Đề tài Một số biện pháp sử dụng mô hình hoạt cảnh trong môn đạo đức nhằm phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh lớp 2

Như chúng ta đã biết, cùng với những môn học khác, môn đạo đức đóng vai trò quan trọng trong chương trình Tiểu học. Nó không chỉ cung cấp kiến thức mà quan trọng hơn là góp phần hình thành nhân cách, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm của học sinh theo các chuẩn mực đạo đức.

Tuy nhiên, con đường hình thành nhân cách không phải là thuyết giáo, áp đặt, không phải là ngày một ngày hai mà phải bằng những hình thức sao cho học sinh dễ tiếp nhận thông qua một quá trình. Và đối với học sinh tiểu học, những gì dễ tiếp nhận nhất là những gì gây hứng thú và để lạị ấn tượng sâu đậm. Trong dạy học đạo đức, sử dụng linh hoạt các phương pháp là đã làm được điều đó.

 Để giải quyết được vấn đề trên hay nói cách khác là để giáo viên có thêm biện pháp phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh một cách dễ dàng hơn trong quá trình công tác giảng dạy, tôi đã đặc biệt qua tâm và đưa ra “Một số biện pháp sử dụng mô hình, hoạt cảnhtrong môn đạo đức nhằm phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh lớp 2”

Những mong gúp phần tham gia giỳp cỏc em HS học tốt mụn đạo đức ở Tiểu học núi chung và lớp 2 núi riờng. Vỡ thế, tụi xin mạn phộp trỡnh bày để quý đồng nghiệp tham khảo và gúp ý kiến.Tụi cũng mong rằng: những điều trỡnh bày là một chút kinh nghiệm nhỏ để cỏc thầy cụ giỏo dành cho học sinh thân yờu của chỳng ta.

 

doc 12 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 936Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp sử dụng mô hình hoạt cảnh trong môn đạo đức nhằm phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài:
Một số biện pháp Sử dụng mô hình hoạt cảnhtrong môn đạo đức Nhằm phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh lớp 2
 P hần I- đặt vấn đề 
Như chúng ta đã biết, cùng với những môn học khác, môn đạo đức đóng vai trò quan trọng trong chương trình Tiểu học. Nó không chỉ cung cấp kiến thức mà quan trọng hơn là góp phần hình thành nhân cách, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm của học sinh theo các chuẩn mực đạo đức.
Tuy nhiên, con đường hình thành nhân cách không phải là thuyết giáo, áp đặt, không phải là ngày một ngày hai mà phải bằng những hình thức sao cho học sinh dễ tiếp nhận thông qua một quá trình. Và đối với học sinh tiểu học, những gì dễ tiếp nhận nhất là những gì gây hứng thú và để lạị ấn tượng sâu đậm. Trong dạy học đạo đức, sử dụng linh hoạt các phương pháp là đã làm được điều đó.
 Để giải quyết được vấn đề trên hay nói cách khác là để giáo viên có thêm biện pháp phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh một cách dễ dàng hơn trong quá trình công tác giảng dạy, tôi đã đặc biệt qua tâm và đưa ra “Một số biện pháp sử dụng mô hình, hoạt cảnhtrong môn đạo đức nhằm phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh lớp 2”
Những mong gúp phần tham gia giỳp cỏc em HS học tốt mụn đạo đức ở Tiểu học núi chung và lớp 2 núi riờng. Vỡ thế, tụi xin mạn phộp trỡnh bày để quý đồng nghiệp tham khảo và gúp ý kiến.Tụi cũng mong rằng: những điều trỡnh bày là một chút kinh nghiệm nhỏ để cỏc thầy cụ giỏo dành cho học sinh thân yờu của chỳng ta.
 P hần Ii- thực trạng và giảI pháp thực hiện.
a.thực trạng
a) Về phía giáo viên.
Khảo sát thực tiễn việc đưa hoạt cảnh vào tiết học nói cung và các tiết học đạo đức nói riêng, tôi thấy hầu như trong các tiết học bình thường phương pháp này ít được coi trọng vì một số lý do như:
+ Phần lớn giáo viên cho rằng đạo đức chỉ là môn học phụ nên không nhất thiết phải đầu tư nhiều thời gian và kinh phí cho môn học này.
+ Thời gian dành cho việc đầu tư xây dựng kịch bản, luyện tập chuẩn bị đạo cụ cho vở kịchđòi hỏi giáo viên phải kiên trì, chịu khó nhất là với đối tượng học sinh yếu kém, nhút nhát.
b) Về phía học sinh.
- Khả năng diễn xuất, nhập vai vào các hoạt cảnh của các em còn hạn chế vì các em chưa quen và chưa được thể nghiệm nhiều trong cuộc sống cũng như trong giao tiếp. Phần lớn các em còn ngượng ngùng làm giảm sức hấp dẫn của vử kịch. Đây là kết quả của việc giáo viên không thường xuyên sử dụng hoạt cảnh trong tiết học bình thường mà chỉ dùng trong những tiết dạy thực tập, thao giảngnên đã làm giảm sức sáng tạo của học sinh.
- Khi đã đựơc sử dụng thường xuyên, hoạt cảnh làm cho các em hết sức hứng thú, khơi nguồn sáng tạo cho các em và được các em đón nhận hăng hái, nhất là học sinh khá giỏi, tạo không khí thi đua trong lớp học nhất là khi giáo viên tổ chức cho các em tự thiết kế và diễn xuất những hoạt cảnh theo nội dung bài học.
b.giảI pháp thực hiện.
hoạt cảnh đã làm được điều đó.
Nhìn chung, hoạt cảnh có những tác dụng sau đây:
- Là phương pháp tổ chức mới mẻ, hiện đại, phù hợp với tâm lý thích cái hay, cái mới của mỗi người.
- Hoạt cảch tạo ra không khí sinh hoạt sôi nổi, các em lĩnh hội được tri thức dễ dàng, giúp tiết học sôi động, hiệu quả. Sức hấp dẫn của vở kịch đã lôi cuốn học sinh tham gia tránh sự mệt mỏi, nhàm chán sự nặng nề, áp đặt trong mỗi tiết học.
- Mặt khác, chỉ tiêu của con người trong thời đại mới là phải thông minh, nhanh nhẹn, hoạt bát, ứng xử có văn hoá, đặc biệt là hành vi văn hoá trong giao tiếp mà khi tham gia vào hoạt cảnh các em có cơ hội được giao tiếp nhiều hơn. Qua đó, giáo viên có kiều kiện để hiểu rõ từng em, uốn nắn và dạy dỗ kịp thời để các em hiểu cách ứng xử có văn hoá.
Xuất phát từ ba lý do trên, tôi đã thực nghiệm đưa hoạt cảnh vào các tiết học đạo đức để gây hứng thú cho các em đặc biệt là để hình thành hành vi văn hoá trong giao tiếp cho trẻ nhỏ. Đưa hoạt cảnh vào các tiết học, tôi thấy đã phần nào khắc phục những thiếu sót trầm lặng, gò bó của các tiết học bình thường và đặc biệt là nó đã phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh như tinh thần của dạy học hiện đại.
II- Mục đích đưa ra sáng kiến.
- Chứng minh tác dụng của hoạt cảnh trong các tiết học đạo đức.
- Cách áp dụng hoạt cảnh ở một số bài cụ thể trong chương trình đạo đức lớp 2.
III- Nội dung của sáng kiến.
1. Cơ sở lý luận:
Hoạt cảnh là một trong những hình thức tổ chức dạy học tích cực trong đó giáo viên tổ chức và điều khiển một số học sinh trong lớp thực hiện các cuộc trình diễn ngắn có sự chuẩn bị trước về nội dung để diễn tả một tình huống trong bài học hoặc tự sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả nhận thức của các em.
Phương pháp sử dụng hoạt cảnh là một phương pháp tổ chức dạy học mới mẻ, hấp dẫn hơn các phương pháp khác (hỏi-đáp, trò chơi) vì nó phù hợp với đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh tiểu học. Do đó, đây là phương pháp có ý nghĩa và tác dụng rất lớn trong các môn học nhất là trong môn đạo đức.
Khi sử dụng phương pháp này sẽ tạo ra không khí học tập sôi nổi và sức hấp dẫn của hoạt cảnh sẽ lôi cuốn nhiều học sinh tham gia bởi vì chính các em tự tham gia trình diễn, tự xử lý tình huống thậm chí còn tự mình biên soạn kịch bản. Khi đã nắm chắc thành thục và được giáo viên thường xuyên tổ chức, bằng phương pháp hoạt cảnh sẽ nhân cách hoá được các tình huống trong các tiết học. Điều đó có nghĩa là mở rộng vốn hiểu biết cho các em.
Các em không chỉ nghe, ghi nhớ những điều căn dặn của giáo viên mà có thể tái hiện, ứng xử và tự giải quyết những tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống đối với bản thân mình.
Phương pháp sử dụng hoạt cảnh phát huy tính năng động, độc lập, sáng tạo tính mạnh dạn cũng như năng khiếu của các em, bởi vì muốn diễn kịch hấp dẫn, diễn xuất và nhập vai tốt thì ít nhiều đòi hỏi phải có năng khiếu.
- Hoạt cảnh rất phù hợp với tâm lý trẻ nên nó lôi cuốn, gây được sự tập trung chú ý của các em. Do đó nó có tác dụng rất lớn đến nhận thức bởi nếu không tham gia, các em cũng rất hồi hộp, háo hức muốn biết diễn biến, kết thúc của vở kịch. Qua đó, mục đích của vở kịch cùng với ý nghĩa của nó dễ dàng đi sâu vào tình cảm, nhận thức và nó có tác động mạnh mẽ đến hành vi của trẻ. Không những thế, nó còn đặt các em vào những tình huống “có vấn đề”, kích thích các em đưa ra những cách ứng xử mà em cho là đúng.
Với phương pháp sử dụng hoạt cảnh, các em có thể chiếm lĩnh tri thức một cách dễ dàng, nội dung tiết học được khắc sâu bởi ấn tượng của vở kịch. Nhờ đó mà tiết học cũng diễn ra hấp dẫn hơn, lý thú và hiệu quả hơn, tránh được không khí mệt mỏi, nhàm chán như một số hình thức tổ chức trong các phương pháp dạy học truyền thống.
3. Thực nghiệm vận dụng:
3.1. Những yêu cầu cơ bản:
Muốn vở kịch thành công và đạt hiệu quả cao trong các tiết học cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:
a) Yêu cầu về cơ sở vật chất tối thiểu để diễn kịch là phải có sân khấu.
ở đây, sân khấu là khoảng trống trong phòng học hoặc ngoài trời. Ngoài ra có thể chuẩn bị thêm những dụng cụ hay trang phục để đảm bảo độ thẩm mỹ cũng như độ công phu.
b) Yêu cầu về chuẩn bị .
* Đối với giáo viên 
- Phải biết lựa chọn nội dung hoạt cảnh phù hợp với nội dung bài học vì dù sao đây cũng không phải là phương pháp vạn năng có thể áp dụng cho tất cả các tiết học.
* Đối với học sinh.
- Phải có ít nhiều năng khiếu nghệ thuật như khả năng thể hiện giọng, khả năng đổi giọng, cách diễn xuất, hình thứctính năng động sáng tạo khi nhập vai, hoá thân vào vai diễn.
- Hoạt cảnh có thể đưa vào bất cứ lúc nào trong tiết học, có thể là ở phần kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, khai thác nội dung bài mới hay cũng có thể ở phần củng cố, tổ chức thi đua giữa các nhóm, tổ 
- Mặt khác, các em phải thuộc lời nắm được nội dung kịch bản. Các em cần biết được mình là nhân vật gì trong kịch bản ấy để từ đó biết được đặc điểm nhân vật về ngoại hình, tính cách, điệu bộ của vai đó như thế nào.
c) Về nội dung.
- Mỗi hoạt cảnh cần được xây dựng đầy đủ có nội dung cốt truyện và phải chứa đựng các mâu thuẫn, các tình huống cần giải quyết.
- Các tình huống trong hoạt cảnh cần phải gần gũi, quen thuộc và vừa sức để các em có thể nhập vai và diễn xuất dễ dàng.
d) Chuẩn bị.
- Thông thường là giáo viên viết lời nhưng khi đã được sử dụng thường xuyên, học sinh đã quen trong những lần thi đua giữa các nhóm, tổ thì các em tự sáng tạo, tự thiết kế cách diễn xuất ở những hoạt cảnh đơn giản.
- Chuẩn bị sân khấu và một số trang phục (nếu có) cũng như các dụng cụ cần thiết cho việc trình diễn.
3.2. Một số hoạt cảnh để tham khảo.
a) Bài 2: Biết nhận lỗi và sửa lỗi.
* Mục đích của bài học:
- Học sinh hiểu khi có lỗi thì nên nhận và sửa lỗi để mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. Như thế mới là người dũng cảm, trung thực.
- Học sinh biết tự nhận và sửa lỗi khi có lỗi, biết nhắc bạn nhận và sửa lỗi.
- Học sinh biết ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi.
* Mục đích đưa ra hoạt cảnh.
Nếu như truyện “Cái bình hoa” nói về lỗi do sơ ý mắc phải thì ở đây tôi muốn nói đến cái lỗi thuộc về tính cách con người. Đó là nết xấu trong quan hệ với người xung quanh, qua hoạt cảnh này các em sẽ tự đối chiếu với bản thân mình để có cách điều chỉnh bản thân cho thích hợp.
* Hoạt cảnh: Ai ngoan
Buổi sáng chủ nhật, hai chị em Lan ra vườn chơi (dựng sân khấu có một số cây hoa để 2 chị em chơi hái hoa, bắt bướm)
Chị Hà: Lan ơi, lại đây mà xem chị bắt được con bướm vàng này rồi.
Lan: Con bướm này là của em, lúc nãy em nhìn thấy trước. Chị trả nó đây cho em.
Chị Hà: Thì chị cũng bắt nó cho em mà (Chị Hà đưa con bướm vàng cho Lan)
Chị Hà và Lan: A, mẹ đi chợ về rồi!
Lan: Mẹ có mua quà cho con không?
Mẹ: Có, mẹ mua Táo cho 2 chị em đây này. Con đem lại cho chị để chị chia cho nhé (Mẹ đưa cho Lan 10 quả Táo)
Lan: 	(Cầm táo đi lại chỗ chị, vưàu đi vừa nhìn xem quả nào to hơn. Lan đưa cho chị 4 quả, mình lấy 6 quả). Của chị đây này. Chị lớn hơn em chị được ít hơn. (Lan cầm và ăn luôn 1 quả)
Chị Hà: 	Đúng rồi đấy. Chị lớn hơn em nên chi nhường cả cho em đấy (Chị Hà đưa tất cả cho Lan rồi quay vào nhà)
Lan: 	(Ngượng nghịu không biết nói thế nào)
Câu hỏi khai thác hoạt cảnh.
1. Trong hoạt cảnh vừa rồi, theo em ai là người có lỗi? Đó là lỗi gì?
2. Nếu em là bạn Lan, em sẽ xử sự thế nào? Hãy đóng vai bạn Lan và diễn lại hoạt cảnh theo ý em.
3. Nếu em là bạn của Lan, em sẽ nói gì với bạn lúc đó?
b) Bài 3: Gọn gàng, ngăn nắp
* Mục tiêu của bài học:
- Giúp học sinh hiểu:
+ ích lợi của việc gọn gàng, ngăn nắp
+ Biết phân biệt gọn gàng, ngăn nắp và chưa gọn gàng, ngăn nắp
- Học sinh biết giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
- Học sinh biết yêu mến những người sống gọn gàng, ngăn nắp
* Hoạt cảnh: Anh bạn luộm thuộm
Hùng là người rất luộm thuộm, cẩu thả. Đi học về, Hùng quăng cặp sách xuống bàn, quần áo, mũ cởi ra, vứt xuống giường rồi ôm bóng ra sân chơi.
Buổi tối, Hùng học bài. Học xong, sách cậu để trên bàn, vở bỏ lên giá sách, bút vẫn kẹp vào trong vở.
Học xong, cậu cởi quần áo dài bỏ lên ghế rồi ngủ, nhảy vội lên giường đá cả dép vào gầm giường.
Sáng dậy, Sơn gọi ngoài cổng Hùng mới bò dậy khỏi giường. Cậu lục tìm sách vở, quần áo, bút mãi mới thấy. Còn dép nằm sâu trong gầm giường Hùng không tìm được, đành đi đôi dép đứt đi học.
Với vở kịch này chỉ cần 2 nhân cật nhưng phải chuẩn bị kỹ dụng cụ.
Câu hỏi khai thác vở kịch:
1. Hùng có điểm nào đáng chê?
2. Vì sao Hùng phải đi dép đứt đi học?
3. Khi đi học về và khi học bài ở nhà xong, em cất đồ dùng của mình như thế nào?
c) Bài 7: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
* Mục tiêu của bài học.
- Học sinh biết:
+ Một số biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp
+ Lý do tại sau cần giữ gìn trường lớp sạch đẹp
- Học sinh biết làm một số công việc cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Học sinh có thái độ đồng tình với các việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
* Mục đích đưa ra hoạt cảnh.
Giúp học sinh thấy được giữ gìn trường lớp sạch đẹp không chỉ có quét dọn, không vứt rác, không vẽ bẩn mà còn phải giữ gìn, chăm sóc các bồn hoa, cây cảnh trong trường.
* Hoạt cảnh: Bạn nào đáng chê
Bình: 	Toàn ơi, Đức ơi chúng mình ra vườn hoa của trường chơi đi.
(Ba bạn rủ nhau ra vườn hoa)
Toàn: 	(Cầm lấy một bồn hoa) Bông hoa này đẹp thật đấy
Vừa lúc ấy Đức nhìn thấy một con bướm vàng bay trong vườn hoa.
Đức:	 Ôi, con bướm vàng đẹp quá, mình bắt nó ra xem đi.
Bình: 	Thôi, đừng bắt nó, dẫm vào bồn hoa sẽ nát hoa đấy. Cô giáo mà nhìn thấy cô sẽ phạt cậu cho mà xem.
Đức: 	Nhưng có ai nhìn thấy đâu, các cô vẫn chưa đi mà.
(Vừa nói Đức vừa nhảy vào bồn hoa bắt chú bướm vàng)
Toàn:	 Mình cũng thích bông hoa này, mình sẽ nhổ cây này về nhà trồng
(Toàn vừa nói vừa nhổ cây hoc vào cặp)
Đức:	 	Bây giờ mình vào lớp đi
(Cả 3 dắt nhau vào lớp)
Câu hỏi khai thác nội dung hoạt cảnh
Trong hoạt cảnh trên, bạn nào đáng khen, bạn nào đáng chê? Vì sao?
Nếu em là bạn Bình, em sẽ làm gì sau đó?
d) Bài 13: Giúp đỡ người khuyết tật
* Mục tiêu của bài học.
- Giúp học sinh hiểu:
+ Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật
+ Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật
+ Trẻ em khuyết tật có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ.
- Học sinh có những việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật tuỳ theo khả năng của bản thân.
- Học sinh có thái độ thông cảm, không phân biệt đối xử với người khuyết tật.
* Mục đích đưa ra hoạt cảnh.
* Hoạt cảnh: Trên sân bóng
Lâm bị điếc từ nhỏ nhưng cậu rất thích học, vì thế mẹ cậu đưa cậu đến trường và xin cô hiệu trưởng cho cậu vào học lớp tình thương. Giờ ra chơi cậu thường ra sân cỏ xem các bạn nam đá bóng.
(Hùng, Nam, Hà đang đá bóng trên sân)
Hùng:	 Mình cho Lam chơi với đi hình như cậu ấy rất thích đá bóng, mà chúng mình cần thêm một người nữa.
Nam: 	Nhưng cậu ấy bị điếc, muốn phối hợp với cậu ấy để chuyền bóng thì làm thế nào được. Nếu chia phe, mình không nhận cậu âý đâu.
Hà: 	Thì chúng mình chỉ chơi cho vui chứ có được mất gì đâu?
(Vừa lúc ấy thì Đức cũng ra sân)
Nam (nhanh nhẩu): Đức ơi, ra đây đá cùng chúng mình, đang thiếu mọt người. Thằng Lâm nó điếc nên mình không muốn cho nó chơi, cậu có đồng ý không?
Câu hỏi khai thác hoạt cảnh:
1) Em đồng ý với thái độ của bạn nào? Không đồng ý với thái độ của bạn nào? tại sao?
2) Theo em, Đức sẽ nói gì với các bạn. Em hãy đóng vai Đức và thể hiện tiếp hoạt cảnh trên.
IV- Kết luận và đề xuất sư phạm.
A/ Kết luận.
Có thể nói, trong các tiết học đạo đức, không có gì hấp dẫn học sinh hơn là các hoạt cảnh, kịch ngắn. Nó không chỉ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, điều chỉnh hành vi, thái độ của mình mà còn kích thích hứng thú học tập, tìm tòi sáng tạo, vận dụng linh hoạt vào cuộc sống. Vì thế, để nâng cao hiệu quả trong các tiết học đạo đức cũng như để phát triển kỹ năng nói, thể hiện trước đám đông, cần tăng cường sử dụng hoạt cảnh.
Hiện nay, phương pháp sử dụng hoạtcảnh chưa áp dụg phổ biến trong các tiết học đạo đức vì những lý do khách quan nhưng nếu chịu khó đầu tư về thời gian (tìm hiểu để xây dựng kìch bản và luyện tập) thì đây là một phương pháp có tác dụng rất lớn.
B/ Đề xuất sư phạm. 
1. Cần coi đây là một phương pháp phổ biến, đặc trưng trong dạy học đạo đức ở Tiểu học.
2. Vì những tác dụng như đã phân tích nên việc sử dụng hoạt cảnh không chỉ bó hẹp trong tiết học đạo đức mà còn mở rộng trong các môn học khác như lịch sử (tái hiện lại các nhân vật lịch sử), tập đọcvà đặc biệt là trong sinh hoạt Sao nhi đồng theo chủ điểm của từng tháng.
3. Bên cạnh việc đầu tư thiết bị dạy học cho các môn học khác, nhà trường cần có sự quan tâm đầu tư về đạo cụ, trang phụcđể các hoạt cảnh được hấp dẫn hơn.
 	Trên đây là kinh nghiệm của tôi về việc sử dụng hoạt cảnh trong các tiết học đạo đức nhằm phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn.
	Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN DAO DUC 2(1).doc