Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 - Chương trình cả năm

Tiết : 4 PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP

I. Mục tiêu:

- Giúp HS kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp.

- Nêu được nguyên nhân và cách phòng bệnh ở cơ quan hô hấp.

- Có ý thức phòng bệnh ở cơ quan hô hấp.

- Biết cách giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, họng.

* Giáo dục kỹ năng sống:

- Kỹ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm với bản thân trong việc phòng bệnh đường hô hấp.

- Kỹ năng giao tiếp: Ứng xử phù hợp khi đóng vai bác sĩ và bệnh nhân.

II. Đồ dùng dạy học:

- Các hình ở SGK trang 10, 11.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:Vệ sinh cơ quan hô hấp.

- GV gọi lần lượt 3 HS trả lời lại các câu hỏi.

- GV hỏi: Tập thở vào buổi sáng có lợi ích gì?

- Hằng ngày chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi họng?

- GV cho HS nêu những việc nào nên làm và những việc không nên làm để giữ sạch mũi, họng?

- GV nhận xét đánh giá.

- GV nhận xét phần KT.

3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Tiết tự nhiên xã hội hôm nay cô HD cho các em tìm hiểu qua bài “Phòng bệnh đường hô hấp”

- GV ghi tựa bài lên bảng

* GV HD HS tìm hiểu:

* Hoạt động 1: GV cho HS nhắc lại tên của các bộ phận cơ quan hô hấp đã học ở bài trước.

- GV cho HS kể lại tên một số bệnh đường hô hấp mà các em đã biết.

+ GV: Đây là biểu hiện của bệnh, các bệnh hô hấp thường gặp là: viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. . .

* Hoạt động 2:

+ GV cho HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 SGK trang 10, 11 và trao đổi theo gợi ý:

+ Hình( 1, 2): Nam (mặc áo trắng) Nam đã nói gì với bạn của Nam và bạn Nam nói gì với Nam?

- Nguyên nhân nào khiến Nam bị đau họng?

+ Hình 3 : Bác sĩ khuyên Nam điều gì? Bạn có thể khuyên Nam thêm điều gì?

- Nam đã làm gì khi chống khỏi bệnh?

+ Hình 4 : Tại sao thầy giáo khuyên các bạn HS mặc áo ấm, đội mũ, quàng khăn và đi bít tất?

+ Hình 5 : Điều gì đã khiến một bác sĩ đi qua đường phải dừng lại khuyên hai bạn nhỏ đang ngồi ăn kem?

+ Hình 6 : Khi đã bị viêm phế quản nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh gì?

- GV gọi đại diện vài cặp nêu kết quả.

- GV cho lớp nhận xét bổ sung.

+ GV: Người bị viêm phổi hoặc viêm phế quản thường bị ho, sốt. Đặc biệt trẻ em nếu không chữa trị kịp thời để quá nặng có thể bị chết do không thở được.

- GV liên hệ xem các em có ý thức phòng bệnh đường hô hấp chưa.

- GV giúp HS rút ra kết luận.

. GV hỏi: Các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp là các bệnh nào?

. Nguyên nhân gì gây ra?

. Cách đề phòng như thế nào?

+ GV nêu kết luận:

 Các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp là viêm họng, viêm phế quản, viêm khí quản, viêm phổi. . . Nguyên nhân chính là do bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng hoặc biến chứng của các bệnh truyền nhiễm.

 Cách đề phòng là giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, họng, giữ nơi ở đủ ấm, thoáng khí, tránh gió lùa, ăn uống đủ chất, tập thể dục thường xuyên.

- GV gọi vài HS nêu lại kết luận.

* Hoạt động 3:

- GV cho HS chơi trò chơi “Bác sĩ”.

- GV nêu cách chơi: Một em đóng vai bệnh nhân, một em đóng vai bác sĩ, HS đóng vai bệnh nhân kể được một số biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp, một HS đóng vai bác sĩ nêu được tên của bệnh.

- GV cho HS chơi trò chơi theo nhóm.

- GV gọi đại diện vài cặp lên trước lớp đóng vai bệnh nhân và bác sĩ.

- GV cho lớp nhận xét góp ý.

4. Củng cố:

- GV gọi vài HS nêu lại kết luận.

- GV hỏi: Bài học hôm nay giúp các em hiểu được gì?

* GV GD HS:

5. Dặn dò:

- Về nhà các em xem lại bài

- Chuẩn bị tiết sau “ Bệnh lao phổi”

- GV nhận xét tiết học. - Hát

- HS trả lời lại các câu hỏi.

- HS phát biểu.

- HS phát biểu.

- HS nêu.

- HS nhắc lại tựa bài.

-HS nhắc lại các bộ phận của cơ quan hô hấp.

- HS nêu: Sổ mũi, ho, đau họng, sốt. . .

- HS quan sát và trao đổi theo cặp.

- Đại diện vài em nên kết quả.

- Lớp nhận xét bổ sung.

- HS phát biểu.

- HS phát biểu.

- HS phát biểu.

- HS phát biểu.

- Vài HS nêu lại kết luận.

- Vài HS nêu kết luận.

- HS chơi theo nhóm.

- Vài HSlần lượt lên trước lớp đóng vai bệnh nhân và bác sĩ.

- Lớp nhận xét góp ý.

- Vài HS nêu kết luận.

- HS phát biểu.

 

doc 179 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 kết luận.
- GV hỏi: Thế nào là hoạt động công nghiệp thương mại? 
* GV GD HS:
5. Dặn dò:
- Về nhà các em xem lại bài và viết kết luận vào vở.
- Chuẩn bị tiết sau “Làng quê và đô thị”
- GV nhận xét tiết học.
- Hát
- HS trả lời câu hỏi.
- HS phát biểu
- HS phát biểu.
- HS phát biểu.
- HS nhắc lại tựa bài.
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe.
- Đại diện nhóm nêu kết quả.
- Lớp nhận xét .
- Các nhóm quan sát tranh và thảo luận.
- Đại diện vài em nêu kết quả.
- Lớp nhận xét.
- HS thảo luận theo cặp, theo gợi ý.
- Vài em nêu lại kết luận.
- Vài em nêu lại kết luận.
- HS chơi trò chơi bán hàng.
- Lớp nhận xét.
- HS nêu lại kết luận.
- HS phát biểu.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 Tiết : 32 LÀNG QUÊ VÀ ĐÔ THỊ
I. Mục tiêu:
- Giúp HS phân biệt khác nhau về làng quê và đô thị phong cảnh và nhà cửa, đường xá hoạt động giao thông.
- Nêu một số đặc điểm của làng quê hoặc đô thị.
* Giáo dục kỹ năng sống:
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: So sánh tìm ra những đặc diểm khác biệt giữa làng quê và đô thị.
- Tư duy sáng tạo thể hiện hình ảnh đặc trưng của làng quê và đô thị.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình ở SGK trang 62 - 63. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ : Hoạt động công nghiệp thương mại
- GV gọi HS trả lời lại câu hỏi.
- GV hỏi: Thế nào là hoạt động công nghiệp ?
- Thế nào là hoạt động thương mại ?
- GV gọi HS nêu kết luận.
- GV nhận xét đánh giá.
- GV nhận xét phần KT.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Tiết TNXH hôm nay cô HD các em tìm hiểu và biết phân biệt sự khác nhau giữa làng quê và đô thị.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
* GV HD HS tìm hiểu:
* Hoạt động 1: 
+ GV cho HS thảo luận nhóm. 
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm quan sát tranh ở SGK và ghi lại kết quả theo bảng dưới đây.
Làng quê
Đô thị
- Phong cảnh, nhà cửa.
- Hoạt động sinh sống chủ yếu của nông dân.
- Đường sá hoạt động giao thông.
- Cây cối.
- Xong GV cho đại diện nhóm nêu kết quả.
- GV cho lớp nhận xét bổ sung.
+ GV: Ở làng quê người dân sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công
Xung quanh nhà ở thường có vườn cây, chuồng trại đường làng nhỏ ích người và xe cộ qua lại.
Ơû đô thị người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy nhà ở tập trung quan sát, đường phố có nhiều người và xe cộ qua lại
 * Hoạt động 2:
+ GV cho HS thảo luận với câu hỏi:
- Hãy kể những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm. Tìm ra sự khác biệt về nghề nghiệp của người dân ở làng quê và đô thị.
- GV cho từng cặp HS thảo luận và ghi kết quả ra giấy.
- GV cho đại diện nhóm nêu kết quả.
- GV cho lớp nhận xét bổ sung.
+ GV: Ở làng quê người dân sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công
Ở đô thị người dân thường đi làm tronng các công sở, cửa hàng, nhà máy
* GV giúp HS rút ra kết luận.
- GV hỏi: Ở làng quê người dân sống về nghề gì ?
- Xung quanh nhà ở và đường xá như thế nào ?
- Ở đô thị người dan thường làm gì ?
- Nhà ở đường phố như thế nào ?
+ GV nêu kết luận:
 Ở làng quê người dân sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi,  Xung quanh, nhà thường có vườn cây, chuồng trại  đường làng nhỏ ít người qua lại.
 Ơû đô thị người dân đi làm trong công sở, cửa hàng, nhà máy  nhà ở tập trung san sát, đường phố có nhiều người và xe cộ qua lại.
 - GV gọi vài HS nêu lại kết luận.
* Hoạt động 3:
+ GV cho HS vẽ tranh.
- GV cho HS vẽ tranh và giới thiệu một phong cảnh quê em sinh sống và nghề nghiệp ở làng quê mình.
+ GV gợi ý:
- Vẽ cảnh gì ? Ở đâu ? Nơi đó có những ai ?
- Những nhân vật nào ? Con người ở đó sống bằng nghề gì ?
- GV cho HS trưng bày các bức tranh.
- GV cho lớp nhận xét.
4. Củng cố:
- GV gọi lần lượt vài HS nêu lại kết luận.
- GV hỏi: Ở làng quê người dân sống bằng nghề gì ?
- Ở đô thị nhà ở, đường phố như thế nào ?
* GV GD HS:
5. Dặn dò:
- Về nhà các em xem lại bài và ghi vào vở phần kết luận.
- Chuẩn bị tiết sau “An toàn khi đi xe đạp”
- GV nhận xét tiết học.
- Hát
- HS trả lời câu hỏi.
- HS phát biểu
- HS phát biểu.
- HS nêu kết luận.
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS quan sát tranh ở SGK thảo luận ghi kết quả ra giấy.
- Đại diện nhóm nêu kết quả.
- Lớp nhận xét .
- Từng cặp HS thảo luận.
- Đại diện vài em nêu kết quả.
- Lớp nhận xét.
- HS phát biểu.
- HS phát biểu.
- HS phát biểu.
- HS phát biểu.
- Vài HS nêu.
- HS trưng bày sản phẩm.
- Lớp nhận xét.
- HS nêu lại kết luận.
- HS phát biểu.
- HS phát biểu.
Tuần: 17
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 Tiết : 33 AN TOÀN KHI ĐI XE ĐẠP
I. Mục tiêu:
- HS nêu được một số qui định bảo đảo an toàn khi đi xe đạp.
- Nêu được các trường hợp đi xe đạp đúng luật và sai luật giao thông.
* Giáo dục kỹ năng sống:
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, phân tích về các tình huống chấp hành đúng qui định khi đi xe đạp.
- Kỹ năng kiên định thực hiện đúng qui định khi tham gia giao thông.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình ở SGK trang 64 - 65. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ : Làng quê và đô thị.
- GV gọi HS trả lời lại câu hỏi.
- GV hỏi: Ở làng quê người dân sống bằng nghề gì ?
- Ở đô thị người dân thường sống bằng nghề gì ?
- GV gọi HS nêu kết luận.
- GV nhận xét đánh giá.
- GV nhận xét phần KT.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: GV hỏi: hằng ngày em đến trường bằng gì ?
+ GV: Như vậy các em đến trường bằng nhiều phương tiện khác nhau. Để giúp các em được an toàn. Hôm nay cô HD các em tìm hiểu về luật giao thông “ Qua bài An toàn khi đi xe đạp.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
* GV HD HS tìm hiểu:
* Hoạt động 1: 
+ GV cho HS quan sát tranh theo nhóm. 
- GV chia lớp thành 7 nhóm nhỏ, mỗi nhóm thảo luận một tranh. 
- Xem trong tranh người nào đi đúng, người nào đi sai luật giao thông ?
- GV cho các nhóm thảo luận.
- GV cho đại diện nhóm nêu kết quả.
- GV cho lớp nhận xét bổ sung.
+ GV: . Hình 1: Người đi xe máy đúng luật. Vì lúc ấy là đèn xanh còn người đi xe đạp và em bé là sai luật sang đường không đúng đèn báo hiệu.
. Hình 2: Người đi xe đạp đã sai luật giao thông vì đã đi vào đường một chiều.
. Hình 3: Người đi xe đạp ở phía trước là sai luật giao thông vì đi bên trí đường.
. Hình 4: Các bạn HS đi sai luật vì đi trên cả vỉa hè, vỉa hè dành cho người đi bộ.
. Hình 5: Anh thanh niên đi xe đạp sai luật vì chở cồng kềnh, vướng vào người khác dễ gây tai nạn.
. Hình 6: Các bạn HS đi đúng luật đi hàng một và đi về phía tay phải.
. Hình 7: Các bạn HS đi sai luật chở 3 nên còn đùa vui giữa đường, bỏ hai tay khi đi xe.
 * Hoạt động 2:
+ GV cho HS thảo luận với câu hỏi sau:
- Đi xe đạp như thế nào là đúng luật ? Như thế nào là sai luật ?
- GV cho HS thảo luận.
- GV cho đại diện nhóm nêu kết quả.
- GV cho lớp nhận xét bổ sung.
+ GV: Đi đúng luật giao thông: Đi bên phải đường, đi hàng một đi đúng phần đường.
. Đi sai luật giao thông: Đi về bên trái, đi vào đường ngược chiều, dàn hàng trên đường, đèo 3 người.
* Hoạt động 3:
+ GV cho HS chơi trò chơi “ Đèn xanh, đèn đỏ”.
- GV HD luật chơi: HS đứng tại chổ vòng tay trước ngực, tay trái dưới, tay phải trên.
. Lớp trưởng hô: “ Đèn xanh” cả lớp quay tròn hai tay, 
“ Đèn đỏ” cả lớp dừng quay và để tay ở vị trí chuẩn bị.
- Trò chơi được lập nhiều lần, ai sai sẽ hát một bài.
+ GV cho HS chơi trò chơi.
* GV giúp HS rút ra kết luận.
- GV hỏi: Khi đi xe đạp chúng ta cần nên đi như thế nào?
+ GV nêu kết luận:
Khi đi xe đạp đi bên phải đúng phần đường dành cho xe đạp không đi vào đường ngược chiều.
- GV gọi vài HS nêu lại kết luận.
- GV cho lớp nhận xét.
4. Củng cố:
- GV gọi lần lượt vài HS nêu lại kết luận.
- GV hỏi: Đi xe đạp như hế nào là đúng luật ? Như thế nào là sai luật ?
* GV GD HS:
5. Dặn dò:
- Về nhà các em xem lại bài và ghi vào vở phần kết luận.
- Chuẩn bị tiết sau “Ôn tập và KT học kì 1”
- GV nhận xét tiết học.
- Hát
- HS trả lời câu hỏi.
- HS phát biểu
- HS phát biểu.
- HS nêu kết luận.
- HS nhắc lại tựa bài.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm nêu kết quả.
- Lớp nhận xét .
- HS thảo luận.
- Đại diện vài em nêu kết quả.
- Lớp nhận xét.
- HS chú ý.
- HS chơi trò chơi.
- HS phát biểu.
- Vài HS nêu.
- HS nêu lại kết luận.
- HS phát biểu.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 Tiết : 34 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HK1
I. Mục tiêu:
- HS nêu tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và cách giữ gìn vệ sinh hệ cơ quan.
- Giới thiệu về gia đình em.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn bt ở HĐ 1.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ : An toàn khi đi xe đạp.
- GV gọi HS trả lời lại câu hỏi.
- GV hỏi: Đi như thế nào mới là đúng luật giao thông ?
- Đi như thế nào là sai luật giao thông ?
- GV gọi HS nêu kết luận.
- GV nhận xét đánh giá.
- GV nhận xét phần KT.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Để cũng cố các kiến thức đã học. Hôm nay cô HD các em” Ôn tập và kiểm tra học kì 1”.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
* GV HD HS tìm hiểu:
* Hoạt động 1: 
+ GV cho HS thảo luận theo nhóm. 
- GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận để hoàn thành bảng sau:
+ Nội dung trong bảng:
- Tên cơ quan
. Tuần hoàn
. Hô hấp
. Bài tiết nước tiểu
. Thần kinh
- Tên các bộ phận, chức năng của từng bộ phận. 
- GV cho các nhóm thảo luận.
- GV cho đại diện nhóm nêu kết quả.
- GV cho lớp nhận xét bổ sung.
+ GV chốt bài đúng:
Tên cơ quan
Tên các bộ phận
Chức năng của từng bộ phận
Hô hấp
- Mũi, khí quản, phế quản, phổi
- Dẫn khí và trao đổi khí
Tuần hoàn 
- Vòng tuần hoàn lớn.
- Vòng tuần hoàn nhỏ.
- Đưa máu chứa nhiều ôxi và chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, thải khí các- bon- nic
Bài tiết nước tiểu
- Hai quả thận, 2 ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
- Lọc máu
- Thải ra ngoài.
Thần kinh
- Não
- Tủy sống các dây thần kinh.
- Điều khiển mọi hoạt động. Dẫn luồn thần kinh về não.
+ Mỗi cơ quan bộ phận có chức năng nhiệm vụ khác nhau. Chúng ta phải biết giữ gìn các cơ quan đó.
-GV cho HS nêu một số bệnh thường gặp ở các cơ quan.
 * Hoạt động 2:
GV cho HS vẽ sơ đồ và giới thiệu về gia đình của mình
+ GV gợi ý: Gia đình em
. Họ và tên:
 . Gia đình em sống ở:
 . Công việc của gia đình em:
 + Các thành viên trong gia đình em:
 . Bố em: Làm gì ?... ở
 . Mẹ em: Làm gì ?... ở
 . Em: Học sinh lớp trường
- GV cho lần lượt vài HS giới thiệu về gia đình của mình cho các bạn biết.
- GV theo dõi – nêu nhận xét.
4. Củng cố:
- GV cho vài HS nêu lại tên các cơ quan, bộ phận chức năng của từng bộ phận
- GV gọi HS nêu lại một số bệnh thường gặp ở các cơ quan hô hấp ?
* GV GD HS:
5. Dặn dò:
- Về nhà các em xem lại bài. 
- Chuẩn bị tiết sau “Ôn tập và KT học kì 1”
- GV nhận xét tiết học.
- Hát
- HS trả lời câu hỏi.
- HS phát biểu
- HS phát biểu.
- HS nêu kết luận.
- HS nhắc lại tựa bài.
- Các nhóm thảo luận và ghi kết quả ra giấy. 
- Đại diện nhóm nêu kết quả.
- Lớp nhận xét .
- HS giới thiệu về gia đình mình với các bạn.
- HS nêu.
- Vài HS nêu.
Tuần: 18
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 Tiết : 35 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HK1 ( tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- HS kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu bt cho HĐ 3.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ : Ôn tập KT học kì 1
- GV hỏi lại bài.
- Hãy nêu tên các bộ phận của cơ quan hô hấp ?
- Nêu tên các bộ phận của bài tiết nước tiểu ?
- GV cho HS nêu tên một số bệnh thường gặp ở các cơ quan trên ?
- GV nhận xét đánh giá.
- GV nhận xét phần KT.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Tiết TNXH hôm nay cô HD các em tiếp tục” Ôn tập và kiểm tra học kì 1”.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
* GV HD HS tìm hiểu:
* Hoạt động 1: 
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận các tranh ở SGK trang 67.
- Hình nào thể hiện hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc.
- GV cho các nhóm thảo luận.
- GV cho đại diện nhóm nêu kết quả.
- GV cho lớp nhận xét bổ sung.
 * Hoạt động 2:
+ GV cho HS chơi trò chơi “ Ai lựa chọn nhanh nhất”.
- GV chia lớp thành 3 đội để lựa chọn và ghi vào bảng, mỗi đội ghi 1 cột với hình thức tiếp sức
Sản phẩm nông nghiệp
Sản phẩm công nghiệp
Sản phẩm hông tin liên lạc
- Đội nào chọn đúng nhiều đội đó thắng cuộc.
+ GV: Những sản phẩm nông nghiệp như: lúa, gạo, tôm, cá, lợn, gà, khóm, bắp, khoai, sắn
+ Những sản phẩm công nghiệp: Dầu mỡ, giấy, quần áo, than, đá, sắt, thép
+ Những sản phẩm thông tin liên lạc: thư, bưu phẩm, tin tức, điện thoại, bản tin, báo
* Hoạt động 3:
+ Gv cho HS chơi trò chơi “ ghép đôi”: việc gì ? ở đâu ?
- GV chuẩn bị sẵn băng giấy cho HS.
. Băng ghi màu đỏ có tên các cơ quan địa điểm: Ủy ban nhân dân, bệnh viện, trường học, bưu điện,trung tâm thông tin, trụ sở công an, công việc, xí nghiệp.
. Băng ghi màu xanh các công việc hoạt động: vui chơi, thư giản, giữ gìn an ninh trật tự, chuyển phát tin tức, gửi thư liên lạc, học tập, khám chửa bệnh, điều hành mọi hoạt động của địa phương, sản xuất hàng hóa.
+ Cách chơi: GV gọi 1 lượt 8 HS, 4 HS cầm băng giấy chữ màu đỏ, 4 HS cầm băng giấy có chữ màu xanh.
- GV hô: “ Bắt đầu” các em phải nhanh chống tìm bạn của mình sao cho giấy ghi chữ màu đỏ có nd phù hợp với bạn có ghi chữ màu xanh. Cặp nào tìm ra nhanh nhất và đúng sẽ được tuyên dương.
- GV cho HS chơi trò chơi.
- GV cho lớp nhận xét tuyên dương.
+ GV chốt ý đúng:
1. UBNN – Điều hành mọi công việc ở địa phương.
2. Bệnh viện – Khám chữa bệnh.
3. Trường học – Học tập.
4. Bưu điện – gửi thư liên lạc.
5. Trung tâm thông tin – Truyền đạt tin tức.
6. Trụ sở công an – Giữ gìn an ninh trật tự.
7. Công viên – Vui chơi thư giản.
8. Xí nghiệp – Sản xuất hàng hóa.
4. Củng cố:
- GV cho HS nêu lại các sản phẩm nông nghiệp, thông tin liên lạc.
- GV cho HS nêu lại tên các cơ quan trên.
* GV GD HS:
5. Dặn dò:
- Về nhà các em xem lại bài. 
- Chuẩn bị tiết sau “Vệ sinh môi trường”
- GV nhận xét tiết học.
- Hát
- HS trả lời câu hỏi.
- HS phát biểu
- HS phát biểu.
- HS nhắc lại tựa bài.
- Các nhóm thảo luận. 
- Đại diện nhóm nêu.
- Lớp nhận xét .
- GV chia thành 3 đội, mỗi đội cử 5 bạn lên trước lớp chơi trò chơi.
- HS chú ý.
- Lớp nhận xét.
- HS nêu.
- Vài HS nêu.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 Tiết : 36 VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
- HS nêu được tác hại của nước thải và thực hiện đổ rác đúng nơi qui định.
- Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường sống.
* Tích hợp:
- Giáo dục học sinh biết phân loại và xử lí rác hợp vệ sinh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình ở SGK trang 68 – 69.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ : Ôn tập KT học kì 1
- GV hỏi lại bài.
- GV cho HS nêu lại những sản phẩm của nông nghiệp ?
- GV cho HS nêu lại những sản phẩm của nông nghiệp, thông tin liên lạc?
- GV cho HS nêu lại tên của các cơ quan.
- GV nhận xét đánh giá.
- GV nhận xét phần KT.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Tiết TNXH hôm nay giúp các em thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm môi trường sống. Qua bài “Vệ sinh môi trường”
- GV ghi tựa bài lên bảng.
* GV HD HS tìm hiểu:
* Hoạt động 1: 
- GV cho HS thảo luận theo nhóm.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận các câu hỏi.
+ Câu hỏi: Hãy nêu cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. Rác có hại như thế nào ?
- Những sinh vật nào thường sống ở đống rác? Chúng có hại gì đối với sức khỏe con người ?
+ GV: Rác như vỏ chai, vỏ đồ hộp, giấy gói thức ăn, bọc đường đồ quăng bừa bãi.
 Nếu vứt rác bừa bãi sẽ là vật trung gian truyền bệnh.
- Xác chết súc vật vứt bừa bãi sẽ bị thối rửa sinh nhiều mầm bệnh và còn là nơi để một số sinh vật sinh sản và truyền bệnh như: Ruồi, muỗi, chuột.
- GV cho các nhóm thảo luận.
- GV cho đại diện nhóm nêu kết quả.
- GV cho lớp nhận xét bổ sung.
+ GV: Trong các loại rác, có những loại rác dể bị thối rửa và chứa nhiều vi khuẩn giây bệnh: Chuột, gián, ruồi Thường sống ở những nơi có rác chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho người.
 * Hoạt động 2:
+ GV cho HS thảo luận theo cặp.
- GV cho HS quan sát các hình ở SGK trang 68 – 69 tìm xem những việc nào đúng, những việc nào sai ?
- GV cho các nhóm thảo luận.
- GV cho đại diện nhóm nêu kết quả.
- GV cho lớp nhận xét bổ sung.
+ GV hỏi thêm: Em cần làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng ?
- Em hãy nêu cách xử lí rác ở địa phương em ?
+ GV: Rác có thể xử lí theo 4 cách: Chôn, ủ, (để bón ruộng), đốt, tái chế.
* GV giúp HS rút ra kết luận.
- GV hỏi: Ở nơi nào chứa nhiều vi khuẩn giây bệnh ?
- Chuột, gián, ruồi thường sống ở đâu ?
- Chúng là những con vật như thế nào ?
+ GV nêu kết luận:
 Ở trong các đống rác có nhiều vi khuẩn giây bệnh. Các con vật như: Chuột, gián, ruồi thường sống ở những nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho người.
- GV gọi vài HS nêu lại kết luận.
4. Củng cố:
- GV hỏi: Những con vật nào thường sống ở những nơi có rác ?
- GV gọi HS nêu lại kết luận.
 * GV GD HS:
5. Dặn dò:
- Về nhà các em xem lại bài. 
- Chuẩn bị tiết sau “Vệ sinh môi trường (tt)”
- GV nhận xét tiết học.
- Hát
- HS trả lời câu hỏi.
- HS phát biểu
- HS phát biểu.
- HS phát biểu.
- HS nhắc lại tựa bài.
- Lớp chia thành 4 nhóm quan sát tranh 1, 2 để thảo luận. 
- HS thảo luận.
- Đại diện nêu nhóm kết quả.
- Lớp nhận xét .
- HS thảo luận.
- Đại diện nêu kết quả.
- Lớp nhận xét .
- HS phát biểu
- HS phát biểu.
- HS phát biểu
- HS phát biểu
- HS phát biểu.
- Vài HS nêu lại kết luận.
Tuần 19
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 Tiết : 37 VỆ SINH MÔI TRƯỜNG(TT)
I. Mục tiêu:
- HS nêu được tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi.
- Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi qui định.
* Giáo dục kỹ năng sống:
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để biết tác hại của rác ảnh hưởng của các sinh vật sống trong rác đến sức khỏe con người.
- Kỹ năng quan sát tìm kiếm và xử lí thông tin để biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
* Tích hợp:
- Giáo dục học sinh biết xử lí phân hợp vệ sinh là phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước cũng góp phần tiết kiệm năng lượng nước.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình ở SGK trang 70 -71.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ : Vệ sinh môi trường.
- GV hỏi lại bài.
- GV hỏi: Ở nơi nào chứa nhiều vi khuẩn giây bệnh ?
- Chuột, gián, ruồi thường sống ở đâu? Chúng là những con vật như thế nào ?
- GV gọi vài HS nêu lại kết luận.
- GV nhận xét đánh giá.
- GV nhận xét phần KT.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Tiết TNXH hôm nay cô HD các em tiếp tục tìm hiểu về “Vệ sinh môi trường”
- GV ghi tựa bài lên bảng.
* GV HD HS tìm hiểu:
* Hoạt động 1: 
+ GV cho HS quan sát các hình ở SGK trang 70 -71 và nêu nhận xét những gì quan sát thấy trong hình.
- GV gọi vài HS nêu những nhận xét trong hình.
- GV cho lớp nhận xét bổ sung.
- GV cho HS thảo luận theo cặp với các câu hỏi.
- Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi . Hãy cho một số dẫn chứng cụ thể em đã quan sát thấy ở địa phương như đường làng, ngõ xóm
- Em cần làm gì để tránh tình trạng trên.
- GV cho các nhóm thảo luận.
- GV cho đại diện nhóm nêu kết quả.
- GV cho lớp nhận xét bổ sung.
+ GV: Phân và nước tiểu là chất cặn bã của quá trình tiêu hóa 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Hoat_dong_tho_va_co_quan_ho_hap.doc