Sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyên từ và câu ở lớp 4”

Môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học nhằm hình thành và phát triển cho Học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, đọc, nói, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Giúp học sinh có cơ sở tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Trong bộ môn Tiếng Việt thì phân môn Luyện từ và câu có một nhiệm vụ đó là cung cấp nhiều kiến thức sơ giản về viết Tiếng Việt và rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu (nói- viết), kĩ năng đọc cho học sinh, cụ thể là:

1- Mở rộng hệ thống hoá vốn từ trang bị cho học sinh một số hiểu biết cơ bản về từ và câu.

2- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu.

3- Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp.

 

doc 19 trang Người đăng phuquy Lượt xem 1091Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyên từ và câu ở lớp 4”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 khả năng ngôn ngữ còn thấp cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng môn học.
- Mặc dù học sinh có đủ sách vở học tập nhưng nhiều em không chịu học mà phụ thuộc hoàn toàn vào sách có đáp án được in, bán sẵn.
- Cha mẹ học sinh không kịp thời khuyến khích, động viên con em học tập. Thời gian dành cho việc học ở nhà còn ít. Đa số phụ huynh học sinh lại có nguyện vọng cho con em học thiên về môn Toán nhiều hơn.
- Bên cạnh đó còn một bộ phận học sinh do bị hổng kiến thức từ lớp dưới, do khả năng tiếp thu bài hạn chế, nên không thể hoàn thành hệ thống bài tập trên lớp.
Từ những tồn tại nêu trên tôi đã rất băn khoăn và trăn trở, luôn suy nghĩ để tìm ra nguyên nhân của chất lượng môn Luyện từ và câu. Mặc dù trong giảng dạy phân môn Luyện từ và câu có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Song khó khăn nào cũng có hướng giải quyết, thuận lợi nào đều có thể phát huy được những khó hăn đó. Vì vậy tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và cùng trao đổi với một số đồng nghiệp trong tổ, trong trường. Được sự hỗ trợ và giúp đỡ của đồng nghiệp, của lãnh đạo nhà trường, thông qua cuộc họp Cha mẹ học sinh đầu năm học tôi mạnh dạn đề ra một số biện pháp khắc phục, cách dạy phù hợp với nhận thức của học sinh nhằm giúp học sinh có hứng thú với môn học và nắm bắt bài một cách tốt hơn, nâng cao chất lượng, hiệu quả của phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4C, năm học 2009 - 2010. 
B. Giải quyết vấn đề
I. Các giải pháp thực hiện
1. Nghiên cứu kĩ nội dung chương trình, yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng của phân môn luyện từ và câu.
1.1. Nội dung chương trình gồm 62 tiết được phân như sau:
 Mỗi tuần 2 tiết. Học kì I 32 tiết gồm 5 chủ điểm. Học kì II 30 tiết gồm 5 chủ điểm. Mỗi chủ điểm học sinh được học một chủ đề tương ứng với từng chủ điểm đó.
 1.2. Yêu cầu kiến thức
 a. Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ : Môn Tiếng Việt có 10 đơn vị học thì phân môn Luyện từ và câu mở rộng và hệ thống hoá 10 chủ điểm đó.
 b. Trang bị các kiến thức giảng dạy về từ và câu.
 * Từ – Cấu tạo tiếng : - Cấu tạo từ : Từ đơn, từ ghép và từ láy.
 - Từ loại : Danh từ, Động từ, Tính từ. 
 * Các kiểu câu: Câu hỏi, Câu kể, Câu cầu khiến, Câu cảm. 
 * Các dấu câu: Dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn.
 1.3. Yêu cầu kĩ năng về từ và câu:
 a. Từ:
- Nhận biết được cấu tạo của tiếng.
- Giải các câu đố tiếng liên quan đến cấu tạo của tiếng.
- Nhận biết từ loại.
- Đặt câu với từ đã cho.
- Xác định tình huống sử dụng Thành ngữ - Tục ngữ.
 b. Câu:
- Nhận biết các kiểu câu.
- Đặt câu theo mẫu.
- Nhận biết các kiểu trạng ngữ.
- Thêm trạng ngữ cho câu.
- Tác dụng của dấu câu.
- Điền dấu câu thích hợp.
 c. Dạy tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp.
 Thông qua nội dung dạy Luyện từ và câu ở lớp 4, bồi dưỡng cho học sinh ý thức và thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu và ý thức sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực văn hoá.
- Chữa lỗi dấu câu.
- Lựa chọn kiểu câu kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần đạt được và cũng như là nhiệm vụ mà người giáo viên cần nắm vững khi giảng dạy phân môn này.
 2. Nắm vững qui trình dạy luyện từ và câu ở lớp 4.
 Cách dạy theo 2 dạng bài lí thuyết và bài thực hành.
 3. Vận dụng một số phương pháp dạy học khi dạy luyện từ và câu ở lớp 4. 
 3.1. Phương pháp vấn đáp
 Phương pháp gợi mở vấn đáp là phương pháp dạy học không trực tiếp đưa ra những kiến thức đã hoàn chỉnh mà hướng dẫn cho học sinh tư duy từng bước một để các em tự tìm ra kiến thức mới phải học.
 Phương pháp gợi mở vấn đáp nhằm tăng cường kĩ năng suy nghĩ, tư duy sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và xác định mức độ hiểu bài cũng như kinh nghiệm đã có của học sinh. Giúp các em hình thành khả năng tự lực tìm tòi kiến thức. Qua đó học sinh ghi nhớ tốt hơn, sâu sắc hơn.
 Yêu cầu khi sử dụng giáo viên phải lựa chọn những câu hỏi theo đúng nội dung bài học, câu hỏi đưa ra phải rõ ràng, dễ dàng phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong cùng một lớp. Giáo viên dành thời gian cho học sinh suy nghĩ sau đó cho học sinh trả lời, các em khác nhận xét bổ sung. Phương pháp này phù hợp với cả hai loại bài lí thuyết và thực hành.
 VD: Khi dạy bài Danh từ (tuần 5) mục đích của bài là học sinh phải nắm được Danh từ là gì?- Biết tìm danh từ trừu tượng trong đoạn văn và đặt câu với danh từ đó.
 - Giáo viên đưa ra ví dụ: 
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
Lâm thị mỹ dạ
+H: Em hãy tìm những từ chỉ sự vật trong đoạn thơ?
Dòng 1: Truyện cổ Dòng 5: Đời, cha ông
Dòng 2: Cuộc sống, tiếng xưa Dòng 6: Con sông, chân trời
Dòng 3: Cơn nắng, cơn mưa Dòng 7: Truyện cổ
Dòng 4: Con sông, rặng dừa Dòng 8: Ông cha.
+ H: Hãy sắp xếp các từ vừa tìm được vào từng nhóm sau cho thích hợp:
- Từ chỉ người: Ông cha- Cha ông
- Từ chỉ vật: sông, dừa, chân trời.
- Từ chỉ hiện tượng: mưa, nắng
- Từ chỉ khái niệm : Cuộc sống, truyện cổ, tiếng xưa, đời.
- Từ chỉ đơn vị : Cơn, con, rặng.
+ H : Những từ đó thuộc loại từ gì? (Danh từ)
+ H: Vậy danh từ là gì? (Danh từ là những từ chỉ sự vật: người, vật hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị).
 Như vậy, qua 4 câu hỏi gợi mở cho các em hình thành một khái niệm ngữ pháp mà nội dung của bài đề ra.
 Tóm lại phương pháp gợi mở vấn đáp được sử dụng trong tất cả tiết học và phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh.
 3.2. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
 Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề là cách mà giáo viên đưa ra những tình huống gợi vấn đề điều khiển học sinh phát hiện vần đề, tự giác hoạt động, trực tiếp chủ động và sáng tạo để giải quyết vấn đề thông qua đó mà kiến tạo tri thức, rèn luyện kĩ năng.
 Tăng thêm sự hiểu biết và khả năng áp dụng lí thuyết vào giải quyết vấn đề của thực tiễn. Nâng cao kĩ năng phân tích và khái quát từ tình huống cụ thể và khả năng độc lập cũng như khả năng hợp tác trong quá trình giải quyết vấn đề.
 Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên cần chuẩn bị trước câu hỏi sao cho phù hợp với mục đích, yêu cầu và nội dung của bài đảm bảo tính sư phạm, đáp ứng với các đối tượng học sinh, giáo viên cần chuẩn bị tốt kiến thức để giải quyết vấn đề mà học sinh đưa ra.
VD: Khi dạy bài mở rộng vốn từ “Đồ chơi- trò chơi” (tuần 16) Giáo viên đưa ra một số thành ngữ- tục ngữ sau: “Chơi với lửa”, “ở chọn nơi, chơi chọn bạn”, “Chơi diều đứt dây”, “Chơi dao có ngày đứt tay”, hãy chọn câu thành ngữ, tục ngữ thích hợp để khuyên bạn:
Nếu bạn em chơi với một số bạn hư nên học kém hẳn đi.
b- Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh, rất nguy hiểm để tỏ mình gan dạ.
- Với tình huống (a) các em có thể chọn thành ngữ tục ngữ: “ở chọn nơi, chơi chọn bạn”. Nhưng với tình huống (b) các em có thể chọn 1 hoặc 2 thành ngữ tục ngữ như:“Chơi với lửa” hoặc “Chơi dao có ngày đứt tay” đều được.
 * Tóm lại: Với phương pháp này người giáo viên cần hiểu rằng trong từng tình huống cụ thể sẽ có nhiều cách giải quyết hay, thích hợp để học sinh có thể ứng dụng vào trong học tập, trong cuộc sống.
 3.3. Phương pháp trực quan.
 Phương pháp trực quan là phương pháp dạy học trong đó giáo viên có sử dụng các hình ảnh trực quan nhằm giúp học sinh có biểu tượng đúng về sự vật và thu nhận được kiến thức, rèn luyện kĩ năng theo nội dung bài học một cách thuận lợi.
 Thu hút sự chú ý và giúp học sinh hiểu bài, ghi nhớ bài tốt hơn, học sinh có thể khái quát nội dung bài và phát hiện mối liên hệ của các đơn vị kiến thức.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát theo nội dung cần truyền đạt.
 VD: Khi dạy bài “Đồ chơi – Trò chơi” (tuần 15) giáo viên đưa ra 6 bức tranh trong SGK Tiếng Việt 4 tập 1 (trang 147) để tìm ra các từ ngữ chỉ tên đồ chơi – trò chơi mà các em được mở rộng trong bài học.
 Bức tranh 1: HS tìm từ chỉ đồ chơi: Diều – Trò chơi: thả diều.
Bức tranh 2: đồ chơi: đèn ông sao, trống cơm, đầu sư tử – trò chơi: múa lân, rước đèn, đánh trống.
Bức tranh 3: đồ chơi: dây, nồi xoong, búp bê – trò chơi: nhảy dây, nấu ăn, cho bé ăn bột
Bức tranh 4: đồ chơi: máy tính, bộ xếp hình – trò chơi: điện tử, xếp hình.
Bức tranh 5: đồ chơi: dây, súng ná - trò chơi: kéo co. bắn súng.
Bức tranh 6: đồ chơi: khăn – trò chơi: bịt mắt bắt dê
*Tóm lại: Sử dụng phương pháp trực quan giảng giải khi dạy phân môn Luyện từ và câu là rất quan trọng vì sẽ khai thác được triệt để các kênh hình của bài học, nhờ đó mà giáo viên giúp học sinh nắm bài một cách tốt hơn.
3.4. Phương pháp rèn luyện theo mẫu.
Là phương pháp dạy học mà giáo viên đưa ra các mẫu cụ thể qua đó hướng dẫn học sinh tìm hiểu các đặc điểm của mẫu, cấu tạo mẫu và thực hiện theo mẫu.
Giúp học sinh có điểm tựa để làm bài đặc biệt là với học sinh trung bình và yếu còn đối với học sinh khá giỏi không bắt buộc phải theo mẫu để học sinh có thể phát huy được tính tích cực chủ động.
3.5. Phương pháp phân tích.
Đây là phương pháp dạy học trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn tổ chức của giáo viên tiến hành tìm hiểu các dấu hiệu theo định hướng bài học từ đó rút ra bài học. Giúp học sinh tìm tòi huy động vốn kiến thức cũ của mình ra kiến thức mới. Tạo điều kiện cho học sinh tự phát hiện kiến thức (về nội dung và hình thức thể hiện).
VD: Khi dạy bài “Câu hỏi và dấu chấm hỏi”, tiến hành như sau:
Bước 1: Cho học sinh tìm ra các câu hỏi trong bài tập đọc “Người tìm đường tới các vì sao”. Các em sẽ tìm được 2 câu:
1. Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?
2. Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế?
Bước 2: Phân tích:
H: Câu hỏi (1) là của ai? (Xi-ôn- cốp – xki hỏi mình)
H: Câu hỏi (2) là của ai? (Bạn của Xi-ôn-cốp-xki hỏi)
H: Dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi? (Cuối câu có dấu chấm hỏi)
Giáo viên nêu: Khi đọc câu hỏi phải nhấn mạnh vào ý cần để hỏi.
Qua phân tích của giáo viên, học sinh rút ra được bài học:
1. Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi về những điều chưa biết.
VD: - Có phải trái đất quay xung quanh mặt trời không?
 - Bạn Hoa là học sinh giỏi à?
2. Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác nhưng cũng có những câu để tự hỏi mình.
VD: - Chiếc bút này mình đã mua ở đâu nhỉ?
 - Vì sao Trái Đất lại quay nhỉ?
3. Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (có phải, không, phải không, à,).Khi viết cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi (?).
VD: - Bạn đã học bài chưa?
 - Chú đất trở thành chú Đất Nung phải không?
Tóm lại, trên đây là một số phương pháp dạy học mà tôi đã áp dụng trong giảng dạy phân môn Luyện từ và câu, tuy nhiên tôi cũng nhận thấy rằng không có một phương pháp dạy học nào là tối ưu. Mỗi phương pháp thường có mặt mạnh - mặt yếu của nó. Mặt mạnh của phương pháp này sẽ hỗ trợ cho mặt yếu của phương pháp kia. Cho nên để tránh nhàm chán cần phối hợp nhiều phương pháp giảng dạy phù hợp với nhiều đối tượng học sinh, có như vậy tiết học mới đạt kết quả tốt.
II. Các biện pháp tổ chức thực hiện.
Để có thể thực hiện các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của phân môn Luyện từ và câu theo chuẩn kiến thức và kĩ năng của bộ giáo dục, tôi mạnh dạn đề ra một số biện pháp thực hiện dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4 như sau:
Biện pháp thứ nhất: Phát huy ý thức học tập của học sinh từ đó bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh qua các bài học.
Cũng như các phân môn khác của Tiếng Việt, một trong những nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu là bồi dưỡng ý thức và thói quen sử dụng tiếng Việt văn hoá. Để thực hiện nhiệm vụ đó giáo viên cần bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh, học sinh cần có ý thức học tập đúng đắn. 
Trước hết đó là cách làm cho học sinh ý thức được ích lợi của việc học để tạo động cơ học tập. Cho nên ở mỗi tiết dạy người giáo viên đều cần hướng đến việc hình thành và duy trì hứng thú cho học sinh. Dạy Luyện từ và câu chính là dạy cho các em kiến thức về từ ngữ và ngữ pháp nhưng giáo viên cần đưa ra một số thủ pháp dạy học, hình thức dạy học phù hợp với sở thích của các em, đó chính là các trò thi đố, các trò chơi để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học, giảm bớt sự căng thẳng, nhàm chán.
Bên cạnh đó người giáo viên cần thiết lập được mối quan hệ hợp tác tích cực và tốt đẹp giữa cô và trò, giữa các trò với nhau cũng sẽ tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn cùng với một bầu không khí thân ái hữu nghị trong giờ học sẽ tạo hứng thú cho cả cô và trò. Vì vậy, bên cạnh việc giáo dục tính mục đích kỉ luật, ý thức về trách nhiệm v.vcho học sinh, với mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy trong nhà trường phải là người tổ chức cuộc sống ở trường thật hấp dẫn, tạo niềm vui, phải phấn đấu sao cho Mỗi ngày các em đến trường là một ngày vui. Mỗi học sinh sẽ luôn mong muốn phải là người được hạnh phúc ngay ngày hôm nay. Bởi vậy, giáo viên phải thường xuyên tìm hiểu học sinh muốn việc học diễn ra như thế nào? cái gì làm các em thích? cái gì làm các em không thích? để có thể tổ chức quá trình dạy học như các em mong đợi.
Trong quá trình dạy học người giáo viên cần chú trọng vào mặt thành công của trẻ, nhìn nhận các em theo cách nhìn: em nào cũng ngoan, em nào cũng giỏi, em nào cũng cố gắng. Chỉ có em này ngoan, giỏi, cố gắng nhiều hơn, em kia ngoan, giỏi, cố gắng ít hơn mà thôi. Bên cạnh đó giáo viên là người luôn nâng đỡ, khích lệ, thông cảm chú trọng vào mặt thành công của các em, đề cao tính sáng tạo của các em. Đôi lúc cô giáo cũng cần tỏ ra ngạc nhiên, vui sướng, tôn trọng những sáng tạo của các em dù là rất nhỏ, giúp các em tự phát hiện ra chân lí. Sau cùng là cách kiểm tra đánh giá của cô giáo đối với các em. Việc đánh giá trong dạy học đòi hỏi phải nghiêm khắc nhưng không có nghĩa là khắt khe và quá chặt chẽ khi cho điểm.. Có thể đặt ra câu hỏi ‘‘Cần đặt ra yêu cầu gì với các em để đánh giá, cho điểm hợp lí nhằm khuyến khích, học sinh học tốt hơn?’’. Thành quả mà các em thấy được qua sự học tập của mình được thể hiện bằng những điểm số. Chỉ có đạt được thành công trong học tập mới thực sự tạo ra hứng thú và niềm say mê cho các em. Chỉ có thành công, niềm tự hào về thành công, cảm giác xúc động khi thành công mới là nguồn gốc thật sự của ham muốn học tập. 
*Tóm lại, để tạo hứng thú trong học tập cho học sinh cũng là một nghệ thuật trong quá trình dạy học của người giáo viên. Tạo hứng thú cho học sinh trong học tập cũng chính là làm cho các em thấy hạnh phúc trong học tập, bởi vì học là hạnh phúc không chỉ vì những lợi ích mà nó mang lại mà hạnh phúc còn nằm ngay trong chính sự học từ đó mà các em nâng cao ý thức trong học tập.
Biện pháp thứ hai: Biện pháp về tài liệu, đồ dùng học tập.
Người giáo viên phải là người giúp học sinh biết cách lựa chọn và sử dụng các tài liệu, đồ dùng học tập như thế nào cho phù hợp. Tài liệu nào các em có thể sử dụng khi học ở trên lớp, khi học ở nhà, nguồn tài liệu nào phù hợp với các em hay khi nào thì có thể sử dụng sách giáo khoa, vở bài tập, sách tham khảo. Không chỉ sử dụng các thông tin có trong sách mà các em còn có thể tự tìm tòi, tự làm lấy để trở thành đồ dùng học tập hữu ích. Từ đó học sinh sẽ chủ động hơn khi sử dụng các loại tài liệu mà không còn phụ thuộc hay lệ thuộc vào sách tham khảo. Làm được điều này cũng đồng nghĩa với việc học sinh sử dụng các loại sách tham khảo, có sẵn đáp án chỉ là một tài liệu giúp các em dùng để so sánh với kết quả bài làm của mình.
Biện pháp thứ ba: Biện pháp về phân chia đối tượng học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học là phải phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên cần chú ý đến mọi đối tượng học sinh, vì vậy có thể phân chia học sinh ra nhiều mức độ (giỏi, khá, trung bình, yếu) để có phương pháp dạy thích hợp. Muốn phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh người giáo viên phải có hệ thống câu hỏi trong mỗi bài thật cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh cụ thể. VD: Khi dạy bài “Câu kể Ai làm gì?” (tuần17)
BT1: Đọc đoạn văn sau: “Trên nương mỗi người một việc.người lớn thì đánh trâu ra cày. Các cụ già thì nhặt cỏ đốt lá. Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ lom khom tra ngô. Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ. Lũ chó sủa om cả rừng” rồi tìm trong mỗi câu ở đoạn văn trên các từ ngữ:
a) Chỉ hoạt động:
b) Chỉ người hoặc vật hoạt động.
Thì học sinh có thể tìm được:
+ Từ chỉ hoạt động: đánh trâu ra cày, nhặt cỏ đốt lá, ngủ khì trên lưng mẹ, bắc bếp thổi cơm, lom khom tra ngô, sủa om cả rừng.
+ Từ chỉ người hoặc vật hoạt động: người lớn, các cụ già, mấy chú bé, các em bé, lũ chó.
	Lúc này giáo viên gạch chân những từ ngữ mà các em đã tìm được. Sau đó tiến hành hỏi: Em hãy đặt câu hỏi cho từng từ chỉ hoạt động?
Thì học sinh nêu: Người lớn làm gì? Các cụ già làm gì?...
 Giáo viên cần chú ý đến mọi đối tượng học sinh trong giờ học để cho tất cả các em đều được nói, đều được làm việc phù hợp với khả năng tư duy.
Biện pháp thứ tư: Biện pháp về phân bố thời gian học tập.
Để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, việc phân bố thời gian hoc tập cho học sinh một cách hợp lí cũng là một yếu tố quan trọng của sự thành công. Người giáo viên phải biết phối kết hợp nhịp nhàng các hoạt động dạy học và phân chia thời gian của từng hoạt động đó phù hợp trong mỗi tiết học, mỗi bài học cụ thể. Tránh tình trạng hết tiết học mà không hết bài hoặc ngược lại tạo cơ hội cho học sinh không làm việc. Điều này cũng giúp ích cho học sinh trong việc tự phân bố thời gian học ở nhà hợp lí, mang lại hiệu quả.
Biện pháp thứ năm: Biện pháp kèm cặp học sinh yếu.
*Về phía giáo viên: Với đối tượng là học sinh yếu cần giúp các em xác định được mạch kiến thức trong chương trình được sắp xếp theo vòng tròn đồng tâm, tuỳ theo ở mỗi lớp mà có những yêu cầu khác nhau.Từ đó giúp học sinh yếu nắm chắc những kiến thức ở lớp dưới, bổ xung những lỗ hổng về kiến thức ở lớp dưới thì đến lớp 4 các em sẽ nắm kiến thức một cách dễ dàng hơn, phát huy được những kiến thức và kĩ năng học sinh đã đạt ở lớp 1, 2, 3 theo hệ thống lôgic.
VD: ở lớp 1, các em được học về âm – vần, học sinh tìm tiếng có vần mới học, nói câu chứa tiếng mới học, thì lớp 4 các em sẽ được học kĩ hơn về cấu tạo của tiếng: tiếng thường gồm có 3 bộ phận: âm đầu – vần – thanh (có tiếng không có âm đầu).
Hay chỉ một khái niệm “Câu hỏi và dấu chấm hỏi” ở lớp 2 học sinh mới chỉ cần đạt yêu cầu: chọn đấu chấm hay dấu hỏi để điền vào ô trống; ở lớp 3, các em phải đặt và trả lời câu hỏi ; nhưng đến lớp 4 các em không những phải hiểu khái niệm mà còn phải biết giữ lịch sự khi đặt câu hỏi, tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác.
VD: Bạn có thể chờ hết tiết sinh hoạt, chúng mình cùng nói chuyện được không?
Phải biết sử dụng câu hỏi vào mục đích khác, không chỉ dừng lại ở hỏi những điều muốn biết mà còn phải biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ, khen, chê, khẳng định, phủ định, yêu cầu, mong muốn.
*Về phía gia đình: Giáo viên cần gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh học sinh học yếu cùng phối kết hợp để giúp đỡ, kèm cặp các em. Thông qua bài tập được giao ở lớp, về nhà phụ huynh cần dành thời gian cho các em học tập để hoàn thành các bài tập đó. Theo tình trạng hiện nay, học sinh chỉ học trên lớp còn về nhà hầu như là không học, nhất là với đối tượng học sinh yếu. Đó là một lối suy nghĩ sai lầm của một số bậc phụ huynh và học sinh mà giáo viên cần trao đổi với phụ huynh để loại bỏ. Mặt khác, một số cha mẹ thường vin cớ bận công việc làm ăn nên coi nhẹ việc học ở nhà của con cái, không để ý đến việc con em mình học cái gì? học thế nào? Vì vậy nhiệm vụ học tập của học sinh không thể tách rời khỏi yếu tố gia đình bởi đây chính là động lực cơ bản thúc đẩy các em phấn đấu cho sự học của mình.
*Về phía bạn bè: Giáo viên cũng cần tranh thủ sự trao đổi thông tin, học hỏi lẫn nhau giữa học sinh với học sinh. Đôi khi qua cách nói nôm na của bạn bè lại giúp cho đối tượng học sinh yếu thấy đơn giản và dễ hiểu hơn. Chẳng phải “Học thầy không tày học bạn” đó sao. Giao cho học sinh khá thường xuyên kèm cặp học sinh yếu cùng hưởng ứng thi đua “Đôi bạn cùng tiến”. Cùng nhau tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp như các giờ chơi, giờ chào cờ, các cuộc tọa đàm, trao đổi, sinh hoạt, các em sẽ thấy thích thú và tự giác tích luỹ được vốn từ, vốn kiến thức cho mình.
VD : Qua bài Mở rộng vốn từ Đồ chơi – Trò chơi  các em cũng thấy được những trò chơi nào có lợi, những trò chơi nào có hại, nên tránh. 
Thông qua các cuộc tọa đàm trao đổi đó, các em sẽ học được ở bạn bè để đặt câu hỏi một cách lịch sự, tránh hỏi trống không hoặc những câu hỏi tò mò thiếu tế nhị. Biết giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị với mọi người xung quanh.
*Về phương tiện, thiết bị: giáo viên cần tận dụng và sử dụng một cách triệt để các đồ dùng và trang thiết bị dạy học không chỉ trong quá trình dạy học mà còn đóng góp một phần không nhỏ trong viêc giúp đỡ học sinh yếu. Với đối tượng học sinh yếu khả năng tư duy trừu tượng thấp do đó cần tăng cường, hỗ trợ các em về khả năng tư duy bằng hình ảnh, bằng âm thanh bằng trực quan sinh động sẽ giúp các em tiếp thu bài tốt hơn, hiệu quả hơn.
Biện pháp thứ sáu: Biện pháp về lập kế hoạch bài học.
Giáo viên cần nắm vững nội dung cơ bản của từng bài học trong SGK và những hướng dẫn cụ thể về mục tiêu cần đạt. Tuỳ theo đặc điểm của từng bài học mà xây dựng kế hoạch bài giảng cho phù hợp. Song, cho dù thế nào cũng cần có đầy đủ các hoạt động lớp và tổ chức các hoạt động đó một cách phong phú, phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức cho phù hợp với nội dung của bài dạy và chủ điểm của bài đó.
Có thể sử dụng linh hoạt nhiều hình thức dạy học trong cùng một tiết dạy. Đó là các hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, trao đổi nhóm, đàm thoại gây hứng thú cho học sinh tránh nhàm chán đơn điệu.
VD: Khi dạy bài Mở rộng vốn từ ước mơ (tuần 9)
Bài tập 2: Học sinh thảo luận nhóm đôi
Tìm thêm những từ cùng nghĩa với “ước mơ”
- HS 1 tìm từ bắt đầu từ tiếng “ước”: ước ao, 
- HS 2 tìm từ bắt đầu từ tiếng  ‘‘mơ’’: mơ mộng, ...
- HS 2 tìm từ bắt đầu từ tiếng “ước”: ước mong, ...
- HS 1 tìm từ bắt đầu từ tiếng ‘‘mơ’’: mơ ước, ...
BT 3 : Nêu yêu cầu viết thêm những từ : đẹp đẽ, viển vông, cao cả, lớn, nho nhỏ, kì quặc, dại dột, chính đáng vào sau từ ước mơ thể hiện sự đánh giá :
+ HS thảo luận nhóm 4.
- Đánh giá cao: ước mơ đẹp, ước mơ chính đáng, ước mơ cao cả, ước mơ lớ

Tài liệu đính kèm:

  • docungKKN.doc