Giáo án Tiếng Việt, Toán Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2016-2017

Tiết 5: Luyện từ và câu

TỔNG KẾT VỐN TỪ

I. Mục đích yêu cầu

- HS tìm được một số từ đồng nghĩa và trái nghĩa với các từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù (BT1).

- Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách của con người trong bài văn Cô Chấm (BT2).

II. Đồ dùng

- Giấy khổ to, bút dạ.

- Phiếu học tập dành cho HS.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1, Kiểm tra bài cũ

- Y/c HS nhắc khái niệm từ đồng nghĩa, trái nghĩa.

- GV nhận xét, cho điểm.

2, Bài mới

2.1, Giới thiệu bài.

2.2, Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài 1:

- Hướng dẫn HS làm bài.

- Y/c HS làm bài theo nhóm 4, mỗi nhóm tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với một trong các từ đã cho.

- Nhận xét- bổ sung.

- 2 HS nhắc lại.

- 1 HS đọc Y/c của bài tập.

- HS làm bài theo nhóm 4.

- 4 nhóm làm trên giấy khổ to lên dán bảng, đại diện nhóm lên trình bày.

 Từ Đồng nghĩa Trái nghĩa

Nhân hậu Nhân ái, nhân nghĩa, nhân đức, phúc hậu, thương người. Bất nhân, bất nghĩa, độc ác, bạc ác, tàn nhẫn, tàn bạo, bạo tàn, hung bạo, .

Trung thực Thành thực, thành thật, thật thà, thực thà, thẳng thắn, chân thật . Dối trá, gian dối, gian giảo, giả dối, lừa dối, lừa đảo, lừa lọc, .

Dũng cảm Anh dũng, mạnh bạo, bạo dạn, dám nghĩ dám làm, gan dạ, hèn nhát, nhút nhát, hèn yếu, bạc nhược , nhu nhược .

Cần cù Chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó, siêng năng, tần tảo, chịu thương chịu khó, . - lười biếng, lười nhác, đại lãn, .

Bài 2:

+ Bài tập có những yêu cầu nào?

- GV gợi ý để HS làm bài: Để làm được bài tập cần nêu đúng tính cách của cô Chấm, em phải tìm những từ ngữ nói về tính cách để chứng minh cho từng nét tính cách của cô Chấm.

- Y/c HS đọc bài văn và trả lời câu hỏi:

+ Cô Chấm có tính cách gì?

- GV ghi bảng.

- Yêu cầu HS tìm những chi tiết và từ ngữ minh hoạ cho từng nét tính cách của cô Chấm, mỗi nhóm tìm từ minh hoạ cho một tính cách.

- Gv nhận xét, kết luận lời giải đúng.

3, Củng cố, dặn dò

- Củng cố lại bài.

- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau. - 1 HS đọc Y/c của bài tập.

+ Bài tập yêu cầu nêu tính cách của cô Chấm; tìm những chi tiết, từ ngữ để minh hoạ cho nhận xét của mình.

- Hs nối tiếp nhau phát biểu: trung thực, thẳng thắn; chăm chỉ; giản dị; giàu tình cảm, dễ xúc động.

- HS hoạt động nhóm 4; 4 nhóm viết vào giấy lên đính bảng.

- Lắng nghe.

 

doc 21 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt, Toán Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cố lại bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc Y/c của bài tập.
+ Bài tập yêu cầu nêu tính cách của cô Chấm; tìm những chi tiết, từ ngữ để minh hoạ cho nhận xét của mình.
- Hs nối tiếp nhau phát biểu: trung thực, thẳng thắn; chăm chỉ; giản dị; giàu tình cảm, dễ xúc động.
- HS hoạt động nhóm 4; 4 nhóm viết vào giấy lên đính bảng. 
- Lắng nghe.
Chiều thứ hai ngày 12/12/2016
Tiết 1: TC Tiếng Việt
LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ.
I.Mục tiêu.
- Củng cố về quan hệ từ, từ loại trong câu.
- Viết đoạn văn ngắn có sử dụng quan hệ từ để câu năm thêm hay.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Gạch chân quan hệ từ trong đoạn văn sau:
 Mấy hôm trước, trời mưa lớn. Trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc...ở các bãi sông bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày chúng cãi cọ nhau om sòm, có khi chỉ vì tranh nhau một con tép mà có những anh cò vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được con nào.
Bài tập 2: Chuyển câu đơn sau thành câu ghép có sử dụng quan hệ từ.
a) Mưa đã ngớt. Trời tạnh dần.
b) Thuý Kiều là chị. Em là Thuý Vân.
c) Nam học giỏi toàn. Nam chăm chỉ giúp mẹ việc nhà.
Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn tả ngoại hình người bạn thân của em, trong đó có sử dụng quan hệ từ:
- GV cho HS thực hành.
- GV giúp đỡ HS chậm viết bài.
- Cho HS trình bày miệng.
- GV và cả lớp đánh giá.
Ví dụ: Hà là bạn của em nhưng em chơi thân với Linh hơn. Linh có nước da trắng hồng và mái tóc cắt ngắn rất hợp với khuân mặt trái xoan bầu bĩnh. Linh không những học giỏi mà Linh còn hay giúp đỡ các bạn trong lớp.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
Lời giải:
 Mấy hôm trước, trời mưa lớn. Trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc...ở các bãi sông bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày chúng cãi cọ nhau om sòm, có khi chỉ vì tranh nhau một con tép mà có những anh cò vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được con nào.
Lời giải:
a) Mưa đã ngớt và trời tạnh dần.
b) Thuý Kiều là chị còn em là Thuý Vân.
c) Không những Nam học giỏi toán mà Nam còn chăm chỉ giúp mẹ việc nhà.
- HS thực hành viết bài.
- HS trình bày miệng.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 2: Đạo đức (IG)
Tiết 3: TC toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Củng cố về phép chia số thập phân
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Muốn chia một số thập phân cho một số tự nhiên, ta làm thế nào?
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:
a) 7,44 : 6 b) 0,1904 : 8
c) 6,48 : 18 d) 3,927 : 11
Bài tập 2: Tính bằng cách thuận tiện:
a)70,5 : 45 – 33,6 : 45
b)23,45 : 12,5 : 0,8
Bài tập 3: Tìm x:
a) X x 5 = 9,5
b) 21 x X = 15,12
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
a) 1,24 b) 0,0213
c) 0,36 d) 0,357
Lời giải:
a) 70,5 : 45 – 33,6 : 45
 = ( 70,5 – 33,6) : 45
 = 36,9 : 45
 = 0,82.
b) 23,45 : 12,5 : 0,8
 = 23,45 : (12,5 x 0,8)
 = 23,45 : 10
 = 2,345
Lời giải:
a) X x 5 = 9,5
 X = 9,5 : 5
 X = 1,9
b) 21 x X = 15,12
	X = 15,12 : 21
 X = 0,72
- HS lắng nghe và thực hiện.
Sáng thứ ba ngày 13/12/2016
Tiết 1: Toán
GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
(Tiếp)
I. Mục tiêu 
- HS biết tìm một số phần trăm của một số. 
- Vận dụng được để giải bài toán đơn giản về tìm giá trị một số phần trăm của một số; Làm được các bài tập 1, 2.
II. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1, Kiểm tra bài cũ 
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Hướng dẫn HS giải toán về tìm tỉ số phần trăm
a. GV giới thiệu cách tính 52,5% của số 800.
- GV đọc VD và ghi tóm tắt lên bảng:
+ Số H/S toàn trường là: 800 HS.
+ Số HS nữ chiếm: 52,5% 
+ Số HS nữ: .....HS ? 
- GV hướng dẫn HS tóm tắt các bước thực hiện. Từ đó đi đến cách tính:
 800 : 100 52,5 = 420 
 Hoặc: 800 52,5 : 100 = 420 
 Vậy số HS của 52,5% trong tổng số 100% HS là 420.
- GV gọi một vài HS phát biểu cách tìm 52,5% của 800.
b. Giới thiệu bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- GV giải thích và HD HS làm bài tập.
2.2, Thực hành
Bài 1:
- GV HD HS làm bài.
- Y/c HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng – n.xét.
- GV chữa bài:
Tóm tắt:
 Số HS cả lớp: 32 HS
 Số HS nữ chiếm: 75%
 Số Hs nam: ...HS?
Bài giải:
Số HS 10 tuổi là:
32 75 : 100 = 24 (H/S )
Số HS 11 tuổi là:
32 - 24 = 8 ( HS )
 Đáp số: 8 HS .
Bài 2:
- GV HD HS làm bài.
- Y/c HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng – n.xét.
- GV chữa bài:
Bài giải.
Số tiền lãi gửi tiết kiệm sau một tháng là:
 5000000 : 100 0,5 = 25 000 (đồng) 
Tổng số tiền gửi và số tiền lãi sau một tháng là:
 5000000 + 25000 = 5 025 000 (đồng)
 Đáp số : 5 025 000 đồng.
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- HS chú ý theo dõi các bước thực hiện:
+ 100% số HS toàn trường là 800 HS.
+ 1% số HS toàn trường là: 800 : 100
+ 52,5% số HS toàn trường là: 
 800 : 100 52,5 = 420 (HS)
- HS phát biểu quy tắc.
 - HS theo dõi.
- HS nêu miệng lời giải và phép tính, GV ghi nhanh lên bảng:
 Bài giải:
 Số tiền lãi sau một tháng là:
1000000 : 100 0,5 = 5000 (đồng)
 Đáp số: 5000 đồng.
- 1 HS đọc bài toán.
- Lắng nghe.
- Làm bài.
- Lên bảng – n.xét.
- Sửa bài.
- 1 HS đọc bài toán.
- Lắng nghe.
- Làm bài.
- Lên bảng – n.xét.
- Sửa bài.
- Lắng nghe.
Tiết 2: Thể dục (IG)
Tiết 3: Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục đích yêu cầu
- Kể được một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình theo gợi ý của SGK.
II. Đồ dùng dạy học
- Một số tranh ảnh về cảnh sum họp gia đình.
- Bảng lớp viết đề bài.
III. Hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1, Kiểm tra bài cũ 
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Hướng dẫn HS kể chuyện 
a, Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- GV phân tích đề, gạch chân các từ: một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
- Gọi HS đọc gợi ý trong SGK.
b. Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện trước lớp..
- GV cho HS kể chuyện theo nhóm.
- GV tổ chức cho hs thi kể trước lớp.
- GV theo dõi và viết lên bảng tên những câu chuyện mà HS kể để cả lớp nhớ khi nhận xét.
- GV và cả lớp nhận xét bình chọn câu chuyện hay nhất người kể hay nhất.
3, Củng cố, dặn dò
- Củng cố lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc đề bài. 
- 4 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý.
- 4- 5 HS tiếp nhau giới thiệu về câu chuyện mình sẽ kể.
- Hs kể chuyện theo nhóm 4 và nêu suy nghĩ của mình về buổi sum họp đó.
- 3 - 4 HS thi kể trước lớp.
- HS kể xong tự nói về suy nghĩ của mình về không khí đầm ấm của gia đình.
- HS cùng Gv nhận xét , bình chọn ...
- Lắng nghe.
Tiết 4: Địa lý (IG)
Chiều thứ ba ngày 13/12/2016
Tiết 1: TC Tiếng Việt
LUYỆN TẬP VỀ TỪ LOẠI.
I.Mục tiêu.
- Củng cố về từ loại trong câu.
- Viết đoạn văn ngắn có sử dụng các từ loại đã cho.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: 
H: Chọn câu trả lời đúng nhất:
a) Là sự phân chia từ thành các loại nhỏ.
b) Là các loại từ trong tiếng Việt.
c) Là các loại từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát( như DT, ĐT, TT).
Bài tập 2: Tìm DT, ĐT, TT trong đoạn văn sau:
 Nắng rạng trên nông trường. Màu xanh mơn mởn của lúa óng lên cạnh màu xanh đậm như mực của những đám cói cao. Đó đây, Những mái ngói của nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy nghiền cóinở nụ cười tươi đỏ.
Bài tập 3: Đặt câu với các từ đã cho:
a) Ngói
b) Làng
c) Mau.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải: Đáp án C
Lời giải:
- Danh từ: Nắng, nông trường, màu, lúa, màu, mực, cói, nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy, cói, nụ cười.
- Động từ: Nghiền, nở.
- Tính từ: Xanh, mơn mởn, óng, xanh, cao, tươi đỏ.
 Ví dụ: 
a) Trường em mái ngói đỏ tươi.
b) Hôm nay, cả làng em ra đồng bẻ ngô.
c) Trồng bắp cải không nên trồng mau cây.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 2: Luyện đọc (IG)
Tiết 3: Âm nhạc (GVC)
Sáng thứ tư ngày 14/12/2016
Tiết 1: Tập đọc
THẦY CÚNG ĐI VIỆN
I. Mục đích yêu cầu
- HS biết đọc diễn cảm bài.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.
II.Các hoạt động dạy - học
Hoạt động cuả GV
Hoạt động của HS
A. KTBC:
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a. Luyện đọc:
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Gọi HS đọc chú giải.
- Y/c HS chia đoạn.
* Đọc nối tiếp đoạn:
- Lần 1:
 + Y/c tìm từ khó đọc.
 + Luyện đọc từ khó.
- Lần 2:
 + Giải nghĩa từ.
 + Luyện đọc câu văn dài.
* Luyện đọc trong nhóm:
- Chia nhóm luyện đọc.
- Gọi các nhóm đọc – N.xét.
- GV n.xét.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
b. Tìm hiểu bài:
- HD tìm hiểu bài theo SGV – T.
- ND bài nới lên điều gì?
 *Nội Dung: Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- HD đọc DC.
- Y/c HS luyện đọc.
- Gọi HS đọc – N.xét.
- GV n.xét.
3. Củng cố - dặn dò:
- Củng cố lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm. 
- 1 HS đọc.
- Chia đoạn.
- Luyện đọc.
 + Tìm từ khó đọc.
 + Luyện đọc.
- Luyện đọc.
 + Lắng nghe.
 + Luyện đọc.
- Luyện đọc.
- Đọc – N.xét.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc.
- Lắng nghe.
- Trả lời câu hỏi.
- Nêu.
- 2HS đọc.
- Lắng nghe.
- Luyện đọc.
- Đọc – N.xét
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
Tiết 2: Tập làm văn
TẢ NGƯỜI
(Kiểm tra viết)
I. Mục đích yêu cầu
- HS viết được bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện được sự quan sát chân thực, diễn đạt trôi chảy.
II. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1, Giới thiệu bài.
2, Hướng dẫn Hs làm bài kiểm tra
- Yêu cầu HS đọc 4 đề kiểm tra trong SGK.
- GV nhắc HS: Nội dung kiểm tra không xa lạ với các em vì đó là những nội dung các em đã thực hành luyện tập. Cụ thể, các em đã quan sát ngoại hình, hoạt động của các nhân vật rồi chuyển kết quả quan sát thành dàn ý chi tiết và từ dàn ý đó chuyển thành đoạn văn. Tiết kiểm tra này yêu cầu các em viết hoàn chỉnh cả bài văn.
- GV hỏi HS về chủ đề các em chọn viết.
- GV giải đáp những thắc mắc của HS về nội dung yêu cầu trong đề kiểm tra.
2.3, HS viết bài
- GV theo dõi nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc.
- Gv thu bài nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ kiểm tra.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 4 HS tiếp nối đọc 4 đề trong SGK.
- HS nghe.
- HS tiếp nối nêu chủ đề định chọn viết.
- HS làm bài.
- Lắng nghe.
Tiết 3: Khoa học (IG)
Tiết 4: Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- HS biết tìm một số phần trăm của một số và vận dụng trong giải toán.
- Làm được các bài tập 1(a,b); 2; 3.
II. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1, Kiểm tra bài cũ 
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Hướng dẫn Hs làm bài tập
Bài 1
- Y/c HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng – n.xét.
- GV chữa bài:
a. 320 15 : 100 = 48 (kg)
b. 235 24 : 100 = 56,4 (m2)
c. 350 0,4 : 100 = 1,4 
Bài 2 
- Y/c HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng – n.xét.
- GV chữa bài:
 Bài giải:
 Số gạo nếp bán được là:
 120 35 : 100 = 42 ( kg).
 Đáp số: 42 kg.
Bài 3
- Y/c HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng – n.xét.
- GV chữa bài:
Bài giải
 Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là:
 18 15 = 270 (m2)
 Diện tích để làm nhà là:
 279 20 : 100 = 54 (m2)
 Đáp số: 54 m2.
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc bài toán.
- Làm bài.
- Lên bảng – n.xét.
- Sửa bài.
- 1 HS đọc bài toán.
- Làm bài.
- Lên bảng – n.xét.
- Sửa bài.
- 1 HS đọc bài toán.
- Làm bài.
- Lên bảng – n.xét.
- Sửa bài.
- Lắng nghe.
Chiều thứ tư ngày 14/12/2016
Tiết 1: TC toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Củng cố về phép chia số thập phân
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Muốn chia một số tự nhiên cho một số thập phân, ta làm thế nào?
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:
a) 8640 : 2,4 b) 550 : 2,5
c) 720 : 4,5 d) 150 : 1,2
Bài tập 2: Tìm x:
a) X x 4,5 = 144
b) 15 : X = 0,85 + 0,35
Bài tập 3:Tính:
400 + 500 + 
55 + + 
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
a) 360 b) 22
c) 16 d) 12,5
Lời giải:
a) X x 4,5 = 144
 X = 144 : 4,5
 X = 32
b) 15 : X= 0,85 + 0,35
 15 :X = 1,2
 X = 15 : 1,2
 X = 12,5
Lời giải:
a) 400 + 500 + 
= 400 + 500 + 0,08
= 900 + 0,08
= 900,08
 b) 55 + + 
 = 55 + 0,9 + 0,06
 = 55,9 + 0,06
 = 56,5
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 2: Mỹ thuật (GVC)
Tiết 3: PĐ – BD Tiếng Việt 
Luyện Tập Văn Tả Người
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về văn tả người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động:
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc:
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện:
Bài 1. Trong bài thơ “Trong lời mẹ hát” của nhà thơ Trương Nam Hương có đoạn:
	Thời gian chạy qua tóc mẹ
	Một màu trắng đến nôn nao
	Lưng mẹ cứ còng dần xuống
	Cho con ngày một thêm cao.
 Theo em, đoạn thơ trên đã bộc lộ những cảm xúc và suy nghĩ gì của tác giả?
Bài 2. Lập dàn ý cho bài văn tả người theo đề bài sau :
 Tả một chú công an mà em đã gặp. (Gợi ý: có thể tả chú công an giao thông đã chỉ huy xe cộ đi lại ở ngã ba, ngã tư; tả chú công an hộ khẩu hay đến nhà em; tả chú công an thường thăm hỏi bà con ở thôn làng em,...)
Tham khảo: Dàn ý chi tiết : 
* Mở bài: Ở khu phố em có chú Nam là cảnh sát giao thông. Chú được mọi người yêu quý. 
* Thân bài : 
+ Tả hình dáng :
– Dáng người chú cao dong dỏng.
– Chú thường mặc quân phục cảnh sát giao thông mỗi khi đi làm.
– Khuôn mặt chữ điền.
* Kết bài: Cả xóm em, ai cũng yêu quý chú Nam.
c. Hoạt động 3: Sửa bài:
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học. 
- Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
Gợi ý
Đoạn thơ bộc lộ những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về người mẹ. Hình ảnh mái tóc mẹ bạc trắng theo thời gian khiến cho tác giả cảm thấy xúc động đến nôn nao. Thông qua hình ảnh đối lập: “Lưng mẹ cứ còng dần xuống / Cho con ngày một thêm cao”, tác giả muốn bộc lộ lòng biết ơn của mình đối với mẹ. Cả cuộc đời mẹ đã làm lụng vất vả, nỗi vất vả đã làm trĩu còng lưng mẹ. Lưng mẹ càng còng, con càng lớn thêm lên. Viết ra được những dòng thơ chan chứa tình cảm đó chứng tỏ tác giả rất thấu hiểu nỗi gian truân, vất vả của mẹ. Qua đó, ta cũng thấy tình cảm của tác giả dành cho mẹ cũng thật là đẹp đẽ, thật là sâu đậm.
- HS làm bài.
- HS đọc – n.xét.
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
- Lắng nghe.
Sáng thứ năm ngày 15/12/2016
Tiết 1: Toán
GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu
- Cách tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó.
- Vận dụng để giải một số bài toán dạng tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó.
- Giải được các bài tập 1; 2.
II. các hoạt động dạy - học 
Hoạt động cuả GV
Hoạt động của HS
1, Kiểm tra bài cũ 
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Hướng dẫn Hs giải toán về tỉ số phần trăm
a. Giới thiệu cách tìm một số biết 52,5% của nó là 420.
- GV đọc bài toán và ghi tóm tắt lên bảng:
52,5 % số HS toàn trường là 420HS
100 % số HS toàn trường là..HS ?
- GV giúp HS hiểu:
1% số HS toàn trường là: 420 : 52,5 = 8 (HS)
100% số HS toàn trường là: 8 100 = 800 (HS)
- Hướng dẫn HS gộp hai bước tính thành: 
 Số HS của toàn trường là:
 420 : 52,5 100 = 800 (HS)
- Y/c HS phát biểu cách tính.
b. Giới thiệu bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- GV cùng HS giải và ghi bài giải lên bảng.
2.3, Thực hành
Bài 1:
- Y/c HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng – n.xét.
- GV chữa bài:
Bài giải
 Số HS trường Vạn Thịnh là:
 552 100 : 92 = 600 (HS)
 Đáp số: 600 HS.
Bài 2:
- Y/c HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng – n.xét.
- GV chữa bài:
Bài giải:
 Tổng số sản phẩm của xưởng may đó là:
 732 100 : 91,5 = 800 (sản phẩm)
 Đáp số: 800 sản phẩm.
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- HS theo dõi.
+ Muốn tìm một số biết 52,5 % của nó là 420, ta có thể lấy 420 chia cho 52,5 rồi nhân với 100 hoặc lấy 420 100 rồi chia cho 52,5.
- 1 HS đọc bài toán trong trên bảng phụ.
 Bài giải:
 Số ô tô nhà máy dự định sản xuất là:
 1590 100 : 120 = 1325 (ô tô) 
 Đáp số: 1325 ô tô.
- 1 HS đọc bài toán.
- Làm bài.
- Lên bảng – n.xét.
- Sửa bài.
- 1 HS đọc bài toán.
- Làm bài.
- Lên bảng – n.xét.
- Sửa bài 
- Lắng nghe.
Tiết 2: Thể dục (IG)
Tiết 3: Luyện từ và câu
TỔNG KẾT VỐN TỪ
I. Mục đích yêu cầu
- HS biết kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho (BT1).
- Đặt được câu theo yêu cầu BT2, BT3.
II. Chuẩn bị
- Phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1, Kiểm tra bài cũ 
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Hướng dẫn Hs làm bài tập
Bài 1:
- Y/c HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng.
- Gọi HS n.xét – chữa bài:
- GV kết luận lời giải đúng.
Bài 2:
- Y/c HS đọc đoạn văn.
+ Trong văn miêu tả người ta hay so sánh. Em hãy đọc ví dụ về nhận định này trong đoạn văn?
+ So sánh thường kèm theo nhân hoá. Người ta có thể so sánh, nhân hoá để tả bên ngoài, để tả tâm trạng. Em hãy lấy ví dụ về nhận định này?
+ Trong quan sát để miêu tả, người ta phải tìm ra cái mới, cái riêng. Không có cái mới, cái riêng thì không có văn học. Phải có cái mới, cái riêng bắt đầu từ sự quan sát. Rồi mới đến cái riêng trong tình cảm, trong tư tưởng. Em hãy lấy ví dụ về nhận định này?
Bài 3: 
- Y/c HS Làm bài theo nhóm.
- Nhận xét – bổ sung.
3, Củng cố, dặn dò
- Củng cố lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào phiếu.
- 1 HS lên bảng làm bài.
a. đỏ - điều - son
 trắng - bạch
 xanh - biếc - lục
 hồng - đào
b. Bảng màu đen gọi là bảng đen.
 Mắt màu đen gọi là mắt huyền.
 Ngựa màu đen gọi là ngựa ô.
 Mèo màu đen gọi là mèo mun.
 Chó màu đen gọi là chó mực
 Quần màu đen gọi là quần thâm.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng 3 đoạn của bài văn.
+ Trông anh ta như một con gấu.
+ Trái đất đi như một giọt nước mắt giữa không trung.
+ Con lợn béo như một quả sim chín.
+ Con gà trống bước đi như một ông tướng.
+ Dòng sông chảy lặng lờ như đang mải nhớ về một con đò năm xưa
+ Huy - gô thấy bầu trời đầy sao giống như cánh đồng lúa chín, ở đó người gặt đã bỏ quên lại một cái liềm con là vành trăng non.
+ Mai- a- cốp- xki lại thấy những ngôi sao như những giọt nước mắt của những người da đen.
+ Ga- ga- rin thì lại thấy những vì sao là những hạt giống mới mà loài người vừa gieo vào vũ trụ.
- 1 HS đọc đề.
- HS làm bài theo nhóm 4, mỗi nhóm đặt 3 câu. Một nhóm làm vào giấy khổ to lên đính bảng.
+ Dòng sông hồng như một dải lụa đào vắt ngang thành phố.
+ Đôi mắt bé Nga lúc nào cũng long lanh như có nước.
+ Nó lê từng bước chậm chạp như một kẻ mất hồn.
- Lắng nghe.
Tiết 4: Kỹ thuật (IG)
Chiều thứ năm ngày 15/12/2016
Tiết 1: PĐ – BD Toán
Phép Tính Số Thập Phân 
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về các phép tính số thập phân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng phụ, phiếu bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động:
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc:
- Giáo viên chia nhóm.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện:
Bài 1. Tính bằng cách thuận tiện:
a)78,6: 45 – 33,6 : 45 
= (78,6 – 33,6) : 45
= 45 : 45 = 1 
b)23,45 x 12,5 x 0,8 
= 23,45 x (12,5 x 0,8)
= 23,45 x 10 = 234,5.
Bài 2. Tìm x : 
a)	x x 5 = 9,5	
 x = 9,5 : 5
 x = 1,9.
b)	21 x x = 15,12
	x = 15,12 : 21
 x = 0,72.
c. Hoạt động 3: Sửa bài:
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên chốt đúng - sai.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Củng cố lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
- HS làm bài.
- HS làm bài.
- Chữa bài.
- Lắng nghe.
Tiết 2: HĐNGLL (IG)
Tiết 3: Luyện toán (IG)
Sáng thứ sáu ngày 16/12/2016
Tiết 1: Tập làm văn
Làm biên bản một vụ việc giảm tải
I. Mục tiêu:
- Viết được đoạn văn theo yêu cầu.
II. Đồ đùng:
- SGK, VBT, ...
III. Các hạt động dạy học:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuần 16.doc