MĨ THUẬT
CHỦ ĐỀ: VẼ CHÂN DUNG EM VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN
(Thời lượng 3 tiết)
*MỤC TIÊU CHUNG:
- Cho HS làm quen, tiếp cận với cách học mới về nghệ thuật .
- Hs biết phối kết hợp thực hiện một bài vẽ chân dung bằng cả thị giác và xúc giác, sự kết hợp giữa sự chuyển động của mắt và tay.
- Học sinh nhận thức và trao đổi kinh nghiệm qua quá trình vẽ tranh, làm việc cẩn thận.
TIẾT 1: VẼ BIỂU CẢM
I. MỤC TIÊU:
- Hs biết vẽ tranh chân dung qua quy trình vẽ biểu cảm, quan sát và kết hợp giữa mắt và tay, thể hiện được đường nét, đặc điểm riêng trên khuôn mặt thông qua phương pháp vẽ biểu cảm (vẽ mù).
- Trình bày được quan điểm , trải nghiệm của bản thân qua giờ học .
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Giáo viên: Giấy A4, tranh ảnh, bài vẽ của học sinh lớp trước.
- Học sinh: Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, tẩy, giấy màu, keo dán, .
tuần 28 (Thực hiện từ ngày 21- 03 đến ngày 25- 03-2017) Thứ hai ngày 21 tháng 03 năm 2017. Chiều Lớp: 4A5, 4A6, 4A4 Mĩ thuật Chủ đề: vẽ chân dung em và những người thân (Thời lượng 3 tiết) *MụC TIÊU chung: - Cho HS làm quen, tiếp cận với cách học mới về nghệ thuật . - Hs biết phối kết hợp thực hiện một bài vẽ chân dung bằng cả thị giác và xúc giác, sự kết hợp giữa sự chuyển động của mắt và tay. - Học sinh nhận thức và trao đổi kinh nghiệm qua quá trình vẽ tranh, làm việc cẩn thận. Tiết 2: thảo luận về đường nét biểu cảm i. Mục tiêu: - Hs biết trình bày và thảo luận các đường nét biểu cảm qua tranh chân dung; - Trình bày được quan điểm, trải nghiệm của bản thân qua giờ học . II. Đồ DùNG DạY – HọC: - Giáo viên: Giấy A4, tranh ảnh, bài vẽ của học sinh lớp trước. - Học sinh: Tranh chân dung vẽ đường nét. III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC CHủ YếU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (10’) - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Cá lớn-Cá bé”. Luật chơi: Tất cả đứng hình vòng tròn, bạn MC hướng dẫn: Khi nói cá lớn thì dang tay ra, khi nói cá bé thì khép tay lại. Người điều hành nói: “ Cá lớn, cá bé” nhưng không nói theo qui luật, người nào làm sai hành động thì sẽ bị phạt. 2. Thảo luận đường nét biểu cảm (28’) - Giáo viên yêu cầu học sinh trưng bày các bức vẽ của mình theo từng nhóm. - Giáo viên yêu cầu các em cùng nhau xem tranh, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm vẽ tranh qua hoạt động “Vẽ không nhìn giấy” - Chúng ta vừa làm gì? các em có thích bài tập này không? tại sao? - Em thấy đường nét của bạn vẽ như thế nào? - Bức tranh nào vẽ chi tiết nhất? - Nhận xét, đánh giá tiết học (2’) HS chơi trò chơi - Học sinh trưng bày các bức vẽ của mình chung với các bạn khác trên tường phòng học. - Học sinh cùng nhau xem tranh, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm vẽ tranh qua hoạt động “Vẽ không nhìn giấy” ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ ba ngày 22 tháng 03 năm 2017. Sáng Lớp: 3A5 Mĩ thuật Chủ đề: vẽ chân dung em và những người thân (Thời lượng 3 tiết) *MụC TIÊU chung: - Cho HS làm quen, tiếp cận với cách học mới về nghệ thuật . - Hs biết phối kết hợp thực hiện một bài vẽ chân dung bằng cả thị giác và xúc giác, sự kết hợp giữa sự chuyển động của mắt và tay. - Học sinh nhận thức và trao đổi kinh nghiệm qua quá trình vẽ tranh, làm việc cẩn thận. Tiết 1: vẽ biểu cảm i. Mục tiêu: - Hs biết vẽ tranh chân dung qua quy trình vẽ biểu cảm, quan sát và kết hợp giữa mắt và tay, thể hiện được đường nét, đặc điểm riêng trên khuôn mặt thông qua phương pháp vẽ biểu cảm (vẽ mù). - Trình bày được quan điểm , trải nghiệm của bản thân qua giờ học . II. Đồ DùNG DạY – HọC: - Giáo viên: Giấy A4, tranh ảnh, bài vẽ của học sinh lớp trước. - Học sinh: Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, tẩy, giấy màu, keo dán, ... III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC CHủ YếU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Khởi động (5’) - GV cho HS tham gia trò chơi “Tìm bạn”. => Chúng ta thấy rằng, mặc dù không được nhìn trực tiếp vào khuôn mặt của bạn mình mà chỉ dựa vào sự miêu tả của bạn dẫn chương trình về các đặc điểm trên khuôn mặt mà bạn vẫn đoán ra người bạn đó. Trong buổi học hôm nay cô giới thiệu với cả lớp một quy trình vẽ mới đó là: “Quy trình vẽ biểu cảm”(tức là vẽ không nhìn giấy vẽ hay còn gọi là vẽ mù) thông qua bài “ Vẽ chân dung”. GV: Thế nào là vẽ tranh chân dung? 1. Hoạt động 1. Thảo luận nhóm (10’) + GV gợi ý cho HS thảo luận nhóm: - Chọn bạn trong nhóm để quan sát vẽ - Khuôn mặt, các đặc điểm trên khuôn mặt, mái tóc... - Đường nét của cổ gặp đường nét khuôn mặt ở đâu? - Cổ, vai nối với nhau ra sao? => Mỗi bạn đều có những đặc điểm riêng, vẻ đẹp khác nhau. Bạn thì có khuôn mặt tròn, khuôn mặt dài, mái tóc ngắn, dài ... nhưng có điểm chung: Đều có các bộ phận mắt, mũi, miệng... 2. Hoạt động 2. Hướng dẫn cách vẽ (7’) + GV hướng dẫn HS cách vẽ chân dung biểu đạt. + Sử dụng mắt quan sát quan sát tới đâu, tay đưa nét vẽ tới đó. + Vẽ hình không nhìn xuống giấy và đưa nét vẽ liền mạch khi vẽ. - Lưu ý: Đặc điểm, diễn tả tâm trạng của người bạn vẽ. Tay chuyển động trên giấy vẽ đúng tốc độ. 3. Hoạt động 3: Thực hành (15’) - GV giới thiệu một số bài vẽ . - Cho HS vẽ trải nghiệm lần 1 - Yêu cầu HS trưng bày bài vẽ lần 1 - GV: Qua vẽ trải nghiệm lần 1 em có nhận xét gì về các đường nét vẽ các bộ phận trong bài vẽ của bạn? - Cho HS vẽ trải nghiệm lần 2 => Qua 2 lần vẽ trải nghiệm với phương pháp vẽ biểu cảm, tuy hình vẽ lệch lạc, không đúng vị trí, tỷ lệ nhưng bức vẽ rất ấn tượng và hài hước. GV: Nhận xét, bổ sung. * Dặn dò: chuẩn bị tiết học sau. - Học sinh ổn định - Bạn dẫn chương trình cho các bạn chơi trò chơi “Tìm bạn” ( HS quan sát kỹ các bạn trong nhóm, mời 1 em lên bảng quay lưng lại phía các bạn. Bạn dẫn chương trình tả đặc điểm khuôn mặt của một bạn bất kỳ trong nhóm để đoán là ai. - HS tham gia trò chơi ( 2 , 3 lượt chơi) - HS quan sát và nhận biết các bộ phận trên khuôn mặt người có mắt, mũi, miệng, tóc. Người có khuôn mặt tròn, người có khuôn mặt trái xoan - HS: Là tranh vẽ nửa người, tả đặc điểm trên khuôn mặt là chính. + HS thảo luận nhóm, lựa chọn một bạn trong nhóm để quan sát: - HS miêu tả lại những đặc điểm đã quan sát. - HS quan sát - HS quan sát - HS vẽ lần 1 - HS ghi tên và đánh số thứ tự vào bài vẽ. - HS trưng bày bài vẽ. - HS trả lời - HS vẽ lần 2 - HS ghi tên và đánh số thứ tự vào bài vẽ. - HS trưng bày bài vẽ. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ tư ngày 23 tháng 03 năm 2017. Sáng Khối 5 Mĩ thuật Chủ đề: con vật quanh em (Thời lượng 5 tiết) * MụC TIÊU chung: - HS hiểu biết những đặc điểm, hình dáng về những con vật thân quen, gần gũi. - HS biết vẽ, tạo hình 2D, 3D, xây dựng câu chuyện, chia sẻ nội dung câu chuyện những con vật quen thuộc. - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của con vật. Biết yêu quý và chăm sóc các con vật Tiết 5: Giới thiệu và chia sẻ sản phẩm I. MụC TIÊU: - HS hiểu biết những đặc điểm, hình dáng về những con vật thân quen, gần gũi. - HS biết cách chia sẻ sản phẩm về những con vật quen thuộc. - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của con vật. Biết yêu quý và chăm sóc các con vật II. Đồ DùNG DạY – HọC: - Giáo viên: Nam châm. - Học sinh: Tranh 2D, 3D về các con vật III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC CHủ YếU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động ( 10’) - G cho H chơi trò chơi; Muỗi đốt. Cách chơi: MC bắt nhịp cho các bạn hát bài hát “Con muỗi” . Sau khi hát xong, bạn MC hô “Muỗi bay, muỗi bay”. Vòng tròn :Vì vù vì vù( chụm đầu ngón tay cái của mình lên, đưa tay bay qua bay lại). MC: Muỗi đậu lên má người bên phải mình. Cứ tiếp tục như vậy MC cho đậu lung tung. Nếu nghe MC : “hô cắn’’ thì người bị cắn nhanh tay đập cho trúng vào con muỗi đang đậu trên mặt mình. 2. Chia sẻ sản phẩm - Giáo viên tổ chức các nhóm học sinh trình bày các sản phẩm. - Giáo viên gợi ý cho học sinh chia sẻ Sản phẩm: - Giới thiệu sản phẩm của nhóm? - Các hình ảnh, nhân vật trong sản phẩm? - Nêu ý nghĩa của sản phẩm? + Bạn thích sản phẩm nào nhất? Tại sao? GV: Nhận xét, bổ sung. * Dặn dò: chuẩn bị tiết học sau. - HS khởi động: Chơi trò chơi - HS chia sẻ sản phẩm theo gợi ý của GV theo cặp, nhóm; kết hợp đánh giá giữa giáo viên và học sinh. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ năm ngày 24 tháng 03năm 2017. Sáng Lớp: 3A2, 3A1 Mĩ thuật Chủ đề: em và những người thân (Thời lượng 3 tiết) Tiết 1: vẽ biểu cảm (Dạy theo giáo án ngày 22 tháng 03 năm 2017) ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Chiều Lớp: 4A1, 4A2, 4A3 Mĩ thuật Chủ đề: chân dung em và những người thân (Thời lượng 3 tiết) Tiết 2: thảo luận đường nét biểu cảm (Dạy theo giáo án ngày 21 tháng 03 năm 2017) ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ sáu ngày 25 tháng 03 năm 2017. Sáng Lớp: 3A4, 3A3 Mĩ thuật Chủ đề: chân dung em và những người thân (Thời lượng 3 tiết) Tiết 1: vẽ biểu cảm (Dạy theo giáo án ngày 22 tháng 03 năm 2017) ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Sáng Lớp: 5A2 Mĩ thuật Chủ đề: con vật quanh em (Thời lượng 5 tiết) Tiết 5: Giới thiệu sản phẩm, chia sẻ (Dạy theo giáo án ngày 23-03-2017) ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tài liệu đính kèm: