Giáo án Tổng hợp môn lớp 1 - Tuần dạy 27 - Trường TH Phú Cường B

I.Mục tiêu:

- Nêu được khi nào cần nói cảm ơn, xin lỗi .

- Biết cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp.

- Biết được ý nghĩa của cảm ơn và xin lỗi

II.Chẩn bị:

-Giáo viên: Vở bài tập đạo đức,.

-Học sinh: Vở bài tập đạo đức.

-Dự kiến phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, trò chơi.

 

doc 45 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 620Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 1 - Tuần dạy 27 - Trường TH Phú Cường B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nghe
-8 chục và 7 đơn vị
-Hs làm bài
-Hs nhận xét
-Hs lắng nghe
-Hs thực hiện
-Hs lắng nghe
-Hs thực hiện
Tiết: 2	
Môn: Tập viết (tiết 25)
Bài: Tô chữ hoa E, Ê, G
Ngày dạy: 12/03/2013
I.Mục tiêu:
- Tô được các chữ hoa : E – Ê, G
- Viết đúng, đẹp các vần ăm, ăp, ươn, ương ; từ ngữ: chăm học, khắp vườn, vườn hoa, nhát hương, kiểu chữ thường, cỡ chữ theo vở tập iết 1, tập hai.
- RL HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II.Chẩn bị:
-Giáo viên: Vở tập viết mẫu, thẻ thừ các chữ tập viết, Chữ cái mẫu. 
-Học sinh: vở tập viết, bảng con.
-Dự kiến phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, thực hành, trò chơi.
III.Các hoạt động dạy học
Tiến trình
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Ổn định: 1’
2.Kiểm tra bài cũ: 5’
3.Bài mới
3.1 GTB: 1’
3.2 Tập tô chữ hoa 4’
3.3 Ôn viết vần 2’
3.4 HD viết từ ứng dụng
2’
3.5 Thực hành
13’
3.6 Chấm sửa bài 1’
4.Củng cố: 5’
5.Dặn dò: 1’
Lớp hát
- Cho HS viết: gánh đỡ, sạch sẽ.
- Yêu cầu Hs nhận xét.
-Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
Tô chữ hoa E, Ê, G
- GV treo chữ mẫu và giới thiệu chữ E, Ê, G.
- GV hướng dẫn tô từng chữ và nêu quy trình viết .
- GV cho HS tô từng chữ trên không trung, trên mặt bàn.
-Cho HS so sánh chữ E – Ê, Nêu điểm giống và khác nhau ?
- Yêu cầu HS viết bảng con.
- Yêu cầu Hs nhận xét.
-Giáo viên nhận xét
-GV treo chữ mẫu : ăm – chăm học.
 ăp – khắp vườn
-Phân tích các chữ có vần ăm, ăp ?
- GV nhận xét 
- Cho HS đọc lại các từ.
- GV hướng dẫn HS viết bảng con: ăm – chăm học, ăp – khắp vườn.
-Yêu cầu Hs viết bảng con
- GV nêu lại nội dung viết.
- Yêu cầu HS nêu lại tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
- GV viết mẫu từng dòng : E – Ê, G, ăm – chăm học, ăp – khắp vườn.
- GV thu vở chấm.
-Gv nhận xét các bài đã chấm.
Trò chơi Ai nhanh? Ai đúng
-Gv đọc từ chăm học, khắp vườn, Hs viết bảng con trong thời gian 1 phút đội nào có số người viết nhanh viết đúng nhiều nhất sẽ là đội thắng cuộc.
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các chữ viết chưa đúng. Xem trước bài tô chữ hoa: H
Lớp hát
2 hs viết bảng lớp, lớp viết bảng con
-Hs nhận xét
-Hs lắng nghe
HS lắng nghe.
-Hs quan sát
-Hs quan sát
-HS dùng ngón trỏ để tô
-Giống : e, Khác : ê có mũ
-HS viết bảng con.
-Hs nhận xét
-Hs lắng nghe
HS quan sát
Chăm có âm ch, vần ăm
Khắp có âm kh, vần ăp
-Hs lắng nghe
HS đọc CN – ĐT
-HS quan sát
-HS viết bảng con
-HS lắng nghe
H-S nêu 
-HS quan sát. HS viết bài vào vở.
-Hs nộp bài
-Hs lắng nghe
-Hs thực hiện
-Hs lắng nghe
-Hs thực hiện
Tiết: 3	
Môn: Chính tả_tập chép (tiết 5)
Bài: Nhà bà ngoại
Ngày dạy: 12/03/2013
I.Mục tiêu:
- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng bài nhà bà ngoại :27 chữ trong khoảng 10 - 15 phút.
- Điền đúng vần ăm, ăp ;chữ c, k vào chỗ trống .
- Làm được bài tập 2, 3 ( SGK ).
II.Chẩn bị:
-Giáo viên: Bảng phụ, sách giáo khoa, bài viết mẫu.
-Học sinh: Vở chính tả, thước kẻ, bút mực, bút chì, gôm, Sách Tiếng Việt, bảng con,
-Dự kiến phương pháp: Thực hành, hỏi đáp, trò chơi,
III.Các hoạt động dạy học
Tiến trình
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Ổn định: 1’
2.Trả bài cũ: 5’
3. Bài mới
3.1 GT bài 1’
3.2 Hướng dẫn tập chép
15’
3.3 Hướng dẫn làm bài tập
6’
4.Củng cố: 5’
5.Dặn dò: 2’
Lớp hát
-Gv chấm lại vở của những bạn về nhà chép lại.
-Mời 1 hs đọc cho 2 bạn lên bảng chép khéo sảy, khéo sàng, gánh đỡ. 
-Gv nhận xét, ghi điểm.
Nhà bà ngoại
	Hôm nay tập chép 27 chữ trong bài “Nhà bà ngoại’’ và làm bài tập sau khi tập chép
-Giới thiệu đoạn cần viết
Nhà bà ngoại
	Nhà bà ngoại rộng rãi, thoáng mát. Giàn hoa giấy lòa xòa phủ đầy hiên. Vườn có đủ thứ hoa trái. Hương thơm thoang thoảng khắp vườn.
-GV treo bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn, đọc mẫu.
-Trong bài có mấy dấu chấm?
- GV chỉ 1 số chữ học sinh dễ viết sai: thoáng mát, lòa xòa, hoa trái, thoang thoảng.
-Yêu cầu Hs gạch chân từ được xác định.
- Yêu cầu Hs nhắc lại tư thế ngồi viết
-GV hướng dẫn Hs cách trình bày bài viết.
- Nhắc nhở Hs gặp dấu chấm cần viết hoa (không yêu cầu đẹp).
- Giáo viên đọc và chỉ vào chữ trên bảng để học sinh rà soát . 
- Giáo viên chấm 1 số bài tại lớp
- Giáo nhận xét bài viết
Bài 2: Điền vần: ăm hay ăp?
N nay, Thắm đã là học sinh lớp một, Thắm ch học, biết tự t cho mình, biết s xếp sách vở ngăn n
-Yêu cầu Hs xác định nhiệm vụ bài tập 2.
GVHD: đọc hết đoạn văn con điền ăm hay ăp để có từ đúng.
-Yêu cầu Hs làm bài.
-Yêu cầu nêu bài làm
-Yêu cầu Hs nhận xét
Gv kết luận: Năm nay, Thắm đã là học sinh lớp Một, Thắm chăm học, biết tự tắm cho mình, biết sắp xếp sách vở ngăn nắp
Bài 3: Điền chữ: c hoặc k
Hát đồng c	chơi éo co
-Yêu cầu Hs xác định nhiệm vụ bài tập 3.
GVHD: Quan sát tranh con điền Điền chữ: c hoặc k để có từ đúng.
-Yêu cầu Hs làm bài vào sgk.
-Yêu cầu nêu bài làm
-Yêu cầu Hs nhận xét
Gv kết luận: 
Hát đồng ca	chơi kéo co
Thi Ai nhanh hơn
Giáo chia lớp thành 3 đội chơi, Gv đọc một từ bất kì trong bài đội nào có số người viết nhanh và đúng nhiều nhất là đội thắng cuộc.
-Dặn Hs viết lại chữ chưa đúng và chuẩn bị DDHT cho bài viết sau: Tập chép bài thơ Câu đố
Hát tập thể.
-Hs chuẩn bị
- Hs thực hiện
-Hs lắng nghe 
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát
-4 dấu chấm
- Hs quan sát
- HS thực hiện
-HS nhắc lại
-Hs lắng nghe, thực hiện
-Hs nhắc lại
-Hs thực hiện
-Hs nộp bài
- Hs quan sát, lắng nghe
Điền vần: ăm hoặc ăp
-Hs lắng nghe
-Hs làm bài
-HS trình bày miệng
-Hs nhận xét.
-HS sửa bài.
Điền chữ: c hoặc k
-Hs lắng nghe
-Hs thực hiện
-Hs thực hiện
-Hs thực hiện
-Hs nhận xét
-Hs lắng nghe
-Hs thực hiện
-Hs thực hiện
Tiết: 4	
Môn: TNXH (tiết 27)
Bài: Con mèo 
Ngày dạy: 12/03/2013
I.Mục tiêu:
- Nêu ích lợi của việc nuôi mèo.
- Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con mèo trên hình vẽ hay vật thật.
- GD học sinh yêu thích môn học, hứng thú trong học tập.
II.Chẩn bị:
-Giáo viên: Sgk, tranh minh họa con mèo.
-Học sinh: Sgk, tranh con mèo.
-Dự kiến phương pháp: Hỏi đáp, trực quan, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi.
III.Các hoạt động dạy học
Tiến trình
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định 1’
2.Kiểm tra bài cũ 5’
3.Bài mới
3.1GTB 1’
3.2 Hoạt động1: nhóm
15’
3.3Hoạt động 2: Cá nhân
7’
GDKNS
4.Củng cố 5’
5.Dặn dò 1’
-Lớp hát
-Nuôi gà có ích lợi gì ?
-Cơ thể gà có những bộ phận nào?
-Yêu cầu Hs nhận xét.
-Giáo viên nhận xét.
Con mèo
Cho HS quan sát tranh con mèo.
-Yêu cầu hs thảo luận nhóm 4 các câu hỏi sau:
-Lông mèo có màu gì?
-Khi vuốt ve bộ lông của mèo em cảm thấy thế nào?
-Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của mèo.
-Con mèo di chuyển như thế nào? 
-Gọi HS trình bày.
-Yêu cầu Hs nhận xét
Gv kết luận:
-Toàn thân mèo được phủ một lớp lông mềm và mượt.
-Mèo có đầu mình đuôi và bốn chân. Mắt mèo to tròn và sang, con ngươi giãn nở to trong bong tối và thu nhỏ lại vào ban ngày khi có nắng. Mèo có mũi và tai thính giúp mèo đánh hơi và nghe được trong khoảng cách xa. Răng mèo sắc để xé thức ăn.
-Mèo đi bằng 4 chân, bước đi nhẹ nhàng, leo trèo giỏi. Chân mèo có móng vuốt sắc để bắt mồi.
-Người ta nuôi mèo để làm gì?
-Nhắc lại một số đặc điểm giúp mèo săn mồi.
-Tìm trong những hình trong bài, hình nào mô tả hình ảnh con mèo đang ở tư thế săn mồi?
 -Hình ảnh nào cho thấy kết quả săn mồi của mèo?
-Tại sao em không nên trêu chọc và làm mèo tức giận?
Em cho mèo ăn gì? Và chăm sóc nó như thế nào?
Gv kết luận:
-Người ta nuôi mèo để bắt chuột và làm cảnh.
-Móng chân mèo có vuốt sắc, bình thường nó thu vuốt lại, khi vồ mồ nó sẽ vươn vuốt ra.
-Em không nên trêu chọc làm cho mèo tức giận. Vì khi đó nó sẽ cào và cắn, gây chảy máu rất nguy hiểm. Mèo cũng có thể bị bẹnh dại giống chó, khi mèo có biểu hiện không bình thường phải nhốt lại và nhờ người có chuyên môn theo dõi. Người bị mèo cắn nếu cần phải đi tiêm phòng dại.
Thi tài vẽ mèo
-Yêu cầu Hs trình bày sản phẩm
-Yêu cầu hs nhận xét.
-Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
-Yêu cầu Hs chuẩn bị : Con muỗi 
Hát
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs nhận xét
-Hs lắng nghe
Hs thực hiện
-Vàng, trắng, đen, xám
-Mềm, mịn.
-đầu, mình, chân
-Nhẹ nhàng, 
-Đại diện nhóm trình bày.
-Hs nhận xét
-Hs lắng nghe
-Để bắt chuột, để trông nhà
-Chân mèo có móng vuốt để bắt mèo.
-Hs nêu
-HS nêu
-Vì mèo sẽ dùng móng vuốt để cào và cắn gây chảy máu rất nguy hiểm.
-Hs nêu
-Hs lắng nghe
-Hs thực hiện
-Hs nhận xét
-Hs lắng ghe
-Hs thực hiện
Môn: Toán (tiết 106)
Bài: Bảng cộng các số từ 1 đến 100 (trang 145)
Thứ tư, ngày 13 tháng 03 năm 2013
Tiết: 1
 I.Mục tiêu:
- Nhận biết được 100 là số liền sau của 99; đọc, viết, lập được bảng các số từ 0 đến 100; biết một số đặc điểm các số trong bảng.
- Làm bài 1, 2, 3.
- Rèn tính cẩn thận khi làm bài.
II.Chẩn bị:
-Giáo viên: bảng phụ, giấy khổ to,
-Học sinh: sgk, bảng con.
-Dự kiến phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, thực hành, trò chơi.
III.Các hoạt động dạy học
Tiến trình
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: 1’
2.Kiểm tra bài cũ: 5’
3.Bài mới: 24’
3.1 GTB: 1’
3.2 bài tập
23’
4.Củng cố: 4’
5.Dặn dò: 1’
-Lớp hát
Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm.
34  55 52  97
48  80 29  69
-Yêu cầu Hs nhận xét
Gv nhận xét, ghi điểm
Bảng cộng các số từ 1 đến 100
Bài 1: 
Số liền sau của 97 là	
Số liền sau của 98 là
Số liền sau của 99 là
100 đọc là một trăm
-Gọi Hs đọc bài tập 1
-Yêu cầu HS tự viết vào SGK.
-Yêu cầu HS nêu kết quả.
100 đọc là gì? 
-Giáo viên nhận xét
Bài 2 : Viết số còn thiếu vào ô trống trong bảng các số từ 1 đến 100.
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
-Yêu cầu Hs tự viết
-Gọi HS nêu kết quả, GV điền vào bảng phụ.
GV kết luận.
Bài 3: Trong bảng các số từ 1 đến 100 :
a)Các số có 1 chữ số là	
b)Các số tròn chục là	
c)Số bé nhất có hai chữ số là :	
d)Số lớn nhất có hai chữ số là :	
đ)Các số có hai chữ số giống nhau là:	
-Bài tập 3 yêu cầu ta làm gì?
-Hướng dẫn rồi cho HS tự làm bài.
thi đố bạn
-Hs lần lượt đố nhau các câu trong bài tập 3.
-Giáo viên nhận xét chung
Thi đua
Cho HS thi đua đọc dãy số từ 1 đến 100.
-Giáo viên nhận xét chung tiết học
-Dặn Hs xem bài Luyện tập (trang 146)
-Lớp hát
2 HS lên bảng. lớp viết bảng con
-Hs nhận xét
-Hs lắng nghe
-Hs thực hiện
-Hs làm vào SGK.
-Hs nêu miệng.
Một trăm, nhiều HS đọc.
-Hs lắng nghe
Viết số còn thiếu vào ô trống trong bảng các số từ 1 đến 100.
-Hs viết.
Nêu miệng.
-Hs nêu
-Hs làm vào Sgk
-Hs thực hiện
-Hs lắng nghe
-Hs thực hiện
-Hs lắng nghe
-Hs thực hiện
Môn: Tập đọc (tiết 15,16)
Bài: Ai dậy sớm 
Ngày dạy: 13/03/2013
Tiết: 2, 3	
I.Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài “Ai dậy sớm”. Đọc đúng các từ ngữ: dậy sớm, ra vườn, lên đồi, đất trời, chờ đón. Bước đầu biết ngắt nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ.
- HS hiểu nội dung bài: Ai dậy sớm mới thấy hết cảnh đẹp của đất trời. Trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài (SGK ).
- Học thuộc lòng ít nhất 1 khổ thơ.
II.Chẩn bị:
-Giáo viên: Sgk, tranh minh họa, bảng phụ các bài tập, bài viết mẫu.
-Học sinh: Sgk, vở tập đọc, bảng con.
-Dự kiến phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, thực hành, trò chơi, nhóm học tập.
III.Các hoạt động dạy học
Tiến trình
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định 1’
2.KTBC 5’
3.Bài mới
3.1GTB 1’
3.2 Giáo viên đọc mẫu
1’
3.3 Hướng dẫn hs luyện đọc
21’
3.3 Ôn tập vần.
6’
3.4 Tìm hiểu bài đọc
17’
3.5 Luyện nói
13
4.Củng cố 4’
5.Dặn dò 1’
Lớp hát
Hoa ngọc lan
-Gọi HS đọc và cho biết Nụ hoa lan màu gì?
-Gọi HS đọc và cho biết hương hoa thơm như thế nào?
-Gọi HS đọc và cho biết nội dung bài học nói lên điều gì?
-Gọi 2 HS lên viết bảng: ngan ngát, khắp vườn.
-Yêu cầu Hs nhận xét
-Giáo viên nhận xét ghi điểm.
Tiết 1
Ai dậy sớm
	Ai dậy sớm
	Bước ra vườn
	Hoa ngát hương
	Đang chờ đón
	Ai dậy sớm
	Đi ra đồng
	Có vừng đông
	Đang chờ đón
	Ai dậy sớm
	Chạy lên đồi
	Cả đất trời
	Đang chờ đón
-GV đọc mẫu: giọng nhẹ nhàng, vui tươi.
Luyện đọc câu
-Bài viết có mấy câu?
-Mời HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
-GV sửa lỗi cho HS đồng thời gạch chân các tiếng khó đọc: dậy sớm, ra vườn, lên đồi, đất trời, chờ đón .
-GV giải nghĩa: đồi: là gò đất nhô cao hơn so với mặt đất. vừng đông: mặt trời mới mọc
Luyện đọc đoạn
-Bài thơ có mấy đoạn?
-Yêu cầu Hs đọc nối tiếp từng đoạn.
-Yêu cầu Hs đọc toàn bài.
-Đọc đồng thanh cả lớp 
1.Tìm tiếng trong bài 
-có vần ươn
-có vần ương
2.Nói câu chứa tiếng có vần ươn hoặc ương.
-Gọi Hs đọc yêu cầu 1:
-Yêu cầu hs viết vào vở nháp
-Yêu cầu Hs trả lời
-Gọi Hs đọc yêu cầu 2:
-Yêu cầu tìm tiếng ngoài bài:
+có vần ươn
+ có vần ương
-Giáo viên ghi bảng
-Yêu cầu Hs nói câu:
Yêu cầu 1 hs đọc cả bài 
Tiết 2
1.Khi dậy sớm điều gì chờ đón em?
-ở ngoài vườn?
-trên cánh đồng?
-trên đôi?
-Yêu cầu Hs đọc đoạn 1. 
-Khi dậy sớm điều gì chờ đón em ở ngoài vườn?
-Yêu cầu Hs đọc đoạn 2: 
-Khi dậy sớm điều gì chờ đón em trên cánh đồng?
-Yêu cầu Hs đọc đoạn 3: 
-Khi dậy sớm điều gì chờ đón em trên đôi?
-Nội dung bài thơ là gì?
 -Gv kết luận: Bài thơ cho các em biết người nào dậy sớm sẽ hưởng được những niềm hạnh phúc lớn lao
Thi học thuộc bài thơ
-Giáo viên cho Hs tự luyện đọc và học thuộc bài thơ.
-Yêu cầu Hs thi đọc
-Gv tuyên dương, ghi điểm.
N: hỏi nhau về những việc làm buổi sáng
-Yêu cầu Hs đọc chủ đề nói:
-GVHD:
-Sáng sớm bạn làm những việc gì?
-buổi sang bạn dậy lúc mấy giờ?
-Bạn ăn món gì vào buổi sáng?
.
-Yêu cầu hs hỏi nhau theo nhóm đôi.
Thi “Bé học nhanh”
- Yêu cầu hs đọc thuộc nhanh bài thơ. 
-Yêu cầu Hs đọc trước lớp (đọc thuộc)
-Giáo viên nhận xét tuyên dương.
- Dặn Hs tập thói quen dậy sớm. Xem trước bài Mưu chú sẻ 
Lớp hát
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs trả lời
Hs thực hiện
-Hs nhận xét
-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe
-12 câu
-Hs đọc nối tiếp
-Hs sửa sai
-Hs lắng nghe
-3 đoạn
- HS đọc nói tiếp từng đoạn.
2-3 hs đọc cả bài.
-Hs đọc bài.
1.Tìm tiếng trong bài 
-có vần ươn
-có vần ương 
-Hs thực hiện
- vườn, hương, 
2.Nói câu chứa tiếng có vần ươn hoặc ương.
-Hs ghi vở nháp
Sườn, mướn, vươn, lươn, vườn, vượn, lượn
Đường, trường, nương, tương, hương, tường, chương, cương, mường, giường.
-Hs nêu
-Hs thực hiện
-Hs đọc bài
-Hs đọc đoạn 1
-có nụ hoa ngát hương
-Hs đọc đoạn 2
-có vừng đông
-Hs đọc đoạn 3
-cả đất trời đang chờ đón
-Hs nêu
-Hs lắng nghe
-Hs đọc
-Hs thi đọc
-Hs tuyên dương
hỏi nhau về những việc làm buổi sáng
-Hs thực hiện
-Hs đọc thuộc bài
-Hs đọc trước lớp
-Hs tuyên dương
-HS thực hiện
Tiết: 4 
Môn: RLHS 
Ngày dạy: 13/03/2013
Môn: Toán (tiết 107)
Bài: Luyện tập (trang 146)
Thứ năm, ngày 14 tháng 03 năm 2013
Tiết: 1
 I.Mục tiêu:
- Viết được số có hai chữ số, viết được số liền trước, số liền sau của một số ; so sánh các số, thứ tự số.
- Làm bài 1, 2, 3.
- Rèn tính cẩn thận khi làm bài.
II.Chẩn bị:
-Giáo viên: bảng phụ, giấy khổ to,
-Học sinh: sgk, bảng con.
-Dự kiến phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, thực hành, trò chơi.
III.Các hoạt động dạy học
Tiến trình
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1, Ổn định 1’:
2, Kiểm tra: 5’ 
3, Bài mới:24’
3.1 Giới thiệu bài: 1’
3.2 Luyện tập:
4. Củng cố: 4’
5. Dặn dò: 1’
-lớp hát
Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm.
54  45 92  97 	8899
48  84 29  92	98.89
-Yêu cầu Hs nhận xét.
-Giáo viên nhận xét, ghi điểm
Luyện tập (trang 1467)
Bài 1: Viết số
a)ba mươi ba, chín mươi, chín mươi chín, năm mươi tám, tám mươi lăm, hai mươi mốt, bảy mươi mốt, sáu mươi sáu, một trăm.
-Gọi HS nêu yêu cầu bài toán.
-Yêu cầu Hs làm bài
-Yêu cầu Hs sửa bài
-Gv nhận xét
-Yêu cầu Hs đọc lại
Bài 2: Viết số
a)Số liền trước của 62 là	
Số liền trước của 61 là	
Số liền trước của 80 là	
Số liền trước của 79 là	
Số liền trước của 99 là	
Số liền trước của 100 là	
b)Số liền sau của 20 là	
Số liền sau của 38 là	
Số liền sau của 75 là	
Số liền sau của 99 là	
c)
Số liền trước
Số đã biết
Số liền sau
44
45
46
69
99
-Gọi HS đọc yêu cầu.
GVHD: liền sau của một số em chỉ cần cộng thêm 1. Số liền trước thì bớt đi 1.
-Yêu cầu Hs làm bài Sgk
Trò chơi đố bạn
-Gv mời ngẩu nhiên một bạn sau đó đố bạn nội dung bài tập 2. Sau khi nhận xét câu trả lời là đúng hay sai, bạn được đố sẽ đố bạn tiếp theo.
-Giáo viên nhận xét chung
Bài 3: Viết các số
Từ 50 đến 60	
Từ 85 đến 100	
- Yêu cầu Hs nêu nhiệm vụ bài tập 3
- Yêu cầu hs làm bài.
-Thi đua: “Tiếp sức”
GVHD: Mỗi đội một cột các em tiếp sức điền số thích hợp vào chỗ chấm.
-Giáo viên nhận xét, kết luận.
Trò chơi: Ai nhanh hơn
-Gv đọc một số hoặc một phép so sánh bất kì hs viết vào bảng con, bạn nào xong trước nhất là người thắng cuộc.
-Giáo viên nhận xét chung.
-Dặn hs xem bài:
Luyện tập chung (trang 147)
Lớp hát
2 HS lên bảng, lớp làm bảng con
-Hs nhận xét
-Hs lắng nghe
Bài 1: Viết số
-3 Hs làm bảng lớp, lớp làm vào vở.
-HS nhận xét
-HS lắng nghe
-Hs đọc cá nhân, Đt
Bài 2: Viết số
-HS lắng nghe
-Hs thực hiện
-Hs thực hiện
-Hs lắng nghe
Viết các số
-Hs làm vào Sgk
-Hs thực hiện
-Hs lắng nghe
-Hs thực hiện
-Hs lắng nghe
-Hs thực hiện
Môn: Tập đọc (tiết 17,18)
Bài: Mưu chú sẻ 
Ngày dạy: 14/03/2013
Tiết: 2, 3	
I.Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài . Đọc đúng các từ ngữ: hoảng lắm, nén sợ, lễ phép. Bước đầu biết ngắt nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- HS hiểu nội dung bài: Sự thông minh, mưu trí của Sẻ đã khiến chú có thể tự cứu mình thoát nạn. 
- Trả lời câu hỏi 1, 2 (SGK ).
II.Chẩn bị:
-Giáo viên: Sgk, tranh minh họa, bảng phụ các bài tập, bài viết mẫu.
-Học sinh: Sgk, vở tập đọc, bảng con.
-Dự kiến phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, thực hành, trò chơi, nhóm học tập.
III.Các hoạt động dạy học
Tiến trình
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định 1’
2.KTBC 5’
3.Bài mới
3.1GTB 1’
3.2 Giáo viên đọc mẫu 1’
3.3Hướng dẫn hs luyện đọc
20’
3.4.Ôn tập vần.
7’
3.5 Tìm hiểu bài đọc
17’
3.6 Luyện đọc lại
13’
4.Củng cố 4’
5.Dặn dò 1’
Lớp hát
Bài: Ai dậy sớm
-Yêu cầu Hs đọc bài thơ và cho biết Khi dậy sớm điều gì chờ đón em ở ngoài vườn?
-Yêu cầu Hs đọc bài thơ và cho biết Khi dậy sớm điều gì chờ đón em trên cánh đồng?
-Yêu cầu Hs đọc bài thơ và cho biết Khi dậy sớm điều gì chờ đón em trên trên đôi?
-Yêu cầu Hs nhận xét
-Giáo viên nhận xét ghi điểm.
Tiết 1
Mưu chú sẻ
	Buổi sớm, một con Mèo chộp được một chú Sẻ. Sẻ hoảng lắm, nhưng nó nén sợ, lễ phép nói:
	- Thưa anh, tại sao một người sạch sẽ như anh trước khi ăn sáng lại không rửa mặt?
	Nghe vậy, Mèo bèn đặt Sẻ xuống, đưa hai chân lên vuốt râu, xoa mép. Thế là Sẻ vụt bay đi. Mèo rất tức giận nhưng đã muộn mất rồi.
-GV đọc mẫu: Giọng kể hồi hộp, căng thẳng ở hai câu văn đầu; nhẹ nhàng, lễ độ (lời của sẻ); thoải mái ở những câu văn cuối (Mèo mắc mưu, Sẻ thoát nạn).
Luyện đọc câu
-Bài viết có mấy câu?
-Hướng dẫn HS nhận biết câu.
-Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng câu, GV sửa lỗi cho HS đồng thời gạch chân các tiếng khó đọc: hoảng lắm, nén sợ, lễ phép.
Luyện đọc đoạn
-Bài có mấy đoạn.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1. hai câu đầu.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2: câu nói của Sẻ
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3: Phần còn lại
- Yêu cầu HS đọc cả bài.
Thi đọc trơn
-Giáo viên tổ chức cho Hs thi đọc
-Yêu cầu lớp nhận xét và chọn bạn đọc hay nhất.
-Đọc đồng thanh cả lớp 
uôn - uông
1.Tìm tiếng trong bài có vần uôn
2.Tìm tiếng ngoài bài:
+ có vần uôn
+ có vần uông
3.Nói câu chứa tiếng có vần uôn – uông
-Gọi Hs đọc yêu cầu 1:
-Yêu cầu hs viết vào vở nháp
-Yêu cầu Hs trả lời
-Gọi Hs đọc yêu cầu 2:
-Yêu cầu tìm tiếng tìm tiếng ngoài bài:
+ có vần uôn
+ có vần uông
-Giáo viên ghi bảng 
Yêu cầu 1 hs đọc mẫu cả bài 
Tiết 2
1.Khi sẻ bị mèo chộp được, Sẽ đã nói gì với mèo?
Chọn ý trả lời đúng
a)Hãy thả tôi ra
b)sao anh không rửa mặt?
c)đừng ăn thịt tôi
-Yêu cầu Hs đọc câu hỏi 1:
-Yêu cầu Hs đọc đoạn 1, 2
-Yêu cầu Hs dựa vào đoạn 1,2 tìm câu trả lời.
-Yêu cầu Hs trả lời
-Gv nhận xét: Khi sẻ bị mèo chộp được, Sẽ đã nói với mèo: sao anh không rửa mặt?
2. Sè làm gì khi mèo đặt nó xuống đất?
-Yêu cầu Hs đọc câu hỏi 2
-Yêu cầu Hs đọc đoạn 3
-Yêu cầu Hs suy nghĩ trả lời
-GV kết luận: Sè vụt bay đi khi mèo đặt nó xuống đất
3. Xếp các ô chữ thành câu nói đúng về chú Sẻ trong bài 
-Yêu cầu Hs nêu câu hỏi 3.
-Hs suy nghĩ trả lời 
-Gv kết luận: Sẻ thông minh, nhanh trí và rất bình tình trong lúc nguy hiểm nhất.
Thi đọc diễn cảm
-Gv chia lớp thành 3 đội chơi. Yêu cầu Hs luyện đọc 1’, sau đó đọc trước lớp
-Yêu cầu Hs thi đọc
-Yêu cầu Hs nhận xét.
-Gv nhận xét, tuyên dương
-Yêu cầu Hs đọc lai6 toàn bài
-Dặn Hs đọc lại bài và xem trước bài Ngôi nhà
Lớp hát
-1 Hs thực hiện. 
-1 Hs thực hiện
-1 Hs thực hiện
-Hs nhận xét.
-Hs lắng nghe.
-Hs lắng nghe.
-Bài viết có 6 câu
-Hs xác định: từng câu.
-Hs đọc nối tiếp từng câu.
- Bài có 3 đoạn.
-Hs thực hiện
-Hs thực hiện
-Hs thực hiện
-Hs đọc lại 
-Hs xung phong
-Hs nhận xét, bình chọn
-Hs thực hiện
- Tìm tiếng trong bài có vần uôn
-Hs thực hiện
- muộn,
2. Tìm tiếng ngoài bài:
+ có vần uôn
+ có vần uông
-Hs ghi vở nháp
Chuồn, cuộn, muốn, tuôn, muôn, nuôn, buồn,.
Uống, chuông, muống, luống, huống, 
-Hs nêu
-Hs thực hiện
-Hs đọc
-Hs đọc
-Hs khoanh câu c
-Hs trả lời
-Hs nhắc lại
Sè làm gì mèo đặt nó xuống đất?
-Hs thực hiện
-Sẻ vụt bay đi
-Hs lắng nghe
Xếp các ô chữ thành câu nói đúng về chú Sẻ trong bài
-Sẻ thông minh 
-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe, thực hiện
-Hs đọc bài
-Hs thực hiện
-Hs nhận xét
-Hs lắng nghe
-Hs thực hiện
Tiết: 4	
Môn: Thủ công (tiết 27)
Bài: Cắt dán hình vuông (tiết 2)
Ngày dạy: 14/03/2013
I.Mục tiêu:
- Biết cách kẻ, cắt, dán được hình vuông. 
-Kẻ, cắt, dán được hình vuông. Có thể kẻ, cắt, dán hình vuông theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng.
- GD HS ý thức học tập, giữ vệ sinh lớp học sạch sẽ.
II.Chẩn bị:
-Giáo viên: 1 hình vuông mẫu, 1 tờ giấy có kẻ ô có kích thước lớn, bút chì, thước kẻ, kéo.
-Học sinh: Bút chì, thước kẻ, 1 giấy thủ công, kéo.
-Dự kiến phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, thực hành.
III.Các hoạt động dạy học
Tiến trình
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:1’
2. KTBC:1’
3.Bài mới
3.1 GTB: 1’
3.2Hoạt động 1
Nhắc lại kiến thức cũ
7’
3.4Hoạt động 2
HS thực hành
18’
4.Củng cố: 5’
5.Dặn dò: 2’
Lớp hát
- Kiểm tra dụng cụ học tập của hs. 
Cắt dán hình vuông
Cắt dán hình vuông có mấy bước?
-Cắt dán hình vuông cần lưu ý điều gì?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1 tuan 27(2).doc