Giáo án Tập làm văn Lớp 3 - Tuần 31 đến 35 - Năm học 2015-2016 - Thạch Del

Phân môn : Tập làm văn

Tuần 32 tiết 32

NÓI VIẾT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I. Mục tiêu :

- Biết kể lại một việc tốt đã làm để bảo vệ môi trường dựa theo gợi ý (sgk).

- Viết một đoạn văn ngắn khoảng 7 câu kể về một việc làm trên.

II. Các kỹ năng sống :

- Tự nhận thức : xác định giá trị cá nhân.

- Giao tiếp : lắng nghe, cảm nhận chia sẻ.

- Đảm nhận trách nhiệm.

III. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học :

- Trình bày ý kiến cá nhân.

- Hỏi đáp trước lớp.

IV. Đồ dùng dạy học :

- Bảng lớp viết sẳn nội dung gợi ý sgk.

V. Các hoạt động dạy học chủ yếu :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Ổn định :

B. Kiểm tra :

+ Tiết trước các em làm tập làm văn bài gì?

- Gọi 3 hs lần lượt thuật lại đoạn văn các ý kiến của các bạn trong nhóm bàn về việc "Em cần làm gì để bảo vệ môi trương".

- Gv nhận xét

C. Bài mới :

1. Khám phá : Giới thiệu bài

- Gv giới thiệu bài : Trong giờ tập làm văn này, các em sẽ dựa vào gọi ý sgk kể lại một cách ngắn gọn về một việc làm tốt đã làm để bảo vệ môi trường. Sau đó viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 7-10 câu.

- Gv ghi tựa bài lên bảng

2. Kết nối : Thực hành

+ Bài tập 1 : Gọi hs đọc yêu cầu bài sgk

- Gv giúp hs xác định thế nào là việc tốt góp phần bảo vệ môi trường mà hs chúng ta có thể tham gia :

+ Dọn vệ sinh sân trường.

+ Nhặt cỏ, bắt sâu chăm sóc bồn hoa, cây cảnh sân trường.

+ Nhặt rác trên đường làng đổ đúng nơi qui định.

+ Nhắc nhở hành vi phá hoại nơi công cộng.

+ Giữ sạch nhà, lớp học.

- Gv lần lượt nêu các câu hỏi - Hs trả lời

+ Em làm tốt đó ở đâu, khi nào? (Em đã làm việc đó ngay tại trường vào các buổi đi học)

+ Em tiến hành công việc đó ra sao? (Khi đã đến giờ làm việc em có mặt ngay. Em cùng các bạn phân công quét sach sân trường, chúng em rất cẩn thận vừa làm việc chúng em rất vui và hoàn thành nhanh. Nếu bạn nào vứt rác xuống sân trường chúng em nhắc nhở các bạn không được vứt rác bừa bãi mà đổ rác đúng nơi qui định của nhà trường)

+ Em có cảm tưởng gì sau khi làm xong công việc đó? (Em cảm thấy rất vui dễ chịu)

- Yêu cầu hs kể cho nhau nghe trong nhóm những việc tốt về bảo vệ môi trường.

- Gọi 2-3 hs bất kỳ kể trước lớp - Lớp nhận xét bổ sung

- Gv nhận xét

+ Bài tập 2 : Gọi hs đọc yêu cầu bài - Lớp đọc thầm

- Yêu cầu hs dựa vào những điều vừa kể viết thành đoạn văn ngắn từ 7-10 câu.

- Gv nhắc nhở hs về cách dùng từ đặt câu.

- Gọi 5-6 hs đọc bài viết của mình trước lớp

- Gv nhận xét

3. Áp dụng : Cũng cố- Dặn dò

- Gọi hs khá đọc lại bài viết của mình trước lớp

- Gv nhận xét – giáo dục hs : Khi làm bài viết cần chú ý đến cách đặt câu, dùng từ, lỗi chính tả, lời nói chân thật, ngắn gọn, rõ ràng.

- Dặn hs nào chưa hoàn thành về nhà tiếp tục hoàn thành

- Chuận bị tiết sau : - Gv nhận xét tiết học Hát vui

1 hs nêu tên bài

Thực hiện yêu cầu

Lớp nhận xét

Hs theo dõi

Hs nhắc tựa bài

Hs đọc yêu cầu bài

Hs trả lời - nhận xét

Hs trả lời - nhận xét

Hs trả lời - nhận xét

Hs thảo luận nhóm

Thực hiện yêu cầu

Hs đọc yêu cầu bài

Thực hiện yêu cầu

Thực hiện yêu cầu

Vài hs đọc lại bài viết

Hs theo dõi

 

doc 9 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn Lớp 3 - Tuần 31 đến 35 - Năm học 2015-2016 - Thạch Del", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 10 tháng 04 năm 2015
Môn : TIẾNG VIỆT
Phân môn : Tập làm văn
Tuần 31 tiết 31 
THẢO LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu :	
- Bước đầu biết trao đổi ý kiến về chủ đề “Em cần làm gì để bảo vệ mơi trường?”
- Viết được một đoạn văn ngắn( khoảng 5 câu ), thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
II. Các kỹ năng sống : 
- Tự nhận thức : xác định giá trị cá nhân.
- Lắng nghe tích cực, cảm nhận chia sẻ.
- Đảm nhận trách nhiệm.
III. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học :
- Trình bày ý kiến cá nhân.
- Hỏi đáp trước lớp.
IV. Đồ dùng dạy học :
- Bảng lớp viết sẳn trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp ở học kỳ I.
- Hs sưu tầm tranh ảnh về cảnh đẹp về cảnh quan môi trường, tranh ảnh phản ánh sự ô nhiễm hủy hoại môi trường .
V. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định :
B. Kiểm tra : 
+ Tiết trước các em làm tập làm văn bài gì? 
- Gọi 3-4 hs đọc lại bức thư gửi cho bạn người nước ngoài, để được làm quen và bày tỏ lòng nhân ái.
- Gv nhận xét về cách dùng từ, đặt câu 
C. Bài mới : 
1. Khám phá : Giới thiệu bài 
- Gv giới thiệu bài : Trong giờ tập làm văn này, các em sẽ cùng với các bạn trong nhóm tổ chức cuộc họp nhóm bàn bạc về chủ đề "Em cần làm gì để bảo vệ môi trường". 
- Gv ghi tựa bài lên bảng
2. Kết nối : Thực hành 
+ Bài tập 1 : Gọi hs đọc yêu cầu bài sgk
+ Nội dung cuộc họp của chúng ta là gì? (Làm gì để bảo vệ môi trường)
- Gv : Bảo vệ môi trường là một việc lớn có sự tham gia của tất cả mọi người. Tuy nhiên trong phạm vi tiết học này các em sẽ dựa vào gợi ý dưới đây để bàn bạc về vấn đề này.
+ Môi trường xung quanh các em như làng xóm, trường học, ao hồ, sông có gì tốt, có gì không tốt? 
- Yêu cầu hs nêu địa điểm của môi trường chưa sạch đẹp. Giới thiệu với bạn trong nhóm về các tranh sưu tầm đựơc.
+ Theo em nguyên nhân nào làm cho môi trường bị ô nhiễm? (Do vứt rác bừa bãi, do nhiều xe cộ, bụi, đo nước thải thường xuyên thải ra ao hồ)
+ Những việc cần làm để cải tạo môi trường là gì? (Không vứt rác bừa bãi, không cho nước thải ra sông, thường xuyên dọn vệ sinh nhà cửa xung quanh, chuồng trại)
- Yêu cầu hs đọc lại trình tự cuộc họp (Mục đích cuộc họp, thảo luận cuộc họp nguyên nhân dẫn đến tình hình, nêu cách giải quyết, giao việc cho mọi người)
- Yêu cầu các nhóm tiến hành cuộc họp 5 phút. Sau đó cho 3 nhóm thi tổ chức cuộc họp trước lớp.
- Gv nhận xét tuyên dương các nhóm họp tốt.
+ Bài tập 2 : Giảm 
3. Áp dụng : Cũng cố- Dặn dò
+ Hôm nay chúng ta vừa thảo luận vấn đề gì?
+ Theo em nguyên nhân nào gây ô nhiểm môi trường?
+ Những việc làm nào để bảo vệ giữ cho môi rường luôn sạch đẹp?
- Gv nhận xét – giáo dục hs
- Dặn hs về nhà tiếp tục hoàn thành 
- Chuận bị tiết sau - Gv nhận xét tiết học
Hát vui
1 hs nêu tên bài
Thực hiện yêu cầu
Lớp nhận xét
Hs theo dõi 
Hs nhắc tựa bài
Hs đọc yêu cầu bài
Hs trả lời - nhận xét
Hs trả lời - nhận xét
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời - nhận xét
Hs trả lời - nhận xét
Thực hiện yêu cầu
Hs thảo luận
Hs phát biểu
Hs trả lời - nhận xét
Hs trả lời - nhận xét
* Rút kinh nghiệm : ...............................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 17 tháng 04 năm 2015
Môn : TIẾNG VIỆT
Phân môn : Tập làm văn
Tuần 32 tiết 32
NÓI VIẾT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu :	
- Biết kể lại một việc tốt đã làm để bảo vệ môi trường dựa theo gợi ý (sgk).
- Viết một đoạn văn ngắn khoảng 7 câu kể về một việc làm trên.
II. Các kỹ năng sống : 
- Tự nhận thức : xác định giá trị cá nhân.
- Giao tiếp : lắng nghe, cảm nhận chia sẻ.
- Đảm nhận trách nhiệm.
III. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học :
- Trình bày ý kiến cá nhân.
- Hỏi đáp trước lớp.
IV. Đồ dùng dạy học :
- Bảng lớp viết sẳn nội dung gợi ý sgk.
V. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định :
B. Kiểm tra : 
+ Tiết trước các em làm tập làm văn bài gì? 
- Gọi 3 hs lần lượt thuật lại đoạn văn các ý kiến của các bạn trong nhóm bàn về việc "Em cần làm gì để bảo vệ môi trương".
- Gv nhận xét 
C. Bài mới : 
1. Khám phá : Giới thiệu bài 
- Gv giới thiệu bài : Trong giờ tập làm văn này, các em sẽ dựa vào gọi ý sgk kể lại một cách ngắn gọn về một việc làm tốt đã làm để bảo vệ môi trường. Sau đó viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 7-10 câu.
- Gv ghi tựa bài lên bảng
2. Kết nối : Thực hành 
+ Bài tập 1 : Gọi hs đọc yêu cầu bài sgk
- Gv giúp hs xác định thế nào là việc tốt góp phần bảo vệ môi trường mà hs chúng ta có thể tham gia :
+ Dọn vệ sinh sân trường.
+ Nhặt cỏ, bắt sâu chăm sóc bồn hoa, cây cảnh sân trường.
+ Nhặt rác trên đường làng đổ đúng nơi qui định.
+ Nhắc nhở hành vi phá hoại nơi công cộng.
+ Giữ sạch nhà, lớp học.
- Gv lần lượt nêu các câu hỏi - Hs trả lời
+ Em làm tốt đó ở đâu, khi nào? (Em đã làm việc đó ngay tại trường vào các buổi đi học)
+ Em tiến hành công việc đó ra sao? (Khi đã đến giờ làm việc em có mặt ngay. Em cùng các bạn phân công quét sach sân trường, chúng em rất cẩn thận vừa làm việc chúng em rất vui và hoàn thành nhanh. Nếu bạn nào vứt rác xuống sân trường chúng em nhắc nhở các bạn không được vứt rác bừa bãi mà đổ rác đúng nơi qui định của nhà trường)
+ Em có cảm tưởng gì sau khi làm xong công việc đó? (Em cảm thấy rất vui dễ chịu)
- Yêu cầu hs kể cho nhau nghe trong nhóm những việc tốt về bảo vệ môi trường.
- Gọi 2-3 hs bất kỳ kể trước lớp - Lớp nhận xét bổ sung
- Gv nhận xét 
+ Bài tập 2 : Gọi hs đọc yêu cầu bài - Lớp đọc thầm
- Yêu cầu hs dựa vào những điều vừa kể viết thành đoạn văn ngắn từ 7-10 câu.
- Gv nhắc nhở hs về cách dùng từ đặt câu.
- Gọi 5-6 hs đọc bài viết của mình trước lớp 
- Gv nhận xét 
3. Áp dụng : Cũng cố- Dặn dò
- Gọi hs khá đọc lại bài viết của mình trước lớp
- Gv nhận xét – giáo dục hs : Khi làm bài viết cần chú ý đến cách đặt câu, dùng từ, lỗi chính tả, lời nói chân thật, ngắn gọn, rõ ràng.
- Dặn hs nào chưa hoàn thành về nhà tiếp tục hoàn thành 
- Chuận bị tiết sau : - Gv nhận xét tiết học
Hát vui
1 hs nêu tên bài
Thực hiện yêu cầu
Lớp nhận xét
Hs theo dõi 
Hs nhắc tựa bài
Hs đọc yêu cầu bài 
Hs trả lời - nhận xét
Hs trả lời - nhận xét
Hs trả lời - nhận xét
Hs thảo luận nhóm
Thực hiện yêu cầu
Hs đọc yêu cầu bài
Thực hiện yêu cầu 
Thực hiện yêu cầu
Vài hs đọc lại bài viết
Hs theo dõi
* Rút kinh nghiệm : ...............................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 24 tháng 04 năm 2015
Môn : TIẾNG VIỆT
Phân môn : Tập làm văn
Tuần 33 tiết 33
GHI CHÉP SỔ TAY
I. Mục tiêu :	
- Rèn kỷ năng đọc hiểu, đọc báo A-lê Đô-rê-mon thần thông đấy! Hiểu được nội dung, nắm được ý chính trong câu trả lời của Đô-rê-mon.
- Rèn kỷ năng viết : Ghi được ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon vào sổ tay.
II. Các kỹ năng sống : 
- Tự nhận thức : xác định giá trị cá nhân.
- Giao tiếp : lắng nghe, cảm nhận chia sẻ.
- Đảm nhận trách nhiệm.
III. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học :
- Trình bày ý kiến cá nhân.
- Hỏi đáp trước lớp.
II. Đồ dùng dạy học :
- Gv - Hs sưu tầm tranh ảnh về một số loài động vật quý hiếm được nêu trong bài.
- Một quyển truyện tranh Đô-rê-mon và tờ báo có mục "A-lêĐô-rê-mon thần thông đấy".
- Mỗi hs chuẩn bị quyển sổ tay nhỏ.
II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định :
B. Kiểm tra :
+ Tiết trước các em làm tập làm văn bài gì?
- Gọi 3 hs kể về một việc tốt em đã góp phần bảo vệ môi trường.
- Gv nhận xét 
C. Bài mới : 
1. Khám phá : Giới thiệu bài 
- Gv cho hs quan sát quyển truyện và tờ bào nhi đồng có mục A-lê Đô-rê-mon thần thông đấy! Và giới thiệu : Trong tiết tập làm văn này, các em sẽ cùng nhau đọc một bài báo và ghi lại những ý chính của bằi văn vào sổ tay.
- Gv ghi tựa bài lên bảng
2. Kết nối : Thực hành 
+ Bài tập 1 : Gọi hs đọc yêu cầu bài sgk
- Gọi 2 hs đọc bài trước lớp (1 hs đọc vai người hỏi, 1 hs đóng vai Đô-rê-mon)
- Yêu cầu 2 hs cùng đọc bài, mỗi cặp đọc 2 lần, sau lần thứ nhất thì đổi vai để đọc lần thứ hai.
- Yêu cầu hs hs giới thiệu tranh ảnh về các loài thú quý hiếm đã sưu tầm được.
+ Bài tập 2 : Gọi hs đọc yêu cầu bài - Lớp đọc thầm
a. Yêu cầu hs đọc lại phần a của bài
+ Bạn nhỏ hỏi Đô rê mon điều gì? (Bạn nhỏ hỏi Đô rê mon sách đỏ là gì?)
- Gv : Hãy ghi các ý chính câu trả lời của Đô rê mon và tự phát biểu ý kiến sách đỏ là loại sách nêu tên các loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cần được bảo vệ.
- Yêu cầu hs tự làm tiếp phần b vào vở bài tập
- Gọi vài hs đọc bài viết của mình trước lớp - Lớp theo dõi nhận xét
- Gv nhận xét : Các loài vật có nguy cơ bị tuyệt chủng là :
+ Động vật : Sói đỏ, các, gấu, chí, ngựa, hổ, báo hoa mai, tê giác.
+ Thực vật : Trầm hương, trắc, kơ-nia, sâm ngọc linh, tâm thất.
Trên thế giới động vật là chim, kền kền (Mỹ) cá heo xanh nam cực, gấu trúc (Trung Quốc)
. Áp dụng : Cũng cố- Dặn dò
+ Thế nào gọi là sách đỏ?
+ Ở Việt Nam có những loài động thực vật nào có nguy cơ bị tuyệt chủng?
+ Nội dung ghi chép sổ tay để làm gì?
- Gv nhận xét tuyên dương – giáo dục hs
- Dặn hs nào chưa hoàn thành bài tập về nhà tiếp tục hoàn thành và thường xuyên đọc báo ghi lại những thông tin hay vào sổ tay.
- Chuận bị tiết sau 
- Gv nhận xét tiết học
Hát vui
1 hs nêu tên bài
Thực hiện yêu cầu
Hs theo dõi 
Hs nhắc tựa bài
Hs đọc yêu cầu bài 
Thực hiện yêu cầu
Thực hiện yêu cầu 
Thực hiện yêu cầu
Hs đọc yêu cầu bài 
Hs trả lời - nhận xét
Thực hiện yêu cầu
Lớp nhận xét
Hs trả lời - nhận xét
Hs trả lời - nhận xét
Hs trả lời - nhận xét
Hs trả lời - nhận xét
* Rút kinh nghiệm : ...............................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 08 tháng 05 năm 2015
Môn : TIẾNG VIỆT
Phân môn : Tập làm văn
Tuần 34 tiết 34 
NGHE KỂ VƯƠN TỚI CÁC VÌ SAO 
GHI CHÉP SỔ TAY
I. Mục tiêu :	
- Nghe gv đọc nói lại được nội dung chính từng mục trong bài “Vươn tới các vì sao”
- Ghi vào sổ tay ý chính 1 trong 3 thông tin nghe được.
II. Các kỹ năng sống : 
- Tự nhận thức : xác định giá trị cá nhân.
- Giao tiếp : lắng nghe, cảm nhận chia sẻ.
- Đảm nhận trách nhiệm.
III. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học :
- Trình bày ý kiến cá nhân.
- Hỏi đáp trước lớp.
IV. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh họa truyện : Vươn tới các vì sao.
- Mỗi hs chuẩn bị quyển sổ tay nhỏ.
V. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định :
B. Kiểm tra : 
+ Tiết trước các em làm tập làm văn bài gì? 
- Gọi 3 hs đọc các ý chính trong bài báo A-lê Đô-rê-mon thần thông đấy!.
+ Ở Việt Nam có những loài động vật thực vật nào có nguy cơ tuyệt chủng?
- Gv nhận xét 
C. Bài mới : 
1. Khám phá : Giới thiệu bài 
- Gv giới thiệu bài : Trong tiết tập làm văn hôm nay, các em sẽ nghe kể bài : Vươn tới các vì sao và ghi lại những thông tin vào sổ tay.
- Gv ghi tựa bài lên bảng
2. Kết nối : Thực hành 
+ Bài tập 1 : Gọi hs đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu hs đọc thầm sgk và trả lời
+ Bài Vươn tới các vì sao gồm mấy nội dung?
* Gồm 3 nội dung :
a. Chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ.
b. Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.
c. Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ.
- Yêu cầu hs ghi vào giấy nháp những nội dung chính. - Sau đó đọc nội dung bài “Vươn tới các vì sao” (đọc 2 lần) chú ý đọc với giọng chậm rãi thể hiện lòng ngưỡng mộ tự hào với các thành tích của loài người trong hành trình chinh phục vũ trụ.
- Gv nêu câu hỏi gợi ý để hs tái hiện lại nội dung bài.
+ Con tàu vũ trụ được phóng thành công tên là gì? (Phương Đông của Liên Sô, phóng vào 12/4/1961)
+ Ai là người ngồi trên con tàu đó? (Nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin)
+ Con tàu đã bay mấy vòng quanh trái đất? (Con tàu đã bay một vòng quanh trái đất)
+ Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng là ai? Người nước nào? (Nhà du hành vũ trụ người Mỹ tên An-tơ-rông là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng)
+ An-tơ-rông đặt chân lên mặt trăng là ngày nào? (Ngày 21/7/1969)
+ Con tàu nào đưa An-tơ-rông lên mặt trăng? (Con tàu A-phô-lô)
+ Ai là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ? (Đó là chú Phạm Tuân)
+ Chuyến bay nào đưa Anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ? (Chuyến bay Liên hợp của Liên Sô vào năm 1980)
- Yêu cầu 2 hs ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe về nội dung bài.
- Gọi 3-5 hs đọc từng mục trước lớp (mỗi hs đọc một mục)
- Gv nhận xét bổ sung 
+ Bài tập 2 : Gọi hs đọc yêu cầu bài : Ghi vào sổ tay những ý chính trong bài vừa kể.
- Gv : Chỉ ghi thông tin chính dễ nhớ, ấn tượng như tên nhà du hành, tên tàu vũ trụ, ngày tháng năm bay vào vũ trụ.
- Gọi 5-6 hs đọc bài của mình trước lớp - Lớp nhận xét rút kinh nhgiệm
- Gv nhận xét 
3. Áp dụng : Cũng cố- Dặn dò
+ Con tàu vũ trụ được phóng thành công tên gì? Ở nước nào? Ngày nào?
+ Người nào đã bay trên con tàu vũ trụ đó?
+ Người Việt Nam bay vào vũ trụ thành công tên là gì? Vào năm nào?
+ Khi ghi chép vào sổ tay ta cần ghi chép những gì?
- Gv nhận xét – giáo dục hs
- Dặn hs nào chưa hoàn thành bài tập về nhà tiếp tục hoàn thành và thường xuyên xem tin tức để ghi lại những thông tin hay vào sổ tay.
- Chuận bị tiết sau : Ôn tập kiểm tra cuối năm.
- Gv nhận xét tiết học
Hát vui
1 hs nêu tên bài
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời - nhận xét
Hs theo dõi 
Hs nhắc tựa bài
Hs đọc yêu cầu bài 
Hs trả lời - nhận xét
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời - nhận xét
Hs trả lời - nhận xét
Hs trả lời - nhận xét
Hs trả lời - nhận xét
Hs trả lời - nhận xét
Hs trả lời - nhận xét
Hs trả lời - nhận xét
Hs trả lời - nhận xét
Hs thảo luận nhóm
Thực hiện yêu cầu
Hs đọc yêu cầu bài
Thực hiện yêu cầu 
Hs trả lời - nhận xét 
Hs trả lời - nhận xét
Hs trả lời - nhận xét
Hs trả lời - nhận xét
* Rút kinh nghiệm : ...............................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTap lam van II.doc