Một số biện pháp bồi dưỡng kĩ năng đọc khi dạy phân môn tập đọc cho học sinh lớp 1

Như chúng ta đã biết “đọc” có vai trò quan trọng đối với baỏt kỳ một ai. Đặc biệt lại cực kỳ quan trọng hơn đối với học sinh lớp 1.ẹoùc giuựp caực em chieỏm lúnh ủửụùc moọt ngoõn ngửừ ủeồ giao tieỏp vaứ hoùc taọp. Vì vậy phân môn tập đọc ở lớp 1 có vai trò mở đầu cho việc đọc của học sinh.ở đây nếu các em đọc tốt sẽ là tiền đề tốt để học các môn học khác, và là hành trang vô cùng quý báu cho các năm tiếp theo.

 Kĩ năng đọc của học sinh đã được hình thành ở phân môn học vần. Thế nhưng trong thực tế tôi thấy năng lực đọc của các em còn yếu, đọc chưa lưu loát ,trôi chảy, thậm chí là đọc rất kém, đọc nhỏ , rụt rè.Chẳng hạn ở lớp tôi có em Chiến ,Khải ngày nào cũng rèn , bị kiểm tra mà vẫn đọc yếu.

 

doc 17 trang Người đăng hong87 Lượt xem 793Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp bồi dưỡng kĩ năng đọc khi dạy phân môn tập đọc cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nghĩ rằng nếu để tình trạng này kéo dài thì chất lượng học của lớp tôi chưa đạt yêu cầu của phân môn đề ra cho lớp và sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh cả một năm học....Đồng thời chưa thể hiện đúng tinh thần của cuộc vận đông 2 – 0 là còn để học sinh ngồi nhầm lớp.
 Vì thế tôi đã tìm hiểu và thấy được các nguyên nhân gây nên thực trạng trên như sau.
NGUYÊN NHÂN.
-Do học sinh chưa chú ý trong giờ tập đọc, lười tập đọc.
-Khả năng nói của một số học sinh chưa phát triển toàn diện, nhiều em còn nói ngọng dẫn đến phát âm không chính xác, phát âm mang tính địa phương.
-Do đặc điểm tâm lý các em có khả năng tư duy chậm, năng lực nhận thức còn hạn chế so với các bạn cùng trang lứa
-Thái độ học tâp tiêu cực, mất tự tin.
- Do hoàn cảnh gia đình , bố mẹ sống không hạnh phúc , bố nghiên rượu ,bố mẹ sống trong miền nam ,gửi con cho ông bà ngoại đã già yếu bệnh tật.(trường hợp của em Nguyễn Thị Yến Nhi).
-Một số biện pháp của giáo viên chưa phù hợp với từng đối tương học sinh.
 Chính vì thế tôi đã tiếp cận, dự giờ với các đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm. Trong mỗi tiết dạy tôi luôn cố gắng tìm mọi phương pháp tốt để giúp các em cùng tiến bộ.
 III. biện pháp thực hiện.
Để bồi dưỡng kĩ năng đọc cho học sinh ,hình thành thói quen học tốt, đáp ứng với yêu cầu đặt ra của môn học. Trước hết là người giáo viên phải tìm ra biện pháp phù hợp, kết hợp với lòng yêu nghề mến trẻ, có tâm huyết với nghề, phải thực sự là người mẫu mực, là tấm gương sáng để học sinh noi theo. Nhưng một điều tôi rất quan tâm để sớm đi đến kết qủa đó là giáo viên phải nắm bắt được hoàn cảnh gia đình học sinh, tình hình học tập của từng em, nắm rõ được những em đọc yếu, đọc yếu ở mức độ nào, vì sao các em lại đọc yếu? Từ đó tìm ra những biện pháp thích hợp để rèn luyện cho học sinh đọc. Cụ thể tôi đã áp dụng các biện pháp sau:
Tìm hiểu năng lực đọc của học sinh.
Sau một thời gian giảng dạy sang phân môn tập đọc tôi đã nắm bắt được chất lượng của lớp khi bước sang phân môn tập đọc như sau:
Tổng số học sinh: 13 em
- Học sinh đọc lưu loát: 2 em
- Học sinh đọc khá: 3 em
- Học sinh đọc trung bình: 5 em
- Học sinh đọc yếu: 3 em
Từ những tìm hiểu trên tôi đã mạnh dạn phân loại kĩ năng đọc của từng học sinh , chất lượng đọc của lớp.
Trong số 3 em đọc yếu,và 5 em đọc trung bình, qua tìm hiểu nguyên nhân tôi đã nắm được:
- 4 học sinh đọc chậm ,do nguyên nhân 1 dã nêu ở trên : lười học,trong giờ học không chú ý
- 2 học sinh đọc chưa trôi chảy,còn dánh vần nhiêu, do nguyên nhân thứ 2:nói ngọng, phát âm không chuẩn.
- 1 học sinh đọc yếu do nguyên nhân hoàn cảnh gia đình dẫn đến thái độ học tập tiêu cực, mất tự tin
- 1 học sinh đọc còn đánh vần nhiều và phát âm sai, do nguyên nhân thứ 3: do đặc điêm tư duy chậm ( Nguyễn Văn Chiến)
Sau khi đã nắm được tình hình, phân loại được cụ thể từng em, phân các em thành từng nhóm có nguyên nhân dẫn đến đọc yếu giống nhau, trong các giờ học đặc biệt là môn tập đọc tôi luôn quan tâm nhiều hơn tới những em còn đọc yếu, thường xuyên uốn nắn cho các em, yêu cầu các em khắc phục được các nguyên nhân đó để đọc tốt hơn, luyện đọc phù hợp với năng lực bản thân. Những em đọc sai tôi luyện cho các em đọc đúng: Đọc tiếng, đọc từ, đọc câu, đọc cả đoạn, đọc cả bài. Những em đọc còn nhỏ tôi phải động viên các em tự tin đồng thời luyện cho các em kỹ năng nâng giọng cao hơn để đọc to hơn cũng như luyện cho các em cách thở sâu để lấy hơn khi đọc, từ đó yêu cầu các em đọc nhanh hơn. Biện pháp luyện đọc nhanh giáo viên “cầm càng” giữ nhịp đọc cho học sinh đọc theo mẫu, cho học sinh đọc tiếp nối, luyện đọc các câu dễ bị nói lựu,các âm thường phát âm sai. Những em đọc sai lỗi chính tả yêu cầu đọc đúng. Đọc đúng bao gồm đọc đúng các âm, các thanh (đúng các âm vị) đọc đúng trọng âm, ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ.
Mặt khác dựa vào tình hình thực tế để phân nhóm học sinh theo địa bàn để các em học cùng nhau, giúp đỡ nhau đọc tốt hơn. Trong quá trình đọc nếu các em còn đọc sai tôi thường bảo các em dừng lại và sửa ngay. Còn đối với những em đọc tốt hơn thường dành cho các em đọc diễn cảm cuối bài đọc hoặc đọc câu khó, đọc đoạn khó để các em học sinh khác noi theo. Riêng đối với bản thân, trước mỗi bài tập đọc tôi nghiên cứu kỹ nội dung bài đọc để từ đó lựa chọn phương pháp dạy học và giọng đọc phù hợp làm sao cho học sinh khi nghe cô giáo đọc mẫu đã cảm thấy yêu thích bài học, chú ý theo dõi và gắng đọc trôi chảy bài học.
Đối với học sinh mất tự tin, có thái độ học tiêu cực do hoàn cảnh gia đình thì tôi dành nhiều thời gian và tình cảm để giúp các em sống tự tin,tránh những suy nghĩ tiêu cực.
2. Quan tâm đúng mức đối với từng học sinh trong lớp.
Học sinh Tiểu học là lứa tuổi hồn nhiên trong sáng, hiếu động nhưng cũng rất nhạy cảm. Giáo viên phải chịu khó quan tâm đến từng cá nhân học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém. Khi đọc mẫu giáo viên phải hướng dẫn cụ thể, kỹ càng từng đối tượng. Các em ưa thích sự hồn nhiên chân thật, vui tươi nhưng cũng rất hoài nghi dẫn đến chán nãn, có những hành vi ngỗ ngược. Vì vậy là người giáo viên ở bậc Tiểu học tôi đã hiểu rõ được vị trí và nhiệm vụ của mình. Tôi đã xác định rằng ở trường cô giáo phải là người mẹ hiền, phải thương yêu tôn trọng các em, đối xử với các em bằng tất cả sự thương yêu chăm sóc dạy dỗ tận tình, công bằng, vô tư. Đồng thời giáo viên Tiểu học phải có một phẩm chất đặc biệt, một cách cư xử đặc biệt đối với học sinh. Đó là thái độ nâng đỡ, kích lệ, thông cảm, luôn nhấn mạnh vào mặt thành công của trẻ. Đó là khả năng biết tự kiềm chế, khả năng đồng cảm với học sinh, khả năng làm việc kiên trì, tỷ mĩ. Đó là khả năng biết tổ chức quá trình dạy học kết hợp với vui chơi.
Người giáo viên Tiểu phải nắm được đặc điểm của học sinh, hình dung thấy hết những khó khăn của các em khi đọc để bình tĩnh trước những sai sót của các em khi đọc, không ca thán trước những lỗi phát âm, những cách hiểu sai khi đọc, những lỗi tưởng như lạ lùng với người lớn nhưng lại bình thường đối với trẻ em, Như vậy người giáo viên phải tận tình với nghề, có trách nhiệm với học sinh.
Chính vì thế tôi thường quan tâm hơn với những em yếu. Ngay cả chỗ việc sắp xếp các em ngồi xen kẽ với những em học khá, có ý thức. Từ đó giúp các em só ý thức cố gắng nhiều hơn trong học tập nói chung và học tập đọc nói riêng.
3. Nghiên cứu kỹ và phân định rõ mỗi tiết trước khi lên lớp.
Ví dụ: Tiết 1 làm gì, tiết 2 dạy như thế nào? Nhiệm vụ của mỗi tiết như sau:
* Tiết 1: Dành thời gian chủ yếu cho việc luyện đọc. Do mới học xong âm vần, còn khá nhiều học sinh đọc chậm, có khi còn đánh vần nhẩm trước khi đọc thành tiếng. Vì thế luyện đọc trong tiết này có vai trò quan trọng. Đích cần đạt tới của việc luyện đọc trong phần luyện tập tổng hợp là giúp học sinh đọc trơn tiếng, liền từ và ngữ, không ê, a ngắc ngứ hoặc phải đánh vần.
Sau đây là các hình thức luyện đọc tôi thường sử dụng trong tiết 1:
- Luyện đọc các từ ngữ khó ở trong bài. Các từ ngữ này một phần đã được gợi ý trong mục có ký hiệu T, phần khác do học sinh đề nghị hoặc do giáo viên tự nêu ra yêu cầu luyện tập của lớp dạy học.
- Luyện đọc các câu khó (Câu dài, câu có nhiều tiếng khó ).
- Luyện đọc đoạn.
- Luyện đọc bài.
Một nội dung khác của tiết 1 là ôn luyện một số vàn khó hoặc đọc thêm các vần khó ít dùng.
* Tiết 2: Dùng để luyện đọc kết hợp tìm hiểu nội dung bài chủ yếu. Cuối tiết học để khoảng dăm bảy phút: Tập nói theo đề tài. Đối với lớp tôi còn kém về đọc, có thể thu gọn phần nội dung bài để tăng thời gian cho luyện đọc.
Ví dụ: Khi dạy bài “Cái Bống”
* Mục tiêu: 
- Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ:khéo sảy ,khéo sàng, đường trơn, mưa ròng.
Hiểu được nội dung bài học:Tình cảm và sự hiếu thảo của Bống đối với mẹ.
-Trả lời câu hỏi 1,2 SGK
-Học thuộc lòng bài đồng dao.
* Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài Tập đọc.
- Bộ đồ dùng dạy Tiếng việt lớp 1.
* Các hoạt động dạy:
Tiết 1
 * Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên gọi học sinh
 Học sinh đọc bài Bàn tay mẹ
Bàn tay của mẹ đã làm những công việc gì cho chị em Bình
 Học sinh trả lời
Giáo viên nhận xét bài cũ
 * Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
Giáo viên đọc mẫu
 Học sinh đọc thầm, dùng bút chì gạch chân những tiếng khó đọc
Giáo viên: Bài này đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm
Theo dõi
Tìm cho cô trong bài 1 từ trong đó có tiếng có vần Ang
 Học sinh đọc “Bống bang”
Tương tự tìm hết các từ khó còn lại 
Ký hiệu chữ “T” ở SGK
Học sinh tự tìm các từ mà các em thấy khó đọc.
Giáo viên dùng thước gạch chân dưới các từ khó.
(Lệnh cho học sinh khá giỏi đọc trước).
Giúp đỡ học sinh yếu, trung bình.
Học sinh đọc tiếng khó, từ khó, câu khó, phân tích đánh vần 
 Học sinh đọc cá nhân, nhóm, cả lớp
Giáo viên theo dõi và giải nghĩa từ “ khéo sảy ,khéo sàng”
? Em hiểu từ “đường trơn (mưa ròng ) có nghĩa như thế nào?.(yêu cầu với học sinh khá giỏi)
theo dõi
1 -2 học sinh khá giỏi
Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nhịp bài thơ
 Học sinh dùng bút chì gạch nhịp
Câu 1 – 3 nhịp 2/ 2/ 2
 Học sinh đọc câu
Câu 2 – 4 nhịp 2/ 2/ 4
 Học sinh đọc cả bài. 
Giáo viên theo dõi sửa sai, giúp đỡ học sinh yếu trung bình.
Hoạt động 3: Giải lao (1 phút)
Hoạt động 4: Ôn vần anh, ách
Tìm tiếng trong bài có vần anh
Gánh (học sinh đọc)
+ Giáo viên đưa tranh
Học sinh quan sát
Bức tranh vẽ gì?
Bạn pha nước chanh
Tìm kiếm trong câu có vần anh
Chanh (học sinh đọc)
Tranh 2 tương tự
Học sinh tìm tiếng có vần anh, ách
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi nói câu chứa vần anh, ach theo nhóm bàn.
2 học sinh cùng bàn thao luận nói câu chứa tiếng có vần anh, ách
Theo dõi nhận xét giữa các nhóm.
Giáo viên nhận xét
Đại diện nhóm nối tiếp trình bày
Tiết 2:
* Kiểm tra bài cũ.
- Các em vừa được học bài gì?
Cái Bống
- Ôn hai vần gì mới? So sánh hai vần đó
Học sinh trả lời
* Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc thầm hai câu đầu
-Bống đã làm gì giúp mẹ nấu cơm?
-Học đọc thầm 
-Học sinh đọc câu thứ hai
- Mẹ Bống đi chợ như thế nào?
- Học sinh đọc thầm hai câu sau
- Giáo viên giải nghĩa từ đường trơn và mưa ròng
- Học sinh đọc câu hỏi 1 ở SGK
- Mưa, đường trơn. v. v.
- Khi mẹ đi chợ về Bống đã làm gì?
Học sinh đọc tiếp hai dòng thơ tiếp theo
- Bống ra gánh đỡ mẹ
- Bống là người như thế nào? Có ngoan không? Bống có yêu mẹ không?
- HS tự trả lời
- Em học tập được điều gì ở bống
- Học sinh trả lời
- Giáo viên đọc bài
- Học sinh theo dõi, học sinh đọc cả bài thơ, đọc cá nhân, đọc cả lớp
- Đọc thuộc bài thơ
- Giáo viên dạy phương pháp xoá dần
- Học sinh đọc thuộc
- Giáo viên theo dõi nhận xét
- Gọi học sinh đọc thuộc cá nhân
Hoạt động 3: Luyện nói
- Học sinh mở SGK trang 59 quan sát tranh.
- Nhìn tranh và nói bức tranh vẽ cái gì?
Chị chơi với em 
- Học sinh thảo luận theo tranh với hình thức theo bàn.
- Giáo viên hướng dãn học sinh một số câu hỏi như: Bạn nhỏ trong tranh làm công việc gì?
Học sinh nói nội dung của tranh
- Nội dung luyện nói hôm nay là gì?
- ở nhà em làm gì giúp mẹ
Hoạt động 4: Trò chơi phóng viên nhỏ
 - Giáo viên phổ biến nội dung chơi và luật chơi
Một học sinh hỏi. 1 học sinh đáp
Ví dụ: ở nhà bạn thường làm gì giúp bố mẹ, bạn cảm thấy thế nào?
* Củng cố dặn dò:
- Hôm nay ta tìm hiểu bài thơ gì?
- Qua bài thơ này ta nên học tập điều gì?
- Học sinh hát bài Cái Bống
- Giáo viên nhận xét tiết học và ra bài về nhà.
Cái Bống
HS tự nêu.
4. Xác định mục tiêu, nội dung dạy học bài tập đọc.
Xác đinh mục tiêu giờ học tức là xác định nội dung để viết “Mục tiêu” trong giáo án (bài soạn). Chúng ta đã biết rằng, mục tiêu của phân môn tập đọc là các kỹ năng đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm. Vì vậy khi xác định mục tiêu của giờ tập đọc ta phải chỉ ra được tốc độ, nội dung luyện đọc đúng, diễn cảm, đọc hiểu như thế nào?.Để xác định mục tiêu tôi luôn luôn bám sát “Chuẩn kiến, thức kỹ năng các môn học ở tiểu học” của Bộ giáo dục và Đào tạo.
Để xác định nội dung bài học tôi lại soi vào mục tiêu ,yêu cầu cần đạt của học sinh sau mỗi bài học.
Xác đinh nội dung dạy học càng cụ thể chi tiết bao nhiêu thì việc tiến hành giờ dạy càng có hiệu quả bấy nhiêu. Để xác định mục tiêu, nội dung dạy học chúng ta phải trả lời được: Sau giờ học học sinh sẽ đạt được những gì? Cụ thể, đó là trả lời các câu hỏi.
Học sinh cần đọc bài tập trong thời gian bao lâu (để xác định tốc độ đọc, luyện kỹ năng đọc nhanh).
Những từ ngữ, câu nào học sinh cần luyên đọc thành tiếng (đọc đúng và đọc diễn cảm). Chúng ta cần đọc lên như thế nào? Và vì sao lại chọn những từ ngữ, câu đó để luyện đọc.
Toàn bộ cần đọc với giọng điệu chung như thế nào? Tốc độ, cường độ, trường độ, giọng đọc từng từ, câu ra sao để thể hiện giọng điệu chung.
Những từ ngữ, câu nào cần giải nghĩa và giải nghĩa chúng ra sao những tình tiết nào của câu chuyện cần tìm hiểu và tìm hiểu chúng như thế nào?
Nội dung chính của bài tập đọc là gì? ý nghĩa của bài văn, bài thơ, câu chuyện là gì? Học sinh được giáo dục điều gì sau khi học bài tập đọc?
Xác định mục tiêu, nội dung để đưa ra các lệnh phù hợp vơi từng đối tượng học sinh, điều này đã đươc thể hiên rõ trong ví dụ khi dạy bài Cái Bống
Nắm chắc mục tiêu, nội dung dạy học tức là giáo viên đã chuyển được mục tiêu nội dung dạy đọc thành cái của mình. Lúc này mục tiêu, nội dung dạy học không còn nằm ở trong sách, trong giáo án nữa. Trong giờ lên lớp giáo viên không cần hướng đến giáo án (hay như chúng ta thường yêu cầu “Thoát ly giáo án”) để nhớ các nội dung dạy học. Như vậy việc chiếm lĩnh mục tiêu, nội dung dạy học của giáo viên đã được hoàn tất trước giờ lên lớp. Trong giờ học giáo viên chỉ còn phải tập trung sức lực, trí tuệ để hướng dẫn học sinh tổ chức các quá trình chiếm lĩnh nội dung dạy học cho phù hợp với các em.
5. Động viên khen chê kịp thời với từng học sinh.
Xuất phát từ đặc điểm của lứa tuổi nên học sinh Tiểu học rất thích được cô khen, thích gần gũi vui vẻ với cô giáo, luôn cố gắng làm nhiều việc tốt để được cô giáo khen. Vì vậy giao tiếp với học sinh việc đầu tiên chúng ta cần làm là phải khen ngợi, động viên, khuyến khích trẻ em kịp thời qua những giờ học, giờ đọc. Ngược lại nếu không được cô giáo động viên kịp thời thì các em rất dễ nhàm chán và thất vọng. Vì thế nên trong các giờ dạy tôi luôn chú ý phát hiện ra những ưu điểm hay những tiến bộ dù rất ít của các em để kịp thời khen ngợi, khuyến khích, động viên để các em phấn khởi vui vẻ, tự tin trong giờ học hơn.
Mặt khác tôi hạn chế tối thiểu việc chê học sinh một cách lộ liễu, nhất là đối với học sinh lớp 1 các em chưa xã định được động cơ đúng đắn trong học tập. Bởi vì lứa tuổi này tâm sinh lý của các em đang được hình thành và phát triển cho nên các em thường hiếu động thích tìm tòi và ham hiểu biết. Vì vậy đối với những em chậm tiến bộ tôi chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở, động viên các em. Từ đó tìm ra nguyên nhân để khắc phục kịp thời chứ không phê bình gay gắt. Vì vậy nếu học sinh mắc khuyết điểm hay tái phạm khuyết điểm thì cũng phải kịp thời uốn nắn và tỏ thái độ không hài lòng để các em sữa chữa sai sót của mình ngay lúc đó và sau này.
6. Thường xuyên kiểm tra chất lượng đọc sau mỗi tiết học.
Giáo viên có thể dùng hình thức kiểm tra trắc nghiệm hoặc vấn đáp việc học tập của học sinh.
Ví dụ: Sau khi đọc bài “Ngưỡng cửa” cần hỏi xem: Bạn nhỏ bước vào ngưỡng cửa để đi đến đâu, học sinh thể hiện giọng thơ nói lên điều đó. Hoặc trong tiết kể chuyện cần thể hiện giọng kể của từng nhân vật, đoạn này kể với giọng lo âu, hồi hộp, sợ sệt
Ví dụ : Khi hỏi bài cũ bài “Cái nhãn vở”<sau khi học sinh đọc bài tôi lại đưa ra câu trắc nghiệm: Bố Giang khen bạn ấy thế nào?
 Ngoan
 Thông minh, viết chữ đẹp
 Đã tự mình viết được nhãn vở.
Ví dụ: Sau khi dạy bài “Ai dậy sớm” tôi đưa bảng phụ đã chuân bị sẵn câu trắc nghiêm:
Bài thơ khuyên em điều gì?
 Yêu cảnh đẹp của thiên nhiên
 Dậy sớm để thấy được vể đẹp của thiên nhiên vào buổi sớm
 Yêu quê hương
 Giáo viên luôn luôn kiểm tra đôn đốc các em, giúp đỡ các em thể hiện thành công bài học.
Như vậy thông qua việc kiểm tra thường xuyên của giáo viên mỗi học sinh sẽ tự cố gắng đọc bài nhiều hơn và như thế thì việc luyện đọc của các em sẽ có kết quả tốt trong môn tập đọc. Tôi thường xuyên kiểm tra bài cũ bằng các hình thức khác nhau để học sinh không bị nhàm chán. Từ đó tạo cho các em hưng phấn luyện đọc. Ví dụ: Khi kiểm tra bài “Tặng cháu” Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Truyền điện” Học sinh A đọc dòng thơ thứ nhất, học sinh B đọc dòng thơ tiếp theo
Hay là đọc theo lối phân vai. Ví dụ: Bài“Mời vào” Hay bài “Vì bây giờ mẹ mới về”
Từ những hình thức kiểm tra đó đã kiểm tra được chất lượng của học sinh và thấy học sinh tiến bộ một cách rõ rệt.
7. Giáo viên nêu gương tốt để học sinh noi theo.
Trước hết giáo viên là tấm gương sáng để học sinh noi theo.Giáo viên phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, rền luyện chuyên môn, tìm tòi sáng tạo để làm cho mỗi tiết học trở nên sinh động hấp dẫn sự chú ý của học sinh, làm cho các em có hứng thú, ham thích học bài.
Muốn học sinh đọc tốt ,trước hết giáo viên phải biết làm mẫu, phải đọc tốt.Để đọc đúng, hay, giáo viên phải có lòng ham muốn đọc hay, phải có ý thức trau chuốt giọng đọc của mình.Để tăng cường kỷ thuật đọc giáo viên phải tăng cường vốn sống, năng lực cảm thụ. Đồng thời phải biết quan sát ,biết nghe học sinh đọc để nhận xét chính xác,tránh nhận xét chung chung.
Mặt khác nghề giáo viên chắc ai cũng nhớ đến câu tục ngữ: “Học thầy không tày học bạn”. Gương tốt về học tập phải được xem là cái đích mà học sinh cần vươn tới. Vì thế người giáo viên phải theo dõi và phát hiện những em có tinh thần, thái độ và kết quả học tập tốt trong lớp, trong trường, trong sách vở để nêu gương. Tổ chức cho các em thi đua giữa các tổ, nhóm nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh. Tổ chức cho các em gặp gỡ, trao đổi với gương học giỏi để các em tìm hiểu được phương pháp học tập của các bạn từ đó áp dụng cho bản thân mình. Ngoài ra những em trước đây đọc yếu mà bây giờ tiến bộ giáo viên cũng cần nêu gương để những em khác cần noi theo bạn và cố gắng vươn lên bởi các em cũng có thể làm được như vậy.
8. Tổ chức hoạt động tập đọc ngoài giờ học
- Ngoài thời gian rèn luyện kỹ năng đọc trong giờ học tập đọc tôi còn tổ chức xây dựng “Tủ sách nhỏ” của lớp. Các học sinh trong lớp tự nguyện góp các quyển sách truyện, thơ (truyện Thiếu nhi kết hợp với các loại báo Đội). Khuyến khích các em đọc trong giờ ra chơi bằng hình thức đọc cá nhân hay đọc theo nhóm
- Trong các giờ luyện đọc vào buổi chiều tôi thường tổ chức cho học sinh đọc thơ hay đọc truyện cho cả lớp nghe khuyến khích tất cả học sinh đều tham gia. Đối với học sinh yếu tôi đặt ra yêu cầu thấp hơn có thể chỉ đọc một đoạn thơ hay mẫu truyện ngắn
Làm như vậy tôi thấy học sinh thật sự hào hứng, phấn khởi tham gia vào các hoạt động trên và chất lượng đọc được tăng lên rõ rệt.
9. Giáo viên gần gũi với phụ huynh để kết hợp giáo dục và rèn luyện cho học sinh cách học.
Cha mẹ học sinh là nhân vật thứ ba không kém phần quan trọng trong quá trình giáo dục học sinh về mọi mặt bởi phần lớn thời gian là gần gũi với bố mẹ. Hơn nữa cha mẹ các em chính là nguồn trực tiếp chăm lo và tạo điều kiện vật chất – tinh thần cho các em học tập. Kết hợp với gia đình, nhà trường thì cha mẹ phải thường xuyên kiểm tra việc học tập của con mình. Muốn đạt được mục tiêu trên tôi đã trao đổi trực tiếp trong các buổi họp phụ huynh. Có khi điện thoại trực tiếp hoặc đến nhà phụ huynh để cho các bậc phụ huynh thấy được tầm quan trọng của môn học. Đồng thời tôi cũng nêu rõ yêu cầu của môn học nói chung và môn tập đọc nói riêng để các bậc phụ huynh hiểu đúng ý nghĩa và tầm quan trọng của môn học để từ đó có hướng nhắc nhở con em mình học tập.
Như chúng ta đã biết hoàn cảnh gia đình học sinh cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc học tập của các em. Vì tôi là giáo viên địa phương nên có điều kiện hiểu rõ, gần gũi với phụ huynh hợp tác với phụ huynh trong việc giáo dục học sinh.Một số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt như: sống với ông bà già yếu,bố mẹ ly thân... thì các em ít nhận được sự quan tâm giúp đỡ của gia đình. Từ những hoàn cảnh trên tôi thường xuyên gần gũi, động viên và nhắc nhở các em ở nhà phải tự giác học bài không nên có tính ỷ lại, ham chơi
10. Biện pháp luyện thở, lấy hơi.
Về mặt sinh lý , người ta thở một cách tự nhiên không cần sự tham gia của ý thức.Nhưng trong khi đọc cần phải có ý thức điều khiển,kiểm soát hơi thở.Không thở đúng lúc, không lấy hơi đúng chỗ thì lời đọc không mạch lạc rành rọt. Vì vậy để làm chủ giọng đọc phải biết lấy hơi, thở hợp lý
Việc lấy hơi ,thở liên quan đến việc ngắt nghỉ khi đọc học sinh phải biết lợi dụng lấy hơi trùng với chỗ ngắt nghỉ. Đối với học sinh lớp 1 việc ngắt hơi còn mang tính “sinh lý” , tuỳ tiện và hay bị hụt hơi.Vì vậy giáo viên cần luyện tập cho học sinh biết cách lấy hơi, ngắt hơi.
Sau đây là một số bài tập luyện thở , lấy hơi tôi thường dùng vào những lúc giải lao giữa tiết:
+ Đứng thẳng người, mắt nhìn thẳng. Hít vào thật sâu , giữ hơi thở rồi thở ra rhật đều trong khi đếm từ “một” đến “năm”. Cứ thế yêu cầu tăng dần cho đến 10, 15, 20...
+ Hướng dẫn học sinh hít sâu, lấy hơi, nuốt nước bọt ở chỗ ngắt nghỉ.
 11. Biện pháp tổng hợp.
 Mỗi biện pháp đều có thế mạnh riêng của nó.Song phải biết kết hợp mềm dẻo linh hoat giữa các biện pháp để có hiệu quả tốt nhất.Trong một tiết dạy tôi sử dụng kết hợp nhiều biện pháp khác nhau đã tạo nên hiệu quả đặc biệt.
V. Kết quả.
Sau khi cố gắng thực hiện những biện pháp trên kết quả cho thấy khá phấn khởi. Hầu hết các giờ tập đọc diễn ra sôi nổi, học sinh hăng hái tham gia đọc bài cho tới nay chất lượng học tập đọc ở học sinh trong lớp tôi đã có những chuyển biến rõ rệt. Cứ đà như thế này thì hết năm học này số học sinh đạt yêu cầu và dẫn đến đọc diễn cảm sẽ được tăng lên một cách ngạc nhiên. Không những vậy mà chất lượng học tập của lớp cũng tiến bộ nhiều.
Qua 3 tháng tôi đã sử dụng một số biện pháp trên để bồi dưỡng kỷ năng đọc cho học sinh cho thấy kết quả khá cao hầu hết các em tiếp thu bài tốt, đọc đúng, câu, cả đoạn, cả bài. Vì vậy qua đợt kiêm tra giữa kỳ cho thấy kết quả như sau:
* Kết quả của đợt kiểm tra giữa kỳ II
Số HS
TiếngViệt
Giỏi
%
Khá
%
T

Tài liệu đính kèm:

  • docSang Kien tap doc lop 1.doc