Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2017-2018

KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

- HS chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc của bạn bè, người thân.

- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện.

- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.

- Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ.

- Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

II.CHUẨN BỊ:

- Bảng lớp viết đề bài.

- Giấy khổ to viết vắn tắt

+ Ba hướng xây dựng cốt truyện:

· Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp.

· Những cố gắng để đạt được ước mơ đó.

· Những khó khăn đã vượt qua, ước mơ đạt được.

+ Dàn ý của bài kể chuyện:

Tên câu chuyện

· Mở đầu: Giới thiệu ước mơ của em hay bạn bè, người thân.

· Diễn biến:

· Kết thúc:

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạtđộng 1:HDHS hiểu yêu cầu của đề bài

- GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng: Kể về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân.

- GV nhấn mạnh: Câu chuyện em kể phải là ước mơ có thực, nhân vật trong câu chuyện chính là các em hoặc bạn bè, người thân.

Hoạt động 2: Gợi ý HS kể chuyện

Giúp HS hiểu các hướng xây dựng cốt truyện

- GV mời HS đọc gợi ý 2

- GV dán tờ phiếu ghi 3 hướng xây dựng cốt truyện:

+ Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp.

+ Những cố gắng để đạt được ước mơ đó.

+ Những khó khăn đã vượt qua, ước mơ đạt được

Đặt tên cho câu chuyện

- GV dán bảng tờ giấy đã viết sẵn dàn bài kể chuyện để HS chú ý khi kể

- GV nhắc HS: kể câu chuyện em đã chứng kiến, em phải mở đầu câu chuyện ở ngôi thứ nhất (em, tôi)

- GV khen ngợi nếu có những HS chuẩn bị tốt dàn ý cho bài kể chuyện trước khi đến lớp

Hoạt động 3: Thực hành kể chuyện

a/ Kể chyện theo nhóm

- GV đến từng nhóm, nghe HS kể, hướng dẫn, góp ý.

b/Thi kể chuyện trước lớp

- GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện

+ Nội dung câu chuyện có mới, có hay không? (HS nào tìm được truyện ngoài SGK được tính thêm điểm ham đọc sách)

+ Cách kể (giọng điệu, cử chỉ)

+ Khả năng hiểu truyện của người kể.

- GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể & tên truyện của các em để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn

- GV cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất

Củng cố - Dặn dò:

- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác

- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Chuẩn bị bài: Bàn chân kì diệu .

 

doc 38 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 373Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à các em sưu tầm được.
GV chốt: Buổi đầu độc lập của dân tộc ta là một thời kì khó khăn. Với tấm lòng yêu nước, thương dân cao độ, Đinh Bộ Lĩnh đã có công lớn thống nhất đất nước, đưa lại nền thái bình cho toàn dân. Tên tuổi của nhà nước Đại Cồ Việt từ lâu là niềm tự hào dân tộc của các thế hệ người Việt Nam trong lịch sử đấu tranh bảo vệ & xây dựng đất nước.
Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (981).
KHOA HỌC
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Sau bài học, HS có thể:
Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước: Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, giếng, chum, Chấp hnhà các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thủy. Tâp bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ.
Thực hiện các nguyên tắc an toàn phòng tránh đưới nước.
Biết một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi
Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện
Vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 36, 37 SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước
*Mục tiêu: HS kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước
*Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Thảo luận: nên và không nên làm gì để phòng tránh đuối nước trong cuộc sống hằng ngày?
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV kết luận :
Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối. Giếng nước phải được xây thành cao, có nắp đậy. Chum, vại, bể nước phải có nắp đậy
Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thuỷ. Tuyệt đối không lội qua suối khi trời mưa lũ, dông bão 
Lưu ý: Trên thực tế, một số người bị ngạt thở do nước vẫn có khả năng được cứu sống. Vì vậy những chuyên gia y tế đã dùng thuật ngữ “đuối nước”
Hoạt động 2: Thảo luận về một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi
Mục tiêu: HS nêu được một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi
Cách tiến hành: Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu cả lớp quan sát tranh SGK và trả lời
+ Nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu?
+ Khi đi bơi và tập bơi cần chú ý điều gì?
GV giảng thêm:
+ Không xuống nước bơi lội khi đang ra mồ hôi, trước khi xuống nước phải vận động, tập các bài tập theo hướng dẫn để tránh cảm lạnh, chuột rút
+ Đi bơi ở các bể bơi phải tuân theo nội quy của bể bơi: tắm sạch trước và sau khi bơi để giữ vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân
+ Không bơi khi vừa ăn no hoặc khi quá đói
GV kết luận :
Chỉ tập bơi hoặc bơi nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi
Hoạt động 3: Thảo luận (hoặc đóng vai)
Mục tiêu: HS có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện
Cách tiến hành: : Làm việc theo nhóm
GV chia lớp thành 5 nhóm. Giao cho mỗi nhóm 1 tình huống để các em thảo luận và tập cách ứng xử phòng tránh tai nạn sông nước
Tình huống 1: Hùng và Nam vừa chơi đá bóng về, Nam rủ Hùng ra hồ ở gần nhà để tắm. Nếu là Hùng, bạn sẽ ứng xử thế nào?
Tình huống 2: Lan nhìn thấy em mình đánh rơi đồ chơi vào bể nước và đang cúi xuống để lấy. Nếu bạn là Lan, bạn sẽ làm gì?
Tình huống 3: trên đường đi học về trời đổ mưa to và nước suối chảy xiết, Mỵ và các bạn của Mỵ nên làm gì?
 GV cùng HS nhận xét
GV kết luận: 
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Ôn tập: con người và sức khoẻ.
Thứ ba ngày 17 tháng 10 năm 2017
TOÁN
HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 
Giúp HS
Có biểu tượng về hai đường thẳng song song (là hai đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau).
Nhận biết được hai đường thẳng song song.
Vẽ được hai đường thẳng song song (chưa đòi hỏi phải chính xác tuyệt đối).
- HS thích tìm hiểu về hình học
II.CHUẨN BỊ:
Thước thẳng & ê ke (cho GV & HS)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Hoạt động1: Giới thiệu hai đường thẳng song song.
GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng. Yêu cầu HS nêu tên các cặp cạnh đối diện nhau.
Trong hình chữ nhật các cặp cạnh nào bằng nhau.
GV dùng phấn màu kéo dài về hai phía của hai cạnh đối diện, tô màu hai đường này & cho HS biết: “Hai đường thẳng AB & CD là hai đường thẳng song song với nhau”.
 A B
 D C
Tương tự cho HS kéo dài hai cạnh AD & BC về hai phía & nêu nhận xét: AD & BC là hai đường thẳng song song.
Đường thẳng AB & đường thẳng CD có cắt nhau hay vuông góc với nhau không?
GV kết luận: Hai đường thẳng song song thì không bao giờ gặp nhau.
Cách nhận biết hai đường thẳng song song: đường thẳng AB & CD cùng vuông góc với đường thẳng nào?
GV kết luận: để nhận biết hai đường thẳng song song thì hai đường thẳng đó phải vuông góc với một đường thẳng khác.
GV cho HS liên hệ thực tế để tìm ra các đường thẳng song song.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài, quan sát hình vẽ SGK và làm bài vào phiếu học tập.
HS đọc yêu cầu bài và làm bài vào phiếu học tập+ 1HS lên bảng làm bài.
GV cùng HS sửa bài nhận xét
Bài tập 2:
Gọi HS đọc yêu cầu bài và tổ chức cho HS thi đua.
 HS đọc yêu cầu bài và lên bảng thi đua làm bài .
GV cùng HS nhận xét - tuyên dương
Bài tập 3:
 Gọi HS đọc yêu cầu bài và làm bài vào vở.
GV nhận xét.
 Củng cố 
Hai đường thẳng song song có gặp nhau không?
Nhận xét tiết học
Làm lại bài 1,2 trong SGK
Chuẩn bị bài: Vẽ hai đường thẳng vuông góc.
CHÍNH TẢ
THỢ RÈN (Nghe – Viết)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng các khố thơ và dòng thơ 7 chữ .
 - Làm đúng các bài tập phương ngữ 2a/b
 - Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ.
 - Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ
Phiếu khổ to viết nội dung BT2b
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
1/ Ởn định:
2/ kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
Hoạt động1: HD HS nghe - viết chính tả 
GV đọc đoạn viết chính tả lần 1
GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết & cho biết: Bài thơ cho các em biết những gì về nghề thợ rèn? 
GV viết bảng những từ HS dễ viết sai & hướng dẫn HS nhận xét
GV yêu cầu HS viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con
GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết
GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt
GV yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau
GV nhận xét chung
Hoạt động 2: HD HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2b:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 2b
GV dán 4 tờ phiếu đã viết nội dung lên bảng, mời HS lên bảng làm thi
GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng.
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học.
Nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã học
Chuẩn bị bài: Ôn tập giữa kì I
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN 
Ơn luyện viết thư 
I - MỤC TIÊU:
Giúp HS ôn tập củng cố thêm về cách viết một bức thư cĩ đầy đủ ba phần 
Rèn luyện kĩ năng viết một bức thư cách diễn đạt lưu lốt 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 1 Khởi động :Lớp hát 
2 Bài cũ: Vì sao viết một bức thư cần cĩ đầy đủ ba phần ? 
Hai em trả lời nhận xét ghi điểm .
3 Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A Giới thiệu: 
B Tìm hiểu nội dung bài .
Người ta viết thư để làm gì ?
Một bức thư gồm cĩ mấy phần – nội dung các phần ? 
Thực hành : 
Học sinh viết một bức thư cho ơng bà để thăm hỏi sức khỏe và kể cho ơng bà nghe tình hình của gia đình mình 
Làm vào vở 
Giáo viên theo dõi giúp đỡ một số em cịn chậm 
4 Củng Cố : 
Ngồi cách viết thư mà các em đã học hiện nay cịn cĩ cách trao đổi thơng tin nào khác ?
5 Dặn dị :
Hướng dẫn ơn luyện ở nhà chuẩn bị tiết sau 
Người ta viết thư để thăm hỏi , chia buồn .
Một bức thư gồm cĩ ba phần đĩ là phần đầu thư , phần chính , phần cuối thư  
Học sinh đọc đề 
Xác định trọng tâm của đề 
Luyện viết vào vở nháp 
Lần lượt luyện nĩi từng phần bạn nĩi học sinh khác nhận xét bổ sung 
Học sinh viết bài vào vở 
Trình bày bài viết của mình , lớp nhận xét 
Sửa sai .
HS kể viết thư điện tử, gửi tin nhắn, gọi điện 
Thứ tư ngày 18 tháng 10 năm 2017
TOÁN
VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Giúp HS
Vẽ được một đường thẳng đi qua một điểm & vuông góc với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ & ê ke)
Biết vẽ đường cao một tam giác.
- HS thích tìm hiểu về hình học
II.CHUẨN BỊ:
- Thước kẻ & ê ke.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
 Hoạt động1: Vẽ một đường thẳng đi qua một điểm & vuông góc với một đường thẳng cho trước.
a.Trường hợp điểm E nằm trên đường thẳng AB
Bước 1: Đặt cạnh góc vuông ê ke trùng với đường thẳng AB.
Bước 2: Chuyển dịch ê ke trượt trên đường thẳng AB sao cho cạnh góc vuông thứ 2 của ê ke gặp điểm E. Sau đó vạch đường thẳng theo cạnh đó ta được đường thẳng CD đi qua điểm E & vuông góc với AB. 
b.Trường hợp điểm E nằm ở ngoài đường thẳng.
Bước 1: tương tự trường hợp 1.
Bước 2: chuyển dịch ê ke sao cho cạnh ê ke còn lại trùng với điểm E. Sau đó vạch đường thẳng theo cạnh đó ta được đường thẳng CD đi qua điểm E & vuông góc với AB.
Yêu cầu HS nhắc lại thao tác.
c. Vẽ đường cao hình tam giác.
GV vẽ tam giác ABC lên bảng, nêu bài toán: Hãy vẽ qua A một đường thẳng vuông góc với cạnh BC? (Cách vẽ như vẽ một đường thẳng đi qua một điểm & vuông góc với một đường thẳng cho trước ở phần 1). Đường thẳng đó cắt cạnh BC tại H.
GV tô màu đoạn thẳng AH & cho HS biết: Đoạn AH là đường cao hình tam giác ABC.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV cho HS thi đua vẽ trên bảng lớp.
3HS lên bảng vẽ mỗi HS vẽ 1 trường hợp+ cả lớp vẽ vào vở nháp. 
 GV theo dõi, giúp đỡ một số em gặp khó khăn
HS nhận xét bài bạn
Bài tập 2:
GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
Bài tập yêu cầu chúng ta điều gì?
- Đường cao AH của hình tam giác ABC là đường thẳng đi qua đỉnh nào của hình, vuông góc với cạnh nào của tam giác ABC ?
Yêu cầu HS nêu lại thao tác vẽ đường vuông góc của tam giác và lên bảng vẽ
.HS nêu và vẽ vào vở + 3HS lên bảng vẽ
 HS nhận xét bài bạn
GV nhận xét.
Củng cố - Dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
Làmlại bài 2 trong SGK
Chuẩn bị bài: Vẽ hai đường thẳng song song.
TẬP ĐỌC
ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI-ĐÁT
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 - Hiểu ý nghĩa các từ ngữ mới.
 - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Những ước muốn tham lam không mạng lại hạnh phúc cho con người.
 - Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng khoan thai.
 - Đổi giọng linh hoạt, phù hợp với tâm trạng thay đổi của vua Mi-đát (từ phấn khởi, thoả mãn chuyển dần sang hoảng hốt, khẩn cầu, hối hận ).
 - Đọc phân biệt lời các nhân vật (lời xin, lời khẩn cầu của vua Mi-đát ; lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ô-ni-dốt ).
 - HS hiểu và không có những ước muốn viển vông phi lí trong cuộc sống hàng ngày.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Tranh minh học trong SGK.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1/ Ởn định:
2/ kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
Hoạt động 1: Luyện đọc: 
 GV đọc mẫu và chia đoạn.
HS đọc tiếp nối 2 lượt
+ GV kết hợp rèn đọc các từ khó dễ lẫn lộn, tên nước ngoài: Đi –ô-ni-dốt,Pác- tôn.
+Kết hợp giải nghĩa từ : khủng khiếp, phán.
HS đọc theo nhóm 2
HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài giọng phân biệt lời nhân vật.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
+ GV yêu cầu HS đọc thầmbài và trả lời câu hỏi trước lớp . 
1- Vua Mi-đát xin thần Đi- ô-ni- dốt điều gì?
2- Thoạt đầu, điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào?
- Đoạn này cho biết điều gì? Điều ước của vua Mi-đát được thực hiện.
3- Tại sao vua Mi- đát lại xin thần 
Đi- ô- ni- dốt lấy lại điều ước?
Đoạn 2 ý nói gì? Vua Mi- đát nhận ra sự khủng khiếp của điều ước.
4- Vua Mi- đát đã hiểu điều gì?
Đoạn 3 nói về điều gì? Vua Mi- đát rút ra bài học cho mình.
 Truyện này khuyên chúng ta điều gì? :Những ước muốn tham lam không mạng lại hạnh phúc cho con người.
 Hoạt động 3 :HD đọc diễn cảm
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: “Mi đát..ước muốn tham lam”
- GV đọc mẫu
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
- Từng cặp HS luyện đọc 
- Một vài HS thi đọc diễn cảm
- 3 học sinh đọc theo cách phân vai.
Củng cố: 
Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì? 
Nhận xét tiết học
 Dặn dò: 
- Ôn tập các bài từ tuần 1 đến tuần 9 chuẩn bị : “ Ôn tập giữa kì 1”.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Củng cố & mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ.
Bước đầu tìm được 1 số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu tiếng ước, mơ BT1,1; ghép đước từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó BT3, nêu được VD minh họa về một loại ước mơ BT4; hiểu được ý nghĩa 2 thành ngữ thuộc chủ điểm BT5a,c
Hiểu ý nghĩa một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm. 
Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
Phiếu kẻ bảng để HS các nhóm thi làm BT2, 3 + từ điển hoặc sổ tay ngôn ngữ. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
1/ Ởn định:
2/ kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Các bài tập đọc trong 2 tuần qua đã 
giúp các em biết thêm một số từ ngữ thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ. Tiết LTVC hôm nay sẽ giúp các em mở rộng vốn từ ngữ, thành ngữ thuộc chủ điểm này. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV phát 3 tờ phiếu
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
+ Mơ tưởng: mong mỏi & tưởng tượng ra điều mình mong mỏi sẽ đạt được trong tương lai.
+ Mong ước: mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai.
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV phát phiếu & vài trang từ điển phô tô cho các nhóm trao đổi, thảo luận, tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ ước mơ , thống kê vào phiếu
GV cùng HS nhận xét – tuyên dương
Bài tập 3:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV phát phiếu giao việc cho từng nhóm.
- GV theo dõi giúp đỡ nhóm làm chậm.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 4:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhắc HS tham khảo gợi ý 1 trong bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc (trang 80) để tìm ví dụ về những ước mơ. 
GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng
Bài tập 5:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhận xét, bổ sung 
+ Cầu được ước thấy: đạt được điều mình mơ ước.
+ Ước sao được vậy: đồng nghĩa với Cầu được ước thấy
+ Ước của trái mùa: muốn những điều trái với lẽ thường.
+ Đứng núi này trông núi nọ: không bằng lòng với cái hiện đang có, lại mơ tưởng tới cái khác chưa phải của mình. 
 Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
HTL các từ đồng nghĩa với từ ước mơ 
Chuẩn bị bài: Động từ 
ĐỊA LÍ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
Ở TÂY NGUYÊN (Tiếp theo)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Nêu được một số hoạt động sán xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên.
+ Sử dụng sức nước sản xuất điện. Khai thac gỗ và lâm sản.
Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất, cung cấp gỗ lâm sản, nhiều thú quý.
Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng.
Mô tả sơ lược đặc điểm sông ở Tây Nguyên có hièu thác ghềnh.
Mô tả sơ lược rừng rậm nhiệt đới, rừng khộp.
Chỉ trên bản đồ và kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên sông XêXan,.
HS khá giỏi biết quan sát hình và kể các công việc cần phải làm trong quy trình sản xuất ra các sản phẩm dồ gỗ.
Giải thích những nguyên nhân khiên`1 rừng ở Tây Nguyên bị tàn phá.
Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên( khai thác sức nước, khai thác rừng)
Biết các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất các sản phẩm đồ gỗ.
Bước đầu biết dựa vào lược đồ (bản đồ), bảng số liệu, tranh ảnh để tìm kiến thức.
Xác lập mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau & giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
 - Có ý thức tôn trọng, bảo vệ thành quả lao động của người dân.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Tranh ảnh về nhà máy thuỷ điện và rừng ở Tây Nguyên.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động1: Hoạt động nhóm
Yêu cầu HS quan sát lược đồ hình 4 và thảo luận nhóm theo nội dung câu hỏi:
Kể tên một số con sông ở Tây Nguyên?
- Những con sông này bắt nguồn từ đâu & chảy ra đâu? 
Tại sao sông ở Tây Nguyên khúc khuỷu, lắm thác ghềnh?
Người dân Tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì?
Việc đắp đập thủy điện có tác dụng gì?
GV treo bản đồ tự nhiên Việt Nam, yêu cầu HS chỉ vị trí các nhà máy thủy điện Y-a-li & Đa Nhim trên lược đồ hình 4 & cho biết chúng nằm trên con sông nào?
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi
GV yêu cầu HS quan sát hình 6, 7 thảo luận cặp đôi.
Tây Nguyên có những loại rừng nào? Vì sao ở Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau?
Rừng rậm nhiệt đới có đặc điểm gì?
Rừng rụng lá mùa khô còn gọi là gì?Nó có đặc điểm gì? 
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
Yêu cầu HS đọc mục 2, quan sát hình 8, 9, 10 và trả lời câu hỏi:
Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì?
Gỗ, tre, nứa được dùng làm gì?
Kể các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ?
Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng?
Gọi HS đọc phần ghi nhớ cuối bài.
Củng cố 
Nêu lại các hoạt động sản xuất chính của người dân ở Tây Nguyên? 
 Nhận xét tiết học
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Thành phố Đà Lạt
Rèn chữ 
 THỢ RÈN
I - MỤC TIÊU:
Giúp HS viết đúng mẫu chữ kiểu chữ quy định 
Trình bày đúng bài thơ – biết trình bày sạch đẹp rõ ràng 
Thường xuyên cĩ ý thức luyện chữ . 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ viết sẵn bài viết 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 1 Khởi động :Lớp hát 
2 Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
3 Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A Giới thiệu: 
- Hướng dẫn luyện viết 
Luyện viết tiếng khĩ 
GV đọc đoạn viết 
GV viết lên bản hướng dẫn phân biệt 
Giáo viên đọc tiếng khĩ 
 Viết vở 
Nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút đặt vở, cách trình bày bài viết 
Lưu ý về độ cao độ rộng của các con chữ 
Giáo viên đọc tồn bài 
Giáo viên đọc từng câu, mỗi câu đọc 2 lần 
Giáo viên đọc lại bài 
Kiểm tra lỗi 
Trả vở nhận xét 
Giáo viên yêu cầu HS làm bài theo nhĩm 
Các nhĩm trình bày lớp nhận xét bổ sung 
Học sinh đọc bài vừa tìm 
4 .Củng cố dặn dị:
 Hệ thống nội dung bài hướng dẫn học ở nhà – nhận xét giờ học 
Học sinh đọc đoạn viết , tìm tiếng viết khĩ 
Trăm nghề, chân than, quệt ngang, thợ rèn, diễn kịch, nghịch 
Học sinh viết bảng con 
Học sinh lắng nghe 
Cách trình bày bài thơ lục bát 
HS viết bài 
Học sinh khảo lại bài 
Học sinh sốt lỗi, chữa lỗi 
Thứ năm ngày 19 tháng 10 năm 2017
TOÁN
VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 Giúp HS
Biết vẽ một đường thẳng đi qua một điểm & song song với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ & ê ke)
- HS thích tìm hiểu về hình học
II.CHUẨN BỊ:
Thước kẻ & ê ke.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1/ Ởn định:
2/ kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
Hoạt động1: Vẽ một đường thẳng CD đi qua điểm E & song song với đường thẳng AB cho trước.
GV nêu yêu cầu & vẽ hình mẫu trên bảng.
GV vừa thao tác vừa hướng dẫn HS vẽ.
Bước 1: Ta vẽ đường thẳng MN đi qua điểm E & vuông góc với đường thẳng AB.
Bước 2: Sau đó ta vẽ 1 đường thẳng CD đi qua điểm E & vuông góc với đường thẳng MN, ta được đường thẳng CD song song với đường thẳng AB.
GV yêu cầu HS nêu lại cách vẽ.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
Yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ hai đường thẳng song song, 
HS nêu lại cách vẽ và vẽ vào vở
GV cùng HS nhận xét
Bài tập 3:
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Cho HS thi đua vẽ nhanh, 
HS đọc yêu cầu của bài tậpthảo luận theo cặp – trình bày trướùc lớp
2HS thi đua vẽ và dùngê ke kiểm tra góc đỉnh E.
GV cùng HS nhận xét- tuyên dương
Củng cố 
Nêu lại cách vẽ hai đường thẳng song song.
Hai đường thẳng song song có gặp nhau không?
Nhận xét tiết học
Dặn dò: 
Làm lại bài 1, 3 SGKtrang 53,54.
C

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_tong_hop.doc