Giáo án môn Mĩ thuật lớp 1 đến lớp 5 - Tuần 20

I/ Mục tiêu:

 - Giúp HS tập nhận biết đặc điểm về hình khối , màu sắc của quả chuối

 - Vẽ hoặc nặn được quả chuối.

 - Biết cách vẽ hoặc nặn được quả chuối.

* HS khá, giỏi: Vẽ được hình một vài loại quả dạng tròn và vẽ màu theo ý thích.

II/ Chuẩn bị:

 - GV: Tranh , ảnh quả chuối, một 1 số quả chuối thật, bài vẽ của HS.

 - HS: Đồ dùng học tập

III/ Tiến trình bài dạy- học:

1. Ổn định tổ chức:

2. KT bài củ: Kiểm tra dụng cụ học tập Hs

3. Vào bài mới: Vẽ hoặc nặn quả chuối.

 

doc 9 trang Người đăng hong87 Lượt xem 1276Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật lớp 1 đến lớp 5 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 1
BÀI 20: VẼ HOẶC NẶN QUẢ CHUỐI
I/ Mục tiêu:
 - Giúp HS tập nhận biết đặc điểm về hình khối , màu sắc của quả chuối
 - Vẽ hoặc nặn được quả chuối.
 - Biết cách vẽ hoặc nặn được quả chuối.
* HS khá, giỏi: Vẽ được hình một vài loại quả dạng tròn và vẽ màu theo ý thích.
II/ Chuẩn bị:
 - GV: Tranh , ảnh quả chuối, một 1 số quả chuối thật, bài vẽ của HS.
 - HS: Đồ dùng học tập
III/ Tiến trình bài dạy- học:
1. Ổn định tổ chức: 
2. KT bài củ: Kiểm tra dụng cụ học tập Hs
3. Vào bài mới: Vẽ hoặc nặn quả chuối.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Quan sát- nhận xét:
 GV đặt mẫu 1 số quả chuối
- Chuối này gọi là chuối gì?
- Chuối có những bộ phận nào?
- Các loại chuối này hình dáng, đặc điểm ntn?
- Chuối có màu sắc gì?
- Em hãy kể tên 1 số loại chuối khác mà em biết?
 GV nhận xét câu trả lời của HS và tóm tắt theo nội dung SGV.
2. Cách vẽ, nặn quả chuối:
a:Cách vẽ:
GV treo các bước vẽ, nặn quả chuối
+Vẽ hình dáng quả chuối trước
+Vẽ chi tiết: cuống, núm
+Vẽ màu quả chuối
b:Cách nặn:
+Chọn đất nặn
+Nặn khối hộp dài
+Nặn cho giống với hình quả chuối
+Nặn chi tiết: cuống, núm..
 Gv giới thiệu cho HS xem 1 số bài vẽ và nặn của hs khóa trước để hs học tập.
3. Thực hành:
 Yêu cầu hs vẽ quả chuối
 GV quan sát, uốn nắn Hs thực hành
4. Nhận xét, đánh giá:
 GV chọn 1 số bài tốt và chưa tốt
 GV nhận xét ý kiến của hs
 GV đánh giá, xếp loại bài
5.Củng cố- dặn dò: 
 Em nào chưa xong về vẽ tiếp 
 Chuẩn bị bài sau: Vẽ màu vào hình tranh phong cảnh
 Nhận xét tiết học.
- HS quan sát mẫu
- Chuối sim
- Phần cuống, thân, núm.
- Dạng hơi dài.
- Màu vàng khi chín, màu xanh khi sống.
- Chuối cao, chuối già, chuối hột
HS lắng nghe
HS quan sát các bước vẽ .
HS quan sát cách nặn 
HS quan sát và học tập
HS thực hành
HS nhận xét: vẽ hình, vẽ màu.
BGH
KIỂM TRA VÀ KÍ TÊN
TỔ TRƯỞNG
KIỂM TRA VÀ KÍ TÊN
Lôùp 2
Bài 20: VẼ CÁI TÚI XÁCH
I/ Mục tiêu:
- HS nhận biết được đặc điểm của một vài loại túi xách.
- Biết cách vẽ cái túi xách.
- Vẽ được cái túi xách theo mẫu.
* HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
* GDMT: 
	- Kiến thức: Biết vẽ đẹp của thiên nhiên. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. Một số biện pháp BVMT.
	- Thái độ, tình cảm: Yêu mến quê hương. Có ý thức giữ gìn môi trường.
	- Kĩ năng, hành vi: Tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Tranh, ảnh túi xách
 Hình gợi ý cách vẽ
 Bài của học sinh
- HS: Đồ dùng học tập
III/ Họat động dạy- học:
	1. Ổn định tổ chức: KT sĩ số HS.
	2. KT bài củ: Gv kiểm tra đồ dùng học tập.
	3. Vào bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Quan sát, nhận xét:
 Gv treo tranh, ảnh
-Tranh vẽ gì?
-Túi xách có những bộ phận gì?
-Các dáng túi sách này khác nhau ntn?
-Dùng họa tiết nào để trang trí túi xách?
-Màu sắc của túi xách?
-Nhìn xung quanh lớp chúng ta có túi xách nào không? Túi xách đó có hình dáng ntn?
-Nhà em có túi xách nào không?
-Tả lại hình dáng, đặc điểm của túi xách nhà em?
-Em sẽ vẽ túi xách ntn?
 Gv nhận xét ý kiến của hs
GV tóm tắt:
 Túi xách có rất nhiều loại và được trang trí cũng khác nhau. Tùy thuộc vào cách sử dụng mà túi xách có những đặc điểm khác nhau. Khi vẽ túi xách các em phải chú ý đến hình dáng, công dụng của túi xách để vẽ cho thích hợp và đẹp mắt.
2. Cách vẽ:
 GV chọn 1 túi xách treo lên bảng.
-Nêu cách vẽ túi xách?
 GV vẽ mẫu lên bảng cách vẽ túi xách:
+Vẽ phác hình dáng túi xách
+Vẽ chi tiết : Quai, đáy túi
+Trang trí họa tiết cho túi xách: Hoa, lá, chim thú, đường diềm
+Vẽ màu theo ý thích
GV cho hs quan sát 1 số bài vẽ túi của hs khóa trước
3. Thực hành:
 GV yêu cầu 3 hs lên bảng vẽ tíu xách.
 Gv xuống lớp hướng dẫn hs cách vẽ.
+Nhắc hs vẽ túi cho vừa tờ giấy.
+Nhắc hs vẽ túi xách cho đúng mẫu.
+Trang trí và vẽ màu cho phù hợp với túi xách	.
4. Nhận xét, đánh giá:
 Gv chọn 1 số bài tốt và chưa tốt.
 GV đánh giá và xếp loại bài.
 GV yêu cầu hs nhận xét bài trên bảng.
 GV đánh giá bài
5. Củng cố- dặn dò:
 Hoàn thành bài .
 Chuẩn bị bài sau.
HS quan sát tranh
- Vẽ cái túi xách.
- Có quai, thân, đáy.
- Khác nhau về màu sắc và cách trang trí.
- Hoa, quả
- Tươi sáng, màu trắng..
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS tả hình dáng cái túi
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS quan sát
- HS có thể nêu trước.
Một số dạng cái túi mẫu
- HS quan sát bài của hs khóa trước
3 hs lên bảng vẽ bài. HS còn lại vẽ vào vỡ tập vẽ.
HS nhận xét
Vẽ hình
Trang trí và vẽ màu
HS nhận xét bài trên bảng.
Bài 20: TẬP VẼ TRANH ĐỀ TÀI NGÀY TẾT HOẶC LỄ HỘI
Lôùp 3
I/Mục tiêu:
 	- HS hiểu nội dung đề tài về Ngày Tết hoặc ngày Lễ hội của dân tộc, của quê hương.
	- Biết cách vẽ tranh đề tài Ngày Tết hoặc Lễ hội.
	- Vẽ được bức tranh về Ngày Tết hoặc Lễ hội.
* HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu,vẽ màu phù hợp.
* GDBVMT: 
	Kiến thức: - Biết vẽ đẹp của thiên nhiên Việt Nam. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. Một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên.
	Thái độ, tính cảm: - Yêu mến cảnh đẹp quê hương. Có ý thức bảo vệ môi trường. Phê phán những hành động phá hoại môi trường.
	Kĩ năng, hành vi: Biết giữ gìn cảnh quan môi trường, tham gia các hoạt động và làm sạch cảnh quan môi trường.
II/Đồ dùng dạy học:
	- GV: Một số tranh ảnh về lễ hội.
	- HS: dụng cụ vẽ
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Ổn định lớp :
 2/Bài cũ :- kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.của HS.
 3/ Bài mới:
Hoạt Động GV
Hoạt Động HS
1.Tìm chọn nội dung đề tài:
 HS nhận biết được tranh về Ngày Tết hoặc Lễ hội.
 Cách tiến hành : 
GV giới thiệu một số tranh về Lễ hội.
Yêu cầu HS quan sát nhận xét :
- Nêu tên một số lễ hội mà em biết .
2. HD tập vẽ tranh: 
 HS nắm được cách vẽ qua các bước.
 Cách tiến hành 
 GV Yêu cầu HS xác định nội dung bức tranh định vẽ.
 + Nêu các bước tiến hành ( phác hoạ cảnh chính và cảnh phụ )
 + Gợi ý để HS sửa bài vẽ và vẽ màu.
3. Thực hành:
 HS vẽ đợc một bức tranh theo yêu cầu của bài.
 Cách tiến hành :
+ GV gợi ý HS vẽ theo trình tự đã hướng dẫn.
+ GV gợi ý HS cách vẽ màu.
4. Nhận xét đánh giá:
 HS NX được bài vẽ đề tài lễ hội qua các bước.
 Cách tiến hành :
GV yêu cầu HS bình chọn bài vẽ đẹp.
GV bổ sung ý kiến cho HS, kết luận khen gợi những bài vẽ tốt.
5. Củng cố - Dặn dò :
 Về hoàn chỉnh bài và học bài.
HS quan sát nhận xét.
Nêu tên các Lễ hội.
HS nêu cách thực hiện.
HS nhận xét
HS nêu cách dựng khung hình
HS thực hành vẽ
HS trưng bày sản phẩm
HS tự tìm ra bài vẽ mà mình thích.
Nhận xét đánh giá.
TỔ TRƯỞNG
KIỂM TRA VÀ KÍ TÊN
BGH
KIỂM TRA VÀ KÍ TÊN
Lôùp 4
Bài 20: TẬP VẼ TRANH NGÀY HỘI QUÊ EM
I/ MỤC TIÊU:
 - HS hiểu biết sơ lược về những ngày Lễ truyền thống của quê hương 
 - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài ngày hội.
 - Vẽ được tranh về đề tài ngày hội theo ý thích.
* HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II/ CHUẨN BỊ :
 GV: SGK , SGV 
 - Một số tranh ảnh về các hoạt động lễ hội truyền thống 
 - Một số tranh ảnh vẽ của hoạ sĩ và của HS về lễ hội truyền thống 
 - Tranh in trong bộ Đ D D H 
 - Hình gợi ý cách vẽ tranh 
 HS: Giấy vẽ 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
	1 / Ổn định: Lớp hát.
	2/ Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
	3/ Bài mới:Giới thiệu phù hợp hấp dẫn lôi cuốn học sinh vào bài học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. TÌM CHỌN ND ĐỀ TÀI:
 GV y/c HS xem tranh, ảnh ở trang 46 ,47 SGK để các em nhận ra :
+ Trong ngày hội có nhiều hoạt động khác nhau. 
+Mỗi địa phương lại có những trò chơi đặc biệt mang bản sắc riêng 
 GV gợi ý HS nhận xét các hình ảnh, màu sắc của ngày hội trong ảnh và y/c các em kể về ngày hội ở quê mình 
 GV tóm tắt :
+ Ngày hội có nhiều hoạt động rất tưng bừng, người tham gia lễ hội đông vui, nhộn nhịp, màu sắc của quần áo, cờ hoa rực rỡ. 
+ Em có thể tìm chọn một hoạt động của lễ hội ở quê hương để vẽ tranh. 
2. TẬP VẼ TRANH:
 GV gợi ý HS:
+ Chọn một ngày hội ở quê hương mà em thích để vẽ 
+ Có thể chỉ vẽ một hoạt động của lễ hội như: thi nấu ăn, kéo co ..
+Hình ảnh chính phải thể hiện rõ ND như: chọi gà, múa sư tử, các hình ảnh phụ phải phù hợp với cảnh ngày hội như cờ hoa
 Y/C HS :
+ Vẽ phác hoạ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau.
+ Vẽ màu theo ý thích, màu sắc cần tươi vui rực rỡ và có đậm có nhạt
 Cho HS xem một vài tranh, ảnh về ngày hội của hoạ sĩ, của HS lớp trước 
3. THỰC HÀNH:
 Động viên HS vẽ về ngày hội quê mình: lễ đâm trâu, đua thuyền 
 Ở bài này y/c HS là vẽ được hình ảnh của ngày hội 
 Vẽ hình người ,cảnh vật sao cho thuận mắt ,vẽ được các dáng của hoạt động 
 Khuyến khích HS vẽ màu rực rỡ ,chọn màu thể hiện được không khí vui tươi của ngày hội 
4. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ:
 GV tổ chức cho HS nhận xét một số bài vẽ tiêu biểu ,đánh giá về : chủ đề , bố cục ,hình vẽ ,màu sắc và xếp loại theo ý thích 
 GV bổ sung ,cùng HS xếp loại và khen ngợi bài vẽ tốt.
5. DẶN DÒ :
 Quan sát các đồ vật có ứng dụng trang trí hình tròn .
- HS quan sát 
- HS lắng nge.
Cách vẽ
- HS quan sát.
- HS vẽ. 
- HS nhận xét .
- HS lắng nghe. 
Bài 20: MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU
Lớp 5
I. Mục tiêu:	
- Hs hiểu được đặc điểm hình dáng của mẫu.
- Biết cách vẽ mẫu có hai vật mẫu.
- Vẽ được hình hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc màu.
* HS khá, giỏi: biết cách sắp xếp hình vẽ cân đối và vẽ được hình gần giống mẫu.
II. Chuẩn bị:
- GV : SGK,SGV
- Chuẩn bị một vài mẫu vẽ như bình, lọ, quảcó hình dáng khác nhau.
- HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
	1. OĐTC: Lớp hát.
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập học sinh.
 3.Giới thiệu bài: 
	Hoạt động Gv	
Hoạt động Hs
1. Quan sát , nhận xét:
GV : Giới thiệu mẫu cùng học sinh chọn mẫu vẽ
- GV yêu cầu Hs chọn bày mẫu theo nhóm và nhận xét về vị trí, hình dáng tỉ lệ đậm nhạt của mẫu theo các câu hỏi SGK.
- Gợi ý Hs cách bày mẫu sao cho đẹp 
- So sánh tỉ lệ giữa các vật mẫu, hình dáng màu sắc, đặc điểm của vật mẫu.
2. Cách vẽ tranh:
GV giới thiệu hình hướng dẫn hs cách vẽ như sau:
- Cho hs quan sát hình tham khảo ở SGK và gợi ý cho HS cách vẽ theo các bước:
- Vẽ khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu
-Tìm tỉ lệ từng bộ phận và phác hình bằng nét thẳng 
- Nhìn mẫu , vẽ nét chi tiết cho đúng
- Vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen.
- Phác mảng đậm ,đậm vừa , nhạt 
-Dùng các nét gạch thưa, dày bằng bút chì để miêu tả độ đậm nhạt.
3. Thực hành:
GV bày một mẫu chung cho cả lớp vẽ
Vẽ theo nhóm 
GV yêu cầu hs quan sát mẫu trược khi vẽ và vẽ đúng vị trí , hướng nhìn của các em
Gv quan sát lớp, đến từng bàn để góp ý, hướng dẫn cho Hs còn lúng túng để các em hoàn thành bài vẽ.
4. Nhận xét đánh giá:
 - Gv trưng bày bài vẽ của Hs và gợi ý HS nhận xét về bố cục, hình ảnh, cách vẽ màu đều, đẹp, 
 - GV nhận xét chung tiết học
 - Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài.
5. Dặn dò: 
 - Em nào chưa xong về vẽ tiếp.
 - Chuẩn bị đất nặn cho bài sau: Tập nặn tạo dáng: Đề tài tự chọn
- Hs quan sát
- HS quan sát và trả lời theo nội dung SGK.
- Hs quan sát.
Bước
2 
Bước 
3
Bước 1
- HS thực hiện
- HS thực hiện theo nhóm
- HS nhận xét.
BGH
KIỂM TRA VÀ KÍ TÊN
TỔ TRƯỞNG
KIỂM TRA VÀ KÍ TÊN

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20.doc