Kế hoạch Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Huệ

II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Thuận lợi

- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường và các cấp lãnh đạo. Sự động viên của ban đại diện CMHS và các bậc cha mẹ học sinh nên bản thân rất yên tâm công tác, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

- Có trình độ chuyên môn vững vàng, sử dụng khá thành thạo các ứng dụng CNTT vào dạy học để nâng cao hiệu quả bài học.

- Không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

 - Được phân công chủ nhiệm lớp 5A, mức độ nhận thức của phần lớn học sinh đồng đều, đa số học sinh hiểu được nội dung bài dạy của thầy cô, biết vận dụng vào thực hành để hoàn thành bài tập, các em ngoan hiền, thực hiện tốt nội quy nhà trường. Phần đa các bậc phụ huynh rất quân tâm đến việc học tập của con em mình.

- Cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ.

 

docx 12 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I. CÁC CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Căn cứ Kế hoạch số 675/KH-SGDĐT ngày 30/5/2016 của Sở Giáo dục và đào tạo Thái Nguyên về kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm 2016;
 Căn cứ hướng dẫn số 16 HD/BTGHU ngày 04/6/2016 về việc hướng dẫn bồi dưỡng, tập huấn chính trị hè cho đội ngũ giáo viên năm 2016; 
Căn cứ Kế hoạch số436/KH- PGDĐT ngày 26 tháng 7 năm 2016 của phòng Giáo dục và Đào tạo Phổ Yên về việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2016- 2017.
Căn cứ kế hoạch số 01/KH – BDTX, ngày 11 tháng 8 năm 2016 của hiệu trưởng Trường TH Thuận Thành về việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên năm học 2016 - 2017 ;
Căn cứ đặc điểm tình hình nhà trường, của tổ chuyên môn và kết quả đạt được của năm học 2014 - 2015.
Căn cứ vào khả năng, năng lực của bản thân, cá nhân tôi xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng thường xuyên năm học 2015 – 2016 như sau:
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Thuận lợi
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường và các cấp lãnh đạo. Sự động viên của ban đại diện CMHS và các bậc cha mẹ học sinh nên bản thân rất yên tâm công tác, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
- Có trình độ chuyên môn vững vàng, sử dụng khá thành thạo các ứng dụng CNTT vào dạy học để nâng cao hiệu quả bài học.
- Không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
 - Được phân công chủ nhiệm lớp 5A, mức độ nhận thức của phần lớn học sinh đồng đều, đa số học sinh hiểu được nội dung bài dạy của thầy cô, biết vận dụng vào thực hành để hoàn thành bài tập, các em ngoan hiền, thực hiện tốt nội quy nhà trường. Phần đa các bậc phụ huynh rất quân tâm đến việc học tập của con em mình. 
- Cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ.
2. Khó khăn: 
Bên cạnh những thuận lợi trên thì trong quá trình công tác vẫn còn gặp một số khó khăn như:
 - Trang thiết bị dạy học qua thời gian sử dụng đã hư hỏng nhiều. 
- Một số em nhận thức chậm, ý thức tự giác chưa cao, thường xuyên không hoàn thành yêu cầu, bài tập thầy cô giao. Một số ít học sinh chưa được sự quan tâm kèm cặp sát sao của phụ huynh nên kết quả học tập còn thấp. 
III. MỤC TIÊU:
- Nâng cao nhận thức, tư tưởng chính trị, ý thức trách nhiệm của nhà giáo, trong giai đoạn cách mạng mới;
- Duy trì và tiếp tục phát huy kết quả các hoạt động tự bồi dưỡng đã được thực hiện trong những năm học trước.
- Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ bản thân, nâng cao mức độ đáp ứng của bản thân với yêu cầu phát triển giáo dục tiểu học và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
- Nhận biết được các nội dung cần tích hợp giáo dục trong các môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học; biết lựa chọn các địa chỉ tích hợp phù hợp và cách xác định mức độ tích hợp trong các bài học của từng môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học. Lập được kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục..
 	- Phân biệt được các loại bài học ở tiểu học và yêu cầu của mỗi loại bài học.
Biết cách triển khai mỗi loại bài học trên lớp theo hướng dạy học phát huy tính tích cực của người học. Nêu được các bước, yêu cầu thiết kế kế hoạch bài học theo hướng dạy học phát huy tính tích cực của người học. .
- Nâng cao năng lực hiểu về môi trường giáo dục và xây dựng môi trường học tập. Nâng cao năng lực hướng dẫn và tư vấn cho học sinh tiểu học( nội dung, phương pháp, kĩ thuật tư vấn cho học sinh). Tăng cường năng lực triewnr khai dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột. Tăng cường năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
IV. HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG:
	 + Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn chuyên đề do Phòng Giáo dục tổ chức.
 + Bồi dưỡng theo kế hoạch của cụm chuyên môn.
 + Bồi dưỡng thông qua tự học của người học.
 + Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt của tổ, nhóm chuyên môn.
 + Sử dụng các hình thức hỗ trợ: xem hướng dẫn, nghe đài, báo, tivi.
 + Bồi dưỡng thông qua đợt dự giờ thi đua, thi làm đồ dùng dạy học, các tiết kiểm tra, qua trao đổi, thảo luận.
V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC NĂM HỌC 2014 – 2015
Năm học 2014 – 2015 bản thân tôi đã thu được những kết quả như sau:
1. Chất lượng học sinh
 Tổng số: 24 em
- Phẩm chất: Đạt 24/24 em, đạt tỉ lệ 100%. 
- Năng lực: Đạt 24/24 em, đạt tỉ lệ 100%. 
- Học sinh hoàn thành chương trình lớp học: 24/24 em, đạt tỉ lệ 100% .
- HS được khen: 19 em.
+ Học sinh hoàn thành XS môn học và các HĐGD: 9/24
+ Học sinh hoàn thành Tốt môn học và các HĐGD : 10/24
2. Chất lượng giáo viên:
- Đạt GV giỏi cấp huyện.
- Danh hiệu cuối năm: Lao động tiên tiến.
*. Ưu điểm:
- Thực hiện đúng kế hoạch năm, tháng, tuần đề ra.
- Thực hiện tốt quy chế chuyên môn. Thực hiện đầy đủ, có chất lượng các kế hoạch được giao. Tay nghề của bản thân tương đối vững vàng, nắm chắc phương pháp dạy các môn của bậc Tiểu học.
- Thực hiện thao giảng ở tổ để được trao đổi, học tập, rút kinh nghiệm trong giảng dạy. 
- Tham gia sinh hoạt chuyên môn cụm với ý thức và trách nhiệm cao.
- Bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực cho đội ngũ giáo viên.
- Chấm và đánh giá phong trào “Rèn chữ, giữ vở” ở các lớp theo đúng quy định của ngành.
- Có ý thức bồi dưỡng HS năng khiếu.
* Những tồn tại, hạn chế.
Còn e ngại trong việc nhận xét, góp ý khi dự giờ đồng nghiệp.
Chưa sáng tạo khi sử dụng các phương pháp dạy học
VI. NHIỆM VỤ, CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRONG NĂM HỌC 2015 – 2016.
A. Nhiệm vụ 
- Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phát huy hiệu quả, tiếp tục thực hiện nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành phù hợp điều kiện thực tế địa phương.
- Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, điều chỉnh nội dung dạy học, đánh giá, xếp loại học sinh theo đúng TT30. Tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống, đổi mới phương pháp dạy học .
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học.
B. Chỉ tiêu phấn đấu.
 1. Học sinh.
- Phẩm chất: Đạt 24/24em, đạt tỉ lệ 100%. 
- Năng lực: Đạt 24/24 em, đạt tỉ lệ 100%. 
- Học sinh hoàn thành chương trình lớp học: 24/24 em, đạt tỉ lệ 100% .
- HS được khen:
+ Học sinh hoàn thành XS môn học và các HĐGD: 8/24 = 34,8 % 
+ Học sinh hoàn thành Tốt môn học và các HĐGD : 9/24 = 39,1 %
 + Học sinh đạt giải cấp trường 6 em
 2. Giáo viên
+ Các tiết kiểm tra chuyên môn: Xếp loại tốt.
+ Hồ sơ giáo viên: Xếp loại tốt 
+ Đạt giáo viên giỏi cấp trường
 + Danh hiệu: Lao động tiên tiến.
C. Giải pháp thực hiện.
- Lấy việc tự học là chính (tự nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thông tin trên mạng Internet), kết hợp với việc trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, đồng thời tham gia đầy đủ các buổi học tập trung do các cấp tổ chức, nhằm tiếp thu kịp thời các hướng dẫn những nội dung khó, lắng nghe giải đáp thắc mắc, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ và luyện tập kỹ năng.
+ Học tập, nghiên cứu kỹ nội dung các văn bản chuyên môn như: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học; Chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học ở các khối lớp; Văn bản Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy và học cấp Tiểu học; Văn bản 896; Thông tư 30.
+ Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, tăng cường dự giờ để học hỏi kinh nghiệm, phương pháp của đồng nghiệp.
+ Học tập các thông tin trong tập san Giáo dục tiểu học, Toán tuổi thơ, Văn học tuổi trẻ, Tài liệu chỉ đạo chuyên môn, bồi dưỡng giáo viên.
+ Đăng ký các mô đun với nhà trường để có đầy đủ tài liệu học tập.
+ Kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch và rút kinh nghiệm sau mỗi mô đun bài học.
VI. Nội dung bồi dưỡng:
1. Khối kiến thức bắt buộc
1.1. Nội dung bồi dưỡng 1: 
 - Thời lượng: 30 tiết
Những điểm mới của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng theo tinh thần Chỉ thị 01- CT/TƯ, ngày 23/3/2016 của Bộ Chính trị, Hướng dẫn số 04-HD/BTGTW, ngày 08/4/2016 của Ban Tuyên giáo trung ương triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. 
 - Những nội dung cơ bản của Báo cáo chính trị Đại hội XII của Đảng. 
 - Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4(khóa XI) “ Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
 - Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020.
 - Những vấn đề kinh tế - xã hội ở địa phương và nghị quyết đại hội, chương trình, kế hoạch hành động của đảng bộ địa phương.
 - Các vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ hằng năm theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 - Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2016. 
 - Hình thức và thời gian học:
Nội dung bồi dưỡng
Hình thức bồi dưỡng
Thời gian
Những điểm mới của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng theo tinh thần Chỉ thị 01-CT/TƯ, ngày 23/3/2016 của Bộ Chính trị, Hướng dẫn số 04-HD/BTGTW, ngày 08/4/2016 của Ban Tuyên giáo trung ương triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. 
 - Những nội dung cơ bản của Báo cáo chính trị Đại hội XII của Đảng. 
 - Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4(khóa XI) “ Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
 - Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020.
Học tập trung
Tháng 8/2016và trong năm học
 - Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2016
- Những vấn đề về kinh tế - xã hội của địa phương và nghị quyết đại hội, chương trình, kế hoạch hành động của đảng bộ địa phương. 
- Các vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ hàng năm theo kế hoạch của Bộ Giáo dục 
Học tập
trung
Tháng 9/2015
và trong năm học
1.2. Nội dung bồi dưỡng 2.
2. Nội dung bồi dưỡng 2: 30 tiết/năm học/giáo viên.
	- Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên các cấp, các nội dung nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học. Các nội dung bồi dưỡng thực hiện theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo, cụ thể như sau:
STT
Nội dung
Số tiết
1
Đánh giá học sinh theo thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014; Đổi mới sinh hoạt chuyên môn.
15
2
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường tiểu học
15
2. Khối kiến thức tự chọn (Nội dung bồi dưỡng 3).
- Thời lượng: 60 tiết
- Nội dung: Bồi dưỡng 4 modul trong Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 8/8/2011 ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học.
- Hình thức và thời gian học:
Y/C chuẩn nghề nghiệp cần bồi dưỡng
Mã mô đun
Tên và nội dung mô đun
Mục tiêu bồi dưỡng
Thời gian tự học
(tiết)
Thời gian học tập trung
LT
TH
II. Nâng cao năng lực hiểu biết về môi trường giáo dục và xây dựng môi trường học tập thân thiện.
TH13
Xây dựng môi trường học học tập thân thiện.
1. Xây dựng môi trường thân thiện trong nhà trường về vật chất 
2. Xây dựng môi trường thân thiện trong nhà trường về tinh thần 
Hiểu được thế nào môi trường thân thiện trong nhà trường .
 Nắm được các hình thức tổ chức 
 Biết cách xây dựng môi trường thân thiện trong trường tiểu học. Chủ động, linh hoạt trong xây dựng môi trường thân thiện phù hợp với hoàn cảnh địa phương.
13
1
1
V. Nâng cao năng lực lập kế hoạch dạy học.
TH12
Lập kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở tiểu học
1. Các nội dung cần tích hợp giáo dục trong các môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học.
2. Phương pháp lựa chọn địa chỉ tích hợp và xác định mức độ tích hợp trong các bài học của từng môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học.
3. Kĩ năng lựa chọn phương pháp – kĩ thuật dạy học phù hợp với việc dạy học tích hợp.
4. Thực hành lập kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục. 
Nhận biết được các nội dung cần tích hợp giáo dục trong các môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học; biết lựa chọn các địa chỉ tích hợp phù hợp và cách xác định mức độ tích hợp trong các bài học của từng môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học. Lập được kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục.
8
3
4
VI. Tăng cường năng lực triển khai dạy học
TH16
Một số kĩ thuật dạy học tích cực ở tiểu học
1. Kĩ thuật đặt câu hỏi
2. Kĩ thuật dạy học theo góc
3. Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực
4. Kĩ thuật tổ chức trò chơi học tập
5. Kĩ thuật học tập hợp tác 
Hiểu được mục đích, đặc điểm, cách tiến hành một số kĩ thuật dạy học tích cực ở tiểu học.
Biết cách vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy các môn học ở tiểu học 
9
1
5
VIII. Tăng cường năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
TH24
Phương pháp kiểm tra đánh giá bằng nhận xét
1. Quan niệm về đánh giá kết quả học tập và đánh giá kết qủa học tập của học sinh tiểu học bằng nhận xét
2. Thực trạng việc thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng nhận xét ở một số môn học hiện nay
3. Một số biện pháp thực hiện đánh giá bằng nhận xét đạt hiệu quả.
Hiểu về hình thức đánh giá kết quả học tập một số môn học bằng nhận xét.
Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện đánh giá bằng nhận xét.
Nắm được các biện pháp thực hiện đánh giá bằng nhận xét đạt hiệu quả.
10
2
3
VII. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TỪNG THÁNG
Tháng
Nội dung
Ghi chú
9/2016
- Bồi dưỡng TH13: Xây dựng môi trường học tập thân thiện
- Bồi dưỡng toán khó: Các bài toán về cấu tạo thập phân của số tự nhiên. Các bài toán về phân số.
10/2016
- Bồi dưỡng TH13: Xây dựng môi trường học tập thân thiện
- Bồi dưỡng tiếng việt: Các kiến thức cảm thụ văn học
11/2016
- Bồi dưỡng TH13: Hướng dẫn tư vấn cho học sinh tiểu học
- Bồi dưỡng Tiếng Việt nâng cao: Các kiến thức làm giàu vốn từ Tiếng Việt
12/2016
- Bồi dưỡng TH 16: Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học
- Bồi dưỡng toán khó: Các bài toán về số thập phân.
1/2017
- Bồi dưỡng TH 16: Một số kĩ thuật dạy học tích cực ở tiểu học
- Bồi dưỡng Tiếng Việt nâng cao: Bài tập về xác định thành phần câu
2/2017
- Bồi dưỡng TH12: Lập kế hoạch dạy học tích cực
- Toán nâng cao: Một số bài toán về hình học
3/2017
- Bồi dưỡng TH12: Lập kế hoạch dạy học tích cực
- Tiếng Việt nâng cao: Các dạng bài về cảm thụ văn học
4/2017
- Bồi dưỡng TH 24: Phương pháp kiểm tra đánh giá bằng nhận xét
- Bồi dưỡng toán khó: Một số dạng toán đặc biệt ở tiểu học.
5/2017
- Bồi dưỡng TH 24: Phương pháp kiểm tra đánh giá bằng nhận xét
- Tiếng Việt nâng cao: Câu đơn và câu ghép
 Ngày25 tháng 8 năm 2015
PHÊ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
 Ngày 25 tháng 8 năm 2015
 NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
 Nguyễn Thị Huệ

Tài liệu đính kèm:

  • docxKe_hoach_boi_duong_CMNV.docx