Luận văn Phát huy tính tích cực cho học sinh THCS trong môn vẽ Trang trí

A: Phần mở đầu

I, Lý do chọn đề tài

II, Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu III, Khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu

IV, Giả thiết khoa học

 B. Nội dung nghiên cứu

 

doc 49 trang Người đăng honganh Lượt xem 1488Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phát huy tính tích cực cho học sinh THCS trong môn vẽ Trang trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t có dạng hình chử nhật, cái đĩa, cái lọ hoa, cái quạt giấy hay trang trí góc học tập, trang trí túi xách, trang trí thời trang.
 Các loại bài tập này củng vận dụng các quy luật của trang trí nhưng nó linh hoạt, thoáng đãng hơn vì còn phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của đồ vật và như vậy trang trí ứng dụng có nhu cầu riêng.
 Ví dụ: trang trí cái khăn vuông không nhất thíêt phải đối xứng nhau, đồng đêù như trang trí hình vuông. Củng như vậy trang trí cái đĩa tròn không thể nhiều mảng, nhiều màu như trang trí hình tròn.
 Ngoài ra trong chương trình THCS còn có các bài trang trí sau: 
 + Tô màu: Tranh Hoa, Quả,Lá, Tranh dân gian......loại này giúp học sinh biết cách sử dụng màu một cách hài hoà, vui mắt, đẹp.
 + Tập vẽ hoạ tiết trang trí dân tộc.
 + Tập làm quen với chử nét đều, nét thanh, nét đậm, kẽ dòng chử ngắn.
 + Kẻ chử trang trí.
 4, Đặc điểm phân môn vẽ trang trí ở THCS.
 Khác với vẽ theo mẫu, vẽ trang trí củng từ những mẫu, từ những kiến thức chung nhưng người vẽ có thể suy nghĩ, tìm tòi để tạo ra bài vẽ (sản phẩm) khác một phần, khác hoàn toàn về hình dáng, bố cục, hình vẻ màu sắc. Vị thế đặc điểm của trang trí là suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo thường xuyên, liên tục để luôn có cái mới, cái đẹp, không lặp lại chính mình, không lặp lại chính mình, không giống bài của người khác. Vì thế, học trang trí tạo cho người học sinh nếp nghỉ, phương pháp làm việc khoa học-tư duy khoa học, tư duy sáng tạo,góp phần hình thành phẩm chất con người lao động.
 Trang trí gần gủi, vẽ trang trí củng từ mẫu,từ kiến thức chung nhưng người vẽ có thể suy nghĩ, tìm tòi để tạo ra bài vẽ (sản phẩm) khác một phần, khác hoàn toàn về hình dáng , bố cục,hình vẻ, màu sắc.
 Vì thế đặc điểm của trang trí là suy nghỉ, tìm tòi , sáng tạo thường xuyên, liên tục để luôn luôn có cái mới, cái đẹp , không lặp lại chính mình, không giống bài của người khác. Vì thế, học trang trí tạo cho người học sinh nếp nghĩ, phương pháp làm việc khoa học, tư duy sáng tạo, góp phần hình thành phẩm chất con nghười lao động.
 Trang trí gần gủi, gắn bó vơi cuộc sống con người vì nó tạo ra những sản phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho tất cả mọi người trong xã hội.
 Trang trí mang màu sắc dân tộc rỏ nét nhất bởi nó xuất phát từ nhu cầu cuộc sống của mổi cộng đồng, mổi dân tộc, mổi quốc gia và như vậy nó mang tính giáo dục sâu sắc.
 Có thể nói rằng, trang trí tạo cho người học vẽ có một kiến thức thẩm mỹ cơ bản và toàn diện nhất.
 5, Thực trạng dạy- học phân môn vẽ trang trí ỡ trường THCS
 a, Về phía giáo viên.
 Giáo viên dạy vẽ trang trí có kết quả hơn dạy vẽ các môn khác, cụ thể là. Chuẩn bị cho bài dạy công phu, đồ dùng dạy học đầy đủ,phong phú, sưu tầm nhiều bài vẽ của học sinh để minh họa. Tuy nhiên do không am hiểu sâu rộng về nghệ thuật trang trí và phương pháp dạy học vẽ trang trí nên giáo viên hương dẩn học sinh vẽ chưa chú ý đến trọng tâm mà thông báo kiến thức một cách chung chung, chưa chú ý đến yếu tố thẩm mỷ của bài học, chưa quan tâm móc nối, liên hệ nhưng gì liên quan để mở rộng tầm hiểu biết của học sinh. Do vậy bài vẽ của học sinh thiếu tính sáng tạo cả về bố cục, hình vẽ và màu sắc.
 b, Về phía học sinh:
 Học sinh hứng thú học vẽ trang trí hơn vẽ theo mẩu và phần nào hơn cả vẽ tranh đề tài
và các phân môn khác, bài vẽ trang trí của các em đẹp hơn, có tiến bộ rỏ rệt về cách dùng màu.
 Học sinh rất thích vẽ trang trí và học có kết quả hơn so với các phân môn khác, nhất là đối với các em học sinh nữ . Học trang trí các em hoàn toàn được tự do vận dụng những gì đả học vào bài học theo cách nghĩ, cách cảm thụ, sự thích thú của mình. Vì thế bài vẽ trang trí có vẽ đẹp đa dạng, tuy có tên gọi chung cùng một yêu cầu, cùng một cách dạy, cùng người thực hiện.......nhưng bài trước, bài sau có nhửng kiến thức riêng khác nhau.
 Tuy nhiên, việc học vẽ trang trí của học sinh chưa thực sự thoải mái, các em vẽ thường gò bó, công thức, đôi khi còn rập khuôn, sự suy nghĩ tìm tòi chưa được giải phóng, hiện tượng bắt chước là phổ biến. Vì vậy các bài làm của học sinh thường xuyên có nhửng hiện tượng sau.
 Chưa chú ý đến bố cục mảng lớn,mảng nhỏ, vẽ hình còn tự do, không đều nhau, khoảng trống quá rộng hay quá hẹp.
 Hình mảng giống nhau chưa đều và chưa chú ý đến các trục đối xứng.
 - Bố cục chung chung, thường chỉ theo cách hướng dẩn ở bài học của giáo viên.
 Màu ở bài trang trí phân bố chưa hợp lý giửa đậm nhạt,nóng lạnh, do đó bài vẽ chưa có trọng tâm, thể hiện ở:
 + Màu đậm đều, bài vẽ khô.
 + Màu nhạt đều, nhạt nhoà
 + Nhiều màu quá nên đôi khi phá cã hình mãng (do dùng dùng màu giửa các mảng ở cạnh nhau).
 + Màu sắc quá sặc sở và tương phản nên bài vẽ trở nên cứng, khó đẹp. 
 - Sử dụng các chất liệu chưa quen thể hiện ở chổ.
 + Dùng màu thường thiếu độ đậm, do vẽ nhẹ tay.
 + Bút dạ, sáp màu thường quá đậm do vễ chậm, màu xuống đẩm,mảng màu không đều.
 + Chưa có thói quen pha trộn màu để có nhửng màu đẹp, ưng ý.
 + Dùng màu nước, màu bột hiệu quả kém hơn chất liệu khác. Và nhửng chất liệu này ít phổ biến ở trường THCS.
 Tóm lại qua tìm hiểu thực trạng, vấn đề dạy học phân môn trang trí ta thấy việc dạy học trang trí ở THCS là cần thiết, nó góp phần hình thành ở học sinh nhưng phẩm chất tốt đẹp của con người lao động mới, người lao động có tri thức khoa học, dám nghĩ, dám làm, lao động có năng suất cao và biết thưởng thức cái hay, cái đẹp trong cuộc sống.
 chươngII
 Dạy học vẽ phân môn vẽ trang trí ở THCS.
 I. Những vấn đề chung của phương pháp dạy học vẽ phân môn vẽ trang trí ở THCS.
 1, Trang trí xiất phát ừ thực tiển, phản ánh cuộc sống đời thường,nhưng khác với phân môn khác, nó luôn dòi hỏi sự sáng tạo ra cái mới, cái lạ, cái đẹp nhiều hình nhiều vẽ từ bố cục, hình mảng, hoạ tiết đến màu sắc. Như vậy có thể nói, trang trí có một đặc đểm nổi bật là yêu cầu người học phải luôn suy nghỉ, sáng tạo, sáng tạo không ngừng để có nhửng bài vẽ tốt, đa dạng, đẹp về hình dáng, đẹp về màu sắc. Vì thế học trang trí tạp cho học sinh năng lực làm việc, dám nghĩ, dám làm, dám thay đổi mong muốn có hiệu quả, làm nên cái đẹp, Vẽ trang trí mang tính giáo dục lớn, bồi dưởng và phát triển ở học sinh phẩm chất con người lao động sáng tạo.
 2, Dạy học vẽ trang trí ở THCS là một phân môn nhằm phát huy khả năng sáng tạo và giáo dục thẩm mỹ cho học sinh.
 Sự sáng tạo trang trí ở học sinh THCS không đòi hỏi cao xa mà chỉ là sự thay đổi đôi chút trong việc sắp xếp (Bố cục), tô màu và đường nét để bài vẽ của mình có nét riêng không giống mẩu, không giống bài bạn bên cạnh. Để làm được điều đó, trong giờ học trang trí,giáo viên phải có những phương pháp giảng dạy thích hợp,phát huy tính sáng tạo của học sinh ,tính tích cực học tập của học sinh.
 + Vì sao phải phát huy tính tích cực học tập của học sinh?
 Dạy học là quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh. Giáo viên cung cấp kiến thức, học sinh học tiếp nhận kiến thức. Giáo viên dạy tốt, học sinh học tốt và ngược lại.
 + Nhưng làm thế nào để dạy tốt và học tốt? 
 Cuối cùng của dạy học là kiến thức của thầy giáo phải ”vào” học sinh một cách nhẹ nhàng, đầy đủ và phong phú. Từ những kiến thức tiếp thu được, học sinh còn có khả năng mở rộng, phát triển và vận dụng một cách linh hoạt để giải quyết các bài tập củng như trong sinh hoạt hàng ngày, trong nhửng công việc cụ thể sau này .Vì vậy việc chủ động lỉnh hội kiến thức phải thuộc về học sinh nhất là học sinh THCS lứa tuổi mà ý thức học tập chưa được xác định một cách đầy đủ, đúng đắn. Các em học đấy nhưng phải ”vui mà học” khi vui thích thì việc học tập trở nên thích thú, tự nguyện,kông bị gò ép, thúc bách, khi “học như chơi” thì việc học sẻ trở nên thoải mái, nhẹ nhàng. Học là một trong nhửng nhu cầu của trẻ. Song làm sao cho học sinh thích học vẽ mới là vấn đề cơ bản của dạy học mà người giáo viên cần phải lưu ý.
 Suy cho cùng, học sinh phải tích cực học tập thì dạy học mới có hiệu quả. Đến đây chúng ta sẻ thấy vai trò chủ đạo thuộc về giáo viên, vai trò chủ động thuộc về học sinh khi tính tích cực học tâp học sinh được kích thích thì các em sẻ chú ý lắng nghe, hăng hái trả lời nhửng câu hỏi của giáo viên,nêu lên nhửng thắc mắc mà mình chơa rỏ, chưa hiểu và chịu khó suy nghỉ, tìm tòi để tìm ra cái mới, cái lạ bằng sự thích thú,bằng khả năng và sự thích thú của mình. Đây chính là yêu cầu của dạy học mỹ thuật nói chung, dạy học phân môn vẽ trang trí ở THCS nói riêng, là mầm sống của sự sáng tạo, là một trong nhửng phẩm chất cần có của người lao động xã hội trong tương lai. 
 + Để phát huy tính độc lập,tính tích cực suy nghĩ tìm tòi sự sáng tạo của học sinh với học vẽ trang trí,trong giờ dạy giáo viên cần lưu ý.
 * Tạo không khí phấn khởi cho người học, thu hút sự chú ý gây tâm thế chờ đón ,hồi hộp cho học sinh không nên đi ngay vào nội dung , có thể là câu hỏi hay mẩu chuyện nhỏ có liên quan đến bài học.
 * Cần đặt câu hỏi cho học sinh suy nghĩ trước nội dung bài học, ví dụ:
vẽ như thế nào, tô màu như thế nào là đẹp, vẽ hình ở chổ nào.
 * Gợi ý ở mẩu ,ở mổi bài vẽ để học sinh tự tìm ra cách vẽ, cách sưa chữa hay điều chỉnh hình. 
 * Cung cấp thêm tư liệu xung quanh nội dung bài học, giúp học sinh hiểu bết hơn, dù là những chi tiết nhỏ.
 * Có nhiều tranh vẽ khác nhau về bố cục, về màu sắc đễ học sinh thấy được sự thay đổi phong phú, điều đó sẽ kích thích được sự sáng tạo của các em.
 * Khi học sinh làm bài nếu thấy có nhửng bài giống nhau, giáo viên cần gợi ý để các em suy nghĩ, thêm, bớt hoạ tiết, chuyển cách sắp xếp, tô màu đậm nhạt khác nhau, để tạo ra nhửng bài vẽ khác nhau.
 * Luôn khuyến khích nhửng em có tính sáng tạo trong bài vẽ để khích lệ các em có sự ghanh đua trong học tập.
 - Vấn đề giáo dục thẩm mỷ được thực hiện trong tất cả các phân môn khi học mỹ thuật, một phân môn có một nét riêng để cuối cùng làm cho các em biết cảm thụ, đánh giá cái đẹp, cái chưa đẹp và cái không đẹp.
 + Cái đẹp là sự cân đối hài hoà khác với sự mất cân đối, mất thăng bằng.
 + Cái đẹp là sự phong phú, đa dạnh khác với sự vụn vặt rườm rà.
 + Cái đẹp ở sự rực rở, tươi sáng khác với sự loè loẹt.
 + Cái đẹp ở độc đáo khác với lập dị, lố lăng. kệch cởm.
 Cảm thụ được những điều đó, dần dần các em hành động đúng, không hành động trái với tiêu chuẩn cái đẹp và hạn chế được cái không đẹp trong cuộc sống. Giáo viên cần vận dụng, lồng các bài giảng để giáo dục thẩm mỹ cho các em. 
 Có thể nói trang trí tạo cho người học một kiến thức thẩm mỹ cơ bản và toàn diện nhất.
 Dạy trang trí có nhiều lợi thế trong việc giáo dục và thành thị hiếu cảm xúc cho các em, bởi trang trí tạo cho người học có một kiến thức cơ bản và toàn diện nhất. Vì thế khi dạy giáo viên cần khai thác các yếu tố nghệ thuật: Bố cục tương đối chặt chẻ, hình mảng và hoạ tiết phong phú, màu sắc hài hoà để củng cố nhận thức nghệ thuật của học sinh đúng đắn.
 II. Phương pháp dạy học phân môn vẽ trang trí.
 Dạy học vẽ trang trí là một phân môn của mỹ thuật, do vậy cần dụng tất cả các phương pháp dạy học chung như phương pháp quan sát, phương pháp gợi mở, phương pháp vấn đáp, phương pháp thử nghiệm, phương pháp hướng dẩn học sinh làm bài tập.........
 Tuy nhiên, do đặc điểm trang trí là ”suy nghĩ, tìm tòi ,sáng tạo” Vì thế phương pháp giảng dạy “đặc thù” của phân môn này là phương pháp trực quan, phương pháp vấn đáp gợi mở và phương pháp luyện tập.
 1, Phương pháp trực quan.
 Phương pháp trực quan luôn được vận dụng trong việc dạy học mỹ thuật ở THCS vì nó phù hợp với đặc điểm môn học và đặc điểm tri giác của học sinh.
 Nói đến phương pháp trực quan tức là đề cập đến cách dạy sao cho học sinh thấy ngay, thấy một cách rỏ ràng, cụ thể để các em hiểu nhanh, nhớ lâu, dù là khái niệm trừu tượng như “cân đối” ,”hài hoà” hay những gì ẩn chứa trong bbố cục, nét vẽ,màu sắc..........mà người nghệ sĩ muốn “nói” có như thế các em mới có hứng thú học tập.
 Phương pháp trực quan đối vơi phân môn vẽ trang trí có nhưng yêu cầu đối với giáo viên giãng dạy mỹ thuật như sau.
 a) Về nhận thức.
 Giáo viên mỹ thuật ở THCS phải coi phương pháp trực quan là cần thiết, là nội dung bài dạy. Có như vậy giáo viên dạy mỹ thuật mới có ý thức thường xuyên chuẩn bị và sữ dùng đồ dùng dạy học cho từng bài học cụ thễ.
 b) Về chuẩn bị
 Cần nghiên cứu bài dạy, tự tìm và thiết kế đồ dùng dạy học để hợp với nội dung.
 Đồ dùng dạy học trực quan của phân môn vẽ trang trí thường là.
 - Vật thật: Bao gồm các đồ vật như: Chậu cảnh, lọ hoa, cái đĩa , cái khăn......
 -Tranh ảnh: Các phiên bản của tranh nghệ thuật: Tranh về các loại trang trí hình vuông, hình tròn, đường diềm, tranh ảnh về chậu cảnh, lọ hoa....., các bài vẽ của giáo viên và học sinh.
 - Các hình vẽ minh hoạ trên bảng.
 Phân môn vẽ trang trí ngoài nhiệm vụ cung cấp những tri thức của phân môn và rèn luyện kỹ năng, nó còn có nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ cho người học sinh. Do đó đồ dùng giảng dạy đưa ra cho học sinh học tập ngoài yêu cầu là đối tượng cho học sinh quan sát, phù hợp với nội dung bài giãng còn có ý làm đẹp để thu hút sự chú ý của học sinh, tạo nên không khí nghệ thuật trong giờ học, làm cho các em yêu thích vật mẫu bởi vẽ đẹp về bố cục, về màu sắc hoạ tiết...làm phấn chấn tinh thần học tập của các em. Điều đó góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Vì thế đồ dùng cho học tập của phân môn trang trí không nên tuỳ tiện, cẩn có sự chuẩn bị chu đáo trước yêu cầu của giờ học.
 c) Về phương pháp.
 Sử dụng phương pháp trực quan giáo viên cần lưu ý.
 Phân loại đồ dùng sao cho phù hợp nội dung bài học, đi sát với yêu cầu của từng thời kỳ, từng giai đoạn học tập của học sinh và ý đồ của giáo viên.
 Thí dụ: Đồ dùng dạy học làm phong phú, nội dung hay, đồ dùng dạy học để gợi ý, suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo (về bố cục, về hình vẽ, về màu sắc....) đễ hoạt động vẽ hay tìm,tô màu.
 -Trình bày đồ dùng trực quan phải khoa học, theo trình tự nội dung, treo đặt nơi dễ thấy, giới thiệu hay sử dụng đồ dùng hợp lý, phải kết hợp giữa trình bày lý thuyết với giới thiệu trực quan đúng lúc,sao cho lời nói hấp dẩn và minh hoạ đẹp hoà quyện làm một, tạo điều kiện cho học sinh nhận thức nhanh, nhớ lâu, không lạm dụng, không sử dụng nhiều hình minh hoạ không rỏ ý đồ hoặc giới thiệu đồ dùng dạy học không đúng thời điễm, không ăn nhập với nội dung, với bài giãng, ngoài ra cầnhoạt động cho học sinh quan sát, nhận xét thiên nhiên và sưu tầm tư liệu học tập. 
 Giáo viên cần ”chỉ vào” những nơi cần thiết ở đồ dùng dạy học đễ nhấn mạnh trọng tâm của bài hoặc nhấn mạnh về bố cục, hoạ tiết, màu sắc.....không chỉ giới thiệu chung bằng lời. ở đây muốn nói đến sự cần thiết phải kết hợp giửa lời giảng giải phân tích với việc chỉ ra ở đồ dùng dạy học để hướng sự theo dỏi của học sinh vào những điễm chính, không bị các chi tiết lôi cuốn.
 Khi học sinh làm bài, giáo viên cần chú ý phải cất các biểu bảng và cất các hình minh hoạ trên bảng để cho học sinh nhớ lại nhửng gì đả nghe, đả nhìn, và suy nghỉ tìm tòi theo ý mình.
 * Ưu điểm và tồn tại của việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học phân môn vẽ trang trí ở THCS.
 - Về phía giáo viên:
 + Đồ dùng dạy học phân môn vẽ trang trí chưa được nghiên cứu và sản xuất, do đó có thể nói chung là rất nghèo nàn,thiếu thốn. Tuy vậy giáo viên dạy mỹ thuật ở THCS đã cố gắng sưu tầm và tự tạo lấy đồ dùng dạy học phục vụ giãng dạy từng phân môn khá đầy đủ, phong phú như chậu cảnh, lọ hoa nhiều loại, các bài vẽ trang trí hình vuông,hình tròn, đường diềm đẹp, biểu bảng minh hoạ về cách tiến hành bài vẽ trang trí, bộ bài vẽ của giáo viên và học sinh. (theo chương trình)ở ngững dạng khác nhau (để gợi ý suy nghỉ sáng tạo ở mức độ khác nhau: tốt, khá, trung bình, chưa đạt yêu cầu...)để học simh phân tích, so sánh, tham khảo. 
 + Một số giáo viên coi trọng việc trình bày đồ dùng dạy học trong bài giảng,kết hợp với minh hoạ trên bảng cùng lời nói sinh động có hình ảnh giúp cho học sinh nhận thức bài sâu sắc hơn.
 + Tuy nhiên một số giáo viên chưa chú ý nhiều đến tính trực quan trong dạy vẽ trang trí, chuẩn bị đồ dùng dạy học sơ sài, thiếu chất lượng, trình bày thiếu khoa học,thiếu tính thẩm mỹ, ít minh hoạ trên bảng.
 -Về phía học sinh.
 + Học sinh THCS có ý thức quan sát, nhận xét đối tượng, qua đó giúp các em tìm hiểu vẽ đẹp của chúng. Đồ dùng dạy học đẹp, hấp dẩn có tác dụng đối với suy nghỉ, sáng tạo của học sinh, tạo cho bài vẽ sinh động , đa dạng hơn.
 + Một số học sinh coi đồ dùng dạy học là khuôn mẩu, thường rập khuôn, sao chép lại mẩu, học sinh chưa có thói quen tự tìm tư liệu nhằm để phục vụ cho học tập, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức thẩm mỹ của các em học sinh.
 2. Phương pháp vấn đáp gợi mở. 
 Khi học sinh đang gặp khó khăn, trắc trở về cách vẽ như bố cục, phân bố hình mảng, tìm hoa văn trang trí, tương quan đậm nhạt hoặc học sinh đang băn khoăn, chưa hài lòng với bài vẽ, như đang muốn tìm kiếm một cái gì đó đễ bài vẽ hoàn chỉnh hơn, đẹp hơn. Lúc đó các em cần có sự tác động của của giáo viên hay của bạn bè. Tác động đúng lúc,đúng chổ, có mức độ và có chất lượng sẽ tạo điều kiện cho hoc sinh suy nghĩ thêm,tìm tòi và giải quyết được bài tập hoặc nâng cao chất lượng bài vẽ bằng khả năng của mình. Như vậy gợi mở như là gợi ý,mở ra vạch hướng suy nghĩ, hướng giải quyết một ván đề nào đó.
 Đối với phân môn vẽ trang trí,phân môn yêu cầu nhiều đến sự suy nghĩ và sáng tạo của học sinh thì vấn đáp, gợi mở đễ mổi em có cách nghĩ,cách giải quyết bài theo ỹ thích của mình, bằng khả năng của mình là rất cần thiết. Theo tôi đây là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả cho bài vẽ trang trí hơn cả. Vì nó phù hợp với đặc trưng của phân môn là tạo ra cái đẹp muôn màu, muôn vẽ, đồng thời nó phù hợp với năng lực của học sinh. Nên gợi ý ngay trên cơ sở của bài vẽ đả có bố cục, hoạ tiết, đậm nhạt....để mổi em suy nghĩ, tìm tòi, bổ sung, nâng cao chất lượng bài vẽ của mình lên,
 Trong dạy học vẽ trang trí ở những lớp đầu cấp, khi dạy học sinh nên rèn luyện các đường nét cơ bản, giáo viên cần có sự lôi cuốn, sự thích thú học tập của học sinh bằng những lời nói lôi cuốn, gợi cảm như:
 .Em hẳy vẽ những cái gậy cho bà em (luyện vẽ nét thẳng)
 .Em hẳy diển tả con đường làng của em (luyện vẽ nét ngang)
Hoặc khi hướng dẩn học sinh quan sát nên có nhửng câu khích lệ, ganh đua, tìm tòi học tập của các em như:
 .Em hẳy nêu các màu sắc trong bức tranh
 .Trong tranh có mấy nhân vật
 Phân môn trang trí có một yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục riêng, vì thế việc gợi mở, giảng giải cần căn cứ vào nhiệm vụ, nội dung để có câu hỏi trọng tâm ở mổi giờ học mỹ thuật và có những biện pháp phù hợp để chất lượng giãng dạy đạt hiệu quả cao hơn.
 Khi đặt các câu hỏi gợi ý, mở ra cách giải quyết, giáo viên phải lưu ý.
 Các câu hỏi gợi mở phải mang tính khích lệ động viên sao cho mổi học sinh cảm thấy mình phải cần suy nghĩ, tìm kiếm thêm, để bài vẽ đẹp hơn, mong nuốn có bài vẽ đẹp như ý.
 - Lời nhận xét, gợi mở tuyệt nhiên không mang tính phủ định,như ”thế này là không đẹp” hoặc quyết định như ” không làm thế này” hay mệnh lệnh như ” phải làm lại như thế này mới đúng”.....
 - Lời nhận xét, câu hỏi gợi mở phải ”mềm” và luôn ở dạng nghi vấn.
 Thí dụ: ”Vẽ thế này được nhưng có vẽ chưa được đẹp lắm...em còn có thể vẽ khác hơn được không?”...
 - Lời nhận xét, câu gợi mở cần quan sát từng học sinh để qua đó mổi em đều có thể suy nghĩ và tìm ra cách làm cho bài của mình hoàn hảo hơn .
 Do vậy gợi mở cần có mức độ đối với từng học sinh, từng đối tượng.
 + Với học sinh kém: Cần gợi mở cụ thể giúp các em nhận ra ngay chổ chưa đúng và sửa chửa để hoàn thành bài tập theo yêu cầu đề ra.
 Thí dụ: “có lẻ chổ này...(màu này, hoa văn này) chưa đẹp, hay trình bày chưa cân đối, vì chổ này quá rộng, chổ này quá hẹp...em nên sửa (như thế này,thế này...)”. 
 + Với học sinh trung bình: Cần gợi mở cụ thể những chổ chưa hợp lý và yêu cầu các em quan sát, suy nghĩ và tự điều chỉnh, sửa lại. Thí dụ: ”Theo thầy cách sắp xếp hình mảng của bài này chưa cân đối (các hình mảng chưa có trọng tâm...) em điều chỉnh lại được không”.
 + Với học sinh khá: Câu gợi ý nhằm vào chổ “có vấn đề” hay chưa hợp lý về bố cục, hoạ tiết, màu sắc....và sau đó để học sinh tự tìm, tự điều chỉnh hay tự sửa chửa. Thí dụ: “Em xem chổ này”màu như thế nào? em làm sao cho bài vẽ đẹp hơn?
 + Với học sinh giỏi: Có thể yêu cầu học sinh tự tìm ra nhửng chổ khiếm khuyết, chưa đẹp về bpps cục, màu sắc....ở bài vẽ của mình.”Em thử tìm xem bài vẽ của mình có chổ nào chưa hợp lý, còn sửa được nửa không? hoặc có thể vẽ khác đi được không , thử xem nào”.
 * Ưu điểm và tồn tại của việc sử dụng phương pháp gợi mở trong dạy học phân môn vẽ trang trí ở THCS.
 - Về phía giáo viên.
 + Một số giáo viên đả coi trọng và vận dụng có hiệu quả phương pháp gợi mở, gợi mở với những mức độ khác nhau như với từng đối tượng và tôn trọng tính độc lập suy nghĩ của học sinh.
 + Song trên thực tế, một số giáo viên chưa thực sự chú ý đến phương pháp này, thường yêu cầu học sinh phải như thế này, phải như thế kia-bắt học sinh phải theo ý mình, đấy là gò ép, rập khuôn chứ không phải là gợi ý, mở ra cho học sinh cách nghĩ, cách cảm để các em tự sửa, tự điều chỉnh theo tinh thần góp ý của học sinh.
 - Về phía học sinh.
+ Một bộ phận nhỏ học sinh khá, giỏi hay nhửng em yêu thích vẽ thường không hài lòng với bài vẽ của mình. tiếp thu ý kiến cua giáo viên và sửa chửa, điều chỉnh và làm lại một cách có suy nghĩ và hào hứng, điều đó chứng tỏ các em luôn hướng tới cái đẹp, mong muốn vẽ đẹp.
 + Phần lớn học sinh thoả mản với kết quả bài vẽ của mình, do vậy các em thường cho là vẽ đâu xong đấy, vẽ xong là được, không cần điều chỉnh , sửa chửa gì nửa, tình trạng ngại sửa nhửng chổ chưa hợp lý ở bài vẽ khá phổ biến. Nếu “Phải” sửa thì đấy là vì “sợ” hoặc đả thấy rỏ sự thiếu sót và sửa theo chỉ dẩn của giaó viên một cách máy móc, thiếu suy nghĩ, ít sàng lọc trường hợp này thường thấy ở nhửng học sinh trung bình và yếu kém.
 3. Phương pháp luyện tập.
 Phương pháp luyện tập có mục đích rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vẽ cho học sinh. Qua luyện ttập, kiến thức được củng cố và khắc sâu hơn. đối với phân môn vẽ trang trí (vẽ tranh đề tài tự do), (vẽ theo mẩu, tạo dáng) sự luyện tập(vẽ) của học sinh chiếm phần lớn thời gian trong tiết học(20-25 phút).
 Phân môn trang trí có nhiều dạng bài tập:Bài

Tài liệu đính kèm:

  • docluan van tot nghiep my thuat.doc