I. Mục tiêu:
- Nhận dạng và kể tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò, thân gỗ, thân thảo.
- Phân loại một số cây theo cách mọc của thân ( đứng, leo, bò ) và theo cấu tạo của thân ( thân gỗ, thân thảo ).
- Quan sát và so sánh đặc điểm một số loại thân cây.
- Tích cực tìm hiểu thông tin và sôi nổi trong học tập.
PHIẾU ĐIỀU CHỈNH BÀI HƯỚNG DẪN HỌC MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI 3 BÀI : THÂN CÂY Người soạn: Nguyễn Thị Bích Ngày soạn: 16/4/2017 Mục tiêu: - Nhận dạng và kể tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò, thân gỗ, thân thảo. - Phân loại một số cây theo cách mọc của thân ( đứng, leo, bò ) và theo cấu tạo của thân ( thân gỗ, thân thảo ). - Quan sát và so sánh đặc điểm một số loại thân cây. - Tích cực tìm hiểu thông tin và sôi nổi trong học tập. II . Hoạt động học: Khởi động Việc 1: Ổn định. - Chủ tịch hội đồng tự quản ổn định trật tự lớp. Việc 2: Giới thiệu. - Trưởng ban đối ngoại lên giới thiệu về lớp. Việc 3: Khởi động. - Trưởng ban văn nghệ cho lớp hát bài: “Bài ca đi học” - Trưởng ban văn nghệ chia sẻ trước lớp: Sau khi khởi động xong các bạn cảm thấy như thế nào ? - Chủ tịch hội đồng tự quản mời cô giáo chia sẻ. - Giáo viên giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng . - Học sinh ghi tên bài vào vở. Xác định mục tiêu bài học: Việc 1: Cá nhân đọc thầm mục tiêu. Việc 2: Chia sẻ mục tiêu trong nhóm Việc 3: Chia sẻ mục tiêu trước lớp. . - Chủ tịch hội đồng tự quản mời 2 bạn chia sẻ mục tiêu trước lớp. - Chủ tịch hội đồng tự quản nêu lại mục tiêu Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Quan sát và tìm hiểu các loại thân cây. Việc 1: Học sinh đọc yêu cầu hoạt động 1. Việc 2: Học sinh đọc thầm nội dung hoạt động. Việc 3: Hs thảo luận theo nhóm đôi: quan sát và chỉ ra các cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò trong các hình. Việc 4: Từng cặp Hs lên bảng chỉ ra các loại thân cây. Việc 5: Học sinh nhận xét. Việc 6: Giáo viên chia sẻ. Hoạt động 2: Tìm hiểu về các loại thân cây thường gặp. Việc 1: Giáo viên nêu yêu cầu hoạt động: + Hãy kể tên các loại cây mà em biết và cho biết chúng thuộc loại thân gì? + Thân cây su hào có gì đặc biệt? Việc 2: Trưởng ban học tập phát đồ dung học tập cho các nhóm: giấy A1. Việc 3: Mỗi Hs ghi câu trả lời của mình vào phần ý kiến cá nhân, sau đó nhóm trưởng thống nhất câu trả lời của nhóm và ghi vào phần ý kiến chung. Việc 4: Các nhóm treo bài làm của mình xung quanh lớp. Việc 5: Học sinh nhận xét Việc 6: Giáo viên chia sẻ. Hoạt động 3: Trò chơi. Việc 1: Gv phân đội chơi, phổ biến luật chơi, phát hoa giấy cho 2 đội. Việc 2: Học sinh thảo luận và gắn hoa. Việc 3: Giáo viên và cả lớp nhận xét, quyết định đội thắng cuộc. Việc 4: Học sinh chia sẻ. Việc 5: Giáo viên chia sẻ. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 4: Thí nghiệm với thân cây. Việc 1: Học sinh đọc yêu cầu hoạt động. Việc 2: Học sinh quan sát các hình trang 80, thảo luận và trả lời câu hỏi. Việc 3: Các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp. Việc 4: Học sinh nhận xét. Việc 5: Giáo viên chia sẻ. Hoạt động 5: Công dụng của thân cây Việc 1: Học sinh đọc yêu cầu hoạt động. Việc 2: Học sinh thảo luận theo nhóm đôi: Chỉ vào từng hình trong sgk và nói thân cây được sủ dụng làm việc gì? Việc 3: Các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp. Việc 4: Học sinh nhận xét. Việc 5: Giáo viên chia sẻ. Hoạt động 6: Thảo luận cả lớp. Việc 1: Giáo viên nêu câu hỏi: Ở địa phương em, người ta sử dụng thân cây để làm gì? Việc 2: Học sinh nêu ý kiến, thảo luận trước lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Việc 3: Học sinh đọc phần thông tin trong SGK. Việc 4: Giáo viên chia sẻ. Hoạt động ứng dụng Học sinh về nhà làm các thí nghiệm như hoạt động 4. Chia sẻ điều em muốn nói. Việc 1: Chủ tịch hội đồng tự quản chia sẻ với cả lớp: + Qua tiết học này bạn đã học thêm được điều gì bổ ích? + Bạn hãy chia sẻ cảm xúc của mình sau tiết học này. Việc 2: Giáo viên chia sẻ.
Tài liệu đính kèm: