Báo cáo kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên - Nội dung bồi dưỡng 3 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Dung

I. TH 2: Đặc điểm tâm lý của học sinh dân tộc ít người, học sinh khuyết tật.

 1. Nhận thức về việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng được quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX:

 Giáo viên đặc biệt chú trọng đến đặc điểm tâm sinh lý của học sinh dân tộc ít người, học sinh khuyết tật. Thường xuyên đưa ra những biện pháp hỗ trợ kịp thời để giúp các em luôn hoàn thành nhiệm vụ học tập. Giáo viên đưa ra những đánh giá công tâm giúp học sinh tiến bộ, khuyến khích học sinh có ý thức vươn lên, chú trọng đến sự phát triển, mức độ tiến bộ của mỗi học sinh.

 Nắm được các dạng khuyết tật, đặc điểm tâm, sinh lí, nhu cầu ở từng nhóm HS khuyết tật.

 

doc 5 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên - Nội dung bồi dưỡng 3 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT ĐAM RÔNG
TRƯỜNG TH LƯƠNG THẾ VINH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
 Đạ Rsal, ngày 18 tháng 4 năm 2017
BÁO CÁO KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NỘI DUNG BỒI DƯỠNG III
Năm học: 2016-2017
	Họ và tên: Nguyễn Thị Dung 
	Trình độ chuyên môn: Đại học 
	Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Tiểu học
	Phân công giảng dạy: Lớp 5D
	Tổ chuyên môn : Tổ 5
	Thực hiện kế hoạch BDTX Số 60/PGD&ĐT ngày 12/4/2017 về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại và báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2016-2017. 
	Thực hiện vào kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên đã đăng ký với nhà trường năm học 2016 – 2017.
	Căn cứ vào kết quả tự học, tự bồi dưỡng của bản thân. Nay tôi báo cáo kết quả BDTX năm học 2016 – 2017 như sau:
	I. TH 2: Đặc điểm tâm lý của học sinh dân tộc ít người, học sinh khuyết tật.
	1. Nhận thức về việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng được quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX:
	Giáo viên đặc biệt chú trọng đến đặc điểm tâm sinh lý của học sinh dân tộc ít người, học sinh khuyết tật. Thường xuyên đưa ra những biện pháp hỗ trợ kịp thời để giúp các em luôn hoàn thành nhiệm vụ học tập. Giáo viên đưa ra những đánh giá công tâm giúp học sinh tiến bộ, khuyến khích học sinh có ý thức vươn lên, chú trọng đến sự phát triển, mức độ tiến bộ của mỗi học sinh. 
	Nắm được các dạng khuyết tật, đặc điểm tâm, sinh lí, nhu cầu ở từng nhóm HS khuyết tật.	 
2. Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục: 
Tạo được môi trường thân thiện, hợp tác, các giao tiếp ứng xử trong giờ học giữa giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh, động viên, tạo cơ hôị cho mọi đối tượng học sinh cùng tham gia.
Tham gia các lớp tập huấn về giáo dục học sinh khuyết tật do ngành tổ chức. Xây dựng được kế hoạch giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật. Tham mưu cho các cấp lãnh đạo địa phương, nhận thức đầy đủ về giáo dục học sinh khuyết tật, huy động học sinh khuyết tật ra lớp. Điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp, giảm kiến thức đối với học sinh khuyết tật . Sắp xếp chỗ ngồi phù hợp giúp giáo viên dễ quan tâm nhắc nhở kịp thời, không nên xếp gần cửa sổ tránh tình trạng học sinh mất tập trung. Giáo viên cần nắm rõ bản chất, ý nghĩa, các đối tượng HS khuyết tật, từ đó giúp GV dễ dàng hơn trong quá trình giảng dạy , giáo dục và đánh giá giáo dục HS khuyết tật. 
	II. TH 13: Kĩ năng lập kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực.
	1. Nhận thức về việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng được quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX:
	Kĩ năng lập kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực nhằm bồi dưỡng cho giáo viên những kiến thức và kĩ năng cơ bản về một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học để có thể thực hiện được nhiệm vụ đổi mới giáo dục.
	Định hướng đổi mới phương pháp dạy học giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng bài học tốt hơn.
	Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
	Quy trình chuẩn bị và thực hiện một giờ học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.
	 2. Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục: 
	Thiết kế tốt bài học theo hướng dạy học tích cực để phát huy được tính tích cực , chủ động , sáng tạo của người học. Từ đó rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác và kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn, giúp học sinh có niềm vui và hướng thú học tập để nâng cao chất lượng giáo dục.
	Giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu và vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp vào quá trình giảng dạy, giáo dục học sinh. Nhằm phát huy được tính tích cực , chủ động , sáng tạo của người học. 
	Thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học tích cực trong kế hoạch bài dạy là rất cần thiết để nâng cao tay nghề cho giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay.
	III. TH 16: Một số kĩ thuật dạy học tích cực ở tiểu học
	1. Nhận thức về việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng được quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX:
	Nắm được kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Một số kĩ thuật dạy học luôn phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như:
	Kĩ thuật đặt câu hỏi: Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa học sinh - giáo viên, học sinh – học sinh. Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của học sinh càng nhiều. Giáo viên đưa ra câu hỏi với một thái độ khuyến khích, thu hút sự chú ý của HS. Cần khuyến khích những HS rụt rè, chậm chạp. 
	Kĩ thuật dạy học theo góc: Học theo góc là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó người học thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại vị trí cụ thể trong không gian lớp học, đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau. Học theo góc kích thích người học tích cực thông qua hoạt động; Mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái, đảm bảo học sâu, hiệu quả bền vững, tương tác mang tính cá nhân cao giữa thầy và trò, tránh tình trạng người học phải chờ đợi. 
	Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực: Cập nhật và hệ thống hoá một số kĩ thuật trong lắng nghe và phản hồi tích cực, áp dụng vào dạy học các môn học. Việc lắng nghe đòi hỏi sự phối hợp các hoạt động thể chất và tinh thần, nên nó bị chi phối bởi các rào cản về cả hai hoạt động đó. Bởi vậy, muốn lắng nghe tích cực cần phải rèn luyện để nhận biết và sửa chữa những rào cản đó.
 	Kĩ thuật tổ chức trò chơi trong học tập: Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Trong thực tế dạy học, GV thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới. Tổ chức trò chơi vào thời gian thích hợp của bài học làm cho học sinh có hứng thú học tập giúp học sinh tiếp tục tập trung các nội dung khác của bài học một cách có hiệu quả. 
	2. Phần vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục
	Trong quá trình giảng dạy dựa vào mục tiêu, nội dung bài học tôi đã linh hoạt vận dụng một số kĩ thuật dạy học vào trong các hoạt động. Giúp các em dần có tiến bộ trong học tâp, tự tin hơn, tích cực hơn trong hoạt động học và tìm kiếm kiến thức mới.
 	Thiết kế được kế hoạch bài học áp dụng một kĩ thuật dạy học tích cực. Vận dụng tốt kĩ thuật dạy học vào quá trình giảng dạy và giáo dục HS, phát huy tính tích cực học tập của học sinh 
	Giáo viên luôn khuyến khích các em bằng giọng nói, cử chỉ nhẹ nhàng, đánh giá ý kiến của HS trên tinh thần động viên, khen những ý kiến hay. 
	IV. TH 39: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học qua các môn học
	1. Nhận thức về việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng được quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX:
	Nắm được nội dung, phương pháp và kĩ thuật tích hợp, lồng ghép giáo dục kĩ năng sống qua các môn học ở tiểu học. Giáo viên tự tìm hiểu và chiếm lĩnh những kiến thức kĩ năng cơ bản, cần thiết ở các môn học. Từ đó, giúp giáo viên có thể thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục này. 
Khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sống đều đòi hỏi chúng ta phải thỏa mãn những kỹ năng tương ứng. Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là nhằm giúp các em rèn luyện kĩ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; thói quen và kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng hoạt động xã hội. 
2. Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục: 
	Đối với HS tiểu học việc hình thành các kĩ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này cho các em. Thông qua các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp giáo viên cần giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội Đồng thời cần hướng dẫn, động viên học sinh biết sống an toàn, biết khắc phục khó khăn khi gặp phải. 
3. Tự nhận xét đánh giá.
Bản thân tôi đã hoàn thành tốt nội dung của kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên.
Tự đánh giá xếp loại: Khá
DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI BÁO CÁO
 Phan Tất Đại Nguyễn Thị Dung

Tài liệu đính kèm:

  • docBC BDTX - ND 3.doc