Giáo án Thủ công Lớp 2+3 - Tuần 32 - Năm học 2016-2017

THỦ CÔNG 3

 Tiết 32: LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (Tiết 2)

I. Mục tiêu:

- Biết cách làm quạt giấy tròn.

- Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn.

* HSKT: Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp thẳng, phẳng, đều nhau. Quạt tròn.

- Làm được quạt giây tròn. Các nếp gấp chưa đều nhau, quạt chưa tròn.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Bài mẫu, tranh quy trình, giấy thủ công, kéo, keo dán.

2. Học sinh: Giấy thủ công, kéo thủ công, hồ dán, bút chì, thước kẻ,.

III. Các hoạt động dạy – học:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Kiểm tra:

- Kiểm tra đồ dùng học tập.

- Nhận xét sự chuẩn bị của HS.

B. Bài mới:

a) Giới thiệu bài: Trực tiếp + Ghi bảng.

b) Nội dung:

1. Hoạt động 1: Học sinh thực hành làm quạt giấy tròn và trang trí:

- GV gọi 1 hoặc 2 HS nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn.

- GV nhận xét và hệ thống lại các bước làm quạt giấy tròn.

+ Bước 1: Cắt giấy.

+ Bước 2: Gấp dán quạt.

+ Bước 3: Làm quạt cán quạt và hoàn chỉnh quạt.

- HS thực hành làm quạt giấy tròn. GV gợi ý cho HS trang trí quạt bằng cách vẽ các hình hoặc dán các nan giấy bạc nhỏ, hay kẻ các đường mày song song theo chiều dài tờ giấy trước khi gấp quạt.

- GV nhắc HS: Để làm được chiếc quạt tròn đẹp, sau khi gấp xong mỗi nếp gấp phải miết thẳng và kỹ. Gấp xong cần buộc chặt bằng chỉ vào đúng nếp gấp giữa.Khi dán, cần bôi hồ mỏng, đều.

- Trong quá trình thực hành, gv quan sát và giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.

2. Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm:

- Tổ chức cho HS trưng bày, nhận xét và tự đánh giá sản phẩm.

+ Quạt làm đẹp, đúng quy trình.

+ Các nếp gấp đều nha.

+ Trang trí quạt đẹp.

- GV đánh giá sản phẩm của HS và tuyên dương những sản phẩm đẹp.

C. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập, kỹ năng thực hành và sản phẩm của HS.

- Dặn dò HS ôn lại các bài đã học và chuẩn bị giấy thủ công, kéo thủ công thước kẻ, bút chì, bút màu, sợi chỉ, hồ dán để học tiết sau.

- Chuẩn bị đồ dùng.

- Ghi vở.

- 2 HS nêu:

+ Bước 1: Cắt giấy.

+ Bước 2: Gấp dán quạt

+ Bước 3: Làm quạt cán quạt và hoàn chỉnh quạt.

- HS thực hành.

- HS trưng bày sản phẩm.

- Trật tự lắng nghe.

- Lắng nghe.

 

doc 8 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 904Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thủ công Lớp 2+3 - Tuần 32 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 2A1 - Tiết 2; Sáng thứ sáu, 22/04/2016
 2A2 - Tiết 1; Sáng thứ ba, 19/04/2016
 2A3 - Tiết 1; Chiều thứ tư, 20/04/2016
THỦ CÔNG 2
Tiết 32: LÀM CON BƯỚM (TiÕt 2) 
I. Mục tiêu: 
- Biết cách làm con bướm bằng giấy
- Làm được con bướm bằng giấy. Con bướm tương đối cân đối. Các nếp gấp tương đối đều, phẳng.
* HSKT: Làm được con bướm bằng giấy. Các nếp gấp đều, phẳng. Có thể làm được con bướm với kích thước khác.
- Yêu thích sản phẩm, môn học.
- Bước đầu biết làm con bướm bằng giấy thủ công, các nếp gấp chưa thẳng, chưa phẳng.
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Bài mẫu. Tranh quy trình, giấy thủ công 	
2. Học sinh : Giấy thủ công, giấy bìa,
3. Phương pháp: Quan sát, làm mẫu, hỏi đáp, thực hành luyện tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra: Đồ dùng học tập.
B. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: Trực tiếp + ghi bảng.
b) Các hoạt động:
1. Hoạt động 1: Thực hành làm con bướm
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình.
- Yêu cầu 1 HS thực hành làm con bướm trước lớp.
- Nhận xét
- Treo quy trình – nhắc lại.
- YC thực hành làm con bướm.
- Cho h/s thực hành theo nhóm.
- Quan sát HS giúp những em còn lúng túng.
2. Hoạt động 2: Trưng bày - Đánh giá sản phẩm.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Đánh giá sản phẩm:
+ Con bướm cân đối.
+ Nếp gấp phẳng, đều.
- GV nhận xét, bình chọn những sản phẩm đẹp.
C. Củng cố - dặn dò: 
- Nêu lại quy trình làm con bướm?
- Về nhà làm con bướm thật đẹp.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị đồ dùng.
- Ghi vở.
- Thực hiện qua 3 bước:
 Bước1 Cắt giấy.
 Bước 2 Gấp cánh bướm.
 Bước 3 Buộc thân bướm.
 Bước 4 Làm râu bướm.
- HS thực hành.
- Lắng nghe.
- 2 HS nhắc lại.
- Các nhóm thực hành làm con bướm.
- HS trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét – bình chọn.
- 1HS nêu
- Lắng nghe.
....................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................
Ngày giảng: 3A1 - Tiết 3- Sáng thứ sáu, 22/04/2016
 3A2 - Tiết 2- Sáng thứ năm, 21/04/2016
 3A3 - Tiết 1- Chiều thứ sáu, 22/04/2016
 3A4 - Tiết 2- Chiều thứ sáu, 22/04/2016
THỦ CÔNG 3
 Tiết 32: LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (Tiết 2) 
I. Mục tiêu:
- Biết cách làm quạt giấy tròn.
- Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn.
* HSKT: Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp thẳng, phẳng, đều nhau. Quạt tròn.
- Làm được quạt giây tròn. Các nếp gấp chưa đều nhau, quạt chưa tròn.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bài mẫu, tranh quy trình, giấy thủ công, kéo, keo dán.
2. Học sinh: Giấy thủ công, kéo thủ công, hồ dán, bút chì, thước kẻ,....
III. Các hoạt động dạy – học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra: 
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS.
B. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Trực tiếp + Ghi bảng.
b) Nội dung:
1. Hoạt động 1: Học sinh thực hành làm quạt giấy tròn và trang trí:
- GV gọi 1 hoặc 2 HS nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn.
- GV nhận xét và hệ thống lại các bước làm quạt giấy tròn.
+ Bước 1: Cắt giấy.
+ Bước 2: Gấp dán quạt.
+ Bước 3: Làm quạt cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
- HS thực hành làm quạt giấy tròn. GV gợi ý cho HS trang trí quạt bằng cách vẽ các hình hoặc dán các nan giấy bạc nhỏ, hay kẻ các đường mày song song theo chiều dài tờ giấy trước khi gấp quạt.
- GV nhắc HS: Để làm được chiếc quạt tròn đẹp, sau khi gấp xong mỗi nếp gấp phải miết thẳng và kỹ. Gấp xong cần buộc chặt bằng chỉ vào đúng nếp gấp giữa.Khi dán, cần bôi hồ mỏng, đều.
- Trong quá trình thực hành, gv quan sát và giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
2. Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm:
- Tổ chức cho HS trưng bày, nhận xét và tự đánh giá sản phẩm.
+ Quạt làm đẹp, đúng quy trình.
+ Các nếp gấp đều nha.
+ Trang trí quạt đẹp.
- GV đánh giá sản phẩm của HS và tuyên dương những sản phẩm đẹp.
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập, kỹ năng thực hành và sản phẩm của HS.
- Dặn dò HS ôn lại các bài đã học và chuẩn bị giấy thủ công, kéo thủ công thước kẻ, bút chì, bút màu, sợi chỉ, hồ dán để học tiết sau.
- Chuẩn bị đồ dùng.
- Ghi vở.
- 2 HS nêu: 
+ Bước 1: Cắt giấy.
+ Bước 2: Gấp dán quạt
+ Bước 3: Làm quạt cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
- HS thực hành.
- HS trưng bày sản phẩm.
- Trật tự lắng nghe.
- Lắng nghe.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng: 1A1 - Tiết 1- Sáng thứ sáu, 22/4/2016
 1A2 - Tiết 4- Sáng thứ ba, 19/4/2016
 1A3 - Tiết 2- Chiều thứ tư, 20/4/2016
 1A4 - Tiết 2- Sáng thứ hai, 18/4/2016 
THỦ CÔNG 1
Tiết 32 CẮT, DÁN VÀ TRANG TRÍ NGÔI NHÀ (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Biết vận dụng các kiến thức đã học để cắt, dán trang trí ngôi nhà.
- Cắt, dán trang trí được ngôi nhà yêu thích. Có thể dùng bút màu để vẽ trang trí ngôi nhà. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng.
* HSKT: Cắt, dán trang trí được ngôi nhà. Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng. Ngôi nhà cân đối, trang trí đẹp.
- Yêu thích sản phẩm, môn học.
- Cắt, dán được ngôi nhà đơn giản. Đường cắt chưa thẳng, hình dán chưa phẳng.
II. Chuẩn bị:
	1.Giáo viên: Bài mẫu, tranh quy trình, giấy thủ công, keo dán.
	2.Học sinh: Giấy trắng, bút chì, thước kẻ, giấy thủ công, keo dán.
III. Các hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra: 
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
- Gv nhận xét.
B. Bài mới: 
a) Giới thiệu: Nêu mục tiêu bài học, ghi bảng lớp.
b) Các hoạt động:
1. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét:
- GV định hướng sự chú ý của HS vào các bộ phận của ngôi nhà và nêu các câu hỏi: 
+ Thân nhà, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ là hình gì? 
+ Cách vẽ, cắt các hình đó ra sao?
2. Hoạt động 2: Thực hành:
a) GV hướng dẫn kẻ, cắt ngôi nhà:
- Nội dung bài này chủ yếu là vận dụng kĩ năng của các bài trước, vì vậy khi GV hướng dẫn, HS thực hành kẻ, cắt ngay.
* Kẻ cắt thân nhà:
- Trong những bài trước HS đã học vẽ, cắt các hình, GV chỉ cần gợi ý để HS tự vẽ lên mặt trái của tờ giấy màu một hình chữ nhật có cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 5 ô (H1). Cắt rời hình chữ nhật đó khỏi tờ giấy màu (H2).
* Cắt, kẻ mái nhà:
- GV gợi ý để HS vẽ lên mặt trái của tờ giấy 1 hình chữ nhật có cạnh dài 10 ô và cạnh ngắn 3 ô và kẻ 2 đường xiên 2 bên như hình 3. Sau đó được hình mái nhà.
* Kẻ, cắt cửa ra vào, cửa sổ:
- GV hướng dẫn HS kẻ lên mặt trái của tờ giấy màu xanh, hoặc tím, hoặc nâu v.v 
1 hình chữ nhật có cạnh dài 4 ô, cạnh ngắn 2 ô làm cửa ra vào và kẻ 1 hình vuông có cạnh 2 ô để làm cửa sổ (H5). 
- Cắt cửa ra vào, cửa sổ rời khỏi tờ giấy màu (H6).
3. Hoạt động 3: HS thực hành.
- GV tổ chức cho HS thực hành theo quy trình.
- GV bao quát, giúp đỡ HS trong khi thực hành.
- GV nhận xét một số sản phẩm của HS.
C. Củng cố – dặn dò:
 - Nêu lại các bước cắt, dán và trang trí ngôi nhà.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị đồ dùng.
- Ghi vở.
- HS quan sát bài mẫu ngôi nhà được cắt, dán phối hợp từ những bài đã học bằng giấy màu.
- HS quan sát GV hướng dẫn và thực hành
- Vẽ và cắt hình chữ nhật có cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 5 ô
- Vẽ và cắt mái nhà 
(đỏ)
- Vẽ và cắt cửa ra vào và cửa sổ
(xanh hay tím) 
- HS tự vẽ lên mặt trái của tờ giấy màu những đường thẳng cách đều và cắt thành những nan giấy để làm hàng rào 
- Tự cắt thêm hoặc xé: những bông hoa có lá, có cành, Mặt Trời, mây, chim...
- HS thực hành.
- Lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng: 1A1 - Tiết 3 - Sáng thứ tư, 20/4/2016
ĐẠO ĐỨC 1
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
Tiết 32 BIẾT CƯ XỬ LỊCH SỰ - BIẾT ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH
I. Mục tiêu:
	- Hệ thống lại các kiến thức đạo đức đã học trong các bài 13.14.15
	- Nhận biết phân biệt được những hành vi đúng , hành vi sai . Biết cách xử lý các tình huống theo hướng tốt nhất .
	- Vận dụng tốt vào thực tế đời sống .
II. Chuẩn bị đồ dùng:
	- Tranh những hành vi đạo đức đúng sai ( Bài tập của bài 13.14.15 )
	- Tranh của các tình huống cần xử lý 
	- Hệ thống câu hỏi ôn tập .
III. Các hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn Định lớp: 
- Em đã ôn những bài nào trong HK II ? 
- Để tỏ lòng kính trọng thầy cô giáo em cần phải làm gì ?
- Phải cư xử với bạn như thế nào khi cùng học cùng chơi ?
- Đi bộ trên đường như thế nào là đúng quy định ?
- Nhận xét bài cũ.
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
Mt :Học sinh nắm được tên bài học , nội dung cần học ôn .
- Giáo viên giới thiệu 3 bài cần ôn: Cảm ơn và xin lỗi , Chào hỏi và tạm biệt , Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng .
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng .
2. Hoạt động 2: Hệ thống lại kiến thức: 
Mt :Giúp Học sinh hệ thống lại các kiến thức đạo đức đã học ở 3 bài 13.14.15 
- Giáo viên đặt câu hỏi :
+ Khi nào em nói lời cảm ơn ?
+ Khi nào cần nói lời xin lỗi ?
+ Xin lỗi và cảm ơn đúng lúc, đúng tình huống thể hiện người Học sinh đó thế nào?
+ Em cần chào hỏi như thế nào ?
+ Khi nào em nói lời tạm biệt ?
+ Biết chào hỏi và tạm biệt thể hiện điều gì ?
+ Tại sao em phải bảo vệ giữ gìn cây xanh?
+ Em phải làm gì để bảo vệ cây xanh ?
- GV nhận xét, bổ sung.
3. Hoạt động 3: Phân biệt đúng sai 
Mt : Học sinh biết phân biệt hành vi đúng và hành vi sai qua các tình huống trong tranh.
- GV sử dụng một số tranh trong các bài tập trước để cho học sinh tham gia chơi xếp tranh theo nhóm đúng sai .
- GV theo dõi các nhóm làm việc , nhận xét tuyên dương đội xếp đúng xếp nhanh .
4. Hoạt đông 4 : Đóng vai 
Mt: Thực hành xử lý tình huống . 
- GV đưa ra 4 tình huống phân cho 4 tổ thảo luận , đóng vai .
1/ Bạn bố đến nhà tặng em 1 món quà 
2/ Em vô ý làm cho bạn ngã .
3/ Thấy bạn hái hoa nơi công viên 
4/ Em gặp bạn trong bệnh viện .
- Giáo viên kết luận đưa ra hướng giải quyết đúng nhất .
- Tuyên dương nhóm xử lý tình huống tốt nhất .
 C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học , tuyên dương HS hoạt động tốt .
- Dặn Học sinh ôn tập tiếp tục đến ngày kiểm tra HK 
- HS suy nghĩ trả lời.
- Lắng nghe.
- HS lập lại nội dung 3 bài cần ôn .
Học sinh suy nghĩ trả lời 
Khi được người khác quan tâm giúp đỡ .
Khi em làm phiền lòng người khác . 
Thể hiện người Hs đó có văn hóa , văn minh , lịch sự .
Thể hiện người Hs đó có văn hóa , văn minh , lịch sự .
Bảo vệ giữ gìn cây xanh để giữ môi trường trong sạch và cho ta bóng mát .
Em phải chăm sóc không bẻ cành hái hoa .
Thi đua 2 nhóm lên xếp tranh 
Lớp nhận xét bổ sung .
Hs thảo luận phân vai 
Cử đại diện nhóm lên trình bày 
Cả lớp nhận xét bổ sung .
- Cả lớp tuyên dương.
- Lắng nghe.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng: 2A1 - Tiết 4 - Sáng thứ tư, 20/4/2016
ĐẠO ĐỨC 2
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
Tiết 32 GIỮ GÌN VỆ SINH BÃI BIỂN
I. Mục tiêu:
Vì sao cần giữ vệ sinh nơi bãi biển.
Cần làm gì và cần tránh những việc gì để giữ vệ sinh bãi biển.
HS biết giữ vệ sinh bãi biển.
HS có thái độ tôn trọng những quy định về trật tự, vệ sinh nơi bãi biển.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh.
Một số sản vật ở biển.
III. Các hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Ổn định lớp.
B. Bài mới:
- GTB, nêu mục tiêu bài học.
1. Hoạt động 1: Cho HS quan sát một số sản vật từ biển.
MT: HS biết ích lợi của biển 
- GV giơ tranh ảnh hoặc mẫu vật các loài hải sản từ biển để HS nêu tên gọi và nêu ích lợi của chúng đối với con người.
VD: Cá, tôm, cua nguồn thực phẩm cung cấp chất đạm cần thiết cho con người.
- Muối ăn không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày.
- Những sản vật đó được lấy từ đâu?
2. Hoạt động 2: Cho HS thảo luận nhóm.
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Phát cho mỗi nhóm 1 hoặc 2 bức tranh về môi trường biển bị ô nhiễm.
- Cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Cho HS nhận xét.
- GV kết luận: Cần phải bảo vệ môi trường biển để bảo vệ tài nguyên của biển, giữ sạch bãi tắm để thu hút khách du lịch.
3. Hoạt động 3: Cho HS chơi đóng vai.
- GV đưa ra tình huống: Em cùng bố mẹ đi tắm biển, gia đình em mang theo đồ ăn và ăn tại trên bãi biển.
- GV gợi ý cho HS những tình huống để HS có thể phân vai, xây dựng cuộc hội thoại.
- Tuyên dương nhóm diễn xuất hay.
-HS quan sát tranh theo gợi ý của GV và trả lời.
- HS quan sát.
- Được lấy từ biển.
- Mỗi nhóm là một tổ.
- Các nhóm nhận tranh thảo luận theo nội dung câu hỏi:
- Do đâu mà môi trường biển bị ô nhiễm?
- Môi trường biển bị ô nhiễm sẽ có tác hại gì?
- Làm thế nào để giữ sạch môi trường biển?
- HS thảo luận, phân vai và thể hiện vai sắm.
- HS phân tích hành vi đúng hoặc sai của các vai trong từng nhóm.
- Cả lớp tuyên dương.
C. Củng cố - dặn dò:
- Cho HS nhắc lại tên bài
- Dặn HS nhớ làm theo.
- Nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại
- Lắng nghe.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT32.doc