Giáo án Tập làm văn lớp 3

I. MỤC TIÊU

· Nói được những hiểu biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

· Điền đúng nội dung cần thiết vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

· Bảng phụ ghi sẵn mẫu đơn như bài tập 2 (hoặc mẫu đơn in sẵn đến từng HS).

· Đồ dùng phục vụ trò chơi Hái hoa dân chủ.

· Có thể mời Tổng phụ trách Đội của trường hoặc đội viên phụ trách Sao Nhi đồng của lớp tham gia vào bài tập 1.

· HS lớp tìm hiểu về Đội theo các câu hỏi cho trước của GV. Ngoài các câu hỏi như bài tập 1, GV có thể hỏi thêm:

- Hãy nêu những lần đổi tên của Đội.

- Hãy tả lại huy hiệu của Đội.

- Hãy tả lại khăn quàng của đội viên.

- Bài hát của Đội do ai sáng tác?

- Kể tên một số phong trào của Đội

 

doc 51 trang Người đăng honganh Lượt xem 5559Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập làm văn lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùu đã lên lớp 3, em Ngọc cũng bắt đầu vào mẫu giáo rồi ông ạ.. Bố giao cho cháu phải dạy em Ngọc tập tô chữ nhưng em nghịch và hay kêu mỏi tay lắm. Giá mà có ông ở đây, ông sẽ dạy em giống như ngày xưa ông dạy cháu, ông nhỉ
- 2 HS trả lời. VD: Cháu kính chúc ông khoẻ mạnh, sống lâu.
- 2 HS trả lời. VD: Cháu sẽ cố gắng học giỏi, vâng lời bố mẹ để ông luôn vui lòng.
- Viết thư.
- 2 HS đọc.
- Ghi họ, tên, địa chỉ của người gửi.
- Ghi họ, tên và địa chỉ của người nhận thư.
- Phải ghi đầy đủ họ tên, số nhà, đường phố, phường, quận, thành phố (tỉnh) hoặc xóm (đội), thôn (làng, ấp), xã, huyện, tỉnh.
- Dán tem ở góc bên phải, phía trên.
Tuần 10
Bài 10: TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU
Nghe và kể lại được câu chuyện Tôi có đọc đâu.
Theo dõi và nhận xét được lời kể của bạn.
Nói về quê hương (nói đơn giản, theo gợi ý).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Viết sẵn các câu hỏi gợi ý của cả 2 bài tập lên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Trả bài và nhận xét về bài văn Viết thư cho người thân. Đọc 1 đến 2 lá thư viết tốt trước lớp.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu của bài học và ghi tên bài lên bảng.
2.2. Kể chuyện
- GV kể câu chuyện 2 lần, sau đó lần lượt yêu cầu HS trả lời các câu hỏi gợi ý của SGK:
+ Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì?
+ Người viết thư viết thêm vào thư điều gì?
+ Người bên cạnh kêu lên thế nào?
+ Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào?
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe, sau đó gọi một số HS trình bày trước lớp.
 - Nhận xét và cho điểm HS.
Nội dung truyện
- Theo dõi lời nhận xét của GV, đối chiếu với bài làm được GV chấm để chữa lỗi.
- Theo dõi GV kể chuyện, sau đó trả lời câu hỏi:
+ Người viết thư thấy người bên cạnh ghé mắt đọc trộm thư của mình.
+ Người viết thư viết thêm: “Xin lỗi. Mình không viết tiếp được nữa, vì hiện có người đang đọc trộm thư.”
+ Người bên cạnh kêu lên: “Không đúng! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu!”
+ Câu chuyện đáng cười là người bên cạnh đọc trộm thư, bị người viết thư phát hiện liền nói điều đó cho bạn của mình. Người đọc trộm vội thanh minh là mình không đọc lại càng chứng tỏ anh ta đọc trộm vì chỉ có đọc trộm anh ta mới biết được người viết thư đang viết gì về anh ta.
- Nghe và nhận xét bài kể chuyện của bạn.
Tôi có đọc đâu!
 Một người ngồi viết thư cho bạn ngay trong bưu điện. Bỗng anh ta thấy người ngồi cạnh ghé mắt đọc trộm thư của mình. Bực mình, anh ta bèn viết thêm vào bức thư: “Xin lỗi. Mình không viết tiếp được nữa, vì hiện có người đang đọc trộm thư.” Người ngồi bên cạnh bèn kêu lên:
 - Không đúng! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu!
2.3. Nói về quê hương em
- GV Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV gọi 1 đến 2 HS dựa vào gợi ý để nói trước lớp, nhắc HS nói phải thành câu.
- Nhận xét và cho điểm HS kể tốt, động viên những HS chưa kể tốt cố gắng hơn.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà nhớ kể câu chuyện cho người thân nghe, tập kể về quê hương mình, chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc yêu cầu, 2 HS đọc gợi ý.
- Một số HS kể về quê hương trước lớp. Các HS khác nghe, nhận xét phần kể của bạn.
 Ví dụ về đoạn văn: Kể về quê hương
 Ví dụ 1:
 Em thích nhất là mỗi lần hè đến lại được về thăm quê. Quê em là một làng chài ven biển. Vào mỗi buổi bình minh, mặt trời hồng từ từ nhô lên trên mặt biển xanh mênh mông. Từng đoàn thuyền nặng cá dong buồm trở về sau một đêm lao động giữa biển khơi. Các bạn nhỏ quê em nhanh nhẹn và vui tính lắm, mỗi lần về chơi, các bạn lại bắt cho em bao nhiêu là còng còng, sao biển. Em rất yêu quê, vì đó là nơi đã ghi dấu những kỉ niệm ngọt ngào của tuổi thơ em.
 Ví dụ 2:
 Em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Đó là một thành phố đẹp nằm bên bờ sông Hồng. Hà nội có rất nhiều thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hồ Tây, Lăng Bác Hồ, đền Quan Thánh, chùa Trấn Quốc, Nếu đến Hà Nội, các bạn không chỉ được xem nhiều phong cảnh đẹp mà còn được thưởng thức nhiều món ăn ngon như cốm làng Vòng, ô mai Hàng Đường, kem Tràng Tiền, Hiện nay, cả Hà Nội trong đó có cả thiếu nhi chúng em đang náo nức thi đua chào mừng kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Chúng em làm theo lời cô giáo dạy, cố gắng học tốt để trở thành chủ nhân tương lai của Thăng Long ngàn năm văn hiến.
 Ví dụ 3:
 Quê em là một làng nhỏ ở tỉnh Hà Nam. Từ nhỏ em đã gắn bó với cây đa, giếng nước, với cánh đồng thẳng cánh cò bay, với những chiều thả diều trên con đê đầu làng. Ở làng em vui lắm, nhưng vui nhất là những ngày mùa. Trong những ngày ấy, từ sáng sớm tinh mơ đã thấy đường làng rộn rã tiếng cười, tiếng nói rủ nhau ra đồng để đón những hạt lúa vàng về làng. Em mong lớn lên sẽ được giống như bố em, trở thành một kĩ sư nông nghiệp giúp bà con nông dân quê em gặt những mùa bội thu.
Tuần 11
Bài 11: TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU
Dựa vào ảnh hoặc tranh về một cảnh đẹp đất nước, nói được những điều đã biết về cảnh đẹp đó.
Viết những điều đã nói thành một đoạn văn ngắn. Chú ý viết thành câu, dùng từ đúng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Chuẩn bị tranh ảnh về một số cảnh đẹp đất nước hoặc các cảnh đẹp của địa phương, gần gũi với HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng, 1 HS kể lại truyện vui Tôi có đọc đâu, 1 HS nói về quê hương hoặc nơi em ở.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Trong giờ Tập làm văn này, các em sẽ kể về một cảnh đẹp đất nước mà em biết qua tranh ảnh và viết những điều em kể thành một đoạn văn ngắn.
2.2. Hướng dẫn kể
- Kiểm tra các bức tranh, ảnh của HS.
- Nhắc HS không chuẩn bị được ảnh có thể nói về ảnh chụp bãi biển Phan Thiết trang 102 SGK.
- Treo bảng phụ có viết các gợi ý và yêu cầu cả lớp quan sát bức ảnh chụp bãi biển Phan Thiết.
- Gọi 1 HS khá nói mẫu về bãi biển Phan Thiết theo các câu hỏi gợi ý.
- Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh của mình và giới thiệu với bạn bên cạnh những điều em biết về cảnh đẹp đó.
- GV nhận xét, sửa lỗi chưa thành câu, cách dùng từ và gợi ý cho HS phát hiện thêm những vẻ đẹp mà bức tranh, ảnh thể hiện.
- Tuyên dương những HS nói tốt.
2.3. Viết đoạn văn
- Gọi HS đọc yêu cầu 2 trong SGK.
- Yêu cầu HS tự làm bài, chú ý nhắc HS viết phải thành câu.
- Gọi một số HS đọc bài làm của mình trước lớp.
- Nhận xét, sửa lỗi cho từng HS.
- Cho điểm những HS có bài viết khá.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về viết lại đoạn văn về một cảnh đẹp cho hoàn chỉnh, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét bài làm của các bạn.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Trình bày tranh ảnh đã chuẩn bị.
- Quan sát hình.
- HS có thể nói: Đây là bãi biển Phan Thiết, một cảnh đẹp nổi tiếng ở nước ta. Đến Phan Thiết, bạn sẽ gặp một không gian xanh rộng lớn, mênh mông. Biển xanh, trời xanh, núi xanh, rừng dừa xanh.. Nổi bật lên giữa điệp trùng xanh ấy là bãi biển với dải cát vàng nhạt, tròn như giọt nước. Thật là một cảnh đẹp hiếm thấy.
- Làm việc theo cặp, sau đó một số HS lên trước lớp, cho cả lớp quan sát tranh, ảnh của mình và giới thiệu với cả lớp về cảnh đẹp đó. HS cả lớp theo dõi và bổ sung những cảnh đẹp mà mình cảm nhận được qua tranh, ảnh của bạn
- 2 HS đọc trước lớp.
- Làm bài vào vở theo yêu cầu.
- Khoảng 3 HS đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét bài viết của bạn.
Tuần 12
Bài 12: TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU
Viết được một bức thư cho bạn miền Nam (hoặc miền Trung, miền Bắc) theo gợi ý của SGK. Biết trình bày đúng hình thức thư như bài tập đọc Thư gửi bà.
Viết thành câu, dùng từ đúng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Viết sẵn nội dung gợi ý của bài lên bảng lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 đến 3 HS lên bảng đọc đoạn văn viết về một cảnh đẹp đất nước.
- Nhận xét và cho điểm HS .
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Trong giờ học này, các em sẽ viết một bức thư gửi cho một bạn ở miềm Nam (hoặc miền Bắc, miền Trung) để làm quen với bạn và hẹn cùng bạn thi đua học tốt.
2.2. Hướng dẫn viết thư
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của giờ Tập làm văn.
- Em sẽ viết thư cho ai?
- Em viết thư để làm gì? 
- Hãy nhắc lại cách trình bày một bức thư.
- GV bổ sung cho đủ các nội dung chính thường có trong một bức thư, sau đó hướng dẫn HS viết từng phần.
- Em định viết thư cho ai? Hãy nêu tên và địa chỉ của người đó.
- Hướng dẫn: Vì là thư làm quen nên đầu thư, các em cần nêu lí do và sao em biết được địa chỉ và muốn làm quen với bạn, sau đó tự giới thiệu mình với bạn. Em có thể nói với bạn rằng em được biết bạn qua đài, báo, truyền hình, và thấy quý mến, cảm phục bạn, nên viết thư xin được làm quen.
- Hướng dẫn: Sau khi đã nêu lí do viết thư và tự giới thiệu mình, em có thể hỏi thăm về tình hình sức khoẻ, học tập của bạn, sau đó hẹn cùng bạn thi đua học tốt.
- Cuối thư, em nên thể hiện tình cảm chân thành của mình với bạn, và nhớ ghi rõ tên, địa chỉ của mình để bạn viết thư trả lời.
- Yêu cầu HS tự viết thư.
- Gọi một số HS đọc thư của mình trước lớp, sau đó nhận xét, bổ sung và cho điểm HS.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà hoàn thành bức thư và gửi cho bạn,chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện yêu cầu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 2 HS đọc.
- Em sẽ viết thư cho một bạn ở miền Nam (Trung hoặc Bắc)
- Em viết thư để làm quen và để hẹn cùng bạn thi đua học tốt.
- HS đọc thầm lại bài tập đọc Thư gửi bà và nêu cách trình bày 1 bức thư.
- 3 đến 5 HS trả lời.
- HS nghe giảng, sau đó 1 HS nói phần mở đầu thư trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe hướng dẫn, sau đó 1 HS nói nội dung này trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Làm việc cá nhân.
- 4 đến 5 HS đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Tuần 14
Ngµy d¹y: thø s¸u ngµy7 th¸ng 12 n¨m 2007
Bài 14: TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU
Dựa vào gợi ý kể lại được truyện vui Tôi cũng như bác, tìm được chi tiết gây cười 
của câu chuyện.
Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
Dựa vào gợi ý kể lại được những hoạt động của tổ trong tháng vừa qua.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Viết sẵn nội dung gợi ý của các bài tập trên bảng.
HS chuẩn bị bảng thống kê các hoạt động của tổ trong tháng vừa qua.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Trả bài và nhận xét về bài tập làm văn viết thư tuần 13.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
Trong giờ Tập làm văn này các em sẽ nghe và kể lại truyện vui Tôi cũng như bác, sau đó dựa vào gợi ý kể lại hoạt động của tổ mình trong tháng vừa qua.
2.2. Hướng dẫn kể chuyện
- GV kể câu chuyện 2 lần.
- Hỏi: Vì sao nhà văn không đọc được bản thông báo?
- Ông nói gì với người đứng cạnh?
- Người đó trả lời ra sao?
- Câu trả lời có gì đáng buồn cười?
- Yêu cầu 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Yêu cầu HS thực hành kể chuyện theo cặp.
- Gọi một số HS kể lại câu chuyện trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Nội dung truyện
- Nghe GV nhận xét bài.
- Nghe GV kể chuyện.
- Vì nhà văn quên không mang kính.
- Ông nói: “Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này với.”
- Người đó trả lời: “Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé không được học nên bây giờ đành chịu mù chữ.”
- Câu trả lời đáng buồn cười là người đó thấy nhà văn không đọc được bản thông báo như mình thì nghĩ ngay rằng nhà văn cũng mù chữ.
- 1 HS khá kể, cả lớp theo dõi và nhận xét phần kể chuyện của bạn.
- 2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe.
- 3 đến 5 HS thực hành kể trước lớp.
Tôi cũng như bác
 Một nhà văn già ra nhà ga mua vé. Ông muốn đọc bản thông báo của nhà ga nhưng quên mang kính nên không đọc được chữ gì. Thấy có người đứng cạnh, ông liền nhờ:
 - Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này với!
Người kia buồn rầu đáp:
 - Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé không được học nên bây giờ đành chịu mù chữ.
Theo Tiếng Việt 3, tập một, SGV
2.3 Kể về hoạt động của tổ em
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 2.
- Bài tập yêu cầu em giới thiệu điều gì?
- Em giới thiệu những điều này với ai?
- Hướng dẫn: Đoàn khách đến thăm lớp có thể là các thầy cô trong trường, ban giám hiệu nhà trường,
- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc nội dung gợi ý, cả lớp đọc thầm đề bài.
- Giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua.
- Em giới thiệu với một đoàn khách đến thăm lớp.
- 2 đến 3 HS nói lời chào mở đầu. Ví dụ: Thưa các bác, các chú, các cô, cháu là Hằng, học sinh tổ Ba
các thầy cô của trường khác, hội phụ huynh của trường, vì thế khi tiếp đón họ các em phải thể hiện sự lễ phép, lịch sự. Trước khi giới thiệu về tổ mình, các em cần có lời chào hỏi ban đầu. Khi giới thiệu về tổ, các em có thể dựa vào gợi ý của SGK, có thể thêm các nội dung khác nhưng cần cố gắng nói thành câu, nói rõ ràng và tự nhiên.
- Gọi 1 HS khá nói tiếp các nội dung còn lại theo gợi ý của bài.
- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 HS và yêu cầu HS tập giới thiệu trong nhóm. Khi giới thiệu có thể kèm theo cử chỉ điệu bộ (VD: Giới thiệu đến bạn nào trong tổ thì chỉ vào bạn đó, giới thiệu về các hoạt động trong tổ, nếu là hoạt động có sản phẩm thì mang sản phẩm ra trình bày trước lớp)
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện Tôi cũng như bác và hoàn thành bài giới thiệu về tổ mình.
Chúng cháu rất vui được đón các bác, các chú, các cô đến thăm lớp và đặc biệt được giới thiệu với các bác, các chú, các cô về tổ Ba thân yêu của chúng cháu/ Thay mặt cho các bạn HS tổ Một, em xin chào các thầy cô và chúc các thầy cô mạnh khoẻ. Hôm nay, chúng em rất vui mừng được đón các thầy cô đến thăm lớp và thăm tổ Một của chúng em
- 1 HS nói trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung, nếu cần.
- Hoạt động theo nhóm nhỏ, sau đó một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn kể đúng, kể tự nhiên và hay nhất về tổ của mình.
Tuần: 15 
Ngµy d¹y: thø s¸u ngµy14 th¸ng 12 n¨m 2007
TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU
Nghe và kể lại được câu chuyện Giấu cày. Hiểu nội dung câu chuyện và tìm được chi tiết gây cười của truyện.
Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
Dựa vào bài tập làm văn tuần 14, viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về tổ của em.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Viết sẵn nội dung các bài tập chính tả trên bảng lớp, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu kể lại câu chuyện Tôi cũng như bác và giới thiệu về tổ của em.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
2.2. Hướng dẫn kể chuyện
- GV kể câu chuyện 2 lần.
- Hỏi: Khi được gọi về ăn cơm bác nông dân nói thế nào?
- Vì sao bác bị vợ trách?
- Khi thấy mất cày, bác làm gì?
- Vì sao câu chuyện đáng cười?
- Yêu cầu 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Yêu cầu HS thực hành kể chuyện theo cặp.
- Gọi một số HS kể lại câu chuyện trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Nội dung truyện
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe GV kể chuyện.
- Bác nông dân nói to: “ Để tôi giấu cái cày vào bụi đã.”
- Vợ bác trách vì bác đã giấu cày mà lại la to như thế thì kẻ gian biết lấy mất.
- Bác chạy về nhà thì thào vào tai vợ: “Nó lấy mất cày rồi.”
- Vì bác nông dân ngốc nghếch, khi giấu cày cần kín đáo để mọi người không biết thì bác lại la thật to chỗ bác giấu cày, khi mất cày đáng lẽ phải hô to cho mọi người biết mà tìm giúp thì bác lại chạy về nhà thì thào vào tai vợ.
- 1 HS khá kể, cả lớp theo dõi và nhận xét phần kể chuyện của bạn.
- 2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe.
- 3 đến 5 HS thực hành kể trước lớp.
Giấu cày
 Có một người đang cày ruộng thì vợ gọi về ăn cơm. Thấy vợ gọi riết quá, bác ta hét to trả lời:
 - Để tôi giấu cái cày vào bụi đã!
 Về nhà, bác ta bị vợ trách:
 - Ông giấu cày mà la to như thế, kẻ gian biết chỗ, lấy cày đi thì sao?
 Lát sau, cơm nước xong, bác ta ra ruộng. Quả nhiên cày mất rồi. Bác ta bèn chạy một mạch về nhà. Nhìn trước, nhìn sau chẳng thấy ai, bác ta mới ghé sát tai vợ, thì thào:
 - Nó lấy mất cày rồi!
Truyện cười Việt Nam
2.3. Viết đoạn văn kể về tổ của em
- Gọi 1 đến 2 HS đọc lại phần gợi ý của giờ tập làm văn tuần 14.
- Gọi 1 HS kể mẫu về tổ của em.
- Yêu cầu HS dựa vào gợi ý và phần kể đã trình bày ở tiết trước và viết đoạn văn vào vở.
- Gọi 5 HS đọc bài trước lớp, sau đó nhận xét và cho điểm từng HS.
- Thu để chấm các bài còn lại của lớp.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà kể câu chuyện Giấu cày cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc trước lớp.
- 1 HS kể mẫu, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Viết bài theo yêu cầu.
- 5 HS lần lượt trình bày bài viết, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
Tuần 16
Ngµy d¹y: thø s¸u ngµy21 th¸ng 12 n¨m 2007
	TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU
Nghe và kể lại được câu chuyện Kéo cây lúa lên. Biết nghe và nhận xét lời bạn kể.
Kể được những điều em biết về nông thôn và thành thị dựa theo gợi ý. Nói thành câu, dùng từ đúng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Nội dung gợi ý của câu chuyện và của bài tập 2 viết sẵn trên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu 1 HS kể lại câu chuyện Giấu cày, 1 HS đọc đoạn văn kể về tổ của em.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
Trong giờ Tập làm văn này các em sẽ nghe và kể lại câu chuyện Kéo cây lúa lên. Sau đó dựa vào gợi ý kể lại những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
2.2. Hướng dẫn kể chuyện
- GV kể câu chuyện 2 lần, sau đó nêu các câu hỏi gợi ý cho HS trả lời để nhớ nội dung truyện.
- Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu: chàng ngốc đã làm gì?
- Về nhà, anh chàng nói gì với vợ?
- Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo?
- Câu chuyện này đáng cười ở điểm nào?
- Yêu cầu 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Yêu cầu HS thực hành kể chuyện theo cặp.
- Gọi 2 đến 3 HS kể lại câu chuyện.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2.3. Kể về thành thị hoặc nông thôn
- Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó gọi HS khác đọc gợi ý.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và lựa chọn đề tài viết về nông thôn hay thành thị.
- Gọi 1 HS khá dựa theo gợi ý kể mẫu trước lớp.
- Yêu cầu HS kể theo cặp.
- Gọi 5 HS kể trước lớp, theo dõi và nhận xét cho điểm HS.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS kể lại câu chuyện Kéo cây lúa lên, viết lại những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn thành một đoạn văn ngắn.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Theo dõi câu chuyện.
- Chàng ta lấy tay kéo cây lúa nhà mình lên cao hơn cây lúa nhà người.
- Anh ta nói: “Lúa của nhà ta xấu quá. Nhưng hôm nay tôi đã kéo nó lên cao hơn lúa ở ruộng bên rồi.”
- Vì chàng ngốc kéo cây lúa lên làm rễ cây bị đứt và cây chết héo.
- Chàng ngốc thấy lúa nhà mình xấu hơn lúa nhà người đã kéo cây lúa lên vì chàng tưởng làm như thế giúp cây lúa mọc nhanh hơn, ai ngờ cây lúa lại chết héo.
- 1 HS kể, cả lớp theo d

Tài liệu đính kèm:

  • docTLV L3.doc