Giáo án Tổng hợp môn lớp 1 - Tuần 29 - Trường tiểu học Hàm Nghi

NS: 23/03/2013 Tập đọc

ND: 25/03/2013 Bài: ĐẦM SEN

I.MỤC TIÊU:

-Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: xanh mát, ngan ngát, thanh khiết, dẹt lại. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

-Hiểu nội dung bài: Vẻ đẹp của lá, hoa, hương sắc loài sen.

 Trả lời được câu hỏi 1,2 SGK

-Có ý thức yêu thích hoa, chăm sóc cho các loài hoa

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

 -SGK, vở bài tập Tiếng việt 1, tập 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 24 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 637Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 1 - Tuần 29 - Trường tiểu học Hàm Nghi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lớp
-Vài HS nêu lại cách cộng
-HS nêu yêu cầu
-HS làm bảng con
-Nêu kết quả
-HS nêu yêu cầu bài toán
-HS làm bài chữa bài
-HS đọc bài toán, nêu tóm tắt
-HS giải tự giải bài toán
 Bài giải
Cả hai lớp trồng được tất cả là:
35 + 50 = 85 (cây)
 Đáp số: 85 cây
-HS dùng thước để đo độ dài đoạn thẳng .Viết số đo vào chỗ chấm.
-HS làm bài chữa bài
THỨ BA
NS: 23/3/2013 Chính tả
ND: 26/03/2013 Bài: HOA SEN
(BVMT: gián tiếp)
I. MỤC TIÊU:
 -Nhìn sách hoặc bảng chép lại chính xác, trình bày đúng bài thơ lục bát Hoa sen: 28 chữ trong khoảng 12-15 phút.
 -Điền đúng vần en hoặc oen, điền chữ g hoặc gh
 -Bài tập 2,3 SGK.
 -Có ý thức trình bày sạch sẽ, chép đúng đẹp
 *Hiểu được đặc điểm và lợi ích của hoa sen. Có thói quen trồng và chăm sóc các loài hoa. Biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Bảng phụ viết sẵn bài ca dao “Hoa sen”, các bài tập 2, 3
 -SGK, bảng con, vở tập viết chính tả
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Bài cũ:
-Chấm vở của những HS về nhà phải chép lại khổ thơ 2 bài “Quà của bố”
-Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập 2 (1 em đọc, 2 em làm)
Nhận xét
3. Bài mới: 
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tập chép
-GV viết bảng nội dung bài thơ
-GV chỉ cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai: trắng, chen, xanh, mùi, 
-GV hỏi:
 +Hoa sen sống ở đâu?
 +Lá sen có màu gì?
 +Nhị sen, bông sen có màu gì?
 GV kết luận: Hoa sen vừa đẹp lại vừa có ý nghĩa “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, do vậy ai cũng yêu thích và muốn giữ gìn để hoa đẹp mãi trong thiên nhiên.
*Hoạt động 2: HD viết vào vở
 GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang
+Tên bài: Đếm vào 5 ô
+Chép khổ thơ cách lề 2, 1 ô
+Viết hoa chữ đầu câu 
-Chữa bài
+GV chỉ từng chữ trên bảng
+Đánh vần những tiếng khó
+Chữa những lỗi sai phổ biến
-GV chấm một số vở
*Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
-Chọn 1 trong 2 bài sau:
a. Điền vần en hoặc oen?
-GV treo bảng phụ đã viết nội dung bài tập
-Cho HS lên bảng làm: thi làm nhanh 
-Từng HS đọc lại bài. GV sửa lỗi phát âm cho các em
-GV chốt lại trên bảng
-Bài giải: đèn bàn, cưa xoèn xoẹt
b. Điền chữ: g hay gh?
-Tiến hành tương tự như trên
-Bài giải: đường gồ ghề, con ghẹ, chiếc ghim áo, tủ gỗ lim
c) Quy tắc chính tả: (gh + i, ê, e)
-GV hướng dẫn HS nắm quy tắc chính tả:
“Âm đầu gờ đứng trước i, ê, e viết là gh (gh + i, ê, e); đứng trước các nguyên âm khác viết là g (g + a, o, ô, ơ, u, ư  )”
4. Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét tiết học. 
- Khen những học sinh học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp
-Về nhà học thuộc quy tắc chính tả, chép lại sạch, đẹp bài ca dao (đối với HS chưa đạt yêu cầu)
-Chuẩn bị bài chính tả: Mời vào
-Điền chữ s hay x
-Điền vần im hay iêm
-2, 3 HS
-HS đọc thầm
-2, 3 HS nhìn bảng đọc 
+Hoa sen sống ở đầm nước bùn
+Lá sen có màu xanh
+Nhị sen có màu vàng,bông màu trắng.
-HS tự nhẩm và viết vào bảng các tiếng dễ sai
-HS chép vào vở
-Dùng bút chì chữa bài
+Rà soát lại
+Ghi số lỗi ra đầu vở
+HS ghi lỗi ra lề
-Đổi vở kiểm tra
-Lớp đọc thầm yêu cầu của bài
-4 HS lên bảng: 2 em viết bên trái, 2 em viết bên phải bảng (lớp làm vào vở)
-2, 3 HS đọc lại kết quả
-Lớp nhận xét
-3, 4 HS nhắc lại quy tắc chính tả
Tập Viết
Bài: TÔ CHỮ HOA L, M, N
I. MỤC TIÊU:
 -Tô đúng và đẹp các chữ hoa L M N
 -Viết đúng các từ ngữ: hoa sen, nhoẻn cười, trong xanh, cải xoong kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở tập viết 1, tập hai ( Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần)
 -HS yêu thích môn Tập viết, rèn luyện chữ viết đẹp. 
 HS khá giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở tập viết 1 tập hai. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Bảng con được viết sẵn các chữ
 -Chữ hoa: L M N 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Bài cũ:
-GV nhận xét chữ viết của HS, sau đó cho HS viết lại từ chưa đúng
-Nhận xét
3. Bài mới:
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài
-Hôm nay ta học bài: Tô chữ hoa L M N
GV viết lên bảng
*Hoạt động 2: Hướng dẫn tô chữ hoa L, M, N
-GV gắn chữ mẫu viết hoa lên bảng và hỏi:
+ Chữ hoa L gồm những nét nào?
-GV hướng dẫn quy trình viết 
-Cho HS viết bảng, GV sửa nếu HS viết sai
-GV HD M, N tương tự như trên
c) Hoạt động 3: Viết từ ứng dụng
+ hoa sen:
-Từ gì?
-Độ cao của từ “hoa sen”?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong 1 từ?
-GV viết mẫu: Muốn viết từ “hoa sen” ta đặt bút dưới đường kẻ 2 viết tiếng hoa điểm kết thúc ở đường kẻ 2, nhấc bút cách 1 con chữ o đặt bút đường kẻ 1 viết tiếng sen, điểm kết thúc ở đường kẻ 2
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
-Các từ ngữ nhoẻn cười, trong xanh, cải xoong (HD tương tự)
*Hoạt động 4: Viết vào vở
-Cho HS nhắc cách cầm bút, cách đặt vở, tư thế ngồi viết của HS
 4. Củng cố - dặn dò:
-Chấm một số vở và nhận xét chữ viết của HS
-Khen những HS đã tiến bộ và viết đẹp
-Nhận xét tiết học. 
-Về viết lại vào vở rèn chữ.
-HS hát 
-hiếu thảo, yêu mến
+Gồm nét 1 cong dưới 1 nét lượn 
-Viết vào bảng con
-HS đọc từ
-hoa sen
 -tiếng hoa cao 2,5 đơn vị, tiếng sen cao 2 đơn vị
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng
-HS viết từng dòng vào vở
Toán
Bài: LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
 -Biết làm tính cộng (không nhớ) trong phạm vi 100, tập đặt tính rồi tính
 -Biết tính nhẩm
 Bài tập cần làm 1, 2, 3, 4
 -HS yêu thích môn học toán. Có tính cẩn thận khi làm toán 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Sử dụng các tranh vẽ trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Bài cũ.
-HS lên bảng làm bài tập
-GV nhận xét
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài
-GV giới thiệu ghi tên bài
 b. HD HS làm các bài tập trong sgk
Bài 1: Đặt tính rồi tính
 47 + 22 40 + 20
 51 + 35 80 + 9
-GV NX
 GV chú ý kiểm tra xem HS đặt tính có đúng không rồi mới chuyển sang làm tính
Bài 2: Tính nhẩm
 30 + 6 = 52 + 6 =
 50 + 5 = 6 + 52 =
-Thông qua các bài tập: 52 + 6 và 6 + 52 cho HS nhận biết bước đầu về tính chất giao hoán của phép cộng
Bài 3: Bài toán
-GV ghi bảng
Tóm tắt
 Bạn gái : 21bạn
 Bạn trai :14bạn
 Có tất cả :  bạn?
Bài 4: Vẽ đoạn thẳng có độ dài là 8 cm
-Yêu cầu HS
-GV quan sát, kiểm tra giúp đỡ cho HS chưa làm được
4. Củng cố – Dặn dò:
-Chuẩn bị bài: Luyện tập
-HS làm bảng con
-Đọc kết quả đúng
Chẳng hạn: 
30 + 6 gồm 3 chục và 6 đơn vị nên 30 + 6 = 36 
-Làm và chữa bài
-HS tự nêu đề bài, tự tóm tắt rồi giải bài toán
 Bài giải
Lớp em có tất cả là:
21 + 14 = 35 (bạn)
 Đáp số: 35 bạn
-Dùng thước đo để xác định một độ dài là 8 cm
-Sau đó vẽ đoạn thẳng dài 8cm
THỨ TƯ
NS : 23/03/2013 Tập đọc
ND : 27/03/2013 Bài : MỜI VÀO
I. MỤC TIÊU:
-Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ có tiếng vùng phương ngữ dễ phát âm sai.GV tự chọn từ khó để HS luyện đọc đúng
 Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
-Hiểu nội dung bài: Chủ nhà hiếu khách, niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi.
 Trả lời được câu hỏi 1,2 SGK
 Học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu.
-HS yêu thích môn tập đọc, ham đọc sách, báo, truyện...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
 -SGK, vở bài tập TV1, tập 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Bài cũ:
-Cho HS đọc bài “Đầm sen” và trả lời câu hỏi:
+Khi nở, hoa sen trông đẹp như thế nào?
+Đọc câu văn tả hương sen
-Nhận xét
3. Bài mới:
 Giới thiệu bài: 
 Hôm nay các em sẽ học bài thơ “Mời vào” kể về ngôi nhà hiếu khách, niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi. Chúng ta hãy xem những người bạn tốt ấy là ai? Họ rủ nhau cùng làm những công việc gì nhé!
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc
a. GV đọc mẫu
 Giọng vui, tinh nghịch với nhịp thơ ngắn, chậm rãi ở các đoạn đối thoại
b. HS luyện đọc:
* Luyện đọc tiếng, từ:
-Luyện đọc các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn, kết hợp phân tích tiếng 
 -GV giải nghĩa từ 
+Kiễng chân
+Soạn sửa
*Luyện đọc câu:
-Đọc nhẩm từng câu
-GV chỉ bảng từng chữ ở câu thứ nhất
+Cho HS đọc trơn 
-Tiếp tục với các câu còn lại
 *Luyện đọc khổ thơ, bài: 
-Cho HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ. Sau đó thi đọc cả bài
-Đọc cả bài
*Hoạt động 2: Ôn các vần ong, oong 
a. Tìm tiếng trong bài có vần ong:
Vậy vần cần ôn là vần ong, oong
b. Tìm tiếng ngoài bài có vần ong, oong
-GV nhận xét tính điểm thi đua
 Tiết 2
*Hoạt động 3: Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a. Tìm hiểu bài: 
-Cho HS đọc thầm lại bài văn, trả lời các câu hỏi sau:
+Những ai đã đến gõ cửa ngôi nhà?
-Cho HS đọc khổ thơ 3, trả lời câu hỏi:
+Gió được chủ nhà mời vào để cùng làm gì?
-GV yêu cầu HS đọc từng khổ của bài thơ theo cách phân vai:
+Khổ thơ 1: Người dẫn chuyện, chủ nhà, Thỏ;
+Khổ thơ 2: Người dẫn chuyện, chủ nhà, Nai;
+Khổ thơ 3: Người dẫn chuyện, chủ nhà, Gió;
b. Học thuộc lòng bài thơ:
-GV gọi 1,2 HS lên đọc thuộc lòng. Khen những em đã thuộc bài
c. Thực hành luyện nói: 
-Cho HS nhìn tranh và đọc mẫu trong SGK, thực hành nói
-Cho HS thực hành luyện nói:
 Nhà tôi ở ven làng. Buổi sáng, tôi thường dậy sớm nên được ngắm mặt trời nhô lên trên rặng tre phía xa. Ông mặt trời lúc ấy trông thật đẹp - đỏ rực như một quả cầu lửa khổng lồ nhưng không hề chói chang, 
4.Củng cố- dặn dò:
+Khen những học sinh học tốt
+Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng bài thơ
-Chuẩn bị bài tập đọc: “Chú công”
-Nhận xét tiết học
-HS hát. 
-2, 3 HS đọc 
kiễng chân, soạn sửa, buồm thuyền
-HS đánh vần và đọc
-HS cả lớp đọc thầm
- 2- 3 HS đọc thành tiếng
-Đồng thanh cả lớp
-HS đọc tiếp nối từng câu
-Từng HS đọc
-HS tiếp nối nhau đọc từng khổ
-Thi đua đọc giữa các tổ
-Lớp nhận xét
-HS tìm nhanh : trong
-Nhìn tranh, đọc từ mẫu trong SGK
 chong chóng, xoong canh
-Từng cá nhân thi tìm (đúng, nhanh, nhiều) từ ngữ mà em biết chứa tiếng có vần ong, oong
+Vần ong: bóng đá, quả bòng, cái còng, rét cóng, tay cong, chong chóng, cái chõng, củ dong, dòng suối, 
+Vần oong: boong tàu, xoong nồi, cải xoong, bình toong, ba toong, kêu bính boong, kêu kính coong, gõ coong, coong, 
-1, 2 HS đọc, lớp đọc thầm 
+Thỏ – Nai - Gió
-1 HS đọc bài
+Gió được chủ nhà mời vào để cùng soạn sửa đón trăng lên, quạt mát thêm hơi biển cả, reo hoa lá, đẩy thuyền buồm, đi khắp nơi làm việc tốt 
- HS tự nhẩm từng câu thơ
-Thi đua xem em, bàn, tổ nào thuộc bài nhanh
-Lớp quan sát tranh minh hoạ
-HS nêu yêu cầu của bài
-Tôi có một con sáo. Tôi rất yêu nó vì nó và hót rất hay. Tôi thường bắt châu chấu
Toán
Bài: LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU :
 -Biết làm tính cộng (không nhớ) trong phạm vi 100
 -Biết tính nhẩm, vận dụng để cộng các số đo độ dài
 Bài tập cần làm 1, 2, 4
 -HS yêu thích môn học toán. Có tính cẩn thận khi làm toán 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 -Sử dụng các tranh vẽ trong SGK
 -Bảng con, sgk, vở tập toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Bài cũ.
-HS lên bảng làm bài tập
-GV NX
3. Bài mới:
 a. giới thiệu bài
- GV giới thiệu ghi tên bài
 b. HD HS làm các bài tập trong sgk
Bài 1: Tính
 53 35 55 44 47 42
 + + + + + +
 14 22 23 33 71 53
-GV nhận xét
Bài 2: Tính
 20cm + 10cm = 30cm + 40cm =
 14cm + 5 cm = 25cm + 4 cm =
 32cm + 12cm = 43cm + 15cm =
 Chú ý viết tên đơn vị đo độ dài (cm)
Bài 4: Tốn giải
Cho HS nêu bài toán, tóm tắt bằng lời rồi giải toán
Tóm tắt
Lúc đầu : 15 cm
Sau đó : 14 cm
 Tất cả :  cm?
(Nếu còn thời gian cho HS làm thêm bài tập 3)
Bài 3: Nối (theo mẫu)
-GV hướng dẫn:
Nối theo mẫu
+Thực hiện ra giấy nháp các phép cộng để tìm kết quả
+Nối phép tính với kết quả đúng
4. Củng cố – dặn dò:
-GV thu bài chấm điểm NX sửa sai 
-Nhận xét tiết học. 
-Chuẩn bị bài: Phép trừ trong phạm vi 100 (trừ không nhớ)
-HS hát 
-HS nêu cầu bài toán
-HS làm bảng con
-HS nêu yêu cầu bài toán
-HS làm bài chữa bài
Bài giải
Con sên bò được tất cả là:
15 + 14 = 29 (cm)
 Đáp số: 29 cm
-HS tự giải bài toán
-HS nêu yêu cầu bài toán
-HS làm bài chữa bài
THỨ NĂM
NS: 23/03/2103 Chính tả
ND: 28/03/2013 Bài: MỜI VÀO
I. MỤC TIÊU:
 -Nhìn sách hoặc bảng, chep lại cho đúng các khổ thơ 1, 2 của bài Mời vào khoảng 15 phút
 -Điền đúng vần ong hoặc oong ; chữ ng hoặc ngh vào chỗ trống
 Bài tập 2, 3 SGK
 -HS yêu thích nôm chính tả, rèn luyện để viết đúng chính tả.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Bảng phụ viết sẵn các khổ thơ 1, 2 của bài “Mời vào”, các bài tập 2, 3
 -Bảng con, vở tập viết chính tả
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định. 
2. Bài cũ:
Chấm vở của những HS về nhà phải chép lại bài ca dao “Hoa sen”
-Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập 2 (1 em đọc, 2 em làm)
-Cho HS nhắc lại quy tắc chính tả
Nhận xét
3. Bài mới:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tập chép
-GV treo bảng ghi 2 khổ thơ đầu của bài “Mời vào”
-Cho HS đọc thầm
-GV chỉ cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai: nếu, tai, xem, gạc, 
-Tập chép
 GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang
+Tên bài: Đếm vào 5 ô
+Chép khổ thơ cách lề 2, 1 ô
+Viết hoa chữ đầu câu 
-Chữa bài
+GV chỉ từng chữ trên bảng
+Đánh vần những tiếng khó
+Chữa những lỗi sai phổ biến
-GV chấm một số vở
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
a. Điền vần ong hoặc oong?
-GV treo bảng phụ đã viết nội dung bài tập
-Cho HS lên bảng làm: thi làm nhanh 
-Từng HS đọc lại đoạn văn. GV sửa lỗi phát âm cho các em.
-GV chốt lại trên bảng
-Bài giải: Nam học giỏi. Bố thưởng cho em một chuyến đi tham quan vịnh Hạ Long. Đứng trên boong tàu, ngắm mặt biển rộng, Nam mong lớn lên sẽ trở thành thủy thủ
b. Điền chữ: ng hay ngh?
-Tiến hành tương tự như trên
-Bài giải: nghề dệt vải, nghe nhạc, đường đông nghịt, ngọn tháp 
4. Củng cố - Dặn dò:
+Khen những học sinh học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp. 
-Về nhà học thuộc quy tắc chính tả, chép lại sạch, đẹp bài ca dao (đối với HS chưa đạt yêu cầu)
-Chuẩn bị bài chính tả: “Chuyện ở lớp”
-Nhận xét tiết học 
-HS hát 
-Điền vần en hay oen
-Điền chữ g hay gh
-2, 3 HS
-2, 3 HS nhìn bảng đọc 
-HS tự nhẩm và viết vào bảng các tiếng dễ sai
-HS chép vào vở
-Dùng bút chì chữa bài
+Rà sốt lại
+Ghi soát lỗi ra đầu vở
+HS ghi lỗi ra lề
-Đổi vở kiểm tra
-Lớp đọc thầm yêu cầu của bài
-4 HS lên bảng: 2 em viết bên trái, 2 em viết bên phải bảng (lớp làm vào vở)
-2, 3 HS đọc lại kết quả
-Lớp nhận xét
-3, 4 HS nhắc lại quy tắc chính tả
Kể Chuyện
Bài: NIỀM VUI BẤT NGỜ 
I. MỤC TIÊU:
 -HS dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn, sau đó kể toàn bộ câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể để phân biệt lời các nhân vật và lời người dẫn chuyện
 -Hiểu được truyện: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi, thiếu nhi rất yêu Bác Hồ
 -HS biết kính trọng Bác Hồ
 HS giỏi kể được toàn bộ câu chuyện
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Tranh minh họa truyện trong SGK - phóng to tranh 
 -Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Bài cũ:
-Cho HS kể lại câu chuyện “Bông hoa cúc trắng” (dựa vào tranh và ý gợi ý dưới tranh)
3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
 Đầu tuần này, các em đã học một bài thơ về Bác Hồ. Hôm nay, cô kể cho các em nghe một chuyện có thật về Bác
 Bác là Chủ tịch nước, bận trăm công nghìn việc, nhưng lúc nào cũng nhớ đến thiếu nhi. Thiếu nhi cả nước cũng rất yêu Bác, lúc nào cũng mong gặp Bác. Mong ước của các em đi cả vào giấc ngủ:
Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ
Râu Bác dài, tóc Bác bạc phơ
 Có nhiều bạn thiếu nhi may mắn đã được gặp Bác không phải trong mơ mà trong đời thực. Câu chuyện cô sắp kể nói về một cuộc gặp như vậy
*Hoạt động 1: Giáo viên kể:
-Cho HS tự nhìn tranh và kể
 GV kể với giọng thật diễn cảm
-Kể lần 1: để HS biết câu chuyện
-Kể lần 2, 3 kết hợp với từng tranh minh hoạ- giúp HS nhớ câu chuyện
* Chú ý kĩ thuật kể:
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
-Tranh 1: GV hỏi
+Tranh vẽ cảnh gì?
+Câu hỏi dưới tranh là gì?
+Cho các tổ thi kể
+Tranh 2, 3, 4 làm tương tự với tranh 1 
*Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS phân vai kể toàn truyện
-Cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện
-Cho các nhóm thi kể lại toàn câu chuyện 
-GV cần tế nhị khi hướng dẫn HS kể chuyện. Nếu HS quên truyện, nên gợi ý để các em nhớ lại
 -Giúp HS hiểu ý nghĩa truyện:
 GV hỏi:
+Câu chuyện này giúp em hiểu ra điều gì?
-Cuối cùng, cả lớp bình chọn HS kể hay nhất trong tiết học
4. Củng cố - Dặn dò:
-Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân 
-Chuẩn bị: Sói và Sóc
-Nhận xét tiết học
-HS hát
-2 HS tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn câu chuyện
-HS chú ý lắng nghe
-HS vừa lắng nghe vừa kết hợp quan sát tranh
Quan sát tranh 1, trả lời câu hỏi:
+Các bạn nhỏ đi qua cổng Phủ Chủ tịch, xin cô giáo cho vào thăm nhà Bác
+Các bạn nhỏ xin cô giáo điều gì khi đi qua cổng Phủ Chủ tịch?
+Mỗi tổ cử đại diện thi kể đoạn 1
Cả lớp lắng nghe, nhận xét
-1, 2 HS
-HS khá giỏi kể lại 1,2 đoạn truyện theo tranh
+Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi rất yêu Bác Hồ
+Bác Hồ và thiếu nhi rất yêu quý nhau
+Bác Hồ rất gần gũi, thân ái với thiếu nhi
Toán
 Bài: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100
I. MỤC TIÊU:
 -Biết đặt tính và làm tính trừ (không nhớ) số có hai chữ số.
 -Biết giải toán có phép trừ số có hai chữ số.
 Bài tập cần làm: 1, 2, 3
 -HS yêu thích môn học toán. Có tính cẩn thận khi làm toán 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Các bó, mỗi bó có 1 chục que tính và một số que tính rời
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Bài cũ.
3. Bài mới:
*Hoạt động 1: Giới thiệu cách làm tính trừ (không nhớ)
Bước 1: GV hướng dẫn HS thao tác trên các que tính
-Cho HS lấy 57 que tính (gồm 5 bó và 7 que tính rời), GV nói và viết: 
+Có 5 bó, viết 5 ở cột chục
+Có 7 que rời, viết 7 ở cột đơn vị
-Tiến hành tách 23 que tính (gồm 2 bó chục que tính và 3 que tính rời)
+Có 2 bó, viết 2 ở cột chục, dưới 5
+Có 3 que rời, viết 3 ở cột đơn vị, dưới 7
-Cho HS tách ra 2 bó, 3 que tính tương ứng với phép tính trừ
GV viết: 3 ở cột chục, viết 4 ở cột đơn vị vào các dòng ở cuối bảng
Bước 2: Giới thiệu kỹ thuật làm tính trừ Để làm tính cộng dạng 57 – 23
a) Ta đặt tính:
-Viết 57 rồi viết 23 sao cho chục thẳng cột chục, đơn vị thẳng cột đơn vị
-Viết dấu -
-Kẻ vạch ngang
b) Tính (từ phải sang trái)
 57 +7 trừ 3 bằng 4, viết 4
 - 23 + 5 trừ 2 bằng 3, viết 3
 34
 Như vậy: 57 – 23 = 24
 Lưu ý: Không yêu cầu HS nêu quy tắc
*Hoạt động 2: Thực hành
 Bài 1: 
a) tính: 85 49 98 35 59
 - - - - - 
 64 25 72 15 53
b) Đặt tính rồi tính:
67 – 22 56 – 16 94 – 92 42 – 42 99 - 66
Bài 2: Đúng ghi đ, sai ghi s:
-GV theo dõi nhận xét sửa sai
 Chú ý: Các kết quả sai là do làm tính sai
Bài 3: Bài toán 
-GV ghi tóm tắt lên bảng
 Tóm tắt
 Có : 64 trang
 Đã đọc : 24 trang
 Còn :  trang?
4. Củng cố – Dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài: Luyện tập 
-HS hát 
-Lấy 57 que tính, xếp 5 bó ở bên trái và các que rời ở bên phải
-Tách đi 23 que tính, xếp 2 bó ở bên trái và 3 que rời ở bên phải
-3 bó và 4 que tính rời
* HS quan sát
-Vài HS nêu lại cách tính
-HS nêu yêu cầu
-HS làm bảng con nêu kết quả
-HS nêu yêu cầu 
-HS làm bài chữa bài
-HS nêu yêu cầu 
-HS tự đọc đề toán, tự tóm tắt và giải toán
Bài giải
Lan còn phải đọc là:
64 – 24 = 40 (trang)
 Đáp số: 40 trang
-HS làm bài chữa bài
TNXH
BÀI 29: NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CON VẬT
(BVMT: bộ phận)
I. MỤC TIÊU:
 -Kể tên và chỉ được một số loại cây và con vật
 -Nêu điểm giống ( hoặc khác) nhau giữa một số cây hoặc một số con vật.
 -Có ý thức bảo vệ cây cối con vật có ích
 *Biết cây cối, con vật là thành phần của môi trường tự nhiên. Phân biệt các con vật có ích và các con vật có hại đối với sức khỏe con người. Yêu thích, chăm sóc cây cối và các con vật nuôi trong nhà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Các hình ảnh trong bài 29 SGK
 -GV và HS sưu tầm thực vật, tranh ảnh thực vật và động vật đem đến lớp
 -Giấy khổ to, băng dính (hoặc hồ dán) đủ dùng cho các nhóm 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài: 
 Bài hôm nay chủ yếu chúng ta sẽ làm thực hành để nhận biết cây cối và các con vật
*Hoạt động 1: Làm việc với các mẫu vật và tranh, ảnh
 Mục tiêu: 
+HS ôn lại về cây cối và các con vật đã học
+Nhận biết một số cây và con vật mới.
 Cách tiến hành: 
 Bước 1: 
-Chia nhóm.
-GV phân cho mỗi nhóm một góc lớp, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to, băng dính (hoặc hồ dán) và hướng dẫn các nhóm làm việc
-GV đi đến các nhóm giúp đỡ và kiểm tra.
 Bước 2:
-Cho đại diện các nhóm trình bày
-Cho HS các nhóm khác đặt câu hỏi
 Bước 3: 
-GV nhận xét kết quả trao đổi của các nhóm, tuyên dương nhóm nào làm việc tốt.
Kết luận:
-Có nhiều loại cây như rau, cây hoa, cây gỗ. Các loại cây này khác nhau về hình dạng, kích thước  Nhưng chúng đều có rễ, thân, lá, hoa
-Có nhiều động vật khác nhau về hình dạng, kích thước, nơi sống Nhưng chúng đều có đầu, mình và cơ quan di chuyển
*HS biết cây cối, con vật là thành phần của môi trường tự nhiên 
*Hoạt động 2:
 Mục tiêu:Tìm hiểu một số loài cây quen thuộc và biết lợi ích của chúng
Cách tiến hành:
 Bước 1: GV nêu một số câu hỏi
+Em biết các loại cây gì? Hãy kể cho cả lớp nghe?
+Em hãy nêu lợi ích của chúng?
*Cây trồng có nhiều lợi ích cho ta như lấy gỗ, cho ta bóng mát, trồng nhiều cây giúp ta có được một môi trường không khí trong lành, cho ta sức khoẻ tốt
*Hoạt động 3:
 Mục tiêu: Phân biệt các con vật có íchvà các con vật có hại đối với sức khoẻ con người.
 Cách tiến hành:
-GV hỏi
+Em hãy chỉ và nói tên các con vật có ích?
*Hoạt động 4: Trò chơi “Đố bạn cây gì, con gì?”
 Mục tiêu:
+HS nhớ lại những đặc điểm chính của cây và con vật đã học
+HS được thực hành kĩ năng đặt câu hỏi.
 Cách tiến hành:
 Bước 1: 
 GV hướng dẫn HS cách chơi: 
-Một HS được GV đeo cho một tấm bìa có hình vẽ một cây rau (hoặc một con cá) ở sau lưng, em đó không biết đó là cây gì hoặc con gì, nhưng cả lớp đều biết rõ.
-HS đeo hình vẽ được đặt câu hỏi (đúng / sai) để đoán xem đó là gì. Cả lớp chỉ trả lời đúng hoặc sai
Ví dụ: 
+Cây đó thân gỗ phải không?
+Đó là cây rau phải không?
+ ..
+Con đó có bốn chân phải không?
+Con đó có cánh phải không?
+Con đó kêu meo meo phải không?
+.
Bước 2: GV cho HS chơi thử.
Bước 3: GV cho HS chơi theo nhóm để nhiều em được tập đặt câu hỏi.
 3. 

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 1tuan 29 ckn.doc