Kế hoạch dạy học Địa lí Lớp 4 - Bài 17: Đồng Bằng Nam Bộ

BÀI 17: ĐỒNG BẰNG NAM BỘ

I. MỤC TIÊU

Qua bài học giúp học sinh:

- Biết đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng châu thổ lớn nhất của cả nước và có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc.

- Học sinh chỉ được vị trí, giới hạn lãnh thổ của đồng bằng Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Mũi Cà Mau, một số sông lớn và kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ trên lược đồ tự nhiên đồng bằng Nam Bộ.

- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ.

 

docx 5 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 1069Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Địa lí Lớp 4 - Bài 17: Đồng Bằng Nam Bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC - ĐỊA LÝ LỚP 4
BÀI 17: ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I. MỤC TIÊU
Qua bài học giúp học sinh:
- Biết đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng châu thổ lớn nhất của cả nước và có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc.
- Học sinh chỉ được vị trí, giới hạn lãnh thổ của đồng bằng Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Mũi Cà Mau, một số sông lớn và kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ trên lược đồ tự nhiên đồng bằng Nam Bộ.
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Lược đồ tự nhiên đồng bằng Nam Bộ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS trả lời 2 câu hỏi:
+ Tìm và xác định vị trí của thành phố Hải Phòng trên bản đồ hành chính Việt Nam.
+ Kể một số điều kiện để thành phố Hải Phòng trở thành một cảng biển, một trung tâm du lịch lớn của nước ta.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới
Giới thiệu: Ở bài học trước, các em đã được tìm hiểu về đồng bằng Bắc Bộ. Để biết về những đặc điểm của vùng đồng bằng Nam Bộ, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay.
GV viết tựa bài lên bảng: Đồng bằng Nam Bộ.
Hoạt động 1: Tìm hiểu đồng bằng Nam Bộ
- GV yêu cầu học sinh dựa vào những hiểu biết của mình để nêu một số đặc điểm của đồng bằng Nam Bộ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ trên bản đồ hành chính Việt Nam:
+ Em hãy nêu vị trí, giới hạn lãnh thổ của đồng bằng Nam Bộ?
+ Đồng bằng Nam Bộ do phù sa của các con sông nào bồi đắp nên?
+ So sánh diện tích của đồng bằng Nam Bộ với đồng bằng Bắc Bộ?
+ Tìm và chỉ vị trí của các vùng trũng ngập nước Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau trên lược đồ tự nhiên đồng bằng Nam Bộ.
+ Hãy nêu một số loại đất chính mà em biết ở đồng bằng Nam Bộ? Giải thích vì sao lại có những loại đất đó?
- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung ý kiến
- GV nhận xét, kết luận.
FĐồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất cả nước. Do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp. 
FPhần Tây Nam Bộ có nhiều vùng trũng thấp dễ ngập nước như Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau. FNgoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng Nam Bộ còn nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.
Hoạt động 2: Tìm hiểu mạng lưới sông ngòi, kênh rạch ở đồng bằng Nam Bộ. 
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ tự nhiên đồng bằng Nam Bộ, tổ chức trò chơi tiếp sức thi kể tên và chỉ trên lược đồ các con sông, kênh rạch ở đồng bằng Nam Bộ.
Luật chơi: chia lớp thành 2 đội, các thành viên trong 2 đội lần lượt lên chỉ trên lược đồ( mỗi lần chỉ được kể 1 con sông hoặc con kênh) . Đội chỉ được nhiều hơn và chính xác thì đội đó sẽ thắng.
- Giáo viên tổng kết trò chơi.
- Yêu cầu HS nhận xét về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ ( nhiều hay ít sông?).
- GV nhận xét, kết luận.
FĐồng bằng Nam bộ có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
- Yêu cầu HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi:
1. Sông ở đồng bằng Nam Bộ có tác dụng gì?
2. Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông?
3. Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô, người dân nơi đây đã làm gì?
- GV nhận xét, kết luận.
FSông ở đồng bằng Nam Bộ mang lại cho đồng bằng một lượng phù sa màu mỡ, có tác dụng thau chua rửa mặn cho đất. 
FNhờ có Biển Hồ ở Cam-pu-chia chứa nước vào mùa lũ nên nước sông Mê Công lên xuống điều hòa. Nước lũ dâng cao từ từ (không lên nhanh và dữ dội như sông Hồng), ít gây thiệt hại về nhà cửa nên người dân ven sông không đắp đê để ngăn lũ.Đồng thời,như thế vùng đồng bằng này sẽ được bồi đắp thêm một lớp phù sa màu mỡ.
FĐể khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô, nhiều hồ lớn đã được xây dựng để cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt như hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An, ...ngoài ra người dân còn đào kênh rạch nối các con sông với nhau.
4. Củng cố, dặn dò.
- Gv đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm để củng cố kiến thức:
1. Đồng bằng nào lớn nhất nước ta?
A.Đồng bằng sông Hồng
B.Đồng bằng Nam Bộ
C.Đồng bằng sông Thái Bình
D.Cả ba đáp án trên đều sai
2. Đồng bằng Nam Bộ được bồi đắp bởi hệ thống sông nào?
A. Sông Mê Công 
B. Sông Hồng 
C. Sông Đồng Nai
D. Câu A và C đúng
3. Đồng bằng Nam Bộ có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch:
A. Thưa thớt, ít sông
B. Nhiều sông
C. Ít sông
D. Chằng chịt, nhiều sông
4. Ở Đông Nam Bộ, có nhiều hồ lớn được xây dựng để cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô như:
A. Hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng
B. Hồ Trị An, hồ Xuân Hương
C. Hồ Ba Bể, hồ Trị An
D. Hồ Than Thở, hồ Dầu Tiếng
5. Kể tên một số loại đất ở đồng bằng Nam Bộ
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV cho HS đọc Ghi nhớ.
* GDMT:
- GV cho HS xem video về tình trạng xâm nhập mặn, nước biển dâng ở vùng đồng bằng Nam Bộ do biến đổi khí hậu gây ra.
+ Nêu hậu quả của biến đổi khí hậu đối với vùng đồng bằng Nam Bộ?
+ Là HS, em có thể làm gì để giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
- 2 HS trả bài, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS nêu 
- HS chỉ bản đồ, quan sát, trả lời câu hỏi.
+Là đồng bằng nằm ở phía Nam nước ta.
+ Do hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.
+ Đồng bằng Nam Bộ có diện tích lớn gấp 3 lần diện tích đồng bằng Bắc Bộ 
- HS quan sát lược đồ, chia thành 2 đội tiến hành chơi trò chơi tiếp sức.
.
- HS trả lời: Đồng bằng Nam bộ có nhiều hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
- HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.
1. Sông ở đồng bằng Nam Bộ có tác dụng bồi đắp phù sa, thau chua rửa mặn cho đất, cung cấp nguồn thủy sản phong phú,...
2. Để cung cấp phù sa
3. Xây hồ chứa nước, đào các kênh rạch thông nhau.
- HS lắng nghe.
1. Đáp án B
2. Đáp án D
3. Đáp án D
4. Đáp án A
5. Đất phù sa, đất phèn, đất mặn
- 1 HS đọc Ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_17_Dong_bang_Nam_Bo.docx