Giáo án Tập làm văn Lớp 3 - Tuần 7 đến 10 - Năm học 2015-2016 - Thạch Del

Môn : TIẾNG VIỆT

Phân môn : Tập làm văn

Tuần 8 tiết 8

KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM

I. Mục tiêu :

- Biết kể về một người hàng xóm theo gợi ý (BT 1)

- Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) (BT 2)

II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài :

- Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.

- Cảm thông chia sẻ.

III. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :

- Trình báy ý kiến cá nhân.

- Thảo luận cặp đôi

IV. Đồ dùng dạy học :

- Giấy khổ to viết sẳn các câu hỏi gợi ý.

V Các hoạt động dạy học :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Ổn định :

B. Kiểm tra :

+ Tiết trước các em học bài gì?

- Gọi 2 hs kể lại câu chuyện : Không nở nhìn và nêu nội dung câu chuyện

- Gv nhận xét

C. Bài mới :

1. Khám pha :

+ Người hàng xóm củ em là ai?

+ Em có tình cảm với người đó như thế nào?

- Gv nhận xét giới thiệu : Chúng ta ai cũng có hàng xóm , láng giềng. Trong giờ tập làm văn hôm nay các em sẽ kể về một người hàng xóm mà em yêu thích.

- Gv ghi tựa bài lên bảng

2. Kết nối – Thực hành :

+ Bài 1 : Gọi 1 hs đọc yêu cầu bài

- Yêu cầu hs suy nghĩ nhớ lại những đặc điểm của người hàng xóm mà mìmh định kể theo định hướng sau

+ Người đó tên gì?

+ Bao nhiêu tuổi?

+ Người đó nghề nghiệp gì?

+ Hình dáng tính tình người đó như thế nào?

+ Tình cảm của gia đình em đối với ngừoi đó ra sao?

- Gọi hs giỏi kể mẫu trước lớp

- Yêu cầu hs ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe

- Gọi hs thi kể trước lớp

- Gv nhận xét bổ sung

+ Bài 2 : Gọi 1 hs đọc đề bài

- Gv : Các em dựa vào cạu chuyện đã kể viết thành một đoạn văn.

- Yêu cầu hs tự làm bài vào vở

- Gv theo dõi giúp đỡ

- Gọi hs đọc bài văn trước lớp

- Gv thu bài và nhận xét bài viết của hs

4 Áp dụng :

- Gọi 3 - 4 hs có bài viết hay, đúng trình tự đọc trước lớp

- Gv nhận xét tuyên dương

docx 6 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 511Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn Lớp 3 - Tuần 7 đến 10 - Năm học 2015-2016 - Thạch Del", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 09 tháng 10 năm 2015
Môn : TIẾNG VIỆT
Phân môn : Tập làm văn
Tuần 7 Tiết 7
NGHE KỂ : KHÔNG NỞ NHÌN
TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP
I. Mục tiêu :
- Nghe – kể được nội dung câu chuyện "không nở nhìn" BT1
- Bài tập 2 giảm
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài : 
- Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.
- Đảm nhận trách nhiệm.
- Tìm kiếm sự hổ trợ.
III. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :
- Trình báy ý kiến cá nhân.
- Thảo luận cặp đôi – chia sẻ 
IV. Đồ dùng dạy học :
- Giấy khổ to viết sẳn các câu hỏi gợi ý.
V Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định :
B. Kiểm tra : 
+ Tiết trước các em học bài gì?
- Gv nhận xét bài văn nhớ lại buổi đầu đi học của hs chưa hoàn thành
- Gv đọc lại bài tham khảo cho hs nghe
C. Bài mới :
1. Khám phá :
- Giới thiệu bài : Trong tiết học hôm nay, các em nghe kể lại câu chuyện "không nở nhìn" và tập tổ chức cuộc họp
- Gv ghi tựa bài lên bảng
2. Kết nối – Thực hành :
+ Bài tập 1 : Kể lại câu chuyện "không nở nhìn" : 
- Gv kể lần 1 (tranh minh họa)
- Gv nêu từng câu hỏi gợi ý - Hs trả lời
+ Anh Thiên làm gì trên chiấc xe buýt? (Anh ngồi hai tay ôm lấy mặt)
+ Bà cụ ngồi bên cạnh nói gì? (Bà cụ thấy vậy bèn nói với anh : cháu nhức đầu à! Có cần xoa dầu không?)
+ Anh trả lời thế nào? (Anh nói nhỏ : không ạ! cháu không nở nhìn các cụ, phụ nữ phải đứng)
- Gv kể lần 2
- Gọi hs kể lại câu chyện
- Yêu cầu hs kể lại câu chyện trong nhóm
- Gọi hs thi kể lại trước lớp - lớp theo dõi nhận xét
- Gv nhận xét tuyên dương
+ Em có nhận xét gì vế anh thanh niên trong câu chuyện này?(Anh thanh niên rất khỏe mạnh mà không biết nhường chỗ cho cụ già và phụ nữ)
- Gv nhận xét chốt lại : Anh thanh niên trong câu chuyện thật đáng chê cười, trên chiếc xe buýt đông người anh đã không biết nhường chỗ cho cụ già và phụ nữ lại còn che mặt trả lời rằng không nở nhìn cụ già và phụ nữ phải đứng. Khi tham gia sinh hoạt cá nơi công cộng các em cần tôn trọng nội quy chung và biết nhường chỗ, nhường đường cho các cụ già, em nhỏ, phụ nữ, người tàn tật.
KHÔNG NỞ NHÌN
Trên chiếc xe buýt đông người. Có anh thanh niên ngồi lấy hai tay ôm mặt. Một cụ già ngồi bên cạnh hỏi :
- Cháu nhức đầu à!
Anh thanh niên nói nhỏ :
- Không ạ! Cháu không nở nhìn các cụ và phụ nữ phải đứng.
 (Theo tiếng cười tuổi học trò)
4 Áp dụng :
- Yêu cầu 2 hs kể lại câu chyện "không nở nhìn"
+ Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- Gv nhận xét tuyên dương
- Hs về nhà kể kại câu chuyện cho người thân nghe
- Chuẩn bị bài sau : Kể về người hàng xóm.(xem người hàng xóm của mình về tuổi, nghề nghiệp, tính tình, tình cảm của em đối người đó)
- Gv nhận xét tiết học
Hát vui
1 hs nêu tên bài
Hs lắng nghe
Hs theo dõi 
Hs nhắc tựa bài
1 hs nêu yêu cầu
Hs theo dõi
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Thực hiện yêu cầu
Hs kể trong nhóm
H s thi kể
Hs nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét
Hs theo dõi
* Rút kinh nghiệm : ...............................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2015
Môn : TIẾNG VIỆT
Phân môn : Tập làm văn
Tuần 8 tiết 8
KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM
I. Mục tiêu :
- Biết kể về một người hàng xóm theo gợi ý (BT 1)
- Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) (BT 2)
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài : 
- Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.
- Cảm thông chia sẻ.
III. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :
- Trình báy ý kiến cá nhân.
- Thảo luận cặp đôi 
IV. Đồ dùng dạy học :
- Giấy khổ to viết sẳn các câu hỏi gợi ý.
V Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định :
B. Kiểm tra : 
+ Tiết trước các em học bài gì?
- Gọi 2 hs kể lại câu chuyện : Không nở nhìn và nêu nội dung câu chuyện
- Gv nhận xét 
C. Bài mới :
1. Khám phá :
+ Người hàng xóm củ em là ai?
+ Em có tình cảm với người đó như thế nào?
- Gv nhận xét giới thiệu : Chúng ta ai cũng có hàng xóm , láng giềng. Trong giờ tập làm văn hôm nay các em sẽ kể về một người hàng xóm mà em yêu thích.
- Gv ghi tựa bài lên bảng
2. Kết nối – Thực hành : 
+ Bài 1 : Gọi 1 hs đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu hs suy nghĩ nhớ lại những đặc điểm của người hàng xóm mà mìmh định kể theo định hướng sau 
+ Người đó tên gì? 
+ Bao nhiêu tuổi? 
+ Người đó nghề nghiệp gì? 
+ Hình dáng tính tình người đó như thế nào? 
+ Tình cảm của gia đình em đối với ngừoi đó ra sao?
- Gọi hs giỏi kể mẫu trước lớp
- Yêu cầu hs ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe 
- Gọi hs thi kể trước lớp
- Gv nhận xét bổ sung
+ Bài 2 : Gọi 1 hs đọc đề bài
- Gv : Các em dựa vào cạu chuyện đã kể viết thành một đoạn văn.
- Yêu cầu hs tự làm bài vào vở
- Gv theo dõi giúp đỡ
- Gọi hs đọc bài văn trước lớp
- Gv thu bài và nhận xét bài viết của hs
4 Áp dụng :
- Gọi 3 - 4 hs có bài viết hay, đúng trình tự đọc trước lớp
- Gv nhận xét tuyên dương
- Hs có bài viết chưa đạt về nhà bổ sung bài viết cho hoàn chỉnh.
-Chuẩn bị bài sau : Tập viết thư và phong bì thư.
- Gv nhận xét tiết học
Hát vui
1 hs nêu tên bài
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs theo dõi 
Hs nhắc tựa bài
1 hs nêu yêu cầu
Hs theo dõi
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Thực hiện yêu cầu
Hs kể trong nhóm
H s thi kể
Hs nhận xét
1 hs đọc đề bài
Thực hiện yêu cầu
3 hs đọc bài văn
Thực hiện yêu cầu
Hs theo dõi
* Rút kinh nghiệm : ...............................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 30 tháng 10 năm 2015
Môn : TIẾNG VIỆT
Phân môn : Tập làm văn
Tuần 10 tiết 10
TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ
I. Mục tiêu :
- Biết viết một bức thư ngắn (nội dung khoảng 4 câu) để thăm hỏi, báo tin cho người thân dựa theo mẫu (sgk), biết cách ghi phong bì thư.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài : 
- Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.
- Đảm nhận trách nhiệm.
- Tìm kiếm sự hổ trợ.
III. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :
- Trình báy ý kiến cá nhân.
- Thảo luận cặp đôi – chia sẻ 
IV. Đồ dùng dạy học :
- Giấy khổ to viết sẳn các câu hỏi gợi ý nội dung và hình thức.
- Phiếu học tập và phong bì thư để thực hành ở lớp.
V. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định :
B. Kiểm tra : 
+ Tiết trước các em học bài gì?
- Gv trả bài và nhận xét bài văn kể về một người hàng xóm mà em yêu quý.
C. Bài mới :
1. Khám phá :
+ Em có khi nào viết thư cho ai chưa?
- Gv nhận xét giới thiệu : Trong giờ tập làm văn hôm nay, các em sẽ tập viết thư gửi và ghi đầy đủ phong bì thư.
- Gv ghi tựa bài lên bảng
2. Kết nối – Thực hành : 
+ Bài tập 1 : Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 
+ Em sẽ viết thư gửi ai? (Em sẽ viết thư gửi ông bà, cha mẹ, anh chị em  )
+ Dòng đầu thư em viết như thế nào? (Kế Thành, ngày 04 tháng 10 năm 2013)
+ Em viết lời xưng hô với ông như thế nào cho lịch sự, tình cảm? (Ông kính mến, cha kính yêu, chị kính yêu )
+ Trong hỏi thăm tình hình người nhận thư em sẽ viết như thế nào? (Ông ơi ! Dạo này ông có khỏe không? Ông có đi tập thể dục vào buổi sáng không. Cây cam hai ông cháu mình trồng chắc lớn lắm rồi ong nhỉ !)
+ Em sẽ thông bào những gì về tình hình gia đình và bản thân cho người thân biết? (Cả nhà cháu vẫn khỏe, bố mẹ vẫn đi làm đều. Năm nay cháu được lên lớp 3, em Ngọc cũng bắt đầu vào mẫu giáo rồi ông ạ! Bố giao cho cháu phải dạy cho em Ngọc tập tô chữ. Giá mà ông có đây ông sẽ dạy cho em giống như ngày xưa ông dạy cho cháu)
+ Em muốn chúc người thân của mình những gì? (Cháu kính chúc ông khỏe mạnh và sống lâu trăm tuổi)
+ Em hứa với ngừơi thân điều gì? (Cháu cố gằng học giỏi và vâng lời cha mẹ để ông được vui lòng)
- Gọi vài hs khá dựa vào gợi ý nêu miệng lại bức thư.
- Gv nhận xét bổ sung
- Yêu cầu hs cả lớp viết thư
- Gv theo dõi giúp đở hs yếu
- Gọi vài hs khá đọc lại bức thư trước lớp
- Gv nhận xét 
+ Bài 2 : Gọi hs đọc yêu cầu bài tập
- Gọi hs đọc phong bì thư được minh họa sgk
+ Góc bên trái phía trên của phong bì thư ghi gì? (Họ tên, đại chỉ, người gửi thư)
+ Góc bên phải phía dưới của phong bì thư ghi gì? (Họ tên, đại chỉ, người gửi thư)
+ Chúng ta dán tem ở đâu? (Ở góc bên phải phía trên)
- Yêu cầu hs viết phong bì thư
- Gv kiểm tra một số phong bì thư của hs
4 Áp dụng :
+ Khi viết thư cho người thân chúng ta cần ghi đầy đủ những gì?
+ Nêu cách ghi phong bì thư như thế nào để người nhận được dễ dàng?
- Gv nhận xét tuyên dương
- Dặn hs hoàn thành lại bức thư 
- Chuẩn bị bài sau : Tôi có đọc đâu
- Gv nhận xét tiết học
Hát vui
1 hs nêu tên bài
Hs theo dõi
Hs trả lời-nhận xét
Hs theo dõi 
Hs nhắc tựa bài
1 hs nêu yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Thực hiện yêu cầu
Hs nhận xét
Thực hiện yêu cầu
Thực hiện yêu cầu
1 hs đọc đề bài
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs theo dõi
* Rút kinh nghiệm : ...............................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxTap lam van T 7 - 10.docx