Giáo án Thủ công Lớp 2+3 - Tuần 33 - Năm học 2016-2017

THỦ CÔNG 3

Tiết 33: LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (Tiết 3)

I. Mục tiêu:

- Biết cách làm quạt giấy tròn.

- Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn.

* HSKT: Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp thẳng, phẳng, đều nhau. Quạt tròn.

- Làm được quạt giây tròn. Các nếp gấp chưa đều nhau, quạt chưa tròn.

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: - Bài mẫu, Tranh quy trình.

 2. Học sinh : + Giấy thủ công, kéo thủ công, hồ dán, bút chì, thước kẻ,.

III. Các hoạt động dạy - học:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Kiểm tra:

- Kiểm tra ĐDHT.

- Nhận xét.

B. Bài mới:

a) Giới thiệu bài: Trực tiếp + ghi bảng

b) Nội dung:

Hoạt động 1: Nhắc lại quy trình:

- GV gọi 1 hoặc 2 hs nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn?

- GV nhận xét và hệ thống lại các bước làm quạt giấy tròn:

+ Bước 1: Cắt giấy;

+ Bước 2: Gấp dán quạt

+ Bước 3: Làm quạt cán quạt và hoàn chỉnh quạt.

Hoạt động 2 : Thực hành:

- HS thực hành làm quạt giấy tròn. GV gợi ý cho HS trang trí quạt bằng cách vẽ các hình hoặc dán các nan giấy bạc nhỏ, hay kẻ các đường mày song song theo chiều dài tờ giấy trước khi gấp quạt.

- GV nhắc HS: Để làm được chiếc quạt tròn đẹp, sau khi gấp xong mỗi nếp gấp phải miết thẳng và kỹ. Gấp xong cần buộc chặt bằng chỉ vào đúng nếp gấp giữa.Khi dán, cần bôi hồ mỏng, đều.

- Trong quá trình thực hành, GV quan sát và giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.

- Tổ chức cho HS trưng bày, nhận xét và tự đánh giá sản phẩm.

- GV đánh giá sản phẩm của HS và tuyên dương những sản phẩm đẹp.

C. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét về sựchuẩn bị, tinh thần học tập, kỹ năng thực hành và sản phẩm của HS:

- Dặn dò HS ôn lại các bài đã học và chuẩn bị giấy thủ công, kéo thủ công thước kẻ, bút chì, bút màu, sợi chỉ, hồ dán để làm ôn tập.

- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài học sau.

- Chuẩn bị đồ dùng.

- Ghi vở.

- 2 HS nêu:

+ Bước 1: Cắt giấy;

+ Bước 2: Gấp dán quạt

+ Bước 3: Làm quạt cán quạt và hoàn chỉnh quạt.

- HS thực hành.

- HS trưng bày sản phẩm.

- Trật tự lắng nghe.

 

doc 8 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 684Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thủ công Lớp 2+3 - Tuần 33 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 2A1 - Tiết 2; Sáng thứ sáu, 29/04/2016
 2A2 - Tiết 1; Sáng thứ ba , 26/04/2016
 2A3 - Tiết 1; Chiều thứ tư, 27/04/2016
THỦ CÔNG 2
Tiết 33: ÔN TẬP THỰC HÀNH 
THI KHÉO TAY LÀM ĐỒ CHƠI THEO Ý THÍCH (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng làm thủ công lớp 2.
- Làm được ít nhất một sản phẩm thủ công đã học.
* HSKT: Làm ít nhất 2 sản phẩm thủ công đã học. Có thể làm được sản phẩm nới có tính sáng tạo.
- Làm được 1 sản phẩm thủ công đã học. Sản phẩm chưa được đẹp.
- Yêu thích sản phẩm, môn học.
II. Chuẩn bị: 
	1. Giáo viên: Bài mẫu. Giấy thủ công 	
	2. Học sinh : Giấy thủ công, giấy bìa,
	3. Phương pháp: Quan sát, làm mẫu, hỏi đáp, thực hành luyện tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra:
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
- Nhận xét.
B. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: Trực tiếp + ghi bảng.
b) Các hoạt động:
1. Hoạt động 1: Ôn tập.
- Từ đầu năm học các con đã được học làm những đồ chơi nào?
- Em có thể nêu lại các bước làm một đồ chơi mà em thích không?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Hoạt động 2: Thực hành: 
- Yêu cầu HS thực hành thi khéo tay làm đồ chơi theo ý thích.
- Tổ chức thi giữa các nhóm. Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm mình.
 - Quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng..
3. Hoạt động 3: Đánh giá sản phẩm:
- Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm của mình.
- Tổ chức cho các nhóm nhận xét chéo các sản phẩm của nhóm làm được:
+ Sản phẩm làm đúng quy trình.
+ Trang trí đẹp.
+ Các nếp gấp đều, đẹp.
+ Đa dạng mầu sắc.
- Nhận xét đánh giá sản phẩm.
C. Củng cố – dặn dò: 
- Chuẩn bị giấy thủ công bài sau tiếp tục làm đồ chơi theo ý thích.
- Nhận xét tiết học.
- Chuâr bị đồ dùng.
- Ghi vở.
- Gấp tên lửa, máy bay phản lực, máy bay đuôi rời, thuyền phẳng đáy có mui, không mui, làm dây xúc xích, làm đồng hồ, làm vòng, làm con bướm.
- HS nêu.
- HS thực hành làm đồ chơi theo ý thích.
- Trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét bình chọn.
- Trật tự lắng nghe.
- Lắng nghe.
....................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................
Ngày giảng: 3A1 - Tiết 3- Sáng thứ sáu, 29/04/2016
 3A2 - Tiết 2- Sáng thứ năm, 28/04/2016
 3A3 - Tiết 1- Chiều thứ sáu, 29/04/2016
 3A4 - Tiết 2- Chiều thứ sáu, 29/04/2016
THỦ CÔNG 3
Tiết 33: LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (Tiết 3)
I. Mục tiêu:
- Biết cách làm quạt giấy tròn.
- Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn.
* HSKT: Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp thẳng, phẳng, đều nhau. Quạt tròn.
- Làm được quạt giây tròn. Các nếp gấp chưa đều nhau, quạt chưa tròn.
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: - Bài mẫu, Tranh quy trình.
	2. Học sinh : + Giấy thủ công, kéo thủ công, hồ dán, bút chì, thước kẻ,....
III. Các hoạt động dạy - học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra: 
- Kiểm tra ĐDHT.
- Nhận xét.
B. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Trực tiếp + ghi bảng
b) Nội dung:
Hoạt động 1: Nhắc lại quy trình:
- GV gọi 1 hoặc 2 hs nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn?
- GV nhận xét và hệ thống lại các bước làm quạt giấy tròn:
+ Bước 1: Cắt giấy;
+ Bước 2: Gấp dán quạt
+ Bước 3: Làm quạt cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
Hoạt động 2 : Thực hành:
- HS thực hành làm quạt giấy tròn. GV gợi ý cho HS trang trí quạt bằng cách vẽ các hình hoặc dán các nan giấy bạc nhỏ, hay kẻ các đường mày song song theo chiều dài tờ giấy trước khi gấp quạt.
- GV nhắc HS: Để làm được chiếc quạt tròn đẹp, sau khi gấp xong mỗi nếp gấp phải miết thẳng và kỹ. Gấp xong cần buộc chặt bằng chỉ vào đúng nếp gấp giữa.Khi dán, cần bôi hồ mỏng, đều.
- Trong quá trình thực hành, GV quan sát và giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
- Tổ chức cho HS trưng bày, nhận xét và tự đánh giá sản phẩm.
- GV đánh giá sản phẩm của HS và tuyên dương những sản phẩm đẹp.
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét về sựchuẩn bị, tinh thần học tập, kỹ năng thực hành và sản phẩm của HS:
- Dặn dò HS ôn lại các bài đã học và chuẩn bị giấy thủ công, kéo thủ công thước kẻ, bút chì, bút màu, sợi chỉ, hồ dán để làm ôn tập.
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài học sau.
- Chuẩn bị đồ dùng.
- Ghi vở.
- 2 HS nêu:
+ Bước 1: Cắt giấy;
+ Bước 2: Gấp dán quạt
+ Bước 3: Làm quạt cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
- HS thực hành.
- HS trưng bày sản phẩm.
- Trật tự lắng nghe.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng: 1A1 - Tiết 1- Sáng thứ sáu, 29/4/2016
 1A2 - Tiết 4- Sáng thứ ba, 26/4/2016
 1A3 - Tiết 2- Chiều thứ tư, 27/4/2016
 1A4 - Tiết 2- Sáng thứ hai, 25/4/2016 
THỦ CÔNG 1
Tiết 33 CẮT, DÁN VÀ TRANG TRÍ NGÔI NHÀ (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Biết vận dụng các kiến thức đã học để cắt, dán trang trí ngôi nhà.
- Cắt, dán trang trí được ngôi nhà yêu thích. Có thể dùng bút màu để vẽ trang trí ngôi nhà. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng.
* HSKT: Cắt, dán trang trí được ngôi nhà. Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng. Ngôi nhà cân đối, trang trí đẹp.
- Yêu thích sản phẩm, môn học.
- Cắt, dán được ngôi nhà đơn giản. Đường cắt chưa thẳng, hình dán chưa phẳng.
II. Chuẩn bị:
	1.Giáo viên: Bài mẫu, tranh quy trình, giấy thủ công, keo dán.
	2.Học sinh: Giấy trắng, bút chì, thước kẻ, giấy thủ công, keo dán.
III. Các hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra: 
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
- Gv nhận xét.
B. Bài mới: 
a) Giới thiệu: Nêu mục tiêu bài học, ghi bảng lớp.
b) Các hoạt động:
1. Hoạt động 1: Học sinh thực hành.
 MT : Học sinh nêu được quy trình cắt, dán hình ngôi nhà và phát huy sáng tạo cắt thêm 1 số mẫu để trang trí : Kẻ, cắt hàng rào, hoa lá, mặt trời...
- Cho HS nêu lại quy trình cắt, dán hình ngôi nhà.
- Giáo viên gợi ý cho học sinh tự vẽ và cắt những bông hoa có lá có cành,mặt trời,mây,chim... bằng nhiều màu giấy để trang trí thêm cho đẹp.
2. Hoạt động 2 : Trình bày sản phẩm.
 MT: HS dán ngôi nhà vào vở cân đối,đẹp và trang trí.
 - Giáo viên nêu trình tự dán, trang trí :
+ Dán thân nhà trước, dán mái nhà sau. Tiếp theo dán cửa ra vào đến cửa sổ.
+ Dán hàng rào hai bên nhà.trước nhà dán cây,hoa,lá nhiều màu.
+ Trên cao dán ông mặt trời, mây, chim,v.v...
+ Xa xa dán những hình tam giác nhỏ liên tiếp làm dãy núi cho bức tranh thêm sinh động.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm.
- Giáo viên chọn 1 vài sản phẩm đẹp để tuyên dương.
C. Củng cố – Dặn dò :
- Nhận xét thái độ học tập của học sinh về sự chuẩn bị cho bài học, về kỹ năng cắt, dán hình của học sinh.
- Chuẩn bị đồ dùng.
- Đọc nối tiếp đầu bài.
- HS thực hành.
- HS nêu lại quy trình cắt, dán hình ngôi nhà.
- Học sinh tự vẽ lên mặt trái của tờ giấy màu những đường thẳng cách đều và cắt thành những nan giấy để làm hàng rào.
- Học sinh thực hành.
- Học sinh tự do trang trí cho bức tranh về ngôi nhà thêm sinh động.
 - Học sinh dán lưu vào vở thủ công.
- HS trưng bày sản phẩm.
- Lắng nghe.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng: 1A1 - Tiết 3 - Sáng thứ tư, 27/4/2016
ĐẠO ĐỨC 1
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
Tiết 33 CHĂM SÓC VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH THÂN THỂ
I. Mục tiêu:
	- HS biết giữ gìn vệ sinh cá nhân .
	- HS biết tự giác tập thể dục.
II. Chuẩn bị đồ dùng:
	- Tranh của các tình huống cần xử lý.
III. Các hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Ổn định tổ chức:
 Cả lớp hát bài " Rửa mặt như mèo" .
B. Bài mới:
- Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
1. Hoạt động 1 : Quan sát tranh .
- GV dán các bức tranh lên bảng . Yêu cầu cả lớp quan sát và nêu .
- Bạn nào có đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ?
=> Vậy muốn các bạn đó trở thành gọn gàng, sạch sẽ thì chúng ta phải làm gì ?
. Áo bẩn 
. Áo rách 
. Cúc áo bị lệch 
. Tóc rối 
. Quần ống cao, ống thấp
. Dây giày chưa buộc 
2. Hoạt động 2 : Đóng vai .
- Cho HS thảo luận, rồi đóng vai theo các tình huống sau :
+ Đã đến giờ ăn cơm, Tuấn bảo 2 em đang chơi bắn bi ở ngoài sân vào ăn cơm .
+ Đã đến giờ đi học, hai anh em chuẩn bị đi học .
- Gv tổ chức cho các nhóm đóng vai.
- Gv nhận xét.
C. Củng cố - dặn dò :
- Cả lớp tập lại bài thể dục .
- Dặn HS tập thể dục thường xuyên.
- Nhận xét tiết học.
- Cả lớp quan sát .
- Cá nhân nêu trước lớp .
- Cá nhân .
- Giặt sạch.
- Mẹ vá lại.
- Cài cho ngay ngắn.
- Chải lại gọn gàng.
- Sửa lại ngay ngắn.
- Thắt lại dây giầy.
- Đóng vai theo nhóm vai .
- HS đóng vai theo nhóm.
- Lắng nghe.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng: 2A1 - Tiết 4 - Sáng thứ tư, 27/4/2016
ĐẠO ĐỨC 2
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
Tiết 33 GIÚP ĐỠ BẠN NGHÈO
A. Mục tiêu.
Vì sao cần giúp đỡ bạn nghèo.
Cần làm gì để giúp đỡ bạn nghèo.
Những bạn nghèo có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ.
HS có những việc làm thiết thực giúp đỡ bạn nghèo tuỳ theo khả năng của bản thân.
 HS có thái độ thông cảm, không phân biệt đối xử với bạn nghèo.
B. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định tổ chức:
B. Bài mới:
- Giới thiệu bài.
* HĐ1: Quan sát tranh.
MT: Giúp HS nhận biết được một số hành vi cụ thể về giúp đỡ bạn nghèo.
- GV treo tranh và cho cả lớp quan sát nhận xét về việc làm của các bạn trong tranh.
- Nội dung tranh: Các bạn góp tập vở, quần áo, cặp sách.....
- GV hỏi: 
Tranh vẽ gì?
Các bạn làm việc đó để làm gì?
Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì? Vì sao?
- GV cho từng cặp HS thảo luận.
- Cho đại diện các nhóm trình bày bổ sung ý kiến.
- GV kết luận: Chúng ta cần giúp đỡ các bạn nghèo để thể hiện tình cảm bạn bè cần phải quan tâm giúp đỡ lẫn nhau khi bạn gặp khó khăn.
*HĐ2: Thảo luận cặp đôi.
MT: Giúp HS hiểu được sự cần thiết và một số việc làm để giúp đỡ người khuyết tật.
- GV yêu cầu các cặp thảo luận nêu những việc làm có thể để giúp đỡ bãn nghèo.
- Gọi một vài HS trình bày kết quả trước lớp.
- Cho cả lớp bổ sung tranh luận.
- GV kết luận: Tuỳ theo khả năng và điều kiện thực tế, các em có thể giúp đỡ bạn nghèo bằng những các khác nhau có thể tặng cho bạn quần áo cũ, tặng bạn tập vở, sách, cặp.....hoặc góp tiền giúp bạn nghèo.
*HĐ3: Làm phiếu bài tập:
- Cho HS làm phiếu bài tập.
* Nội dung phiếu:
Điền dấu x vào trước ý kiến đúng:
a) Giúp đỡ bạn nghèo là việc làm mà tất cả HS đều nên làm.
b) Chỉ cần giúp đỡ bạn nghèo trong lớp mình.
c) Phân biết đố xử với bạn nghèo là vi phạm quyền trẻ em.
d) Giúp đỡ bạn nghèo là làm bớt đi những khó khăn cho bạn.
- Nhận xét một số bài.
- Cho HS bày tỏ ý kiến.
* HĐ4: Liên hệ thực tế.
- Ở trường từ đầu năm em đã tham gia những hoạt động nào để giúp đỡ bạn nghèo?
- GV nhận xét.
- Ghi bài.
- Quan sát tranh.
- HS thảo luận theo cặp.
- Một vài HS trình bày ý kiến.
- HS kể cho nhau nghe những việc làm có thể giúp đỡ bạn nghèo.
- 4, 5 HS trình bày ý kiến.
- HS khác bổ sung ý kiến.
- Lắng nghe.
- Cả lớp làm bài.
- Lắng nghe.
- HS chia sẻ.
- HS kể các hoạt động.
VD: Góp tiền ủng hộ các bạn nghèo trong thành phố.
- Hoạt động “Một ngày vì bạn nghèo” ủng hộ tiền, để giúp đỡ các bạn nghèo trong trường.
- Hoạt động: “Làm kế hoạch nhỏ” thu gom vỏ lon bia ủng hộ bạn nghèo.
- Hoạt động: “Thăm và tặng quà cho các bạn Trường Tiểu học xã Trung Đồng”
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Tuyên dương những bạn ngoan, tích cực phát biểu.
- Lắng nghe.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.

Tài liệu đính kèm:

  • docT33.doc