Thiết kế bài giảng Tập đọc Lớp 4 - Tuần 29, Bài: Đường đi Sa Pa

I. Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.

- Yêu thích cảnh đẹp của đất nước.

 

docx 7 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 1235Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài giảng Tập đọc Lớp 4 - Tuần 29, Bài: Đường đi Sa Pa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế bài giảng
Môn: TẬP ĐỌC
Bài: Đường đi Sa Pa
Mục tiêu:
Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.
Yêu thích cảnh đẹp của đất nước.
Đồ dùng dạy- học: 
GV: SGK, SGV, máy chiếu.
SGK, vở ghi bài
Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định lớp: cho lớp hát
Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 1 HS đọc toàn bài con sẻ.
Gọi HS khác nhận xét.
GV gọi HS đọc thuộc lòng nội dung bài con sẻ.
Gọi HS khác nhận xét.
GV nhận xét, tuyên dương.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
GV cho HS xem tranh minh họa chủ điểm mới.
GV giới thệu chủ điểm mới: Hôm nay chúng ta sẽ bước sang một chủ điểm mới đó là Khám phá thế giới chủ điểm này sẽ giới thiệu với các em những cảnh đẹp của đất nước, những kì thú của thiên nhiên. Bài học đầu tiên sẽ đưa các em đến Sa Pa là một vùng núi có nhiều dân tộc sinh sống thuộc tỉnh Lào Cai, là một địa điểm du lịch, nghỉ mát nổi tiếng ở miền Bắc nước ta. Bài học sẽ giúp các em thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa và cuộc sống giản dị tươi vui của người dân nơi này.
Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
 Hướng dẫn luyện đọc:
GV gọi 1 HS đọc toàn bài.
GV yêu cầu HS chia đoạn:
+ GV hỏi: Bài tập đọc có thể chia làm mấy đoạn?
Bài tập đọc chia làm 3 đoạn:
Đoạn 1: Xe chúng tôi lướt thướt lễu rủ. 
Đoạn 2: Buổi chiều sương núi tím nhạt.
Đoạn 3: Đoạn còn lại.
GV chú ý giọng đọc của toàn bài: 
+ Bài tập đọc này các em đọc với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui, sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa.
GV cho HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài và tìm từ khó đọc
GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS( nếu có). Và hướng dẫn HS đọc các từ khó.
Khi đọc các em cần chú ý câu dài: 
Những đám mây trắng nhỏ xà xuống cửa kính ô tô/ tạo nên cảm giác bồng bềnh/ huyền ảo.
GV đọc mẫu câu dài.
GV cho HS đọc lại câu chú ý ngắt nghỉ và nhấn giọng.
Yêu cầu HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn lần 2 tìm từ chú giải.
Cho HS đọc phần chú giải trong SGK.
Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
GV cho 2 nhóm đọc trước lớp.
GV đoc mẫu toàn bài.
Chuyển ý: Chúng ta vừa luyện đọc xong toàn bài, để hiểu rõ hơn bài tập đọc này nói gì về cảnh và con người ở Sa Pa bây giờ chúng ta sẽ sang tìm hiểu bài. 
Tìm hiểu bài:
GV cho HS đọc thầm lại toàn bộ bài và trả lời câu hỏi thứ nhất:
+ Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh về cảnh, về người. Em hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh? 
GV gợi ý: Các em đọc thầm từng đoạn, nói lại những điều em hình dung về đường lê Sa Pa được miêu tả trong đoạn văn.
GV gọi từng nhóm lên trình bày
GV chốt ý:
Đoạn 1: Du khách lên Sa Pa có cảm giác như đi trong những đám mây trắng bồng bềnh huyền ảo; đi bên thác trắng xóa tựa mây trời, trong rừng cây âm âm; có bông hoa chuối rực rỡ sắc màu; những con ngựa đang ăn cỏ trong vườn đào ven đường: con đen, con trắng, con đỏ.
Đoạn 2: Cảnh phố huyện ở Sa Pa rất vui mắt, rực rỡ sắc màu: nắng vàng hoe, những em bé Hmông, Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa; người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.
Đoạn 3: Khí hậu Sa Pa thay đổi liên tục: thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu; thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên cành đào, lê, mận; thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn đen quý hiếm.
GV nói: Mỗi đoạn văn nói lên một nét đặc sắc, kì diệu của Sa Pa. Qua ngòi bút của tác giả, người đọc như thấy mình đang cùng du khách thăm Sa Pa được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên và con người Sa Pa. 
GV hỏi: Em hãy cho biết mỗi đoạn văn gợi cho chúng ta điều gì về Sa Pa?
GV nhận xét và kết luận ý chính của từng đoạn.
GV yêu cầu HS đọc thầm lại toàn bài và trả lời câu hỏi:
+ Những bức tranh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Em hãy nêu một số chi tiết thể hiện sự tinh tế ấy?
GV gọi HS nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, bổ sung.
GV hỏi vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kì” của thiên nhiên?
GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
GVnhận xét, chốt: Sa Pa là một vùng núi cao trên 1600m. Thời tiết ở đây biến đổi theo từng buổi trong ngày.Sáng sớm lạnh như mùa đông, khoảng 8,9 giờ sáng là mùa xuân, giữ trưa có cái nắng nóng của mùa hè và xế chiều chuyển sang mùa thu, để rồi chập tối và suốt đêm lại chuyển sang mùa đông.Chính sự thay đổi đó làm cho cảnh vật biến đổi theo, cảnh đẹp lại càng hấp dẫn khiến du khách háo hức, tò mò theo dõi, quan sát, chiêm ngưỡng. Vì vậy tác giả đã gọi Sa Pa là “ món quà diệu kì” của thiên nhiên.
Qua bài văn tác giả thể hiện tình cảm của mình đối với cảnh Sa Pa như thế nào? 
Em hãy nêu nội dung chính của bài?
GV gọi HS khác nhận xét
GV nhận xét, kết luận nội dung chính của bài: Bài văn ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.
GV gọi 2,3 HS đọc lại nội dung chính của bài.
Chuyển ý: Chúng ta vừa tìm hiểu xong nội dung của bài giờ chúng ta sẽ luyện đọc diễn cảm.
Hướng dẫn đọc diễn cảm
GV đọc mẫu đoạn 3, HS chú ý lắng nghe cô nhấn các từ nào và tìm giọng đọc: 
 Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa.// Phong cảnh ở đây thật đẹp.// Thoắt cái,/ lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu.// Thoắt cái,/ trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào,/ lê,/ mận.// Thoắt cái,/ gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.//
 Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.//
GV chốt: Đoạn này các em đọc với giọng nhẹ nhàng thể hiện sự háo hức, ngưỡng mộ trước cảnh đẹp ở Sa Pa, chú ý nhấn giọng các từ ngữ gợi tả và ngắt hơi ở dấu phẩy, nghỉ hơi ở dấu chấm.
Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đôi.
Gọi HS thi đọc diễn cảm theo cặp đôi.
GV gọi HS nhận xét, chữa lỗi cho bạn
GV, HS nhận xét bình chọn bạn đọc tốt.
Chuyển ý: Lớp chúng ta luyện đọc diễn cảm rất tốt có có lời khen, bây giờ lớp chúng ta sẽ thực hiện câu hỏi cuối cùng của bài là học thuộc lòng 2 đoạn cuối (từ Hôm sau đến hết) 
Cho HS học thuộc lòng:
GV cho học sinh học thuộc lòng 2 đoạn cuối của bài tập đọc.
GV gọi HS đọc thuộc lòng 2 đoạn cuối.
GV gọi HS nhận xét.
GV nhận xét, tuyên dương.
Củng cố
GV cho HS nhắc lại nội dung bài.
Dặn dò
Về nhà học thuộc nội dung bài.
Chuẩn bị bài mới “ Trăng ơi từ đâu đến?”
Nhận xét tiết học.
Lớp hát
1HS đọc
HS lắng nghe.
1 HS đọc
HS khác nhận xét.
HS xem tranh.
HS lắng nghe.
1 HS đọc toàn bài.
HS chia đoạn:
+ Bài chia làm 3 đoạn
Đoạn 1: Xe chúng tôi lướt thướt lễu rủ. 
Đoạn 2: Buổi chiều sương núi tím nhạt.
Đoạn 3: Đoạn còn lại.
3 HS nối tiếp nhau đọc.
Chênh vênh, xuyên tỉnh, bồng bềnh, huyền ảo, trắng xóa, lướt thướt, liễu rủ, sặc sỡ, người ngựa,
HS lắng nghe.
HS đọc lại.
HS luyện đọc nối tiếp lần 2.
HS đọc chú giải.
HS luyện đọc theo nhóm.
2 nhóm đọc trước lớp.
HS lắng nghe.
HS đọc thầm.
Từng nhóm trình bày:
+ Đoạn 1: Du khách lên Sa Pa có cảm giác như đi trong những đám mây trắng bồng bềnh huyền ảo, đi bên thác trắng xóa tựa mây trời, trong rừng cây âm âm, và bông chuối rực rỡ sắc màu.những con ngựa đang ăn cỏ trong vườn đào ven đường: con đen, con trắng, con đỏ son.
+ Đoạn 2: Cảnh phố huyện ở Sa Pa rất vui mắt, rực rỡ sắc màu: nắng vàng hoe, những em bé Hmông, Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa, người ngựa dập dìm chìm trong sương núi tím nhạt.
+ Đoạn 3: Ở Sa Pa khí hậu thay đổi liên tục: thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái,trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen quý hiếm.
HS trả lời:
+ Đoạn 1: Phong cảnh đường lên Sa Pa.
+Đoạn 2: Phong cảnh một thị trấn trên đường lên Sa Pa. 
+ Đoạn 3: Cảnh đẹp Sa Pa.
HS đọc thầm lại toàn bài và trả lời:
+ Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo lên cảm giác bồng bềnh huyền ảo.
+ Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
+ Con đen huyền, con trắng muốt, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
+ Nắng phố huyện vàng hoe.
+ Sương núi tím nhạt.
+ Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
HS nhận xét, bổ sung.
Vì:
+ Phong cảnh Sa pa rất đẹp.
+ Có sự thay đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng hiếm có.
Tác giả ca ngợi Sa Pa là món quà kì diệu của thiên nhiên dành cho đất nước.
HS nêu.
HS khác nhận xét
2,3 HS đọc.
HS lắng nghe và tìm giọng đọc.
HS đọc theo nhóm đôi.
HS thi đọc
HS nhận xét.
HS học
HS đọc thuộc lòng.
HS nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_29_Duong_di_Sa_Pa.docx