Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 - Năm học 2016-2017 - Võ Ngọc Hồng

Tiết 5 : Đạo đức

Đạo đức địa phương

Hòa nhã, giúp đỡ bạn bè (tiết1)

A / YÊU CẦU: Củng cố về việc:

 - Luôn có ý thức giúp đỡ bạn bè.

 - Biết tôn trọng thương yêu, giúp đỡ người nghèo khổ.

 - Hoà nhã, nhường nhịn, giúp đỡ bạn bè khi học cũng như khi chơi

B/ LÊN LỚP:

 I – Kiểm tra bài cũ :

 II – Bài mới :

1) Giới thiệu bài: Người ta thường nói “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Cũng câu nói đó nhưng người ăn nói nhẹ nhàng thật là dễ nghe, còn người kia ăn nói thiếu nhẹ nhàng thì lại rất khó nghe. Ngoài ra trong việc giao tiếp giúp đỡ bạn bè như thế nào thì có kết quả tốt hiện nay một số bạn vẫn chưa hiểu hết Hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu thêm về vấn đề này.

 - Giáo viên ghi đề: Hoà nhã, giúp đỡ bạn bè

 2) Giảng bài mới:

 Giáo viên đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm:

+ Câu 1: Có một bạn trong lớp em học rất yếu và bạn đó rất cần em giúp đỡ, em sẽ:

a) Mỗi khi làm bài xong em đều đưa bài của mình cho bạn ấy ghi

b) Em sẽ chỉ vài bài, còn lại chỉ sai cho bạn, nếu không bài của bạn sẽ có điểm cao như của mình.

c) Không cho bạn nhìn bài của mình, nhưng sau đó em sẽ giảng từng bài cho bạn hiểu.

+ Câu 2: Bạn ngồi cạnh em không hiểu bài và đã nhờ mình chỉ, em sẽ như thế nào?

a) Em nạt bạn và nói: Dễ quá mà cũng không biết.

b) Nói qua loa bạn có hiểu thì hiểu còn không hiểu thì thôi.

c) Em sẽ nhẹ nhàng giảng giải chỗ nào bạn chưa hiểu.

 

doc 37 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 - Năm học 2016-2017 - Võ Ngọc Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong môi trường tự nhiên.
- Cả nhóm cùng quan sát các hình Tr.130,131 SGK để phát hiện các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và xác định công dụng của mỗi tài nguyên đó.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung
-HS theo dõi.
- HS chơi như hướng dẫn.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS xem bài trước .
Thứ tư ngày 19 tháng 04 năm 2017
Ngày soạn: 17/04/2017
Ngày dạy: 19/04/2017
 Tiết 1 : Toán 
 Tiết 158: Ôn tập các phép tính với
 số đo thời gian
A – Mục tiêu :
- Giúp HS củng cố kĩ năng tính với số đo thời gian và vận dụng giải toán.
B - Đồ dùng dạy học :
 1 - GV : Bảng phụ
 2 - HS : Vở làm bài.
C – Các PP/KT dạy học:
	- Động não.
	- Rèn luyện theo mẫu.
 -Thực hành luyện tập.
D - Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I - Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số. - Gọi 2 HS làm lại bài tập 4 (mỗi em 1 cách).
 - Nhận xét, sửa chữa .
II - Bài mới : 
 1) Giới thiệu bài : Ôn tập các phép tính với số đo thời gian 
2) Hoạt động : 
Bài 1:
Gọi 1 HS đọc đề bài. 
HS dưới lớp làm bài vào vở.
Gọi HS nêu cách đặt phép tính và cách tính.
+Gọi HS khác nhận xét.
+ GV xác nhận kết quả.
 Bài 2:
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét.
- GV đánh giá, chữa bài. 
Bài 3:
HS đọc đề bài và tóm tắt.
Gọi 1 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.
Chữa bài:
+ Gọi HS khác nhận xét.
- Nhận xét, chữa bài.
III - Củng cố :
- Gọi HS nêu cách đặt tính và tính số đo thời gian. 
IV - Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Ôn tập về tính chu vi, diện tích một số hình. 
4/
1/
12/
10/
8/
3/
1/
- 1 HS nêu cách nhẩm. 
- 2 HS làm bài.
- HS nghe .
- HS nghe .
HS đọc đề.
HS làm bài.
HS nêu cách đặt tính và tính.
- HS nhận xét.
- HS làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
HS đọc, tóm tắt.
Bài giải:
Thời gian cần có để người đó đi hết quãng đường là:
 18 : 10 = 1,8 (giờ)
Đáp số: 1,8 giờ
- HS nhận xét.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 17/04/2017
Ngày dạy: 19/04/2017
Tiết 2 : Tập đọc
Những cánh buồm 
A - Mục tiêu :
 * Kĩ năng : Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; giọng chậm rãi, dịu dàng, trầm lắng, diễn tả được tình cảm của người cha với con, ngắt giọng đúng nhịp thơ .
 * Kiến thức : Hiểu nội dung ý nghĩa của bài thơ : Cảm xúc tự hào cuả người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ không ngừng làm cho cuộc sống tốt đẹp.
	- Học thuộc lòng bài thơ .
 * Thái độ : Giáo dục HS biết yêu vẻ đẹp vùng biển và biết bảo vệ.
B - Đồ dùng dạy học :
	-Tranh ảnh minh hoạ bài học .
	-Bút dạ + bảng phụ ghi những câu thơ dẫn lời nói trực tiếp + băng dính .
C – Các PP/KT dạy học:
	- Hỏi đáp trước lớp.
	- Động não /Tự bộc lộ.
	- Đọc sáng tạo. 
D - Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
I/ Ổn định tổ chức :
II/ Kiểm tra :
- Kiểm tra 2HS .
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
III/ Bài mới :
1) Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những cảm xúc của người cha trước những câu hỏi, lời nói ngây thơ của đứa con .
2) Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc :
- GV Hướng dẫn HS đọc.
- Đọc từ khó : rực rỡ, lênh khênh, chắc nịch, chảy đầy vai 
- GV đọc mẫu toàn bài .
b) Tìm hiểu bài :
- GV Hướng dẫn HS đọc.
Cả bài :
H: Dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả cảnh hai cha con dạo chơi trên biển ?
Giải nghĩa từ :lênh khênh, chắc nịch .
Khổ 2, 3 ,4 ,5 :
- GV dán tờ giấy ghi câu thơ dẫn lời nói trực tiếp của cha và con trong bài .
+ Thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con.
- Giải nghĩa từ :mỉm cười .
H: Những câu nói ngây thơ cho thấy con có những ước mơ gì ?
H: Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì ?
c) Đọc diễn cảm :
- GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm .
- GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn :
 " Sau trận mưa 
 ..chưa hề đi đến ."
- Hướng dẫn HS đọc.
- Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm .
IV/ Củng cố , dặn dò :
- GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài + ghi bảng .
(Giáo viên vận dụng nội dung bài liên hệ vào thực tế Giáo dục cho HS biết yêu vẻ đẹp các vùng biển và biết bảo vệ các vùng biển của nước ta).
- GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc .
1/
4/
1/
10/
12/
9/
3/
- Lớp hát TT
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài :Út Vịnh, trả lời câu hỏi .
- Lớp nhận xét .
- HS lắng nghe .
- 1HS đọc toàn bài .
- HS đọc thành tiếng nối tiếp .
- Đọc chú giải + Giải nghĩa từ :
- HS lắng nghe .
- 1HS đọc + câu hỏi 
+ HS phát biểu ý kiến tự do .
- 1HS đọc lướt + câu hỏi .
+ HS nối tiếp nhau thuật lại cuộc trò chuyện .
- HS nêu .
+ Nhớ đến ước mơ của cha thuở nhỏ .
- HS lắng nghe .
 HS đọc từng đoạn nối tiếp .
- HS đọc cho nhau nghe theo cặp .
- HS luyện đọc cá nhân , cặp , 
- HS nhẩm thuộc lòng từng khổ , cả bài thơ .
-HS thi đọc diễn cảm .trước lớp .
- HS nêu: Cảm xúc tự hào cuả người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 11/04/2016
Ngày dạy: 13/04/2016
Tiết 3 : Lịch sử
Lịch sử địa phương
Bài 2: An Lão xây dựng căn cứ kháng chiến,
đập tan mọi âm mưu của Mỹ – nguỵ , giải phóng 
hoàn toàn huyện An Lão (1955 – 1964):
I- Bảo vệ và phát triển lực lượng cách mạng, xây dựng căn cứ kháng chiến , nổi dậy giành chính quyền làm chủ (1955 – 1960) :
 	 Ngày 7/7/1954, Mỹ đưa Ngô Đình Diệm về nước, lập chinh phủ bù nhìn thân Mỹ. Âm mưu “thôn tính miền Nam, chia cắt lâu dài đất nưứoc ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, lập phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội xuống Đông Nam Á ,”
	Diệm đã xác định Bình Định là một trong những trọng điểm đánh phá ở miền Nam . 
 	Ngày 19/3/1955, sau khi tiếp quản An lão, địch tập trung bộ máy cai trị lúc đầu gọi là Nha hành chính An Lão. Giải thể các xã Ân Bửu, Ân Chính, Ân Khánh và lập xã An Hoà, Nhập vào Nha An Lão. Nha lỵ An Lão đóng tại thôn Xuân Phong xã An Hoà. Nha An Lão gồm 9 xã (An Toàn, An Phú, An Tường, An Bình, An Bửu, An Ninh, An Lạc, An Mỹ, An Cư, An Nghĩa, An Hậu, An Tân, An Dân, An Thạch, An Thành, An Đồng, An Liên và An Hoà). Tháng 5/1958, địch cải biến nha thành quận, quận lỵ An Lão vẫn đóng tại An Hoa.Ở xã chúng lập “Hội đồng hương chính” Đến năm 1957 có Uỷ ban hành chính xã. Thôn có thôn trưởng và bọn đứng đầu “Ngũ gia liên bảo”, “Thập gia liên bảo”. Thành phần trong chính quyền địch gồm những tên trong các đảng phái phản động , bọn địa chủ bất mãn trong kháng chiến , Chúng dụ dỗ , mua chuộc , hù doạ , bắt tra tấn , đánh đập , giết hại những người yêu nước và dân lành ,
	Tháng 5/1957, tại An Lão địch dùng 3 trung đội bảo an, 2 tiểu đội dân vệ Hoài Ân cùng 20 tề nguỵ ác ôn mở cuộc càng quét đồng loạt vào các xã :An Cư , An Mỹ , An Hậu, An Toàn, An Tường, An Phú, An Bình, An Bửu, An Đồng, An Tân, An Thành, An Dân, An Ninh, An Quý. 
	Trứơc tình hình đó, Tỉnh Uỷ Bình Định họp và đưa ra chủ trương :
	+ Kiên quyết lãnh đạo đồng bào miền núi dùng mọi hình thức đấu tranh từ hợp pháp đến bất hợp pháp , 
	+ Đối với một số làng xã giáp ranh đồng bằng nơi địch lên xuống dễ dàng thì ta chủ trương giằng co, trì hoãn việc lập chính quyền .
	+ Tập trung xây dựng 3 huyện miền núi ngày càng vững mạnh làm chỗ dựa cho toàn tỉnh .
	 Đưa một số cán bộ lên hoạt động ở vùng miền núi, học tiếng dân tộc, để tóc dài, đi chân đất ,Đồng bào các xã vùng cao tổ chức “ăn thề”, lập tự vệ mật. bố phòng làng rẫy để phòng địch càn quét, bắt người. 
	Dưới ánh sáng của Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 15, được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, phối hợp chặt chẽ với Vĩnh Thạnh, Huyện uỷ An Lão lãnh đaọ đồng bào rào làng bố phòng , sử dụng vũ khí thô sơ chống địch càn quét, dồn dân. Đồng thời phát động phong trao sản xuất tự túc, dự trữ lương thực, thực phẩm, nông cụ, thuốc men , An Hoà đóng góp hàng ngàn kg gạo, muối để nuôi cán bộ và lực lượng .
Đến tháng 10/1960, lực lượng vũ trang An Lão phát triển thành một trung đội
bước đầu đã giành nhiều thắng lợi trong công tác chống càn. Tiêu biểu là đẩy lùi đợt cán quét của địch cuối tháng 12/1960. Năm 1955 – 1960 là một thời kì đấu tranh hết sức gay go, phức tạp .Dưới sự lãnh đạo của đảng bộ, quân dân An Lão không ngại hi sinh, gian khổ đã đánh tan mọi âm mưu của Mỹ – Diệm. Đầu năm 1960 giành quyền làm chủ các xã An Đông, An Tân, An Ninh, An Cư, An Dân, An Mỹ. Cuối 1960, các xã vùng cao còn lại đều được giải phóng. Đảng bộ và nhân dân An Lão tiếp tục củng cố khối đoàn kết, phát động tiến công và nổi dậy, giải phóng hoàn toàn An Lão.
	II- Kết hợp tiến công và nổi dậy , giải phóng hoàn toàn huyện An Lão ( 1961 – 1964 ) :
	Thắng lợi của phong trào Đồng Khởi đã giáng một đòn nặng nề vào chế độ Mỹ Diệm . Để đối phó với cách mạng miền Nam, từ 1961 đế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, ra sức phát triển nguỵ quân, nguỵ quyền, sử dụng các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”, tăng cường các đợt càn quét ráo riết, dồn dân lập ấp ,Ngày 25/01/1961 (mồng chín tháng chạp năm Canh Tý), địch gây ra vụ thảm sát ở làng Đá Bàn, xã An Lạc, Giết hại 31 đồng bào đân tộc, trong đó có những em bé mới sinh, phụ nữ và nguời già. Chúng giết cả gia đình anh Rị (2 vợ chồng và 4 con) giết anh Lúa xã An Ninh rồi cắt tai, cắt mũi đem thả trôi sông. Ổ Đồng Tre, chúng giết ông Đinh Riêu, chị Bê, lấy gan uống rượu, giết con nhỏ của chị Bê sau đó chặt đầu ông Riêu đem treo tại chợ Bồng Sơn, Hoài Châu, Hoài Thanh, Hoài Hảo (Hoài Nhơn) trong mấy ngày liền. Giữa năm 1961, địch tiến hành càn quét vào các xã An Tường, An Dân, An Lạc, đốt cháy hàng trăm nóc nhà, hàng trăm rẫy lúa, sắn, ngô, chặt phá vườn cau và vườn tiêu. Chỉ riêng làng Nước Đo, chúng cướp 53 con trâu, 41 con dê, 258 con heo và một số tài sản khác ,
	Ngày 11/7/1961, quân dân An Lão chống lại 2 đợt càn quét của địch. Ngày 23/7/1961, ta đột nhập vào thôn Hưng Nhơn, An Lão. Ngày 26/7/1961 tại Suối Cun , bộ đội tỉnh cùng với quân dân An Lão tiêu diệt hoàn toàn 1 trung đội địch. Từ ngày 02 đến ngày 08 / 8 / 1961, ta diệt 22 tên địch, làm bị thương 30 tên .	
Lần đầu tiên ở Liên khu V, bằng tiến công và nổi dậy, ta giải phóng hoàn toàn 1 huyện, tiêu diệt 01 chi khu quận lỵ, phá vỡ phòng tuyến của địch ở phía giáp ranh phía bắc tỉnh, bảy ngày sau, địch tổ chức một lực lượng gồm bộ binh, cơ giới từ Bồng Sơn lên chiếm lại An Lão, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, đến ngày 23/12 /1964 
toàn bộ quân địch ở An Lão bị đánh chạy xuống Mỹ Thành (Hoài Ân). Huyện An Lão được hoàn toàn giải phóng .
	Câu hỏi :
Nêu vài nét sơ lược về về việc bảo vệ và phát triển các lực lượng cách mạng?
ở An Lão trong giai đoạn 1955 – 1960 ?
Nêu một số tội ác của Mỹ – nguỵ đối với nhân dân An Lão những năm 1961 đến 1965 ?
An Lão hoàn toàn giải phóng ngày tháng năm nào ?
Bài học:
	An Lão kiên cường đấu tranh , đập tan mọi âm mưu xâm lược
 của Mỹ – ngụy , tiến tới giải phóng hoàn toàn huyện An Lão ngày 23
tháng 12 năm 1964 .
Ngày soạn: 17/04/2017
Ngày dạy: 19/04/2017
Tiết 4 : Tập làm văn
Trả bài văn tả con vật
A/ Mục đích yêu cầu :
 1 / Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật theo đề bài đã cho: bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày. 
 2 / Nhận thức được ưu, khuyết điểm của mình và của bạn khi được GV chỉ rõ; biết tham gia sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi GV yêu cầu; tự viết lại 1 đoạn (hoặc cả bài) cho hay hơn .
B/ Đồ dùng dạy học : GV : Bảng phụ ghi một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý  cần chữa chung trước lớp .
C – Các PP/KT dạy học:
	- Hỏi đáp trước lớp.
	- Thảo luận nhóm.
	- Viết tích cực.
	- Rèn luyện theo mẫu. 
D/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
TL
Hoạt động của HS
I / Kiểm tra bài cũ : 
- GV cho HS đọc dàn ý bài văn tả cảnh về nhà các em đã hoàn chỉnh .
II / Bài mới :
1) Giới thiệu bài :Trong tiết học hôm nay, thầy sẽ trả bài viết về văn tả con vật mà các em vừa kiểm tra tuần trước. Để nhận thấy mặt ưu, khuyết của bài làm của mình, thầy đề nghị các em nghiêm túc chú ý lắng nghe và có hình thức sửa chữa lỗi cho đúng . 
2) Nhận xét kết quả bài viết của HS :
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn đề bài: Hãy tả 1 con vật mà em yêu thích .
+GV hướng dẫn HS đề bài (Thể loại, kiểu bài )
a) GV nhận xét kết quả bài làm của cả lớp :
+ Ưu điểm: Xác định đúng đề bài , có bố cục hợp lý, viết đúng chính  (Có ví dụ cụ thể )
+ Khuyết điểm: Một số bài chưa có bố cục chặc chẽ , còn sai lỗi chính tả (Có ví dụ cụ thể )
b) Thông báo điểm số cụ thể .
3) Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài : 
- GV trả bài cho học sinh .
a) Hướng dẫn HS chữa lỗi chung :
+ GV ghi các lỗi cần chữa lên bảng phụ .
- Cho các HS lần lượt chữa từng lỗi .
- GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu .
b) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài :
+ Cho HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi .
- Cho HS đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lỗi .
c)Hướng dẫn HS học tập đoạn văn, bài văn hay:
- GV đọc 1 số đoạn văn hay, bài văn hay.
- Cho HS thảo luận, để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn hay.
 d)Cho HS viết lại 1 đoạn văn hay trong bài làm.
- Cho HS trình bày đoạn văn đã viết lại .
III/ Củng cố dặn dò :
-Về nhà viết lại những đoạn văn chưa đạt .
- Chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết tả cảnh .
04/
01/
10/
22/
03/
- 02 HS đọc lần lượt đọc .
- HS lắng nghe.
- HS đọc đề bài, cả lớp chú ý bảng phụ .
- HS phân tích đề : 
+ Kiểu bài : Tả con vật .
+ Đối tượng miêu tả: Con vật vói những đặc điểm tiêu biểu về hình dáng, hành động .
- Nhận bài .
- 1 số HS lên bảng chữa lỗi, cả lớp sửa vào giấy nháp .
- HS theo dõi trên bảng .
-HS đọc lời nhận xét, tự sửa lỗi.
- HS đổi bài cho bạn soát lỗi .
- HS lắng nghe.
- HS trao đổi thảo luận để tìm ra được cái hay để học tập .
- Mỗi HS tự chọn ra 1 đoạn văn viết chưa đạt để viết lại cho hay hơn và trình bày đoạn vừa viết.
- HS lắng nghe.
-HS lắng nghe& thực hiện ở nhà
Thứ năm ngày 20 tháng 04 năm 2017
Ngày soạn: 18/04/2017
Ngày dạy: 20/04/2017
 Tiết 1: Toán
 Tiết 159: Ôn tập về tính chu vi, 
 diện tích một số hình
A – Mục tiêu :
 - Ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng tính chu vi, diện tích một số hình đã học (hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình bình hành, hình thang, hình thoi, hình tròn).
B - Đồ dùng dạy học :
 1 - GV : Bảng phụ
 2 - HS : Vở làm bài.
C – Các PP/KT dạy học:
	- Thảo luận nhóm đôi.
	- Động não.
	- Rèn luyện theo mẫu.
 -Thực hành luyện tập.
D - Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I – Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, cho lớp hát tập thể.
II - Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS nêu cách tính và đặt tính số đo thời gian.
- Gọi 1 HS làm lại bài tập 4 .
 - Nhận xét, sửa chữa .
III - Bài mới : 
 1) Giới thiệu bài : Ôn tập về tính chu vi, diện tích một số hình.
2) Hoạt động : 
* HĐ1: Ôn tập các công thức tính chu vi, diện tích một số hình.
- GV treo bảng phụ.
- Gắn hình chữ nhất có chiều dài a, chiều rộng b.
H: Hãy nêu công thức tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật.
Gắn hình vuông, HS nêu quy tắc và công thức tính chu vi, diện tích hình vuông.
Tương tự như vậy với các bảng còn lại.
Lưu ý:
 + Các số đo luôn luôn phải cùng đơn vị đo.
 + Cách tính chu vi của hình bình hành, hình thang, hình thoi sử dụng cách tính chu vi của hình tứ giác.
* HĐ 2: Thực hành- luyện tập
Bài 1:
Gọi 1 HS đọc đề bài. 
HS tóm tắt đề bài.
HS dưới lớp làm bài vào vở.
Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
+ Gọi HS khác nhận xét.
+ GV xác nhận kết quả.
 Bài 3:
HS đọc đề bài .
Thảo luận nhóm đôi tìm cách tính.
Gọi 1 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.
Chữa bài:
+ Gọi HS khác nhận xét.
- Nhận xét, chữa bài.
IV - Củng cố :
- Gọi HS nêu cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi.
V - Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập 
1/
4/
1/
10/
20/
3/
1/
- Lớp trưởng BC sĩ số và bắt bài hát
- 1 HS nêu cách nhẩm. 
- 1 HS làm bài.
- HS nghe .
- HS nghe .
- P = (a + b) x 2 (a, b cùng đơn vị) S = a x b
- P = a x 4
 S = a x a
- HS đọc đề.
 C = ?
 S =  m2 ; .. ha ?
- HS làm bài.
Bài giải:
Chiều rộng khu vườn là:
Chu vi khu vườn là:
(120 + 80) x 2 = 400 (m)
Diện tích khu vườn là:
120 x 80 = 9600 (m2)
9600 m2 = 0,96 ha
 Đáp số: a) 400m
 b) 9600 m2; 0,96 ha
- HS nhận xét.
- HS đọc.
- HS thảo luận.
Bài giải:
a) Diện tích tam giác BDC là:
4 x 4 : 2 = 8 (cm2)
Diện tích hình vuông ABCD là:
8 x 4 = 32 (cm2)
b) Diện tích hình tròn là:
4 x 4 x 3,14 = 50,24 (cm2)
Diện tích phần tô màu là:
50,24 – 32 = 18,24 (cm2)
Đáp số: a) 32 cm2
 b) 18,24 cm2
- HS nhận xét.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà
Ngày soạn: 18/04/2017
Ngày dạy: 20/04/2017
Tiết 2: Địa lý
Địa lí địa phương
Tiết 2: An Lão (Tiếp theo)
A/ Mục tiêu :
	- Kiến thức : Học xong bài này, học sinh
	- Nêu được đặc điểm dân cư, một số hoạt động kinh tế huyện An Lão.
	- Biết được sự phân bố dân cư, hoạt động SX và đặc điểm của người dân An Lão.
	- Kĩ năng : 
	- HS có thể tự nhận biết được sự phân bố dân cư và một số hoạt động kinh tế của huyện An Lão.
	- HS dựa vào thực tế và nêu được đặc điểm dân cư của huyện An Lão.
- Thái độ :Giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước của mình và có hứng thú khi tìm hiểu về địa lí địa phương.
B/ Đồ dùng dạy học :
	- Bản đồ hành chính huyện An Lão (nếu có)
C – Các PP/KT dạy học:
	- Quan sát và thảo luận.
	- Hỏi đáp trước lớp.
	- Động não.
	- Trình bày 1 phút. 
D/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
I/ Kiểm tra:
- Kiểm tra 2HS . 
+ Nêu vị trí, giới hạn và diện tích của huyện An Lão?
+ An Lão có mấy xã? Nêu tên các xã?
- GV nhận xét chung kết quả KT bài
II/ Bài mới :
1) Giới thiệu:
- GV giới thiệu và ghi đề bài
2) Hoạt động : 
a) Dân cư An Lão:
* Hoạt động 6: Làm việc cá nhân
- Cho HS đọc phần dân số và cho biết: 
+ Dân số huyện An Lão năm 2007 là bao nhiêu?
* Kết luận: Dân số An Lão thuộc vào diện các huyện có dân số ít trên toàn tỉnh.
- Cho HS đọc phần dân tộc và trả lời câu hỏi: Huyện An Lão có bao nhiêu dân tộc sinh sống?
- Cho HS quan sát bản đồ hành chính, yêu cầu HS chỉ trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của người kinh, người Hre, người Ba-na (Nếu có bản đồ)
+ Làng của người Hre được xây dựng như thế nào?
+ Phong tục sống của họ ra sao?
+ Nêu một số nhạc cụ, khí cụ của người Hre?
Kết luận: Người Hre họ sống tập trung theo từng làng, có ngôn ngữ, trang phục và phong tục riêng.
Hỏi: Làng của người Bana được xây dựng như thế nào ?
+ Phong tục sống của họ ra sao ?
Kết luận : Người Ba na có số dân ít nhất trên toàn huyện. Họ sống tập trung thành làng, lập ra luật tục riêng, có trang phục, ngôn ngữ riêng.
Hoạt động 7 : (lm việc theo cặp) 
- Cho học sinh đọc thầm phần “Mật độ dân số & phân bố dân cư” nêu nhận xét
+ Em có nhận xét gì về mật độ dân số và sự phân bố dân cư của huyện An Lão?
Kết luận : Mật độ dân số của An Lão không dày, sự phân bố dân cư không đồng đều.
4. Tình hình kinh tế huyện An Lão.
Hoạt động 8 : (Lm việc theo nhóm)
- Cho học sinh đọc phần “Tình hình kinh tế huyện An Lão” và thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Nêu nhận xét về thình hình kinh tế của huyện An Lão ?
Kết luận : Kinh tế huyện An Lão phát triển chậm. Ngành sản xuất chính là nông nghiệp.
III/ Củng cố :
+ An Lão có số dân là bao nhiêu ? Trong địa bàn huyện An Lão có mấy dân tộc sinh sống ?
+ Nu nhận xt vể yình hình kinh tế của huyện An Lo ?
IV/ Nhận xét dặn dò :
- Gio vin nhận xt tiết học
- Dặn học sinh chuẩn bị bi sau.
4/
1/
22/
9/
3/
1/
- 2HS đọc thuộc bài học và trả lời câu hỏi .
- Lớp nhận xét .
- HS nghe và mở tài liệu đã cung cấp.
- HS đọc và trả lời:
+ Dân số huyện An Lão năm 2007 là: 26077 người
- HS nghe 
- HS đọc và trả lời:
+ Huyện An Lão có ba dân tộc sinh sống. Số dân của từng dân tộc là:
 - Kinh: 16566 người
 - Hre : 8586 người
 - Ba-na: 925 người
- HS lần lượt lên chỉ trên bản đồ các vùng sinh sống của các dân tộc 
+ Xây dựng trên các gò đồi gần các sông suối, được làm theo kiểu nhà sàn, thường lấy tên đồi núi, con sông, con suối hoặc tên già làng để đặt tên cho làng của mình.
+ Người Hre có trang phục và ngôn ngữ riêng, họ sống và lập nên luật tục riêng. Người Hre tín ngưỡng theo “Vạn vật hữu linh”, tôn thờ các loại cây và coi đó là thần bản mệnh.
+ các nhạc cụ, khí cụ của người Hre rất phong phú và đa dạng như: Talía, rang ngoi, popel, ravai, đàn brook, đàn brang 
- HS lắng nghe
- Làng của người Bana xây dựng trên các vùng đất cao, phẳng và thoáng đng. Đặc biệt là người có “nhà rông”, nơi tập trung của cả làng vào những ngày hội, lúc hội họp và cũng là nơi tiếp khách của làng
- Cũng như người Hre, người Ba-na cũng có trang phục và ngôn ngư riêng, có thiết chế xã hội luật lệ cổ truyền, tín ngưỡng riêng.
- Học sinh thảo luận theo nhóm đôi và nêu nhận xét :
+ Mật độ dân số ở An Lo nói chung thưa thớt. Sự phân bố dân cư không đều, tập trung chủ yếu ở các xã tương đối bằng phẳng như An Hoà, An Tân, An Trung còn các xã vùng cao dân cư thưa thớt.
- Học sinh thảo luận theo nhóm và nêu kết quả.
- Nhìn chung trong toàn huyện An Lão có nền kinh tế phát triển chậm. Ngành sản xuất chính là nông nghiệp, các sản phẩm của nông nghiệp như: lúa, mì, ngô, lạc Ngoài các sản phẩm trên, huyện An Lão còn chăn nuôi một số loại gia súc, gia cầm để cung cấp nguồn thực phẩm và làm sức kéo.
- Dân số An Lão : 26077 người. Trên địa bàn An Lão có 3 dân tộc sinh sống đó là : Kinh, Ba na và Hre. 
- Huyện An Lão có nền kinh tế phát triển chậm. Ngành sản xuất chính là nông nghiệp, các sản phẩm của nông nghiệp như: lúa, mì, ngô, lạc Ngồi các sản phẩm trên, huyện An Lão còn chăn nuôi một số loại gia súc, gia cầm để cung cấp nguồn thực phẩm và làm sức kéo.
- HS lắng nghe v thực hiện ở nh
Ngày soạn: 18/04/2017
Ngày dạy: 20/04/2017
Tiết 3: Luyện từ và câu 
Ôn tập về dấu câu
(Dấu hai chấm )
A/ Mục tiêu :
 * Kiến thức :HS củng cố kiến thức về dấu hai chấm, tác dụng

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 32.doc