A. MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Mục đích nghiên cứu 5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6
5. Phương pháp nghiên cứu 6
6. Đóng góp của đề tài 7
B. NỘI DUNG 8
Chương 1: Khái quát về môn Mĩ thuật và quy trình tạo hình 3D
của môn Mĩ thuật tại trường tiểu học Lục Sĩ Thành B
– Xã Lục Sĩ Thành - Huyện Trà Ôn– Tỉnh Vĩnh Long 8
1.1 Khái quát về môn mĩ thuật ở trường tiểu học 8
1.2 Khái quát về việc dạy và học theo quy trình tạo hình 3D
của môn mĩ thuật tại trường tiểu học Lục Sĩ Thành B
– Xã Lục Sĩ Thành - Huyện Trà Ôn – Tỉnh Vĩnh Long 12
Chương 2: Thực trạng việc dạy và học môn Mĩ thuật và
việc vận dụng quy trình tạo hình 3D để tạo hứng thú
giúp học sinh học tốt môn Mĩ thuật tại
trường tiểu học Lục Sĩ Thành B – Xã Lục Sĩ Thành
- Huyện Trà Ôn – Tỉnh Vĩnh Long 14
2.1 Thực trạng dạy và học môn Mĩ thuật tại trường tiểu học
Lục Sĩ Thành B – Xã Lục Sĩ Thành - Huyện Trà Ôn
– Tỉnh Vĩnh Long 14
2.2 Vận dụng quy trình tạo hình 3D để tạo hứng thú giúp học sinh
học tốt môn Mĩ thuật tại trường tiểu học Lục Sĩ Thành B
– Xã Lục Sĩ Thành - Huyện Trà Ôn – Tỉnh Vĩnh Long 18
C. KẾT LUẬN
cái hay, cái đẹp cho cuộc sống, cho xã hội. Trên thực tế giảng dạy Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch như hiện nay việc vận dụng những quy trình mới ( Quy trình Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện, quy trình Vẽ biểu cảm, quy trình Trang trí và vẽ tranh qua âm nhạc,...) vào hoạt động học của học sinh mang tính cần thiết, nó mang lại cho học sinh cảm hứng để phát triển khả năng tiếp thu thẩm mĩ và sáng tạo, mang lại cho các em cơ hội trải nghiệm, sáng tạo, bày tỏ, hợp tác và giao tiếp với nhau thông qua các hợp động mĩ thuật thực tế. Và thông qua các hoạt động mĩ thuật thực tế ấy mà học sinh có thể tự mình làm giàu cách biểu đạt, phân tích, đánh giá, tự lựa chọn và nhận thức để hình thành, phát triển những năng lực ở cá nhân. Với những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu của bản thân là “VẬN DỤNG QUY TRÌNH TẠO HÌNH 3D ĐỂ TẠO HỨNG THÚ GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN MĨ THUẬT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LỤC SĨ THÀNH B - XÃ LỤC SĨ THÀNH - HUYỆN TRÀ ÔN - TỈNH VĨNH LONG” với mong muốn đề tài này sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc giảng dạy mĩ thuật ở trường tiểu học hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu: Dựa vào việc tìm hiểu thực trạng của việc giảng dạy và học tập môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch hiện nay, tôi có một số đề xuất về việc vận dụng quy trình tạo hình 3D vào giảng dạy, để giờ học Mĩ thuật thật hấp dẫn, có tính nghệ thuật nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh, giúp học sinh có được những năng lực trải nghiệm, sáng tạo, biểu đạt, phân tíc và diễn giải, giao tiếp và đánh giá. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận của đề tài: Khái niệm Mĩ thuật là gì? Vai trò và đặc điểm của quy trình tạo hình 3D tạo hứng thú nhằm giúp học sinh học tốt. Khảo sát thực trạng học môn Mĩ thuật của học sinh các lớp trong trường tiểu học Lục Sĩ Thành B xã Lục Sĩ Thành huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long. Việc vận dụng quy trình tạo hình 3D tạo hứng thú giúp học sinh học tốt môn Mĩ thuật nhằm góp phần nâng cao chất lượng cho môn học Mĩ thuật và nâng cao tính thẩm mĩ cho học sinh. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Chương trình Mĩ thuật, phương pháp dạy Mĩ thuật, cách thức tổ chức giờ học Mĩ thuật. Giáo viên, học sinh Trường tiểu học Lục Sĩ Thành B. Thực nghiệm sư phạm khi vận dụng quy trình vào bài học. 5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lí luận: Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết: Phân tích và tổng hợp tài lệu từ những công trình nghiên cứu lý thuyết của các tác giả đi trước về dạy học Mĩ thuật từ đó kế thừa và tiếp tục nghiên cứu những nội dung mà đề tài đưa ra. Phương pháp phân loại hệ thống hóa lí thuyết: Phân loại, hệ thống hóa các tài liệu đã đọc, đã nghiên cứu để làm cơ sở cho phần viết lí luận dạy học về việc vận dụng quy trình tạo hình 3D trong đề tài này của mình. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát: Tiến hành dự các giờ dạy các hoạt động vận dụng quy trình tạo hình 3D của giáo viên Mĩ thuật tại trường nhằm mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống quá trình vận dụng quy trình tạo hình 3D vào giảng dạy mĩ thuật để thu được hững thông tin đầy đủ về đối tượng nghiên cứu. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn Ban giám hiệu nhà trường về thực trạng dạy và học bộ môn Mĩ thuật của trường Tiểu học Lục Sĩ Thành B Phỏng vấn nhìn nhận về bộ môn Mĩ thuật của một số giáo viên khác của trường Tiểu học Lục Sĩ Thành B Phỏng vấn học sinh các lớp mà đề tài nghiên cứu Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm quy trình tạo hình 3D vào bài học để tạo hứng thú giúp học sinh học tốt đạt hiệu quả cao trong môn học Mĩ thuật đồng thời kiểm nghiệm hiệu quả giáo dục. 6. Đóng góp của đề tài: Việc vận dụng quy trình tạo hình 3D vào hoạt động dạy và học Mĩ thuật thật sự giúp học sinh hứng thú hơn với môn học, tạo ra sân chơi mới bổ ích tăng cao hiệu quả việc nâng cao năng lực trải nghiệm, sáng tạo, biểu đạt, hợp tác và nhận xét đánh giá của học sinh. Giúp tinh thần học sinh thoải mái thư giãn không bị gò bó như những tiết học thông thường, ngoài ra nó còn nâng cao năng lực liên hệ thực tế của học sinh và góp phần phát triển kỹ năng sống của các em. NỘI DUNG: Chương 1: Khái quát về môn Mĩ thuật và quy trình tạo hình 3D của môn Mĩ thuật tại trường tiểu học Lục Sĩ Thành B – Xã Lục Sĩ Thành – Huyện Trà Ôn – Tỉnh Vĩnh Long Khái quát về môn mĩ thuật ở trường tiểu học: Mục tiêu, nhiệm vụ dạy học môn Mĩ thuật: Mục tiêu: Giáo dục thẩm mĩ, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen, cảm nhận được vẽ đẹp của thiên nhiên, của đời sống và của các sản phẩm mĩ thuật. Cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu về môn Mĩ thuật, hình thành và củng cố các kĩ năng cần thiết để học sinh hoàn thành bài tập trong chương trình. Bồi dưỡng năng lực quan sát,phân tích, phát triển trí tuệ, phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo, góp phần hình thành nhân cách người lao động mới. Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu mĩ thuật của học sinh. Nhiệm vụ: Giáo dục thẩm mĩ là chính. Giúp học sinh tiếp xúc, làm quen, cảm nhận, thưởng thức và bằng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân thể hiện cái hay, cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống; đồng thời vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào sinh hoạt, học tập hàng ngày. Góp phần tạo dựng môi trường thẩm mĩ cho xã hội. Nội dung, chương trình dạy học môn Mĩ thuật: Nội dung môn Mĩ thuật từ lớp 1 đến lớp 5 được trình bày cụ thể trong chương trình từng khối lớp nhìn chung có những nội dung chính sau: Vẽ theo mẫu: hướng dẫn học sinh vẽ từ nhữg nét đơn giản như thẳng, cong,.. đến những mẫu có cấu trúc phức tạp như vẽ theo mẫu có 2 đồ vật... Vẽ trang trí: hướng dẫn học sinh vẽ từ bài tập đơn giản như vẽ tiếp hình có sẵn, vẽ màu vào hình có sẵn đến những bài tập sáng tạo về bố cục và họa tiết một cách đơn giản... Vẽ tranh: hướng dẫn học sinh thể hiện cảm nhận của mình qua bài vẽ về những đề tài như sinh hoạt lễ hội, phong cảnh hoặc vẽ chân dung, tĩnh vật và vẽ tự do... Tập nặn tạo dáng: hường dẫn học sinh khả năng tạo hình theo ý thích qua hình khối đơn giản của trái câu, con vật và người... Thường thức mĩ thuật: hướng dẫn học sinh tìm hiểu và cảm nhận một số tác phẩm nghệ thuật và một số tranh thiếu nhi trong nước và thế giới. Chương trình mĩ thuật có các phân môn: Vẽ theo mẫu. Vẽ trang trí. Vẽ tranh. Tập nặn tạo dáng. Thường thức mĩ thuật. Lưu ý: Mĩ thuật là môn học có kết cấu đồng tâm; kiến thức cơ bản được lặp đi lặp lại nhưng nâng cao dần qua các bài tập ở các cấp học, vì thế vừa có tính kế thừa, vừa có tính nâng cao. Các phân môn được sắp xếp đan xen theo trình tự từ dễ đến khó để có thể bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau. Chương trình mĩ thuật được chia 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (lớp 1, 2, 3): giai đoạn này gọi là nghệ thuật (gồm mĩ thuật, âm nhạc, thủ công). Thời lượng cho mĩ thuật 35 tiết/năm ( mỗi tuần học 1 tiết, mỗi tiết từ 35 đến 40 phút) Học sinh không có sách giáo khoa nhưng có vở thực hành. Giáo viên có sách hướng dẫn. Giai đoạn 2 (lớp 4, 5): gọi là mĩ thuật Là môn học độc lập Thời lượng 35 tiết/năm ( mỗi tuần học 1 tiết, mỗi tiết từ 35 đến 40 phút). Học sinh không có sách giáo khoa, có vở thực hành. Giáo viên có sách hướng dẫn. Các phương pháp dạy học môn Mĩ thuật: Môn Mĩ thuật cũng như các môn học khác cần có phương pháp dạy học chung nhưng do đặc thù của mỗi môn học nên giáo viên vận dụng những phương pháp dạy học sao cho phù hợp để phát huy tối đa hiệu quả trong việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Một số phương pháp đặc thù của mĩ thuật: Phương pháp quan sát được thể hiện qua cách giáo viên hướng dẫn học sinh cách nhìn, cách ngắm đối tượng với mục đích nhất định để có những nhận xét, đánh giá chính xác về đối tượng. Phương pháp trực quan thể hiện qua cách giáo viên trình bày nội dung, kiến thức của bài học qua vật thật, hình tượng hay hình ảnh nhằm giúp học sinh hiểu bài dễ dàng và vững chắc hơn. Phương pháp gợi mở thể hiện qua những câu hỏi phù hợp với đối tượng của giáo viên để tác động đúng lúc, đúng chổ, có mức độ, có chất lượng cho học sinh, giúp các em suy nghĩ thêm, tự tìm tòi và giải quyết được những bài tập hay nâng cao chất lượng bài vẽ bằng khả năng của mình. Phương pháp luyện tập thể hiện thông qua các hoạt động giữa giáo viên và học sinh để các em hoàn thành bài tập nhằm củng cố những kiền thức đã tiếp thu được từ bài học từ thực tế cuộc sống. Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ là cách tổ chức hướng dẫn hoạt động học tập tập thể của học sinh theo từng nhóm nhỏ dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên. Phương pháp dạy học tích hợp được thể hiện ở việc giáo viên nêu được mối liên hệ kiến thức giữa các môn học, giữa các sự vật, hiện tượng trong một thể thống nhất. Kiến thức mĩ thuật có liên quan đến kiến thức các môn học khác như toán, văn, tự nhiên – xã hội, khoa học... liên quan đến cuộc sống xung quanh, giáo viên cần lưu ý cho học sinh những mối quan hệ trên, cần chọn lọc kiến thức các môn học khác một cách phù hợp, linh hoạt Khái quát về việc dạy và học theo quy trình tạo hình 3D của môn mĩ thuật tại trường tiểu học Lục Sĩ Thành B – huyện Trà Ôn – tỉnh Vĩnh Long: Khái niệm về quy trình tạo hình 3D: Đây là hoạt động tạo hình mà học sinh tạo ra những sản phẩm ba chiều bằng những vật liệu tìm được và sáng tạo chúng theo trí tưởng tượng của bản thân. Mục tiêu, đặc điểm dạy và học theo quy trình tạo hình 3D: Mục tiêu dạy và học theo quy trình tạo hình 3D: Quy trình tạo hình 3D giúp học sinh có khả năng: Cùng nhau tạo ra sơ đồ tư duy về một chủ đề tạo hình được chọn. Sáng tạo từ trí nhớ. Tìm ra sự giống nhau và khác nhau thông qua quan sát. Lắp ráp các vật tìm được để tạo thành một mô hình biểu đạt không gian ba chiều (3D). Làm việc theo cặp để hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau. Đặc điểm dạy và học theo quy trình tạo hình 3D: Giáo viên khuyến khích học sinh: Quan sát hình dáng đồ vật cũ bằng “con mắt mới”; Tò mò, sáng tạo và thúc đẩy học sinh trải nghiệm; Thử nghiệm và tìm cách kết nối các yếu tố; Trải nghiệm việc hợp tác và có sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động nhóm. Cuối hoạt động này học sinh có khả năng: Chia sẻ ý tưởng từ nhiều thử nghiệm khác nhau; Tìm được cách đề lắp ráp vật liệu; Hợp tác và chia sẻ ý tưởng về cách lắp ráp; Cảm thấy thú vị khi sử dụng vật dụng bỏ đi, đồ vật tìm được hoặc vật liệu rẻ tiền khác để tạo ra sản phẩm. Ích lợi mang lại của quy trình tạo hình 3D: Học sinh trải nghiệm và học qua cảm giác của mình: sờ, khám phá, làm, tạo ra là những phương pháp cơ bản trên thế giới vẫn hay dùng. Giác quan của học sinh được kích thích khi giáo viên đưa những vật liệu tìm được vào trong quy trình sáng tạo. Học sinh có một hoặc hai tuần chuẩn bị - nhờ sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè- tìm kiếm những vật dụng, những thứ đã bỏ đi từ đồ dùng gia đình, từ tự nhiên, mua đồ rẻ tiền, dễ kiếm ở địa phương. Học sinh và giáo viên thu thập và phân loại vật liệu tìm được vào các hộp khác nhau để sử dụng trong các hoạt động. Những vật liệu tìm được có thể mở đầu cho một quy trình sáng tạo, ở đó nội dung phát triển theo vật liệu. Học sinh nghiên cứu vật liệu tìm được, có cái nhìn mới về chúng. Thu thập vật liệu và lắp ráp những thứ đó vào trong quy trình giúp học sinh năng động hơn và giúp các em có ý thức bảo vệ môi trường và tái tạo vật liệu. Tiểu kết chương 1 Dựa trên nội dung chương trình của môn Mĩ thuật cùng các phương pháp đặc thù của phân môn này, quy trình tạo hình 3D giúp học sinh tận dụng những vật liệu tưởng chừng như không còn giá trị để sáng tạo ra những sản phẩm mới lạ, độc đáo. Môn Mĩ thuật không chỉ là vẽ trên giấy hay nhào nặn mà còn là những con vật, mô hình...được tạo nên từ ống hút, que tre hay những vỏ chai, ly nhựa... đã qua sử dụng; học sinh thỏa sức tạo hình theo trí tưởng tượng phong phú của mình. Quy trình tạo hình 3D vừa nâng cao khả năng tư duy vừa giáo dục học sinh về ý thức bảo vệ môi trường. Chương 2: Thực trạng việc dạy và học môn Mĩ thuật và việc vận dụng quy trình tạo hình 3D để tạo hứng thú giúp học sinh học tốt môn Mĩ thuật tại trường tiểu học Lục Sĩ Thành B – Xã Lục Sĩ Thành – Huyện Trà Ôn – Tỉnh Vĩnh Long Thực trạng dạy và học môn Mĩ thuật tại trường tiểu học Lục Sĩ Thành B – Xã Lục Sĩ Thành – Huyện Trà Ôn – Tỉnh Vĩnh Long: Vài nét về trường tiểu học Lục Sĩ Thành B: Vị trí địa lý và địa bàn dân cư: Vị trí địa lý: Trường tiểu học Lục Sĩ Thành B đóng trên địa bàn xã Lục Sĩ Thành , là một xã của huyện Trà Ôn . Xã Lục Sĩ Thành nằm giữa dòng Hậu Giang. Phía Tây Nam giáp tỉnh Cần Thơ, Bắc giáp huyện Tam Bình, Bình Minh, Đông Nam giáp với huyện Cầu Kè ra biển đông. Địa bàn dân cư: Diện tích xã Lục Sĩ Thành chiếm khoảng 2268 ha, với tổng số dân là 11643 người. Toàn xã được chia làm 9 ấp . Đời sống nhân dân trong xã chủ yếu là sản xuất lúa gạo, chăn nuôi và trồng cây ăn quả , đa số cuộc sống của người dân vất vả, nghèo khổ, còn gặp nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất và thiết bị, đồ dùng dạy học: Cơ sở vật chất: Trường tiểu học Lục Sĩ Thành B được thành lập ngày 21 tháng 5 năm 1995 , sau khi tách từ trường Tiểu học Lục Sĩ Thành A. Trường được xây dựng tại một cơ sở chính tại ấp Tân Thạnh-Xã Lục Sĩ Thành–huyện Trà Ôn–Tỉnh Vĩnh Long . Theo đường nhựa liên xã Lục Sĩ Thành–Phú Thành hơn 1km qua cầu chữ Y một đoạn gặp hai hàng sao, dầu cổ thụ về phía trái là đến trường tiểu học Lục Sĩ Thành B. Tổng diện tích khuôn viên nhà trường có 1440 m2. Hiện nay, trường có 9 phòng học, 1 phòng Thư Viện, 1 phòng là Văn Phòng, 1 phòng Truyền Thống Đội và 1 phòng y tế, chưa có các phòng chức năng. Bàn ghế học sinh đúng chuẩn 2 chỗ ngồi nhưng phần nhiều là bàn tái chế. Có 06 lớp thực hiện dạy 2 buổi/ngày và 6 lớp học 1 buổi/ngày. Kinh phí do Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp đủ phục vụ giảng dạy và hoạt động. Trường có 12 lớp với 285 học sinh. Thiết bị, đồ dùng dạy học: Do diện tích trường nhỏ, nhiều điểm phụ, nằm trong vùng kém phát triển, điều kiện đi lại còn khó khăn, kinh phí nhà trường còn hạn hẹp nên trang thiết bị va đồ dùng dạy học còn rất nhiều hạn chế. Một số thành tích của nhà trường trong năm học vừa qua: Tóm tắt thành tích của đơn vị: Thống kê kết quả năm học: 2015 – 2016 - Tổng số học sinh: 285. Trong đó có 07 học sinh khuyết tật không xếp loại. Đánh giá về Phẩm chất và năng lực TSHS được đánh giá,xếp loại:278 Chỉ tiêu Kết quả Đạt Tỉ lệ Chưa đạt Tỉ lệ Đạt Tỉ lệ Chưa đạt Tỉ lệ Phẩm chất 278/278 100% 278/278 100% Năng lực 278/278 100% 278/278 100% Đánh giá về hoạt động giáo dục Chỉ tiêu Kết quả HT Tỉ lệ Chưa HT Tỉ lệ HT Tỉ lệ Chưa HT Tỉ lệ 278/278 100% 278/278 100% Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học 51/51 100% 51/51 100% Tham gia hội thi : Hội giảng An toàn giao thông. Hội giảng giáo dục nha khoa. Chúng em kể chuyện Bác Hồ. Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng . Phụ Trách sao giỏi : đạt giải khuyến khích. Nghi thức đội : đạt giải ba. Trưng bày 10 đồ dùng dạy học tự làm cấp huyện. Trường đạt danh hiệu: Tập thể lao động xuất sắc. Công đoàn đạt: Công đoàn vững mạnh xuất sắc. Xây dựng nếp sống văn minh đạt: Văn hóa. Huy động cộng đồng: 321 415 000 đồng. Quan điểm, nhận thức, vai trò của môn Mĩ thuật trong nhà trường: Ban giám hiệu: Ban giám hiệu luôn quan tâm đến từng giáo viên từng môn học cụ thể cũng như quan tâm đến chất lượng của học sinh nhưng do môi trường và hoàn cảnh của trường còn gặp nhiều khó khăn nên chưa thể quan tâm sâu sắc đến các môn như mĩ thuật, âm nhạc,... Cán bộ, giáo viên, nhân viên: Nhận thức đây là một môn học bổ ích nên cán bộ giáo viên trường luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi sẵn sàn giúp đỡ để giáo viên có thể dạy tốt, học sinh có thể học tốt môn mĩ thuật. Phụ huynh học sinh: Do trong vùng kinh tế chủ yếu là nông nghiệp đời sống còn nhiều khó khăn nên phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con em và học sinh luôn nhìn nhận mĩ thuật chỉ là môn học phụ nên phần nào lơ là ít tập trung mà chỉ chăm vào các môn mà các em phải thi như toán tiếng việt, tin học, ngoại ngữ , những môn có điểm số cụ thể và vì điều kiện kinh tế nên sự chuẩn bị sách vở đồ dùng học tập của các em chưa chu đáo. Việc dạy và học môn Mĩ thuật tại trường tiểu học Lục Sĩ Thành B – Xã Lục Sĩ Thành – huyện Trà Ôn – tỉnh Vĩnh Long: Khảo sát việc dạy và học của giáo viên và học sinh: BẢNG KHẢO SÁT VIỆC DẠY VÀ HỌC TRƯỚC KHI THỰC NGHIỆM QUY TRÌNH TẠO HÌNH 3D Lớp TSHS Nội dung bài dạy Kết quả HTT HT CHT 3/1 30 Bài 4:Vẽ tranh ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM 2 28 0 3/2 30 Bài 15: NẶN CON VẬT 5 25 0 Đánh giá kết quả khảo sát Dựa trên bảng khảo sát trên cho ta thấy chất lượng học sinh hoàn thành tốt sản phẩm của mình còn quá thấp so với tổng số học sinh của lớp điều đó xảy ra do cách thực hiện dạy học còn phổ thông, ít gây hứng thú cho học sinh làm một bộ phận học sinh bị nhàm chán dẫn đến kết quả sản phẩm của học sinh còn hạn chế. Vận dụng quy trình tạo hình 3D để tạo hứng thú giúp học sinh học tốt môn Mĩ thuật tại trường tiểu học Lục Sĩ Thành B – Xã Lục Sĩ Thành – huyện Trà Ôn – tỉnh Vĩnh Long: Vận dụng vào lớp 3/1 bài : ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM KẾ HOẠCH BÀI HỌC CHỦ ĐỀ: NGÔI TRƯỜNG CỦA EM (2 TIẾT) BÀI : ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM I. Mục tiêu: Học sinh hiểu nội dung đề tài trường em. Biết cách vẽ tranh về đề tài trường em. Vẽ được tranh đề tài trường em. Tạo hình được mô hình trường em II. Chuẩn bị: Giáo viên: Một vài tranh của học sinh vẽ về đề tài nhà trường. Một vài bài vẽ của học sinh năm trước. Tranh vẽ về các đề tài khác. Hình gợi ý cách vẽ, mô hình mẫu. Học sinh: Bút chì,vở tập vẽ, màu vẽ, tẩy, đất nặng, keo, các vật liệu tìm đượcSưu tầm tranh về đề tài nhà trường (nếu có). III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: TIẾT 1 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét Mục tiêu: Học sinh hiểu nội dung đề tài trường em. Giáo viên phát 4 tranh về trường học - Trong tranh vẽ cảnh gì? - Hình ảnh chính? - Hình ảnh phụ? - Màu sắc? Lưu ý: Hướng dẫn tìm chọn được hoạt động ở trường học. 2.Hoạt động 2: Cách vẽ Mục tiêu: Học sinh biết cách vẽ tranh theo đề tài trường em. Trò chơi: Ai thông minh? - Yêu cầu mỗi nhóm xếp tranh theo qui trình. - Giáo viên thị phạm. - Đính qui trình vẽ. - Đính bài vẽ học sinh năm trước. - Đính tiêu chí đánh giá xếp loại. ☺ Các em làm gì để trường luôn sạch, đẹp? Lưu ý: Học sinh biết vẽ tranh theo qui trình. 3.Hoạt động 3: Thực hành Mục tiêu: Vẽ được tranh đề tài trường em. - Quan sát giúp đỡ học sinh yếu và học sinh khuyết tật. Lưu ý : Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. 4.Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá Nhận xét. Củng cố - dặn dò. Yêu cầu nêu công việc về nhà. Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm Ổn định - nhận việc - thảo luận - trình bày - Cảnh cắm trại, văn nghệ - Các bạn, thầy cô giáo. - Cây cối, trường học - Có nhiều màu đẹp : xanh, đỏ Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm - Thực hành chơi. - Xếp tranh theo qui trình vẽ. - Mỗi nhóm xếp 1 tranh khác nhau - Đọc qui trình: 1. Tìm chọn nội dung. 2. Phác mảng chính, mảng phụ. 3. Vẽ hình ảnh chính trước cho rõ nội dung đề tài đã chọn, vẽ hình ảnh phụ sau. 4. Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt. - Quét dọn vệ sinh hàng ngày, trồng cây xanh, bảo vệ cảnh quang trường học... Hình thức tổ chức hoạt động : nhóm Thực hành vẽ cùng nhau đề tài ngôi trường của em. - Trình bày sản phẩm theo nhóm. - Đổi chéo nhóm tham quan chọn sản phẩm. - Trình bày sản phẩm đẹp. - Chọn sản phẩm đẹp nhất của lớp - Nêu cách vẽ. - Về nhà vẽ tranh trường em theo ý thích. - Đem đầy đủ đồ dùng học vẽ. TIẾT 2 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét Mục tiêu: Học sinh hiểu nội dung đề tài trường em. Giáo viên cho học sinh xem lại tranh ảnh về trường học và sản phẩm của tiết trước Lưu ý: Hướng dẫn tìm chọn được hoạt động ở trường học. 2.Hoạt động 2: hướng dẫn tạo hình Mục tiêu: Học sinh biết cách tạo hình theo đề tài trường em. Giáo viên thị phạm một vài sản phẩm tạo hình. Cho học sinh quan sát mô hình có sẵn. Lưu ý: Học sinh biết vẽ tranh theo qui trình. 3.Hoạt động 3: Thực hành Mục tiêu: tạo được mô hình theo đề tài trường em. Quan sát giúp đỡ nhóm gặp khó khăn và học sinh khuyết tật. Lưu ý: Sắp xếp mô hình phù hợp theo không gian 4.Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá Nhận xét Củng cố - dặn dò Yêu cầu nêu công việc về nhà Hình thức tổ chức hoạt động : Nhóm Ổn định - nhận việc - thảo luận - trình bày - Cảnh cắm trại, văn nghệ - Các bạn, thầy cô giáo. - Cây cối, trường học - Có nhiều màu đẹp : xanh, đỏ Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm Học sinh quan sát và nghe hướng dẫn của giáo viên. Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm Thực hành cùng nhau tạo những mô hình về đề tài ngôi trường của em bằng những vật liệu đã chuẩn bị trước - Trình bày sản phẩm theo nhóm. - Đổi chéo nhóm tham quan chọn sản phẩm. - Trình bày sản phẩm đẹp.. - Chọn sản phẩm đẹp nhất của lớp. - Nêu cách vẽ. - Về nhà vẽ tranh trường em theo ý thích. - Đem đầy đủ đồ dùng học vẽ Vận dụng vào lớp 3/2 bài: NẶN CON VẬT KẾ HOẠCH BÀI HỌC CHỦ ĐỀ: CON VẬT THÂN QUEN BÀI: NẶN CON VẬT I. Mục tiêu: Học sinh hiểu hình dáng đặc, điểm của con vật. Biết cách nặn và tạo dáng con vật theo ý thích. Yêu mến các con vật. Tạo hình được mô hình con vật bằng những vật liệu tìm được. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh, ảnh các con vật, đất nặn, Một vài con vật do GV nặn , mô hình sở thú có sẵn. Học sinh: Vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ, keo vật liêu tì được( chai, lọ, nút áo...). III. Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Hoạt động 1: Quan sát nhận xét Mục tiêu: Biết hình dáng, đặc điểm con vật. Giáo viên phát mỗi nhóm một con vật bằng đất, đá, sành,gỗ - Đây là các con vật gì? - Hình dáng các con vật này như thế nào? - Các con vật đều có những bộ phận nào? - Chất liêu làm con vật ? ☺Các con vật có ich lợi gì cho môi trường của chúng ta? Lưu ý: Hướng dẫn quan sát các con vật, hình dáng. 2.Hoạt động 2: Cách nặn Mục tiêu: Biết cách nặn các con vật Nặn mẫu theo hai cách. Giáo viên thị phạm nặn con vật đồng thời hướng dẫn tạo hình con vật và sở thú bằng nhiều vật liệu khác nhau Lưu ý: Hướng dẫn nặn nhiều con vật khác nhau 3.Hoạt động 3: Thực hành Mục tiêu: Nặn được
Tài liệu đính kèm: