I. MỤC TIÊU:
- Ổn định nề nếp lớp, xếp chỗ ngồi cho HS.
- Kiểm tra sự chuản bị đồ dùng của HS: Sách, vở, bảng, bút, phấn.
- Hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách lấy dồ dùng.
II. CHUẨN BỊ:
- Sách, vở, bảng.
III. LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp:
- GV hướng dẫn HS tập xếp hàng ra vào lớp: Xếp hàng ngay ngắn, khi lớp trưởng hô
“Các bạn chú ý , nghiêm, nhìn trước thẳng!” thì phải đứng nghiêm sau đó tay trái đưa lên vai của bạn đứng trước sao cho cánh tay thẳng. Bạn lớp trưởng hô “Thôi!” thì cả lớp bỏ tay xuống rồi theo hàng vào lớp.
- Xếp chỗ ngồi cho HS theo tổ.
- Bầu ban cán sự lớp.
+ 1 lớp trưởng.
+ 1 lớp phó văn thể.
+ 1 lớp phó học tập.
+ Mỗi tổ có một tổ trưởng và một tổ phó.
- Hướng dẫn cho cán sự lớp nhớ yêu cầu và nhiệm vụ của mình.
gì? - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập theo yêu cầu. Đạo đức em là học sinh lớp Một I. Mục tiêu: Giúp HS biết được: - Trẻ em đến tuổi phải đi học. - Là HS phải thực hiện tốt những qui định cả trường, lớp. - Phải có thái độ vui vẻ, phấn khởi đi học; tự hào đã trở thành học sinh lớp Một. - Biết yêu quý bạn bè, thầy giáo, cô giáo, trường, lớp. II. Chuẩn bị: - Vở bài tập Đạo đức 1. - Các bài hát: Em yêu trường em, Đi học, Đi đến trường. III. Lên lớp: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động 1: Thực hiện trò chơi “Tên bạn, tên tôi”. Bài tập 1. - Cho HS hoạt động theo nhóm 6- 8 em đứng thành vòng tròn và hướng dẫn cách chơi. + Từng bạn hãy lần lượt giới thiệu tên của mình cho các bạn trong nhóm. ? Có bạn nào cùng tên với em không? ? Em hãy kể tên của bạn em qua trò chơi? KL: Mỗi người đều có một cái tên. Trẻ em cũng có quyền có họ tên. 2. Hoạt động 2: Giới thiệu về sở thích của mình ( Bài tập 2 ). - Hãy giới thiệu với bạn bên cạnh những điều em thích. - Gọi một số HS tự giới thiệu trước lớp. ? Những điều các bạn thích có hoàn toàn giống em không? KL: Mỗi người đều có những điều mình thích hoặc không thích. Những điều đó có thể giống hoặc khác nhau giữa người này và người khác. chúng ta cần phải tôn trọng những sở thích riêng của người khác, bạn khác. 3. Hoạt động 3: Học sinh kể về ngày đầu tiên đi học của mình. ( Bài tập 3) - GV yêu cầu: Hãy kể về ngày đầu tiên đi học của em bằng cách kể với bạn bên cạnh: ? Ai đưa em đi học? ? Đến lớp có gì khác ở nhà? ? Em có thấy vui khi đã là học sinh lớp 1 không? ? Em có thích trường lớp mới không? ? Em phải làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 1? - Gọi HS kể trước lớp. KL: Vào lớp 1, các em sẽ có thêm nhiều bạn mới, thầy cô giáo mới, em sẽ biết nhiều điều mới lạ, biết đọc, biết viết và làm toán nữa. Các em nên vui và tự hào vì mình là học sinh lớp Một. Các em cần cố gắng học thật giỏi, thật ngoan. - HS đứng thành vòng tròn theo hướng dẫn của GV. - HS giới thiệu tên. - Có(không) - HS giới thiệu trong nhóm 2 em. - 3 - 5 em giới thiệu. - Không. - HS kể theo nhóm 4 em. - 4 - 6 em kể. VI. Củng cố, dặn dò: ? Vừa học bài gì? - GV nhận xét giờ học. - Nhận xét giờ học. Thứ ba ngày 19 tháng 8 năm 2008 Học vần các nét cơ bản A. Mục tiêu: - HS nhận biết các nét cơ bản. - HS biết đọc, viết các nét trên. - Rèn cho HS viết nắn nót, cẩn thận. B.Chuẩn bị: - Mẫu các nét cơ bản. C.Lên lớp: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Bài cũ: - GV kiểm tra đồ dùng môn Tiếng Việt. II.Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu và ghi đầu bài. 2. Nhận diện các nét cơ bản: a. Các nét sổ: - GV nói tên từng nét, yêu cầu HS nhắc lại. ? Các nét này giống vật gì? ? Độ cao của các nét này ra sao? - Gv viết mẫu. - Cho HS viết bảng con. - Nhận xét, sửa sai. b. Các nét móc: - Cách tiến hành tương tự các nét thẳng. - GV nói tên từng nét, yêu cầu HS nhắc lại. ? Nét móc giống hình cái gì? ? Độ cao của các nét này ra sao? - Gv viết mẫu. - Cho HS viết bảng con. - Nhận xét, sửa sai. c. Các nét cong: - GV nói tên từng nét, yêu cầu HS nhắc lại. ? Nét cong hở phải (trái) giống hình gì? ? Nét cong kín giống hình cái gì? ? Các nét cong cao mấy li - Gv viết mẫu. - Cho HS viết bảng con. - Nhận xét, sửa sai. d. Các nét khuyết: - GV nói tên từng nét, yêu cầu HS nhắc lại. ? Các nét khuyết cao mấy li? - Gv viết mẫu. - Cho HS viết bảng con. - Nhận xét, sửa sai. e. Nét thắt: - Tiến hành tương tự như trên. - 1-2HS nhắc lại. - Nét ngang, nét thẳng, nét xiên phải, nét xiên trái. - Nét ngang giống hình cái thước đặt ngang, nét thẳng giống hình cái thước đặt thẳng, nét xiên phải giống các thước đặt nghiêng phải... - Cao 2 li. - HS quan sát. - HS viết. - Nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu. - Giống hình cái móc câu. - Cao 2 li. - Nét cong hở phải, nét cong hở trái, nét cong kín. - Cái tai... - Hình quả trứng... - 2 li. - Nét khuyết trên, nét khuyết dưới. - 5 li. Tiết 2 3. Luyện tập: a. Luyện đọc: ? Vừa học bài gì? - Gv chỉ các nét cơ bản cho HS đọc. - Nhận xét, uốn nắn. - Gọi HS lên bảng thi chỉ đúng các nét mà GV đọc. b. Luyện viết: - GV hướng dẫn HS mở vở Tập viết. - Hướng dẫn cách cầm bút, cách đặt vở, tư thế ngồi viết. - Hướng dẫn tô từng dòng. - GV quan sát, uốn nắn. III. Củng cố, dặn dò: ? Vừa học bài gì? ? Đó là những nét nào? - GV nhận xét giờ học. - Dặn dò chuẩn bị bài mới. - Các nét cơ bản. - Đọc cá nhân, nhóm, lớp. - 3- 4 cặp lên thi. - HS mở vở, quan sát mẫu. - HS tô theo mẫu. - Các nét cơ bản. - Nét ngang, nét thẳng... Toán Bài 2: Nhiều hơn, ít hơn A. Mục tiêu: - HS biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật. - HS biết sở dụng các từ “Nhiều hơn”, “ít hơn” để diễn tả hoạt động so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật. B. Chuẩn bị: - 5 chiếc cốc, 4 chiếc thìa. - 3 lọ hoa, 4 bông hoa. - Hình vẽ nút chai và chai. - Hình vẽ 2 củ cà rốt và 3 chú thỏ. - Hình vẽ nồi và vung nồi. - Hình vẽ phích cắm và ổ điện. C.Lên lớp: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Bài cũ: II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Hằng ngày chúng ta thường nói: Đồ vật này ít hơn đồ vật kia, cái này nhiều hơn cái kia... Để biết nhóm đồ vật này nhiều hơn hoặc ít hơn nhóm đồ vật kia người ta phải so sánh số lượng của chúng. 2. So sánh số lượng cốc và thìa: - Gv đặt 5 chiếc cốc và 4 chiếc thìa lên bàn và nói: Cô có một số cốc và một số thìa, bây giờ chúng ta sẽ so sánh số cốc và số thìa với nhau. - GV gọi 1 HS lên đặt mỗi chiếc thìa vào một chiếc cốc. ? Còn chiếc cốc nào không có thìa không? - Khi đặt vào mỗi chiếc cốc 1 cái thìa thì vẫn còn một chiếc cốc không có thìa, vậy số cốc nhiều hơn số thìa. - Khi đặt vào mỗi chiếc cốc 1 cái thìa thì không còn thìa để đặt vào chiếc cốc còn lại, vậy ta nói số thìa ít hơn số cốc. 3. So sánh vỏ chai và nút chai: - Gv theo hình vẽ 3 cái chai và 5 chiếc nút chai lên bảng: Nếu cô nối một chiếc chai với một chiếc nút thì các em thấy chai hay nút còn thừa ra? ? Như vậy số nút chai như thế nào so với số vỏ chai? ? Có đủ chai để nối 1 chiếc chai với 1 chiếc thìa không? ? Như vậy số vỏ chai như thế nào so với số nút chai? - Gv cho HS làm bài trong SGK rồi một vài em nhắc lại kết quả. 4. So sánh só thỏ và cà rốt: - Hãy quan sát hình vẽ những chú thỏ và những củ cà rốt rồi nối mỗi chú thỏ với một củ cà rốt. - Gọi một HS lên bảng nối. - Em rút ra điều gì khi nối mỗi con thỏ với một củ cà rốt ? 5. So sánh nồi và vung nồi: - Làm tương tự hoạt động 4. 6. So sánh số phích cắm và số ổ cắm điện: - Tương tự hoạt động 4. III. Củng cố, dặn dò: ? Vừa học bài gì? - Hãy so sánh số lượng bàn Gv và bàn HS trong lớp mình? - Hãy so sánh cửa sổ và cửa ra vào, số quạt và bóng điện, ông mặt trời và các vì sao trên trời... - Nhận xét giờ học. - Dặn HS làm bài tập ở nhà, chuẩn bị bài sau. - HS nhắc lại tên đầu bài. - HS quan sát. - Còn 1 chiếc cốc không có thìa. - HS: Số cốc nhiều hơn số thìa. - HS: Số thìa ít hơn số cốc. - HS quan sát và nói: Nút chia còn thừa ra. - Số nút chai nhiều hơn số vỏ chai. - Không đủ. - Số vỏ chai ít hơn số nút chai. - Số nút chai nhiều hơn số vỏ chai. Số vỏ chai ít hơn số nút chai. - HS tự nối . - Khi nối mỗi con thỏ với một củ cà rốt thì thừa ra một con thỏ không có cà rốt.Vậy số cà rốt ít hơn số thỏ, ngược lại số thỏ nhiều hơn số cà rốt. - Vung nhiều hơn nồi, nồi ít hơn vung. - Phích cắm ít hơn ổ cắm, ổ cắm nhiều hơn phích cắm. - Nhiều hơn, ít hơn. - Bàn HS ít hơn bàn GVC , bàn GV nhiều hơn bàn HS. - 2 - 3 HS so sánh. Âm nhạc học hát bài: quê hương tươi đẹp GV chuyên soạn giảng Thứ tư ngày 20 tháng 8 năm 2008 Học vần Bài 1: e A.Mục tiêu: - Học sinh làm quen, nhận biết được chữ e, ghi âm e. - Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Trẻ em và các loài vật đều có lớp học riêng của mình. B. Chuẩn bị: - Bộ đồ dùng dạy học Tiếng Việt1. - Tranh minh họa. C.Lên lớp: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Bài cũ: - Gọi HS nhắc lại tên các nét cơ bản. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV đưa tranh vẽ: tranh vẽ gì? -> Các tiếng trên đều giống nhau là có âm e. - GV ghi bảng và phát âm. 2. Dạy chữ ghi âm: a.Nhận diện chữ và phát âm: - Hãy tìm âm e trong bộ chữ. - GV: Chữ cái e gồm 1 nét thắt. ? Chữ cái e giống hình cái gì? -> GV thao tác trên sợi dây cho HS xem. - GV phát âm: e b. Hướng dẫn viết bảng con: - GV viết mẫu và nêu quy trình viết: Chữ cái e cao 2 li, bắt đầu từ giữa li thứ nhất tính từ dưới lên rồi vòng lên chạm dòng kẻ ngang 3 tạo thành một nét thắt kết thúc ở giữa li thứ nhất. - Cho cả lớp viết trên không, sau đó viết bảng con. - Nhận xét, sửa sai. - 3 - 5 em - Vẽ bé, ve, me, xe. - HS phát âm cả lớp. - HS cài âm e. - Hình sợi dây vắt chéo. - Cá nhân, nhóm, lớp phát âm. - HS quan sát. Tiết 2 3. Luyện tập: a. Luyện đọc: ? Vừa học âm gì? - Gọi HS đọc bài tiết 1. - GV cho HS mở SGK để nhận dạng chữ e. b. Luyện viết vở Tập viết: - GV hướng dẫn cách tìm bài viết. - GV hướng dẫn tô chữ e: Tô đều nét, không chờm ra ngoài. - Hướng dẫn tư thế ngồi, cách cầm bút... - Cho HS tô chữ. - Quan sát, uốn, nắn. c. Luyện nói: - GV đưa tranh luyện nói và hỏi: ? Tranh vẽ gì? ? Các bức tranh có gì giống nhau? ? Các bức tranh có gì khác nhau? ? Các bạn có chăm chỉ học không? ? Chăm chỉ học có ích lợi gì? => Các bạn nhỏ trong tranh rất chăm chỉ học, các em cần chăm chỉ học như các bạn để biết đọc, biết viết và học giỏi. III. Củng cố, dặn dò: * Trò chơi “Ai tinh mắt hơn”: GV để chữ e lẫn giữa các chữ khác, yêu cầu 3 em lên chỉ ra được chữ e nhanh nhất. -> Nhận xét, tuyên dương em tìm chữ e nhanh nhất. ? Vừa học âm gì? - Nhận xét giờ học. - Dặn HS đọc bài, viết bài ở nhà, chuẩn bị bài mới. - Âm e. - Cá nhân, nhóm, lớp. - HS đọc cá nhân. - Mở vở Tập viết. - HS tô chữ. - HS quan sát. - Chim, ve, ếch, gấu đang học bài. - Các con vật đều đang học bài. - Các con vật khác nhau. - Có. - Giúp chúng ta học giỏi. - Âm e. Toán Bài 3: hình vuông, hình tròn A. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể: - Nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông, hình tròn. - Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật. B. Chuẩn bị: - Bộ đồ dùng dạy học toán 1 - Một số đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn. - Tờ giấy để tạo hình vuông. C.Lên lớp: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Bài cũ: - GV đưa ra một số que tính chênh lệch với 1 cái bút và gọi HS nêu kết quả. - GV đưa ra một số bút và thước kẻ chênh lệch nhau. - Gọi HS tự so sánh những đồ vật ở trong lớp: cửa sổ với cửa lớp, bảng con của cả lớp với bảng lớp... - Nhận xét. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu và ghi đầu bài. 2. Giới thiệu hình vuông: - GV lần lượt giơ tấm bìa hình vuông cho HS xem, mỗi lần giơ hình vuông lại nói: Đây là hình vuông. - Hãy lấy hình vuông trong hộp đồ dùng. ? Em vừa lấy hình gì? ? Ngoài hình vuông em vừa lấy trong bộ đồ dùng, em hãy cho biết trong thực tế có những đồ vật nào có dạng hình vuông? - GV đưa một số đồ vật có dạng hình vuông cho HS xem. 3. Giới thiệu hình tròn: - GV lần lượt giơ tấm bìa hình tròn cho HS xem, mỗi lần giơ hình tròn lại nói: Đây là hình tròn. - Hãy lấy hình tròn trong hộp đồ dùng. ? Em vừa lấy hình gì? ? Ngoài hình tròn em vừa lấy trong bộ đồ dùng, em hãy cho biết trong thực tế có những đồ vật nào có dạng hình tròn? - GV đưa một số đồ vật có dạng hình tròn cho HS xem. 4. Luyện tập: Bài 1( 8) - Gv giải thích yêu cầu bài tập: B ài 1 yêu cầu các em tô màu vào các hình vuông, khi tô màu phải lưu ý tô không chờm ra ngoài. - Gv quan sát, uốn nắn. Bài 2( 8) ? Bài yêu cầu gì? ? Tô màu vào hình gì? - Lưu ý khi tô hình con lật đật phải dùng khác màu để tô. - Quan sát, uốn nắn. Bài 3( 8 ) - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. ? Tô màu hình gì? - Khi tô phải lưu ý tô hình vuông khác màu với hình tròn. - Quan sát, uốn nắn. Bài 4 (8) - GV nêu yêu cầu: Cô có 2 băng giấy, bây giờ các em phải suy nghĩ xem làm thế nào để tạo hình vuông? - Gọi vài HS lên bảng nói cách tạo hình vuông. - Nhận xét, ghi điểm. III. Củng cố, dặn dò: ? Vừa học bài gì? *Trò chơi “ Ai nhanh, ai khéo” - Gv chuẩn bị mô hình hình tròn, hình vuông đựng trong hai chiếc giỏ, mỗi đội 5 em, trong 3 phút, đội nào lấy được nhiều hình vuông, hình tròn đựng vào giỏ thì đội đó thắng. - Gv nhận xét, tuyên dương đội thắng. - Gv nhận xét giờ học. - Dặn chuẩn bị bài sau. - 1 HS nêu. - 1 HS nêu. - 2 - 3 HS nêu. - 1 - 2 HS nhắc lại. - HS quan sát. - HS sử dụng bộ đồ dùng học toán. - Nhiều HS nhắc lại: Hình vuông. - Khăn mùi xoa, gạch hoa lát nền nhà, ô vuông trong bảng con, khăn tay, đồng hồ... - HS quan sát. - HS quan sát. - HS lấy hình tròn. - Nhiều HS nhắc lại: Hình tròn. - Bánh xe đạp, miệng cốc, chén, bát, đồng hồ hình tròn, cái đĩa , mặt trăng , mặt trời... - HS quan sát. - HS tô màu. - Tô màu. - Hình tròn. - HS làm bài. - Tô màu. - Hình vuông và hình tròn. - HS tô màu. - HS chuẩn bị giấy như GV rồi tự tạo hình vuông. - 2- 3 HS gấp rồi giải thích. - Hình vuông, hình tròn. Mĩ thuật Bài 1: xem tranh thiếu nhi vui chơi GV chuyên soạn giảng Thứ năm ngày 8 tháng 9 năm 2008 Học vần Bài 2: B A. Mục tiêu: - Hs làm quen và nhận biết được chữ b ghi âm b. - Ghép được tiếng “bé” - Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật. B. Chuẩn bị: - Tranh minh họa. - Bộ đồ dùng dạy học Tiếng Việt. C. Lên lớp: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Bài cũ: ? Giờ trước học âm gì? - Gọi HS đọc âm e. - Cho HS viết chữ e vào bảng con. - Nhận xét, ghi điểm. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV đưa tranh. ? Tranh vẽ gì? ? Các tiếng trên có gì giống và khác nhau? -> Vậy hôm nay cô giới thiệu với các em âm mới là b -> Gv ghi bảng và đọc: Bờ 2. Dạy chữ ghi âm: a. Nhận diện chữ: - Hãy cài âm b. - Chữ cái b gồm một nét khuyết trên và một nét thắt. ? Chữ cái b và chữ cái e có gì giống và khác nhau? b. Ghép chữ và phát âm: - GV phát âm mẫu: Bờ ? Giờ trước các em đã được học âm gì? ? Âm e ghép với âm b thì được tiếng gì? - Hãy ghép tiếng be. ? Tiếng be do mấy âm ghép lại, âm nào đứng trước, âm nào đứng sau? - GV đánh vần: b - e - be ? Đọc thế nào? ? Tiếng be có âm nào đứng trước? ? Hãy tìm những tiếng có âm b đứng trước? c. Luyện viết bảng con: - GV viết mẫu, nêu quy trình viết chữ b, be. - Cho HS viết trên không. - Cho HS viết bảng con. - Nhận xét, sửa sai. d. Củng cố: ? Vừa học âm gì ? ? Vừa học tiếng nào mới? - Âm e. - 5 - 6 em đọc. - 1- 2 em lên bảng viết. - HS quan sát. - bé, bê, bà, bóng. - Có âm b đứng đầu. - HS đọc ĐT - Cả lớp cài. - HS quan sát. - Giống: Đều có nét thắt. - Khác: chữ cái b có thêm nét khuyết trên. - Hs phát âm cá nhân, nhóm. - Âm e. - Tiếng be. - Cả lớp ghép. - Do hai âm ghép lại, âm b đứng trước, âm e đứng sau. - HS đánh vần cá nhân, nhóm. - Be. - Âm b. - Bố, bà, ba, bò, bẻ, bẹ... - Âm b. - Tiếng be. Tiết 2 3. Luyện tập: a. Luyện đọc: ? Vừa học âm gì ? ? Vừa học tiếng nào mới? - GV chỉ bảng cho HS đọc. - Cho HS mở SGK và đọc. - Nhận xét, chỉnh sửa. b. Luyện viết vở Tập viết: - Hướng dẫn HS mở vở Tập viết. - Nhắc HS tư thế ngồi, cách cầm bút, cách đặt vở. - Cho HS viết bài. c. Luyện nói: - GV đưa tranh. ? Tranh vẽ gì? ? Tại sao chú voi lại cầm sách ngược? ? Để biết chữ các em phải làm gì? ? Các bức tranh này có điểm gì giống nhau? ? Điểm khác nhau của các bức tranh này là gì? => Các bạn nhỏ rát chăm học, các em cần noi gương các bạn để biết đọc, biết viết. d. Trò chơi: Thi tìm chữ - Có 12 bông hoa, bên trong viết các chữ khác nhau, trong đó có 5 chữ b. GV gắn bông hoa lên bảng, 2 đội HS, mỗi đội 2 em lên thi tìm nhanh chữ b hôm nay học. đội nào tìm nhanh đội đó thắng. III. Củng cố, dặn dò: ? Vừa học âm gì mới? ? Vừa học tiếng gì mới? - Nhận xét giờ học. - Dặn HS đọc lại bài, chuẩn bị bài mới. - Âm b. - Tiếng be. - Cá nhân, nhóm, lớp. - Cá nhân. - HS mở vở và quan sát mẫu. - b, be. - HS quan sát. - Tranh vẽ con chim non đang học bài; chú gấu đang tập viết chữ e; chú voi đọc sách ngược; em bé tập kẻ, hai bạn nhỏ xếp hình. - Vì chú chưa biết chữ - Phải chăm học. - Tất cả đều tập trung vào việc học. - Các con vật khác nhau, con vật khác nhau. - Âm b. - Tiếng be. Toán Bài 4: hình tam giác A. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể: - Nhận ra và nêu đúng tên của hình tam giác. - Bước đầu nhận ra hình tam giác từ các vật thật có mặt là hình tam giác. B. Chuẩn bị: - Bộ đồ dùng dạy học toán 1. - Hình tam giác bằng bìa. - Một số đồ vật có dạng hình tam giác. C.Lên lớp: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Bài cũ: ? Giờ trước học bài gì? - Hãy kể một số đồ vật có mặt là hình vuông( hình tròn ). - GV nhận xét, ghi điểm. II. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: - GV giới thiệu và ghi đầu bài. 2. Giới thiệu hình tam giác: - GV lần lượt giơ tấm bìa hình tam giác cho HS xem, mỗi lần giơ hình tam giác lại nói: Đây là hình tam giác. - Hãy lấy hình tam giác trong hộp đồ dùng. ? Em vừa lấy hình gì? ? Ngoài hình tam giác em vừa lấy trong bộ đồ dùng, em hãy cho biết trong thực tế có những đồ vật nào có dạng hình tam giác ? - GV đưa một số đồ vật có dạng hình vuông cho HS xem. 3. Thực hành: Bài 1 (VBT Toán 1- 6 ) - Bài yêu cầu gì? - Tô màu hình gì? - GV yêu cầu HS dùng bút chì khác màu nhau để tô màu vào các hình tam giác có kích thước khác nhau, lưu ý tô đều nét. - GV quan sát, uốn nắn. Bài 2 (VBT Toán 1- 6 ) - Bài yêu cầu gì? - GV yêu cầu HS dùng bút chì khác màu nhau để tô màu vào các hình tam giác. ? Các hình tam giác tạo thành các hình gì? Bài 3 (VBT Toán 1- 6 ) - Bài yêu cầu gì? - GV yêu cầu HS dùng bút chì màu khác nhau tô vào các hình ngôi nhà, cái cây, con cá. - Quan sát, uốn nắn. Bài 4 (VBT Toán 1- 6 ) - Bài yêu cầu gì? - GV yêu cầu HS dùng que diêm xếp thành các hình như trong VBT. - Quan sát, uốn nắn. III. Củng cố, dặn dò: - Vừa biết thêm hình gì? - GV nhận xét giờ. - Dặn HS về nhà tìm thêm một số đồ vật có dạng hình tam giác. - Hình tròn, hình vuông. - 3 - 5 HS kể. - Hình tam giác. - HS quan sát. - HS sử dụng bộ đồ dùng học toán. - Nhiều HS nhắc lại: Hình tam giác. - Biển báo giao thông, ê ke, cờ đuôi nheo, cánh buồm... - HS quan sát. - Tô màu . - Tô hình tam giác. - HS làm bài. - Tô màu . - HS làm bài. - Hình ngôi nhà, hình con thuyền, hình cái chong chóng. - Tô màu. - HS làm bài. - Xếp thành các hình sau. Tự nhiên và xã hội Bài 1: cơ thể chúng ta I. Mục tiêu: Sau bài, HS biết: - Kể tên và chỉ đúng các bộ phận của cơ thể . - Một số cử động của đầu và cổ, mình, chân, tay. - Rèn thói quen ham thích hoạt độngđể có cơ thể phát triển. II. Chuẩn bị: - Các hình trong SGK. - SGK TN- XH. III. Lên lớp: Các HĐ HĐ của GV HĐ của HS 1. Giới thiệu bài: 2. Hoạt động1: Quan sát tranh. 3. Hoạt động2: Quan sát tranh. 4. Hoạt động 3: Tập thể dục. - Nhìn từ bên ngoài, các em có biết cơ thể chúng ta có những bộ phận chính nào không? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết rõ điều đó. * B1: HS hoạt động theo cặp. - Hãy quan sát các hình ở trang 4 - SGK rồi chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể. * B2: Hoạt động cả lớp. - GV sử dụng hình vẽ phóng to , cho HS xung phong lên nói tên các bộ phận của cơ thể KL: GV gọi một HS nhắc lại tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể. *B1: Làm việc theo nhóm nhỏ. - Hãy quan sát các hình ở trang 5 - SGK rồi chỉ và nói xem các bạn trong từng hình đang làm gì. - Qua các hoạt động của các bạn trong từng hình, cá em hãy nói với nhau xem cơ thể của chúng ta gồm mấy phần. * B2: Hoạt động cả lớp. - GV yêu cầu: Bạn nào có thể biểu diễn lại từng hoạt động của đầu, mình, chân, tay như các bạn trong hình. ? Cơ thể chúng ta gồm mấy phần? KL: Cơ thể của chúng ta gồm 3 phần đó là đầu, mình và chân, tay. Chúng ta nên tích cực vận động, không nên lúc nào cũng ngồi yên một chỗ. Hoạt động sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh và nhanh nhẹn. * B1: Hướng dẫn cả lớp học thuộc đoạn thơ: “ Cúi mãi mỏi lưng Viết mãi mỏi tay Thể dục thế này Là hết mệt mỏi.” * B2: GV làm mẫu từng động tác, vừa làm vừa hát. * B3: Gọi 1 HS lên đứng trước lớp thực hiện các động tác thể dục . - Cho cả lớp tự tập thể dục và hát. => KL: Muốn cho cơthể phát triển cân đối cần tập thể dục hàng ngày. - Vài HS nhắc lại đẫu bài. - Hs làm việc theo sự chỉ dẫn của GV - HS dưới lớp nghe, nhận xét, bổ sung. - HS các nhóm làm việc dưới sự hướng dẫn của GV. - Một số em lên biểu diễn, cả lớp quan sát. - 3 - 4 HS trả lời. - Cả lớp đọc theo GV. - Cả lớp làm theo. - Cả lớp làm theo IV.Củng cố, dặn dò: ? Vừa học bài gì? ? Cơ thể người gồm mấy phần? - GV tổng kết giờ học, tuyên dương HS tích cực hoạt động. - Nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài “Chúng ta đang lớn” Thứ súu ngày 9 tháng 9 năm 2008 Học vần Bài 3 : Dấu sắc A. Mục tiêu: - HS nhận biết được dấu và thanh sắc. - Ghép được tiếng bé. - Biết dấu thanh sắc ở tiếng chỉ đồ vật, sự vật. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Các hoạt động khác nhau của trẻ em. B.Chuẩn bị: - Tranh minh họa bài học. - Bộ đồ dùng dạy học Tiếng Việt 1. C. Lên lớp: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Bài cũ: - Cho HS đọc bảng con: b, be. - Phân tích tiếng be. - Đọc cho cả lớp viết: be - Nhận xét, ghi điểm. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GVđưa tranh. ? Tranh vẽ gì? ? Các tiếng này có gì giống nhau? ->GV viết bảng dấu sắc và đọc: sắc 2. Dạy dấu thanh: a. Nhận diện dấu: - GV tô lại dấu sắc: ? Dấu sắc giống nét cơ bản nào? - Hãy tìm dấu sắc trong bộ chữ? ? Dấu sắc giống hình cái gì? b. Ghép chữ và phát âm: ? Âm b và âm e ghép lại được tiếng gì? ? Có tiếng be thêm dấu sắc được tiếng gì? ? Dấu sắc đặt ở đâu? - Hãy ghép tiếng bé? - Hãy phân tích tiếng bé? - GV đánh vần: b - e - be - sắc - bé. ? Ai đọc trơn được? c. Hướng dẫn viết bảng con: - Gv viết mẫu dấu sắc: Là một nét xiên phải, nằm trên dòng kẻ ngang thứ ba. - Tiếng bé gồm chữ cái b, e và dấu sắc đặt trên e ở trên dòng kẻ ngang thứ ba. - Cho cả lớp viết trên không. - Cho cả lớp viết bảng con. - Nhận xét, sửa sai. - 2 - 4 HS đọc. - Ti
Tài liệu đính kèm: