Tuần 21:
TẬP ĐỌC
ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA
I. Mục tiêu:
1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc rõ ràng các số chỉ thời gian từ phiên âm tiếng nước ngoài.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng chậm rãi cảm hứng ca ngợi nhà khoa học đã có những cống hiến xuất sắc cho đất nước.
2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài.
Hiểu nội dung: Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Ảnh chân dung Trần Đại Nghĩa.
cô thợ may. - Hà nên biết tôn trọng người khác và cư xử cho lịch sự. - Biết sư xử lịch sự sẽ được mọi người tôn trọng, quý mến. 3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi (Bài tập 1). - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ. HS: Các nhóm thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: + Các việc làm b, d là đúng. + Các việc a, c, đ là sai. 4. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (bài 3). - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ. HS: Các nhóm thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày. - GV kết luận: (SGV). => Ghi nhớ (ghi bảng). HS: Đọc lại ghi nhớ. 5. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: GV hướng dẫn tìm hiểu quy trình kỹ thuật trồng cây trong chậu. - GV nêu câu hỏi: HS: Đọc SGK để trả lời câu hỏi. ? Nêu các công việc chuẩn bị để trồng cây trong chậu + Chuẩn bị cây để trồng trong chậu. + Chậu trồng cây. + Đất trồng cây. - GV yêu cầu HS đọc mục 2 SGK. HS: Đọc mục 2 SGK và nêu cách trồng cây trong chậu như SGK đã nêu. - GV lưu ý 1 số điểm: + Khi cho đất vào chậu phải chú ý rễ cây là rễ trần hay rễ có bầu. + Khi trồng cây thì phải đặt cây vào giữa chậu. + Không tưới thành những vũng nước trên chậu. 3. Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật. - GV hướng dẫn chậm từng thao tác trồng cây trong chậu theo quy trình trên. HS: 1 em nhắc lại và thực hiện các thao tác trồng cây. - GV tổ chức cho HS tập trồng cây trong chậu. HS: Mỗi nhóm trồng 1 chậu. - Nhận xét kết quả trồng cây của từng nhóm. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Đọc trước bài sau. Thứ ba ngày 30 tháng 01 năm 2007.. Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I. Mục tiêu: 1. Rèn kỹ năng nói: - HS chọn được 1 câu chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt. Biết kể chuyện theo cách sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện có đầu có cuối. - Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. - Lời kể tự nhiên, chân thực. 2. Rèn kỹ năng nghe: Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ, phiếu khổ to. III. Các hoạt động dạy - học: A. kiểm tra bài cũ: Một HS kể lại chuyện đã nghe về một người có tài. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài: HS: 1 em đọc đề bài. - GV gạch dưới chân những từ ngữ quan trọng. HS: 3 em nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý SGK. HS: Suy nghĩ, nói nhân vật em chọn kể: Người ấy là ai? ở đâu? Có tài gì? VD: Em muốn kể chuyện về một chị chơi đàn Pi- a- nô rất giỏi. Chị là bạn của chị gái em, thường đến nhà em vào các buổi sáng chủ nhật. - GV dán lên bảng 2 phương án kể chuyện theo gợi ý 3. HS: Suy nghĩ, lựa chọn kể chuyện theo 1 trong 2 phương án đã nêu. - Lập nhanh dàn ý cho bài kể chuyện. 3. Thực hành kể chuyện: a. Kể chuyện theo cặp: - Từng HS quay mặt vào nhau kể cho nhau nghe câu chuyện của mình. - GV đến từng nhóm nghe và đóng góp ý kiến. b. Thi kể chuyện trước lớp: - GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. - Một vài em nối tiếp nhau thi kể chuyện trước lớp. - GV ghi tên những em tham gia kể lên bảng để nhận xét. - Mỗi em kể xong có thể trả lời câu hỏi của bạn. - Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân. Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố và hình thành kỹ năng rút gọn phân số. - Củng cố về nhận biết 2 phân số bằng nhau. II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy- học: A. Kiểm tra bài cũ: Hai HS lên bảng chữa bài về nhà. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu+ ghi đầu bài: 2. Hướng dẫn luyện tập: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài rồi chữa bài. GV cho HS trao đổi ý kiến để tìm cách rút gọn nhanh nhất. VD: ta thấy 81 chia hết cho 3, 9, 27, 81 còn 54 chia hết cho 2, 3, 6, 9, 18, 27, 54. Như vậy tử số và mẫu số đều chia hết cho 3, 9, 27 trong đó 27 là số lớn nhất. Vậy: + Bài 2, 3: HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài rồi chữa bài. - GV và cả lớp chữa bài, nhận xét. VD: Bài 2: Nhận xét: là phân số tối giản không rút gọn được. Vậy các phân số và đều bằng . + Bài 4: HS: Đọc yêu cầu. - GV giới thiệu cho HS dạng bài tập mới: - Đọc là 2 nhân 3 nhân 5 chia cho 3 nhân 5 nhân 7. - Trên tử và dưới mẫu đều có 3 thừa số giống nhau là 3 và 5. - Vậy cùng chia nhẩm tích trên và dưới cho 3 và 5. - Kết quả được là . Còn lại phần b tự làm. - GV chấm bài cho HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài và làm bài tập. chính tả chuyện cổ tích về loài người I. Mục tiêu: - Nhớ- viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 4 khổ thơ trong bài “Chuyện cổ tích về loài người”. - Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu, dấu thanh hay lẫn (r/d/gi, dấu hỏi, dấu ngã). II. Đồ dùng dạy - học: 3, 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 2. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: Một em đọc cho 2 em viết bảng lớp các từ có vần uốt, uốc. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS nhớ- viết: - GV nêu yêu cầu của bài tập. HS: 1 em đọc thuộc lòng 4 khổ thơ. - Cả lớp nhìn SGK đọc thầm để ghi nhớ 4 khổ thơ. - GV nhắc các em chú ý cách trình bày thể thơ 5 chữ, những chữ cần viết hoa, những chữ dễ viết sai chính tả. - Gấp SGK, nhớ lại 4 khổ thơ và tự viết bài. - Tự soát lỗi hoặc đổi vở cho bạn để soát. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: + Bài 2: HS: Nêu yêu cầu bài tập. - Đọc thầm khổ thơ hoặc đoạn văn sau đó làm bài vào vở bài tập. - GV dán 3, 4 tờ phiếu lên bảng. - 2 HS lên bảng làm bài. - Từng em đọc lại bài đã hoàn chỉnh. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng: a. Mưa giăng, theo gió, rải tím. b. Mỗi cánh hoa- mỏng manh- rực rỡ- rải kín- làn gió thoảng- tản mát. + Bài 3: GV tổ chức cho các nhóm thi tiếp sức. HS: Đọc yêu cầu, làm bài vào vở. - Một số nhóm lên thi tiếp sức (gạch bỏ những tiếng không thích hợp, viết lại những tiếng thích hợp). - GV chốt lại lời giải đúng: + Dáng thanh, thu dần, một điểm, rất chắc chắn, vàng thẫm, cánh dài, rực rỡ, cần mẫn. - Cho điểm các nhóm. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà viết lại bài và làm bài vào vở.. Khoa học âm thanh I. Mục tiêu: - Sau bài học, HS nhận biết được những âm thanh xung quanh. - Biết và thực hiện được các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh. - Nêu được ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh. II. Đồ dùng: Trống nhỏ, ống bơ, thước, vài hòn sỏi, kéo, lược. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc ghi nhớ. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu các âm thanh xung quanh. - Nêu các âm thanh mà em biết? HS: Âm thanh của tiếng người nói chuyện, của các phương tiện giao thông, của các máy móc hoạt động. - Trong số các âm thanh kể trên, những âm thanh nào do con người gây ra? Những âm thanh nào thường nghe được vào sáng sớm? ban ngày? buổi tối? 3. Hoạt động 2: Thực hành các cách phát ra âm thanh. HS: Làm việc theo nhóm. - Tìm cách tạo ra âm thanh với các vật cho trên H2 trang 82 SGK. VD: Cho sỏi vào ống để lắc - Các nhóm báo cáo kết quả. - Thảo luận về các cách làm để phát ra âm thanh. 4. Hoạt động 3: Tìm hiểu khi nào vật phát ra âm thanh. - GV chia nhóm. HS: Các nhóm làm thí nghiệm gõ trống theo hướng dẫn ở trang 83. - Các nhóm báo cáo kết quả. - Làm việc cá nhân hoặc theo cặp. - Để tay vào yết hầu để phát hiện ra sự rung động của dây thanh quản khi nói. => Kết luận: Âm thanh do các vật rung động phát ra. 5. Hoạt động 4: Trò chơi “Tiếng gì ở phía nào thế?” - GV nêu cách chơi là luật chơi. - Cả lớp chơi trò chơi. - GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc. 6. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Mỹ thuật Vẽ trang trí: trang trí hình tròn (GV chuyên dạy) Thứ tư ngày 31 tháng 01 năm 2007. Tập đọc Bè xuôi sông la I. Mục tiêu: 1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, trìu mến phù hợp với nội dung miêu tả cảnh đẹp thanh bình, êm ả của dòng sông La. 2. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La, nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù. 3. Học thuộc lòng bài thơ. II. Đồ dùng dạy- học: Tranh minh họa bài tập đọc. III. Các hoạt động dạy- học: A. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS đọc bài tập đọc giờ trước, trả lời các câu hỏi. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: HS: Nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ 2, 3 lượt. - GV nghe, sửa sai, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc bài theo cặp. - 1- 2 HS đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài: HS: Đọc thầm và trả lời câu hỏi. + Sông La đẹp như thế nào? - Nước sông trong veo như ánh mắt hai bên bờ hàng tre xanh mướt như đôi hàng mi, sóng được nắng chiếu long lanh như vẩy cá. + Chiếc bè gỗ được ví với cái gì? Cách nói ấy có gì hay? - Chiếc bè gỗ ví với đàn trâu đằm mình thong thả trôi theo dòng sông. Cách so sánh như thế làm cho cảnh bè gỗ trôi trên sông hiện lên rất cụ thể, sống động. + Vì sao đi bè tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng? - Vì tác giả mơ tưởng đến ngày mai những chiếc bè gỗ được chở về xuôi sẽ góp phần vào công cuộc xây dựng lại quê hương đang bị chiến tranh tàn phá. + Hình ảnh “Trong đạn bom đổ nát, Bừng tươi nụ ngói hồng” nói lên điều gì? - Nói lên tài trí, sức mạnh của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng đất nước bất chấp bom đạn của kẻ thù. + Nêu ý chính của bài thơ? c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ: HS: 3 em nối nhau đọc 3 khổ thơ. - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm khổ 2. - Đọc theo cặp. - Thi đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ. - GV nhận xét và cho điểm. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. hát bàn tay mẹ (GV chuyên dạy) Toán Quy đồng mẫu số các phân số I. Mục tiêu: - Giúp HS biết cách quy đồng mẫu số 2 phân số (trường hợp đơn giản). - Bước đầu biết thực hành quy đồng mẫu số 2 phân số. II. Các hoạt động dạy- học A. Bài cũ: GV gọi HS lên chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. GV hướng dẫn HS tìm cách quy đồng mẫu số 2 phân số và - GV ghi bảng 2 phân số và . HS: Suy nghĩ để giải quyết câu hỏi đặt ra ? Làm thế nào để tìm được 2 phân số có cùng mẫu trong đó 1 phân số bằng ; 1 phân số bằng ? ; Hai phân số và có cùng mẫu: = ; = . => Từ 2 phân số và chuyển thành 2 phân số có cùng mẫu số và trong đó: = ; = .gọi là quy đồng mẫu số 2 phân số. => Ghi nhớ (ghi bảng). HS: 2 -5 em đọc ghi nhớ. 3. Thực hành: + Bài 1: HS: Tự làm bài rồi chữa bài. - 2 HS lên bảng làm. - GV và cả lớp nhận xét: a. và ta có: b. và ta có: c. và ta có: + Bài 2: Quy đồng mẫu số các phân số. HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở. - 3 HS lên bảng làm. - GV và cả lớp nhận xét bài, cho điểm. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài và làm vào vở bài tập. Tập làm văn Trả bài văn miêu tả đồ vật I. Mục tiêu: - Nhận thức đúng về lỗi trong bài văn miêu tả của bạn và của mình. - Biết tham gia sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi theo yêu cầu của thầy cô. - Thấy được cái hay của bài được thầy cô khen. II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu học tập. III. Các hoạt động: 1. Nhận xét chung về kết quả bài làm: - GV viết lên bảng đề bài của tiết Tập làm văn tuần 20. - Nêu nhận xét: a. Những ưu điểm: + Xác định đúng đề bài (tả một đồ vật), kiểu bài (miêu tả). + Về bố cục: Đa số các em đã viết đủ 3 phần. b. Những nhược điểm: + Đại đa số các em diễn đạt lộn xộn, sắp xếp ý chưa hợp lý. + Nhiều bạn viết sai nhiều lỗi chính tả, câu văn chưa sinh động. Dấu chấm phẩy, dấu phẩy đặt không đúng chỗ. Câu quá dài. - Thông báo điểm cụ thể cho HS. - GV trả bài cho từng HS. 2. Hướng dẫn HS chữa bài: a. Hướng dẫn HS sửa lỗi: - GV phát phiếu học tập cho HS làm việc và giao việc. - Đọc lời nhận xét của thầy cô. - Đọc những chỗ thầy cô chỉ lỗi trong bài. - Viết vào phiếu học tập các lỗi trong bài làm theo từng loại và sửa lỗi (lỗi chính tả, từ, câu, diễn đạt, ý). - Đổi bài làm, đổi phiếu cho bạn bên cạnh để soát lỗi. - GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc. b. Hướng dẫn HS chữa lỗi chung: - GV dán lên bảng 1 số tờ giấy viết 1 số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý. HS: 1 số em lên bảng chữa, cả lớp tự sửa vào nháp. - Cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng. - GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu. - Chép vào vở. 3. Hướng dẫn tập đọc những đoạn văn hay, bài văn hay: - GV đọc những đoạn văn, bài văn hay. HS: Trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học của bài văn để rút kinh nghiệm cho mình. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học, biểu dương những HS viết bài tốt. lịch Sử nhà hậu lê và việc tổ chức quản lý đất nước I. Mục tiêu: Câu 2 giảm - HS biết nhà Hậu Lê ra đời trong hoàn cảnh nào. - Nhà Hậu Lê đã tổ chức được 1 bộ máy Nhà nước quy củ và quản lý đất nước tương đối chặt chẽ. - Nhận thức bước đầu về vai trò của pháp luật. II. Đồ dùng dạy - học: Sơ đồ về Nhà nước thời Hậu Lê, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: A. Bài cũ: Gọi HS đọc bài học giờ trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu + ghi đầu bài: 2. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. - GV giới thiệu 1 số nét khái quát về nhà Hậu Lê: Tháng 4 năm 1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi vua, đặt lại tên nước là Đại Việt. Nhà Hậu Lê trải qua 1 số đời vua. Nước Đại Việt ở thời Hậu Lê phát triển rực rỡ nhất ở đời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497). HS: Cả lớp nghe GV giới thiệu. 3. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp. - GV tổ chức thảo luận toàn lớp theo câu hỏi sau: ? Nhìn vào tranh tư liệu về cảnh triều đình vua Lê và nội dung bài học trong SGK, em hãy tìm những sự việc thể hiện vua là người có uy quyền tối cao. HS:. + Tính tập quyền (tập trung quyền hành ở vua) rất cao. + Vua là con trời (Thiên tử) có quyền tối cao, trực tiếp chỉ huy quân đội. 4. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân. - GV giới thiệu vai trò của bộ luật Hồng Đức (như SGK). ? Luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi của ai - Vua, nhà giàu, làng xã, phụ nữ. ? Luật Hồng Đức có điểm nào tiến bộ => Bài học: (ghi bảng). HS: Đọc bài học. 5. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, đọc trước bài để giờ sau học Thứ năm ngày 01 tháng 02 năm 2007.. Luyện từ và câu câu kể: “Ai thế nào?” I. Mục tiêu: - Nhận diện được câu kể “Ai thế nào?”. Xác định được bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu. - Biết viết các đoạn văn có dùng câu kể “Ai thế nào?”. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu khổ to, bút dạ. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: Hai HS lên bảng chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Phần nhận xét: + Bài 1, 2: HS: Đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi SGK. - Tự đọc kỹ đoạn văn dùng bút gạch dưới chân những từ chỉ đặc điểm, tính chất họăc trạng thái của sự vật trong đoạn văn. - GV gọi HS phát biểu ý kiến hoặc chữa bài trên phiếu. Câu 1: xanh um. Câu 2: thưa thớt dần. Câu 3: hiền lành. Câu 6: trẻ và thật khỏe mạnh. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu suy nghĩ, đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được. - GV gọi HS đặt câu: Câu 1: Bên đường cây cối thế nào? Câu 2: Nhà cửa thế nào? Câu 4: Chúng (đám voi) thế nào? Câu 6: Anh thế nào? + Bài 4, 5: HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi. Đặt câu cho các từ ngữ vừa tìm được. 3. Ghi nhớ: HS: 2 -3 HS đọc ghi nhớ. 4. Phần luyện tập: + Bài 1: HS: Cả lớp đọc yêu cầu bài tập sau đó tự làm bài vào vở. - GV gọi HS lên bảng chữa bài. Câu 1: Rồi những người con/ cũng lớn lên CN và lần lượt lên đường. VN Câu 2: Căn nhà/ trống vắng. CN VN Câu 4: Anh Khoa/ hồn nhiên xởi lởi. CN VN Câu 5: Anh Đức/ lầm lì, ít nói. CN VN Câu 6: Còn anh Thịnh/ thì đĩnh đạc, chu CN VN đáo. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu suy nghĩ viết ra nháp các câu văn có dùng câu kể “Ai thế nào?”. - GV nhận xét, cho điểm. - Nối tiếp nhau đọc đoạn văn mình viết. 5. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Toán Quy đồng mẫu số các phân số (tiếp) I. Mục tiêu: - Biết quy đồng mẫu số hai phân số, trong đó mẫu số của một phân số được chọn làm mẫu số chung. - Củng cố về cách quy đồng mẫu số hai phân số. II. Các hoạt động dạy- học: A. Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên chữa bài về nhà. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn HS tìm cách mẫu số hai phân số và - Quy đồng mẫu số hai phân số: và HS: Nêu nhận xét về mối quan hệ giữa 2 mẫu số 6 và 12 để nhận ra 6 x 2 = 12 hay 12 : 6 = 2. Tức là 12 chia hết cho 6. - Chọn 12 là mẫu số chung. HS: Tự quy đồng mẫu số để có: = và giữ nguyên phân số . => Như vậy quy đồng mẫu số 2 phân số và được phân số và => Rút ra cách làm: * Xác định mẫu số chung. * Tìm thương của mẫu số chung và mẫu số của phân số kia. * Lấy thương tìm được nhân với tử số và mẫu số của phân số kia giữ nguyên phân số có mẫu số là mẫu số chung. 3. Thực hành: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài và chữa bài. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài. - GV gọi HS lên bảng chữa bài: a. và 2 Ta có: b. 5 và Ta có: và + Bài 3: Quy đồng mẫu số (theo mẫu). a. ; ; Ta có: = = Vậy quy đồng mẫu số ; ; ta được các phân số: ; ; + Bài 4: HS: Đọc yêu cầu và tự làm. + Bài 5: Tính nhẩm mẫu: HS: Tự làm rồi chữa bài. b. c. - GV chấm bài cho HS. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học và làm bài tập. Khoa học Sự lan truyền âm thanh I. Mục tiêu: - HS nhận biết được tai ta nghe được âm thanh khi rung động từ vật phát ra âm thanh được lan truyền trong môi trường (khí, lỏng, rắn) tới tai. - Nêu vd hoặc làm thí nghiệm chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn. - Nêu ví dụ về âm thanh có thể lan truyền qua chất rắn, chất lỏng. II. Đồ dùng dạy học: Hai ống bơ, vài vụn giấy . III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc ghi nhớ. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về các sự lan truyền âm thanh. ? Tại sao gõ trống tai ta nghe được tiếng trống. HS: Trả lời. - Quan sát hình 1 trang 84 SGK và dự đoán điều gì sẽ xảy ra khi gõ trống? HS: Tiến hành các thí nghiệm, gõ trống quan sát các giấy nảy. - Thảo luận về nguyên nhân làm cho tấm ni lông rung và giải thích âm thanh truyền từ trống đến tai ta như thế nào? - Mặt trống rung động làm cho không khí gần đó rung động. Rung động này được truyền đến không khí liền đó và lan truyền trong không khí. Khi rung động lan truyền tới miệng ống sẽ làm cho tấm ni lông rung động. - Khi rung động lan truyền tới tai ta sẽ làm màng nhĩ rung động. Nhờ đó ta có thể nghe được âm thanh. 3. Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự lan truyền chất rắn. HS: Tiến hành thí nghiệm hình 2 trang 85 SGK. ? Qua thí nghiệm trên các em có nhận xét gì - Âm thanh có thể truyền qua nước qua thành chậu đ qua chất lỏng và chất rắn. ? Tìm thêm dẫn chứng tương tự VD: Gõ thước vào hộp bút trên mặt bàn, áp tai xuống bàn, bịt tai kia lại ta sẽ nghe được âm thanh. - áp tai xuống đất nghe vó ngựa từ xa . 4. Hoạt động 3: Tìm hiểu âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn. - GV có thể đưa ra câu hỏi chung cho cả lớp sau đó cho 1 số HS trình bày. HS: Có thể làm thí nghiệm để thấy âm thanh yếu đi khi đi ra xa trống. 5. Hoạt động 4: Trò chơi nói chuyện qua điện thoại. - GV hướng dẫn cách chơi. HS: Tự chơi trò chơi để nhận ra âm thanh có thể truyền qua sợi dây trong trò chơi. 6. Củng cố , dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Thể dục Nhảy dây kiểu chụm hai chân Trò chơi: lăn bóng bằng tay I. Mục tiêu: - Ôn nhảy dây cá nhân theo kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác. - Trò chơi “Lăn bóng bằng tay” yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức tương đối chủ động. II. Đồ dùng: Chuẩn bị còi, 2- 4 quả bóng, dây nhảy. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Phần mở đầu: - GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Đứng tại chỗ hát, vỗ tay. - Khởi động các khớp. - Đi đều 2- 4 hàng dọc. - Chạy chậm theo địa hình tự nhiên. 2. Phần cơ bản: a. Bài tập RLTTCB: - Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. HS: Khởi động lại các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối. - GV nhắc lại, làm mẫu động tác kết hợp giải thích. - Đứng tại chỗ chụm hai chân bật nhảy không có dây 1 vài lần rồi mới nhảy có dây. b. Trò chơi: Lăn bóng bằng tay - Từng tổ HS chơi 1 lần sau đó GV nhận xét, uốn nắn những em tập chưa đúng. - Tập theo các tổ. 3. Phần kết thúc: - GV hệ thống bài và nhận xét giờ học. - Giao bài tập về nhà, ôn nội dung nhảy dây đã học. - Đi thường theo 1 vòng tròn, thả lỏng chân tay. Thứ sáu ngày 2 tháng 02 năm 2007.. Tập làm văn Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối I. Mục tiêu: - Nắm được cấu tạo 3 phần của một bài văn tả cây cối. - Biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo 1 trong 2 cách đã học. II. Đồ dùng: Tranh ảnh 1 số cây ăn quả. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài: 2. Phần nhận xét: + Bài 1: HS: 1 em đọc nội dung bài tập, cả lớp theo dõi. - Đọc thầm lại bài cũ bãi ngô, xác định các đoạn và nội dung từng đoạn. - GV gọi HS nhận xét, chốt lời giải đúng. - HS phát biểu ý kiến. + Bài 2: GV nêu yêu cầu bài tập. HS: Xác định đoạn và nội dung từng đoạn trong bài. - GV cùng cả lớp nhận xét và chốt lời giải đúng: * Đoạn 1: 3 dòng đầu. - Giới thiệu bao quát về cây Mai. * Đoạn 2: 4 dòng tiếp. - Đi sâu tả cánh hoa, trái cây. * Đoạn 3: Còn lại. - Nêu cảm nghĩ của người miêu tả. + Bài 3: Nêu yêu cầu của bài tập. HS: Trả lời miệng. 3. Phần ghi nhớ: - 3- 4 em đọc nội dung ghi nhớ. 4. Phần luyện tập: + Bài 1: HS: 1 em đọc nội dung bài, cả lớp đọc thầm, xác định trình tự miêu tả trong bài. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng: - Bài văn tả cây gạo già theo từng thời kỳ phát triển của bông gạo từ lúc hoa còn đỏ mọng đến lúc mùa hoa hết, những bông hoa đỏ trở thành những quả gạo, những mảnh vỏ tách ra, lộ những múi bông khiến cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu của bài và lập dàn ý cho bài văn của mình. - Nói tiếp nhau đọc dàn ý của mình. - GV nhận xét, chọn 1 dàn ý tốt nhất dán lên bảng. - Nhận xét, cho điểm. 5. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập làm bài. Toán Luyện
Tài liệu đính kèm: