
- Cho HS đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi. 
+ Hỏi: Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm.
* GV kết luận: Mỗi đội cần phải cử người leo lên cây chuối được bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cấm trên ngọn mang xuống châm vào 3 que diêm để hương cháy thành ngọn lửa.
- Cho HS đọc thầm đoạn 3 trả lời câu hỏi. 
+ Hỏi: Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau.
* GV kết luận: Khi thành viên trong đội lo việc lấy lửa thì các thành viên còn lại, mỗi người một việc: vót đũa, giã thóc thành gạo. Khi có lửa, người lấy nước, nấu cơm, các đội vừa dan xen uốn lượn trên sân dình trong sự cổ vũ của người xem.
- Cho HS đọc thầm đoạn 4 trả lời câu hỏi. 
+ Hỏi: Tại sao nói việc giật giải trong cuộc thi là "niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng" ?
* GV kết luận: Vì giật giải được trong cuộc thi là bằng chứng cho thấy đội thi rát tài giỏi, khéo léo, phối hợp nhịp nhàng, và ăn ý với nhau.
+ Hỏi: Bài văn nói lên điều gì ?
*GV rút ra nội dung ghi bảng: Bài văn nói lên lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hoá của dân tộc. 
c) Luyện đọc diễn cảm.
- Cho HS nối tiếp đọc lại bài.
- Đọc diễn cảm đoạn 2 .
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn đoạn văn
hướng dẫn học sinh cách đọc diễn cảm : 
- Nhấn giọng ở các từ ngữ: lấy lửa, nhanh như sóc, thoăn thoắt, bôi mỡ bóng nhẫy, leo lên, tụt xuống, lại leo lên, châm, mỗi người một việc, vót, đũa bông, giã thóc, gần sàng, lấy nước, thổi cơm . . .
- GV đọc mẫu.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
- HS thi đọc diễn cảm. 
IV. Củng cố:
- Chó HS nêu lại nội dung bài .
- GV rút ra bài học GDHS.
- Để miêu tả được một lễ hội, tác giả không chỉ thể hiện sự quan sát tinh tế mà còn bộc lộ niềm trân trọng, yêu mến đối với một nét đẹp cổ truyền của dân tộc.
V. Dặn dò:
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài Tranh làng Hồ.
- Nhận xét tiết học. 
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện.
- HS quan sát và trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS đọc toàn bài.
- HS trả lởi.
- HS nối tiếp đọc 2 lượt
- HS theo dõi và đọc.
- HS đọc trong SGK.
- HS đọc theo cặp.
- HS đọc
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm và trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm và trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm và trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm và trả lời.
 - HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS nêu
- HS đọc nối tiếp.
- HS Quan sát lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc theo cặp
- HS thi đọc diễn cảm.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe. 
TUẦN: 27 Thứ hai ngày 10 tháng 03 năm 2014
TẬP ĐỌC
TIẾT: 53 TRANH LÀNG HỒ
A. Mục đích, yêu cầu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian đọc đáo.( trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 ).
- Giáo dục HS: Tôn trọng những truyền thống văn hóa của dân tộc.
B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh tranh minh hoạ bài đọc.
- Bảng phụ viết đoạn văn cànn luyện đọc.
C. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠTĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Ổn định:
II. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc bài hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời câu hỏi có nội dung vừa đọc.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu: 
- Treo tranh minh họa bài thơ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Dòng tranh làng Hồ là một nét văn hóa của dân tộc. Chúng ta cùng tìm hiểu về dòng tranh này qua bài tập đọc tranh làng Hồ.
 - Ghi bảng tựa bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc
- Cho HS khá , giỏi đọc toàn bài: giọng vui tươi, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh dân gian làng Hồ.
* Chia đoạn:
Bài văn có mấy đoạn thơ.
 + Đoạn 1: Từ đầu đến  tươi vui.
 + Đoạn 2: Tiếp theo đến  gà máy mẹ.
 + Đoạn 3: Phần còn lại.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Luyện đọc từ ngữ : ếch, tố nữ,giải, nghệ sĩ, hóm hỉnh, khoáy, vẽ, lĩnh, nhấp nhánh . . .
- Cho HS đọc mục chú giải trong SGK.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Cho HS đọc cả bài.
- GV Đọc diễn cảm toàn bài .
b) Tìm hiểu bài
- Cho HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi. 
+ Hỏi: Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam.
* Gv kết luận: Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, thanh tố nữ.
* GV giảng: Làng Hồ là một làng truyền thống, chuyên khắc, vẽ tranh dân gian. Những nghệ sĩ dân gian làng Hồ từ bao đời nay đã kế tục và phát huy nghề truyền thống của làng. Thuyết tha yêu mến quê hương nên tranh của họ sống động, vui tươi, gắn liền với cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam.
- Cho HS đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi. 
+ Hỏi: Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt ?
* GV kết luận: Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ rất đặc biệt: Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột cỏ sò trộn với hồ nếp “ nhấp nháy muôn ngàn hạt phấn”.
- Cho HS đọc thầm đoạn 3 trả lời câu hỏi. 
+ Hỏi: Tìm những từ ngữ ở 2 đoạn cuối thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ ?
* GV kết luận: Những từ ngữ: Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm, rất có duyên, kĩ thuật đạt tới sự trang trí tinh tế, là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội họa.
+ Hỏi: Bài văn nói lên điều gì ?
*GV rút ra nội dung ghi bảng: Bài văn ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo.
c) Luyện đọc diễn cảm.
- Cho HS nối tiếp đọc lại bài.
- Đọc diễn cảm đoạn 1 .
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn đoạn văn hướng dẫn học sinh cách đọc diễn cảm : 
- Nhấn giọng ở các từ ngữ: đã thích, thấm thía, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh, vui tươi . . .
- GV đọc mẫu.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
- HS thi đọc diễn cảm. 
IV. Củng cố:
- Chó HS nêu lại nội dung bài .
- GV rút ra bài học GDHS.
V. Dặn dò:
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài Đất nước
- Nhận xét tiết học. 
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện.
- HS quan sát và trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS đọc toàn bài.
- HS trả lởi.
- HS nối tiếp đọc 2 lượt
- HS theo dõi và đọc.
- HS đọc trong SGK.
- HS đọc theo cặp.
- HS đọc
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm và trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm và trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm và trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS nêu
- HS đọc nối tiếp.
- HS Quan sát lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc theo cặp
- HS thi đọc diễn cảm.
- HS nêu.
- HS lắng nghe. 
- HS lắng nghe.
Thứ tư ngày 12 tháng 03 năm 2014
TẬP ĐỌC
TIẾT: 54 ĐẤT NƯỚC
A. Mục đích yêu cầu:
- Biết đọc diễn cảm bài thô với giọng ca ngợi, tự hào.
- Hiểu ý nghĩa: Niềm vui và tự hào về một đất nước tự do( trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 3 khổ thơ cuối ).
- Giáo dục HS: Biết yêu quý và tự hào về vẽ đẹp của quê hương đất nước.
* BVMT: Cảm nhận vẻ đẹp đất nước, giữ gìn và xây dựng đất nước.
* KNS: Xác định giá trị (nhận biết giá trị của hòa bình đối với cuộc sống con người).
B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh tranh minh hoạ bài đọc.
- Bảng phụ viết đoạn văn cànn luyện đọc.
C. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠTĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Ổn định:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu đọc bài Phong cảnh đền Hùng và trả lời câu hỏi có nội dung vừa đọc.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu: 
- Treo tranh minh họa bài thơ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Bức tranh gợi cho ta nghĩ tới cuộc sống vui vẻ, tự do, ấm no, hạnh phúc. Đó cũng chính là niềm vui, cảm xúc của nhà thơ Nguyễn Đình Thi khi đất nước toàn thắng. Trong giờ học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu hơn về cảm xúc này cuat tác giả.
- Ghi bảng tựa bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc
- Cho HS khá , giỏi đọc toàn bài: giọng trầm lắng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về đất nước.
* Chia đoạn:
Bài thơ có mấy khổ thơ. ( 5 khổ )
- Mỗi lần xuống dòng là một khổ.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ.
- Luyện đọc từ ngữ : ngoảnh, ngả, đỏ khuất, buổi, rì rầm . . .
- Cho HS đọc mục chú giải trong SGK.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Cho HS đọc cả bài.
- GV Đọc diễn cảm toàn bài .
b) Tìm hiểu bài
- Cho HS đọc thầm khổ 1, 2 và trả lời câu hỏi. 
+ Hỏi: “ Những ngày thu đã xa” được tả trong 2 khổ thơ đầu đẹp mà buồn. Em hãy tìm những từ ngữ nói lên điều đó ?
* GV kết luận: Nhừng ngày thu đã xa đẹp; sáng mát trong, gió thổi mùa thu hương cốm mới. Những ngày thu đã xa, sáng chớm lạnh, những phố dài xao xác hơi may, thềm nắng, lá rơi đầy, người ra đi đầu khong ngoảnh lại.
* GV giảng: Đây là những câu thơ viết về mùa Hà Nội năm 1946. Năm những người con của thủ đô từ biệt Hà Nội đi kháng chiến, để lại phố phường trong tay giặc, tâm trạng của họ rất lưu luyến, ngậm ngùi. Họ ra đi đầu không ngoảnh lại mà vẫn thấy thềm nắng sau lưng lá rơi đầy.
- Cho HS đọc thầm khổ 3 và trả lời câu :
+ Hỏi: Cảnh đất nước trong mùa thu mới được tả trong khổ thơ thứ 3 đẹp như thế nào ?
* GV kết luận: Cảnh mùa thu mới rất đẹp: rừng tre phất phới, trời thu thay áo mới.
 Cảnh đất nước trong mùa thu còn rất vui: rừng tre phất phới, trời thu nói cười thiết tha.
- Cho HS đọc thầm khổ 4, 5 và trả lời câu :
+ Hỏi: Lòng tự hào về đất nước tự do và truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong 2 khổ thơ cuối ?
* GV kết luận: Thể hiện qua những từ ngữ như: đây, những, của chúng ta.
 Lòng tự hào thể hiện qua những từ ngữ: chưa bao giờ khuất,rì rầm trong tiếng đất, vọng nói về.
+ Hỏi: Bài thơ nói lên điều gì ?
 *GV rút ra nội dung ghi bảng: Bài thơ nói lên niềm vui và tự hào về một đất nước tự do 
c) Luyện đọc diễn cảm.
- Cho HS nối tiếp đọc lại bài.
- Đọc diễn cảm khổ 3, 4.
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn đoạn văn hướng dẫn học sinh cách đọc diễn cảm : 
- Nhấn giọng ở các từ ngữ: khác rồi, vui nghe, phấp phới, thay áo mới, thiết tha, đây, của chúng ta, đây, của chúng ta . . .
- GV đọc mẫu.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
- HS thi đọc diễn cảm. 
- Cho HS nhẩm đọc thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài.
- Cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài.
IV. Củng cố:
- Cho HS nêu lại nội dung bài .
- GV rút ra bài học GDHS.
V. Dặn dò:
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Chuẩn bị bài:Ôân tập giữa học kì 2
- Nhận xét tiết học.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện.
- HS quan sát và trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS đọc toàn bài.
- HS trả lởi.
- HS nối tiếp đọc 2 lượt
- HS theo dõi và đọc.
- HS đọc trong SGK.
- HS đọc theo cặp.
- HS đọc
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm và trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm và trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm và trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS nêu
- HS đọc nối tiếp.
- HS Quan sát lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc theo cặp
- HS thi đọc diễn cảm.
- HS đọc nhẩm
- HS thi đọc thuộc lòng.
- HS nêu.
- HS lắng nghe. 
- HS lắng nghe.
TUẦN: 28 Thứ hai ngày 17 tháng 03 năm 2014
TẬP ĐỌC
TIẾT: 55 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2
( Tiết 3)
A. Mục đích, yêu cầu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ ( đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Tìm được các câu ghép, các từ ngữ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn ( BT2).
- Giáo dục HS: có ý thức với bản thân, luôn sống có mục đích hết lòng vì mọi người.
B. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL từ tuần 19 đến tuần 27 sách Tiếng Việt 5, tập hai để HS bốc thăm.
- Bút dạ và giấy khổ to kẻ sẵn bảng tổng kết ở bài tập 2.
- Một số phiếu viết nội dung của BT 2.
C. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠTĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Ổn định:
II. Kiểm tra bài cũ
- Cho HS đọc bài “ Đất nước” và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét phần kiểm tra.
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu:
- Các em sẽ tiếp tục được ôn tập củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt trong tuần này.
- Ghi bảng tựa bài.
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
- Gọi từng HS lên bóc thăm ( phiếu thăm ghi sẵn yêu cầu đọc đoạn, bài và yêu cầu câu hỏi cần trả lời. )
- Cho HS lên đọc bài và trả lời câu hỏi.
- GV ghi điểm cho HS.
- Những HS nào chưa đạt. GV dặn các em về nhà luyện đọc thêm để tiết sau kiểm tra lại.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài 2.
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập và câu hỏi cuối bài.
- GV chia HS thành các nhóm, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi sau:
+ Hỏi: Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương ?
+ Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương ?
+ Tìm các câu ghép trong một đoạn của bài văn.
+ Tìm các từ ngữ được lập lại, Được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.
- Cho các nhóm làm bài vào phiếu.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
* GV nhận xét, kết luận:
a. Những từ ngữ: Đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mảnh liệt, dây dứt.
b. Những kỉ niệm tuổi thơ đã gắn bó tác giả với quê hương.
c. Tất cả các câu trong bài đều là câu ghép.
d. các từ ngữ được lặp lại: Tôi, mảnh đất.
+ Các từ được thay thế:
. Cụm từ: mảnh đất cọc cằn thay cho làng quê tôi.
. Cụm từ: mảnh đất quê hương thay cho mảnh đất cọc cằn.
. Cụm từ: mảnh đất ấy thay cho mảnh đất quê hương. 
IV. Củng cố:
- Cho vài HS đọc lại bài văn.
- GV rút ra bài học GDHS.
 Qua ôn tập củng cố, các em sẽ nắm vững kiến thức đã học về câu ghép. Từ đó, các em sẽ vận dụng vào thực tế cuộc sống.
V. Dặn dò:
- Chuẩn bị ôn tập - kiểm tra. 
- Nhận xét tiết học. 
- Hát vui.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS lên bóc thăm
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS đọc yêu cầu và câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm và làm bài.
- Các nhóm làm vào phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày 
kết quả.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại bài văn.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
Thứ tư ngày 19 tháng 03 năm 2014
TẬP ĐỌC
TIẾT: 56 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2
( Tiết 4)
A. Mục đích, yêu cầu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ ( đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Kể tên các bài tập đọc là miêu tả đã học trong 9 tuần đầu học kì II (BT2).
- Giáo dục HS: Yêu thích văn học, từ đó tiếp nhận những hình ảnh đẹp của cuộc sống. 
B. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL từ tuần 11 đến tuần 17 sách Tiếng Việt 5, tập một để HS bốc thăm.
-Bảng nhóm.
- 3 phiếu, mỗi phiếu ghi một dàn ý của bài: Phong cảnh đền Hùng; Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân; Tranh làng Hồ.
C. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠTĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Ổn định:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét phần kiểm tra.
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu:
- Các em sẽ tiếp tục được ôn tập củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt trong tuần này.
- Ghi bảng tựa bài.
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
- Gọi từng HS lên bóc thăm ( phiếu thăm ghi sẵn yêu cầu đọc đoạn, bài và yêu cầu câu hỏi cần trả lời. )
- Cho HS lên đọc bài và trả lời câu hỏi.
- GV ghi điểm cho HS.
- Những HS nào chưa đạt. GV dặn các em về nhà luyện đọc thêm để tiết sau kiểm tra lại.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài 2.
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Nhắc HS mở mục lục sách để tìm cho nhanh.
- Cho HS làm vào vở.
- Cho HS phát biểu ý kiến.
* GV nhận xét kết luận: Các bài tập đọc là văn miêu tả: Phong cảnh đền Hùng; Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân; Tranh làng Hồ.
* Bài 3:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV giao việc: Các em nêu dàn ý của một bài tập đọc nói trên. Nêu một số chi tiết hoặc câu văn mà em thích và cho biết vì sao em thích chi tiết hoặc câu văn đó.
- Cho HS làm bài v

Tài liệu đính kèm:

  • docTAP DOC.doc