Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 27 đến 30 - Năm học 2015-2016 - Thạch Del

Môn : TIẾNG VIỆT

Phân môn : Luyện từ và Câu

Tuần 29 tiết 29

TỪ NGỮ VỀ THỂ THAO

DẤU PHẨY

I. Mục tiêu :

- Kể được tên một số môn thể thao (BT1)

- Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm Thể thao (BT2)

- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3 a, b)

- Hs khá giỏi làm được toàn bộ (BT3)

II. Đồ dùng dạy học :

- Bài 1 kẻ bảng thống kê từ ngữ lên bảng.

- Giấy khổ to viết sẳn các câu văn nội dung bài tập 3.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Ổn định :

B. Kiểm tra :

+ Tiết trước các em học luyện từ và câu bài gì?

- Gv ghi bảng :

a. Lớp em đang tập văn nghệ để dự thi tiếng hát hay vòng trường.

b. Bạn Như cần đọc bài nhiều lần ở nhà để vào lớp đọc bài tốt hơn.

c. Các em cần cố gắng học tập để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.

- Gọi hs lên bảng đặt câu theo mẫu : Đề làm gì?

- Gv nhận xét ghi điểm

C. Bài mới :

1. Giới thiệu bài : Trong tiết học này, các em sẽ Mở rộng vốn từ theo chủ điểm thể thao, dấu phẩy.

- Gv ghi tựa bài lên bảng

2. Hướng dẫn làm bài tập :

- Bài tập 1 : Gọi hs đọc yêu cầu - lớp đọc thầm

- Gọi hs lên bảng - Lớp làm bài vào vở

- Gv nhận xét đưa ra đáp án đúng :

* Các môn thể thao bắt đầu bằng tiếng :

a. Bóng : bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng ném, bóng bàn

b. Chạy : chạy việt dã, chạy vượt rào, chạy ngắn, chạy vũ trang, chạy tiếp sức

c. Đua : đua xe đạp, đua thuyền, đua xe mô tô, đua ngựa, đua voi

d. Nhảy : nhảy cao, nhảy xa, nhảy sáo, nhảy dù

- Yêu cầu hs đọc lại các từ vừa tìm được.

+ Bài tập 2 : Gọi hs đọc yêu cầu - lớp đọc thầm

- Gọi hs đọc câu chuyện vui : Cao cờ sgk

- Gọi hs lên bảng - Lớp làm bài vào vở

- Gv nhận xét ghi điểm : được, thua, không ăn, thắng, hòa.

- Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung câu chuyện.

+ Anh chàng trong câu chuyện tự nhận mình là người như thế nào? (cao cờ)

+ Anh đã nói thế nào về kết quả ván cờ của mình? (Anh ta nói tránh đi rằng anh ta không ăn, đối thủ của anh ta thắng và anh xin hòa, đối thủ không chịu)

- Gv nhận xét : Anh ta thật đáng chê, huênh hoang tự nhận mình là cao cờ. Nhưng khi đánh cờ lại thua cả 3 ván. Đã vạy anh ta nói tránh đi để khỏi nhận mình thua.

+ Bài tập 3 : Gọi hs đọc yêu cầu - lớp đọc thầm

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? (Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp)

- Gv gợi ý hs : Muốn đặt dấy phẩy ta nên đọc kỷ câu văn nhiều lần xem những chổ ngắt giọng tự nhiên không chừng đó là dấu câu.

- Gọi hs lên bảng làm bài - Lớp làm vào vở

- Gv nhận xét ghi điểm đưa ra đáp án đúng :

a. Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt, nên Seagem 22 đã thành công rực rỡ.

b. Muốn có cơ thể khỏe mạnh, em phải năng tập thể dục.

c. Để trở thành con ngoan, trò giỏi, em cần học tập và rèn luyện.

- Gọi hs đọc lại các câu văn ngắt giọng đúng dấu phẩy

D. Củng cố – Dặn dò :

+ Em hảy tìm tên các môn thể thao bắt đầu bằng tiếng : bóng, chạy, đua, nhảy.

+ Dấu phẩy đặt ở vị trí nào trong câu?

- Gv nhận xét – giáo dục hs

- Dặn hs về nhà xem lại bài và hoàn thành bài tập vào vở, chọn 3 từ trong bài tập 1, 2 đặt câu.

- Chuẩn bị tiết sau : Đặt và trả lời câu hỏi : Bằng gì - Dấu hai chấm.

- Gv nhận xét tiết học Hát vui

1 hs nêu tên bài

Thực hiện yêu cầu

Lớp nhận xét

Hs theo dõi

Hs nêu tựa bài

Hs đọc yêu cầu

Thực hiện yêu cầu

Lớp nhận xét

Hs đọc lại

Hs đọc yêu cầu

Hs đọc câu chuyện Thực hiện yêu cầu

Lớp nhận xét

Hs trả lời-nhận xét

Hs trả lời-nhận xét

Hs lắng nghe

Hs đọc yêu cầu

Hs trả lời-nhận xét

Hs theo dõi

Thực hiện yêu cầu

Lớp nhận xét

Thực hiện yêu cầu

Thực hiện yêu cầu

Hs trả lời-nhận xét

Hs theo dõi

 

doc 7 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 737Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 27 đến 30 - Năm học 2015-2016 - Thạch Del", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 19 tháng 03 năm 2015
Môn : TIẾNG VIỆT
Phân môn : Luyện từ và Câu
Tuần 28 tiết 28
NHÂN HOÁ
ÔN CÁCH ĐẶT CÂU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ?
DẤU CHẤM – CHẤM HỎI – CHẤM THAN 
I. Mục tiêu :
- Xác định được cách nhân hoá cây cối, sự vật và bước đầu nắm được tác dụng của nhân hoá (BT1)
- Tìm được bộ phận trả lời câu hỏi : Để làm gì? (BT2)
- Đặt được dấu chấm, chấm hỏi, chấm than vào ô trống trong câu (BT3)
II. Đồ dùng dạy học : 
- Giấy khổ to viết sẳn nội dung bài tập 2 và đoạn văn bài tập 3 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Ổn định :
B. Kiểm tra : 
- Gv nhận xét bài kiểm tra giữa học kỳ II. 
C. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Trong tiết luyện từ và câu hôm nay các em sẽ tiếp tục ôn luyện về nhân hóa và ôn luyện về cách đặt câu và trả lời câu hỏi : Để làm gì? Cách dử dụng dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
- Gv ghi tựa bài lên bảng
2. Hướng dẫn làm bài tập :
- Bài tập 1 : Gọi hs đọc yêu cầu - lớp đọc thầm 
- Gọi hs đọc đoạn thơ sgk.
+ Trong những câu thơ vừa đọc cây cối và sự vật tự xưng là gì? (Bèo lụt bình tự xưng là tôi, xe lu tự xưng là tớ)
+ Cách xưng hô như vậy có tác dụng gì? (Cách xưng hô như vậy làm cho chúng ta cảm thấy lụt bình, xe lu như những người bạn đang nói chuyện với chúng ta)
- Gv nhận xét kết luận : Để cây cối, con vật và sự vật tự xưng bằng các từ của ngừoi như tôi, tớ, mình là một cách nhân hóa. Nhờ đó chúng ta thấy cây cối, con vật và sự vật trở nên gần gũi thân thiết với con người như bạn bè.
+ Bài tập 2 : Gọi hs đọc yêu cầu - lớp đọc thầm
- Gọi hs lên bảng - Lớp làm vào vở.
- Gv nhận xét ghi điểm đưa ra đáp án đúng :
a. Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.
b. Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ mở hội để tưởng nhớ ông.
c. Ngày mai muôn thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.
+ Bài tập 3 : Gọi hs đọc yêu cầu - lớp đọc thầm
+ Khi nào phải dùng dấu chấm? (Khi viết hết câu phải dùng dấu chấm)
+ Dấu chấm hỏi đặt ở vị trí nào trong câu? (Dấu chấm hỏi thường đặt cuối câu hỏi)
+ Dấu chấm than đặt ở đâu? (Dấu chấm than đặt ở cuối câu cảm)
- Gọi hs lên bảng - Lớp làm vào vở.
- Gv nhận xét ghi điểm
Nhìn bài của bạn.
Phong đi học về. Thấy em rất vui, mẹ hỏi :
- Hôm nay con được điểm tốt à ?
- Vậng ! con được điểm 9 nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long . Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được điểm cao như thế .
Mẹ ngạc nhiên :
- Sau con nhìn bài của bạn ?
- Nhưng thầy giáo có cấm nhìn tập của bạn đâu ! chúng con thi thể dục ấy mà !
- Gọi hs đọc lại ngắt giọng đúng các dấu câu.
D. Củng cố – Dặn dò : 
+ Các con vật, sự vật ờ bài tập 1 tự xưng là gì? Cách xưng hô như vậy có tác dụng gì?
- Gọi hs lên bảng thi tìm bộ phận trả lời câu hỏi : Để làm gì?
a. Bạn Như cần luyện đọc ở nhà để đọc được tốt hơn.
b. Các em cần phải cố gắng học để cho cha mẹ vui lòng.
- Gv nhận xét – giáo dục hs 
- Dặn hs về nhà xem lại bài và tập đặt 3 câu hỏi : Để làm gì?
- Chuẩn bị tiết sau 
- Gv nhận xét tiết học
Hát vui
Hs theo dõi
Hs nêu tựa bài
Hs đọc yêu cầu
2 hs đọc đoạn thơ
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Hs đọc yêu cầu
Thực hiện yêu cầu
Lớp nhận xét
Hs đọc yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Thực hiện yêu cầu
Lớp nhận xét
Hs đọc đoạn văn
Hs trả lời-nhận xét
Thực hiện yêu cầu
* Rút kinh nghiệm : ...............................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 26 tháng 03 năm 2015
Môn : TIẾNG VIỆT
Phân môn : Luyện từ và Câu
Tuần 29 tiết 29
TỪ NGỮ VỀ THỂ THAO
DẤU PHẨY
I. Mục tiêu :
- Kể được tên một số môn thể thao (BT1)
- Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm Thể thao (BT2)
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3 a, b)
- Hs khá giỏi làm được toàn bộ (BT3)
II. Đồ dùng dạy học : 
- Bài 1 kẻ bảng thống kê từ ngữ lên bảng.
- Giấy khổ to viết sẳn các câu văn nội dung bài tập 3. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Ổn định :
B. Kiểm tra : 
+ Tiết trước các em học luyện từ và câu bài gì?
- Gv ghi bảng :
a. Lớp em đang tập văn nghệ để dự thi tiếng hát hay vòng trường.
b. Bạn Như cần đọc bài nhiều lần ở nhà để vào lớp đọc bài tốt hơn.
c. Các em cần cố gắng học tập để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.
- Gọi hs lên bảng đặt câu theo mẫu : Đề làm gì?
- Gv nhận xét ghi điểm 
C. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Trong tiết học này, các em sẽ Mở rộng vốn từ theo chủ điểm thể thao, dấu phẩy.
- Gv ghi tựa bài lên bảng
2. Hướng dẫn làm bài tập :
- Bài tập 1 : Gọi hs đọc yêu cầu - lớp đọc thầm 
- Gọi hs lên bảng - Lớp làm bài vào vở
- Gv nhận xét đưa ra đáp án đúng :
* Các môn thể thao bắt đầu bằng tiếng :
a. Bóng : bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng ném, bóng bàn 
b. Chạy : chạy việt dã, chạy vượt rào, chạy ngắn, chạy vũ trang, chạy tiếp sức 
c. Đua : đua xe đạp, đua thuyền, đua xe mô tô, đua ngựa, đua voi 
d. Nhảy : nhảy cao, nhảy xa, nhảy sáo, nhảy dù 
- Yêu cầu hs đọc lại các từ vừa tìm được.
+ Bài tập 2 : Gọi hs đọc yêu cầu - lớp đọc thầm
- Gọi hs đọc câu chuyện vui : Cao cờ sgk
- Gọi hs lên bảng - Lớp làm bài vào vở
- Gv nhận xét ghi điểm : được, thua, không ăn, thắng, hòa.
- Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung câu chuyện.
+ Anh chàng trong câu chuyện tự nhận mình là người như thế nào? (cao cờ)
+ Anh đã nói thế nào về kết quả ván cờ của mình? (Anh ta nói tránh đi rằng anh ta không ăn, đối thủ của anh ta thắng và anh xin hòa, đối thủ không chịu)
- Gv nhận xét : Anh ta thật đáng chê, huênh hoang tự nhận mình là cao cờ. Nhưng khi đánh cờ lại thua cả 3 ván. Đã vạy anh ta nói tránh đi để khỏi nhận mình thua.
+ Bài tập 3 : Gọi hs đọc yêu cầu - lớp đọc thầm
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? (Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp)
- Gv gợi ý hs : Muốn đặt dấy phẩy ta nên đọc kỷ câu văn nhiều lần xem những chổ ngắt giọng tự nhiên không chừng đó là dấu câu.
- Gọi hs lên bảng làm bài - Lớp làm vào vở
- Gv nhận xét ghi điểm đưa ra đáp án đúng :
a. Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt, nên Seagem 22 đã thành công rực rỡ.
b. Muốn có cơ thể khỏe mạnh, em phải năng tập thể dục.
c. Để trở thành con ngoan, trò giỏi, em cần học tập và rèn luyện.
- Gọi hs đọc lại các câu văn ngắt giọng đúng dấu phẩy
D. Củng cố – Dặn dò : 
+ Em hảy tìm tên các môn thể thao bắt đầu bằng tiếng : bóng, chạy, đua, nhảy.
+ Dấu phẩy đặt ở vị trí nào trong câu?
- Gv nhận xét – giáo dục hs 
- Dặn hs về nhà xem lại bài và hoàn thành bài tập vào vở, chọn 3 từ trong bài tập 1, 2 đặt câu.
- Chuẩn bị tiết sau : Đặt và trả lời câu hỏi : Bằng gì - Dấu hai chấm.
- Gv nhận xét tiết học
Hát vui
1 hs nêu tên bài
Thực hiện yêu cầu 
Lớp nhận xét
Hs theo dõi
Hs nêu tựa bài
Hs đọc yêu cầu
Thực hiện yêu cầu 
Lớp nhận xét
Hs đọc lại 
Hs đọc yêu cầu
Hs đọc câu chuyện Thực hiện yêu cầu 
Lớp nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Hs đọc yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét
Hs theo dõi
Thực hiện yêu cầu 
Lớp nhận xét
Thực hiện yêu cầu 
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét
Hs theo dõi
* Rút kinh nghiệm : ...............................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 02 tháng 04 năm 2015
Môn : TIẾNG VIỆT
Phân môn : Luyện từ và Câu
Tuần 30 tiết 30
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI BẰNG GÌ?
DẤU HAI CHẤM
I. Mục tiêu :
- Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi bằng gì? (BT1)
- Trả lời đúng các câu hỏi bằng gì? (BT2, BT3)
- Bước đầu nắm được cách dùng dấu hai chấm (BT4)
II. Đồ dùng dạy học : 
- Giấy khổ to viết sẳn các câu văn bài tập 1, 4. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Ổn định :
B. Kiểm tra : 
+ Tiết trước các em học luyện từ và câu bài gì?
- Gọi hs lên bảng đặt dấu phẩy vào câu văn sau :
 Bạn Thảo, bạn Tuyết là học sinh giỏi nhất lớp.
- Gv nhận xét ghi điểm 
C. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Tiết luyện từ và câu hôm nay, các em sẽ đặt và trả lời câu hỏi : Bằng gì và cách sử dụng dấu hai chấm.
- Gv ghi tựa bài lên bảng
2. Hướng dẫn làm bài tập :
- Bài tập 1 : Gọi hs đọc yêu cầu - lớp đọc thầm 
- Yêu cầu hs đọc câu văn sgk.
+ Voi uống nước bằng gì? (Voi uống nước bằng vòi)
+ Vậy ta gạch chân dưới từ nào? (bằng vòi)
- Gọi hs lên bảng gạch chân - Lớp làm bài vào vở
- Gv nhận xét ghi điểm 
+ Bài tập 2 : Gọi hs đọc yêu cầu - lớp đọc thầm
+ Hằng ngày, em đi học bằng gì?
+ Cái bàn em ngồi học làm bằng gì? (bằng gỗ)
+ Cá thở bằng gì? (bằng mang)
- Gv nhận xét ghi điểm
+ Bài tập 3 : Gọi hs đọc yêu cầu - lớp đọc thầm
- Gv hướng dẫn hs thực hiện trò chơi sgk
- Yêu cầu hs thực hiện trò chơi
- Gv nhận xét ghi điểm 
+ Bài tập 4 : Gọi hs đọc yêu cầu - lớp đọc thầm
+ Các em đã biết những dấu câu nào? (dâu chấm, dấu phẩy, dấu chấm cảm, hấu hai chấm)
- Gv gợi ý : Vậy chúng ta hãy nhớ lại các dấu câu. Sau đó chọn dấu thích hợp điền vào chổ trống trong bài.
- Gọi hs lên bảng làm bài - Lớp làm vào vở
- Gv nhận xét chốt lại : Chúng ta điền tất cả dấu hai chấm vào ô trống.
- Yêu cầu hs đọc lại câu văn trên
D. Củng cố – Dặn dò : 
- Gọi hs đặt và trả lời câu hỏi : bằng gì?
- Gọi hs đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ : bằng gì?
- Gv nhận xét – giáo dục hs
- Dặn hs về nhà xem lại bài và hoàn thành bài tập vào vở, tập đặt câu và trả lời câu hỏi bằng gì?
- Chuẩn bị tiết sau 
- Gv nhận xét tiết học
Hát vui
1 hs nêu tên bài
Thực hiện yêu cầu 
Lớp nhận xét
Hs theo dõi
Hs nêu tựa bài
Hs đọc yêu cầu
1 hs đọc câu văn
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Thực hiện yêu cầu 
Hs đọc yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét 
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs đọc yêu cầu
Thực hiện yêu cầu 
Lớp nhận xét
Hs đọc yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Thực hiện yêu cầu 
Hs theo dõi
Thực hiện yêu cầu 
Thực hiện yêu cầu
Hs theo dõi
* Rút kinh nghiệm : ...............................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docluyen tu vaø Cau.doc