Giáo án Tập đọc lớp 5 - Tiết 38: Người công dân số Một ( phần 2 ) - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học "C" Mỹ Đức

I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Biết đọc đúng một văn bản kịch, phân biệt được lời các nhân vật, lời tác giả.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa : Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.

- Trả lời được các câu hỏi 1.2.3 (không cần giải thích lí do).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Bảng phụ viết sẵn các từ phiên âm và đoạn cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 2 trang Người đăng honganh Lượt xem 6432Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc lớp 5 - Tiết 38: Người công dân số Một ( phần 2 ) - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học "C" Mỹ Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Tiết 38 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ tư, ngày 30 tháng 12 năm 2009 Môn : Tập đọc
Người công dân số Một
( phần 2 )
KTKN : 32 
SGK : 10
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Biết đọc đúng một văn bản kịch, phân biệt được lời các nhân vật, lời tác giả.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa : Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
- Trả lời được các câu hỏi 1.2.3 (không cần giải thích lí do).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Bảng phụ viết sẵn các từ phiên âm và đoạn cần luyện đọc. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Kiểm tra 
Nhận xét - chấm điểm
- 2 HS đọc phân vai đoạn kịch ở phần 1 và trả lời câu hỏi.
B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài : Người công dân số Một (phần 2)
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc 
- GV đọc trích đoạn vở kịch
- GV ghi các từ và cụm từ La-tut-sơ Tơ-rê-vin, A-lê hấp
Có thể chia làm 2 đoạn :
Đoạn 1 : Từ đầu  Lại còn say sóng nữa 
Đoạn 2 : Còn lại.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa từ khó.
- GV nhận xét chung.
- HS luyện đọc.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn (lượt 1).
- HS đọc lượt 2.
- Học sinh đọc thầm phần chú giải từ và giải nghĩa các từ ngữ đó. 
- HS đọc lượt 3.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1,2 HS đọc toàn bộ trích đoạn kịch
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài 
1. Anh Thành và anh Lê là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có những điểm gì khác nhau ?
+ Anh Lê : có tâm lí tự ti, cam chịu cảnh sống nô lệ vì cảm thấy mình yếu đuối, nhỏ bé trước sức mạnh vật chất của kẻ xâm lược.
2. Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào ?
+ Anh Thành : không cam chịu, ngược lại rất tin tưởng ở con người mình đã chọn : ra nước ngoài tìm đường cứu nước, cứu dân.
+ Lời nói : Để giành lại non sông, chỉ có hùng tâm tráng khí chưa đủ, phải có trí, có lực  Tôi muốn sang nước họ  học cái trí khôn của họ để về cứu dân mình 
+ Cử chỉ : xoè hai bàn tay ra : “Tiền đây chứ đâu ?”
+ Lời nói : Làm thân nô lệ  yên phận nô lệ thì mãi mãi làmđầy tớ cho người ta  Đi ngày có được không, anh ?
+ Lời nói : Sẽ có một ngọn đèn khác anh ạ.
- Người công dân số Một trong bài là ai ? Vì sao có thể gọi như vậy ?
- Là Nguyễn Tất Thành sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh. vì ý thức là công dân của một nước 
c. Luyện đọc lại 
 - GV hướng dẫn học sinh nhận xét cách đọc của bạn mình.
- GV chốt lại nội dung của trích đoạn kịch như mục I.2
- 4 HS đọc 4 đoạn kịch theo cách phân vai
- Từng tốp 4 HS phân vai luyện đọc 
- Từng nhóm 4 HS thi đọc.
- HS nêu nội dung của trích đoạn kịch.
IV. CỦNG CỐ-DẶN DÒ 
- Nhắc lại nội dung bài
- Chuẩn bị : Thái sư Trần Thủ Độ.
- Nhận xét tiết học.
DUYỆT ( Góp ý )
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	Ngày .. tháng . năm 20
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 38 Nguoi cong dan so Mot ( P 2 ).doc