Giáo án Tăng buổi Lớp 1 - học kỳ II

I. Mục tiêu.

- Củng cố cho học sinh những kiến thức về quan hệ từ, danh từ, động từ, tính từ mà các em đã được học.

- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.

- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.

II.Chuẩn bị :

 Nội dung ôn tập.

III.Hoạt động dạy học :

 

doc 100 trang Người đăng honganh Lượt xem 1269Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tăng buổi Lớp 1 - học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Em hãy chuyển đoạn văn sau thành một đoạn đối thoại :
 Bố cho Giang một quyển vở mới. Giữa trang bìa là một chiếc nhãn vở trang trí rất đẹp. Giang lấy bút nắn nót viết tên trường, tên lớp, họ và tên em vào nhãn vở.
 Bố nhìn những dòng chữ ngay ngắn, khen con gái đã tự viết được nhãn vở. 
Bài tập 2 : Cho tình huống:
 Bố (hoặc mẹ) em đi công tác xa. Bố (mẹ) gọi điện về. Em là người nhận điện thoại. Hãy ghi lại nội dung cuộc điện thoại bằng một đoạn văn hội thoại.
4 Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Ví dụ:
- Giang ơi! Bố mua cho con một cuốn vở mới đây này. Giang giơ hai tay cầm cuốn vở bố đưa :
- Con cảm ơn bố!
- Con tự viết nhãn vở hay bố viết giúp con?
- Dạ! Con tự viết được bố ạ!
 Giang nắn nót viết tên trường, tên lớp, họ và tên của mình vào nhãn vở.
 Nhìn những dòng chữ ngay ngắn Giang viết, bố khen:
- Con gái bố giỏi quá!
Ví dụ:
Reng! Reng! Reng!
- Minh: A lô! Bố đấy ạ! Dạ! Con là Minh đây bố.
- Bố Minh: Minh hả con? Con có khỏe không? Mẹ và em thế nào?
- Minh: Cả nhà đều khỏe bố ạ! Chúng con nhớ bố lắm!
- Bố Minh : Ở nhà con nhớ nghe lời mẹ, chăm ngoan con nhé! Bố về sẽ có quà cho hai anh em con.
- Minh: Dạ! Vâng ạ!
- Bố Minh: Mẹ có nhà không con? Cho bố gặp mẹ một chút!
- Minh: Mẹ có nhà bố ạ! Mẹ ơi! Mời mẹ lên nghe điện thoại của bố!
- HS lắng nghe và chuẩn bị bài sau.
Toán: Thực hành
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu.
- Củng cố về cộng, trừ và nhân số đo thời gian.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:
a) phút = ...giây.
 A. 165 B. 185.
 C. 275 D. 234
b) 4 giờ 25 phút 5 = ...giờ ... phút
A. 21 giờ 25 phút B. 21 giờ 5 phút
C. 22 giờ 25 phút D. 22 giờ 5 phút
Bài tập 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) giờ = ...phút ; 1giờ = ...phút
b) phút = ...giây; 2ngày = ...giờ
Bài tập3: Thứ ba hàng tuần Hà có 4 tiết ở lớp, mỗi tiết 40 phút. Hỏi thứ ba hàng tuần Hà học ở trường bao nhiêu thời gian?
Bài tập4: (HSKG)
Lan đi ngủ lúc 9 giờ 30 phút tối và dậy lúc 5 giờ 30 phút sáng. Hỏi mỗi đêm Lan ngủ bao nhiêu lâu?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải :
 a) Khoanh vào A
b) Khoanh vào D
Lời giải:
a) giờ = 24 phút ; 1giờ = 105phút
b) phút = 50 giây; 2ngày = 54giờ
Lời giải: 
Thứ ba hàng tuần Hà học ở trường số thời gian là: 40 phút 5 = 200 ( phút)
 = 2 gờ 40 phút. 
 Đáp số: 2 gờ 40 phút. 
Lời giải: 
Thời gian Lan ngủ từ tối đến lúc nửa đêm là:
 12 giờ - 9 giờ 30 phút = 2 giờ 30 phút.
Thời gian Lan ngủ mỗi đêm là:
 2 giờ 30 phút + 5 giờ 30 phút = 7 giờ 60 phút
	= 8 giờ.
 Đáp số: 8 giờ.
- HS chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 10 tháng 3 năm 2010.
Tiếng việt: Thực hành
LUYỆN TẬP VỀ VỐN TỪ TRUYỀN THỐNG.
I.Mục tiêu :
- Củng cố cho HS những kiến thức về chủ đề Truyền thống.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Nối từ truyền thống ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
A
B
Phong tục tập quán của tổ tiên, ông bà.
Truyền thống
Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người, nhiều địa phương khác nhau.
Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Bài tập2: 
Tìm những từ ngữ có tiếng “truyền”.
Bài tập 3 :
 Gạch dưới các từ ngữ chỉ người và địa danh gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc :
“Ở huyện Mê Linh, có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc Tô Định biết vậy, bèn lập mưu giết chết Thi Sách”. 
 Theo Văn Lang
 4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
Ví dụ:
 Truyền ngôi, truyền thống, truyền nghề, truyền bá, truyền hình, truyền thanh, truyền tin, truyền máu, truyền nhiễm, truyền đạt, truyền thụ,
Bài làm:
“Ở huyện Mê Linh, có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc Tô Định biết vậy, bèn lập mưu giết chết Thi Sách”.
- HS chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 12 tháng 3 năm 2010.
Toán: Thực hành
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu.
- HS nắm vững cách tính số đo thời gian
- Vận dụng để giải được bài toán liên quan.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:
a) 2,8 phút 6 = ...phút ...giây.
A. 16 phút 8 giây B. 16 phút 48 giây
C. 16 phút 24 giây D. 16 phút 16 giây
b) 2 giờ 45 phút 8 : 2 = ...?
A. 10 giờ 20 phút B. 10 giờ 30 phút 
C. 10 giờ D. 11 giờ
Bài tập 2: Đặt tính rồi tính:
6 phút 43 giây 5.
4,2 giờ 4 
92 giờ 18 phút : 6
31,5 phút : 6
Bài tập3: 
Một người làm từ 8 giờ đến 11 giờ thì xong 6 sản phẩm. Hỏi trung bình người đó làm một sản phẩm hết bao nhiêu thời gian? 
Bài tập4: (HSKG)
Trên một cây cầu, người ta ước tính trung bình cứ 50 giây thì có một ô tô chạy qua. Hỏi trong một ngày có bao nhiêu ô tô chạy qua cầu?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải : 
a) Khoanh vào B
b) Khoanh vào D
Đáp án:
33 phút 35 giây
16 giờ 48 phút
15 giờ 23 phút
5 phút 15 giây
Lời giải: 
 Thời gian nhười đó làm 6 sản phẩm là:
 11 giờ - 8 giờ = 3 giờ = 180 phút
 Trung bình người đó làm một sản phẩm hết số thời gian là: 180 phút : 6 = 30 phút.
 Đáp số: 30 phút.
Lời giải: 
 1 ngày = 24 giờ; 1 giờ = 60 phút
 1 phút = 60 giây
 Trong 1 giờ có số giây là:
 60 60 = 3600 (giây)
 Trong 1 ngày có số giây là:
 3600 24 = 86400 (giây)
Trong một ngày có số ô tô chạy qua cầu là:
 86400 : 50 = 1728 (xe) 
 Đáp số: 1728xe.
- HS chuẩn bị bài sau.
 Đã duyệt, ngày 8 – 3 – 2010
 Trần Thị Thoan.
TUẦN 27
Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2010.
Tiếng việt: Thực hành
LUYỆN TẬP VỀ VIẾT ĐOẠN ĐÔI THOẠI
I. Mục tiêu.
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về viết đoạn đối thoại.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
 Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Nêu dàn bài chung về văn tả người?
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Cho tình huống sau : Em vào hiệu sách để mua sách và một số đồ dùng học tập. Hãy viết một đoạn văn hội thoại cho tình huống đó.
Bài tập 2 : Tối chủ nhật, gia đình em sum họp đầm ấm, vui vẻ. Em hãy tả buổi sum họp đó bằng một đoạn văn hội thoại.
4 Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Ví dụ:
- Lan: Cô cho cháu mua cuốn sách Tiếng Việt 5, tập 2.
- Nhân viên: Sách của cháu đây.
- Lan: Cháu mua thêm một cái thước kẻ và một cái bút chì nữa ạ!
- Nhân viên: Thước kẻ, bút chì của cháu đây.
- Lan: Cháu gửi tiền ạ! Cháu cảm ơn cô!
Ví dụ:
 Tối ấy sau khi ăn cơm xong, cả nhà ngồi quây quần bên nhau. Bố hỏi em:
- Dạo này con học hành như thế nào? Lấy vở ra đây bố xem nào? 
 Em chạy vào bàn học lấy vở cho bố xem. Xem xong bố khen:
- Con gái bố viết đẹp quá! Con phải cố gắng lên nhé! Rồi bố quay sang em Tuấn và bảo :
- Còn Tuấn, con được mấy điểm 10?
Tuấn nhanh nhảu đáp:
- Thưa bố! Con được năm điểm 10 cơ đấy bố ạ.
- Con trai bố giỏi quá!
 Bố nói :
- Hai chị em con học cho thật giỏi vào. Cuối năm cả hai đạt học sinh giỏi thì bố sẽ thưởng cho các con một chuyến di chơi xa. Các con có đồng ý với bố không?
 Cả hai chị em cùng reo lên:
- Có ạ!
Mẹ nhìn ba bố con rồi cùng cười. Em thấy mẹ rất vui, em sẽ cố gắng học tập để bố mẹ vui lòng. Một buổi tối thật là thú vị.
- HS lắng nghe và chuẩn bị bài sau.
Toán: Thực hành
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu.
- Tiếp tục củng cố cho HS về cách tính số đo thời gian
- Củng cố cho HS về cách tính vận tốc.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:
a) 3 giờ 15 phút = ...giờ
A. 3,15 giờ B. 3,25 giờ
C. 3,5 giờ D. 3,75 giờ
b) 2 giờ 12 phút = ... giờ
A. 2,12 giờ B. 2,20 giờ 
C. 2,15 giờ D. 2,5 giờ
Bài tập 2: 
Một xe ô tô bắt đầu chạy từ A lúc 9 giờ đến B cách A 120 km lúc 11 giờ. Hỏi trung bình mỗi giờ xe chạy được bao nhiêu km?
Bài tập3: 
Một người phải đi 30 km đường. Sau 2 giờ đạp xe, người đó còn cách nơi đến 3 km. Hỏi vận tốc của người đó là bao nhiêu?
Bài tập4: (HSKG)
Một xe máy đi từ A lúc 8 giờ 15 phút đến B lúc 10 giờ được 73,5 km. Tính vận tốc của xe máy đó bằng km/giờ?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải : 
a) Khoanh vào B
b) Khoanh vào B
Lời giải: 
Thời gian xe chạy từ A đến B là:
 11 giờ - 9 giờ = 2 giờ
Trung bình mỗi giờ xe chạy được số km là:
 120 : 2 = 60 (km/giờ)
 Đáp số: 60 km/giờ.
Lời giải: 
 2 giờ người đó đi được số km là:
 30 – 3 = 27 (km)
Vận tốc của người đó là:
 27 : 2 = 13,5 (km/giờ)
 Đáp số: 13,5 km/giờ.
Lời giải: 
 Thời gian xe máy đó đi hết là:
 10 giờ - 8 giờ 15 phút = 1 giờ 45 phút.
 = 1,75 giờ.
Vận tốc của xe máy đó là:
 73,5 : 1,75 = 42 (km/giờ)
 Đáp số: 42 km/giờ
- HS chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 17 tháng 3 năm 2010.
Tiếng việt: Thực hành
LUYỆN TẬP VỀ THAY THẾ TỪ NGỮ
 ĐỂ LIÊN KẾT CÂU.
I.Mục tiêu :
- Củng cố cho HS những kiến thức về liên kết câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Mỗi từ ngữ in đậm sau đây thay thế cho từ ngữ nào? Cách thay thế từ ngữ có tác dụng gì?
Chiếc xe đạp của chú Tư
 Trong làng tôi, hầu như ai cũng biết chú Tư ChiếnỞ xóm vườn, có một chiếc xe là trội hơn người khác rồi, chiếc xe của chú lại là chiếc xe đẹp nhất, không có chiếc nào sánh bằngChú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt.
- Coi thì coi, đừng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bây
- Ngựa chú biết hí không chú?
 Chú đưa tay bóp cái chuông kính coong
- Nghe ngựa hí chưa?
- Nó đá chân được không chú?
Chú đưa chân đá ngược ra phía sau:
- Nó đá đó.
 Đám con nít cười rộ, còn chú thì hãnh diện với chiếc xe của mình.
Bài tập2: 
 Cho học sinh đọc bài “Bác đưa thư”. thay thế các từ ngữ và nêu tác dụng của việc thay thế đó?
 4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn 
bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Bài làm:
a/Từ ngữ in đậm trong bài thay thế cho các từ ngữ : chú thay thế cho chú Tư ; con ngựa sắt thay thế cho chiếc xe đạp ; nó thay thế cho chiếc xe đạp.
b/ Tác dụng : tránh được sự đơn điệu, nhàm chán, còn có tác dụng gây hứng thú cho người đọc, người nghe.
* Đoạn văn đã thay thế : Bác đưa thư traoĐúng là thư của bố rồi. Minh mừng quýnh. Minh muốn chạy thật nhanh vào nhàNhưng em chợt thấy bác đưa thư mồ hôi nhễ nhại. Minh chạy vội vào nhà. Em rót một cốc nước mát lạnh. Hai tay bưng ra, em lễ phép mời bác uống.
* Tác dụng của việc thay từ : Từ Minh không bị lặp lại nhiều lần, đoạn văn đọc lên nghe nhẹ nhàng, sinh động và hấp dẫn.
- HS chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 19 tháng 3 năm 2010.
Toán: Thực hành
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu.
- Tiếp tục củng cố cho HS về cách tính số đo thời gian
- Củng cố cho HS về cách tính quãng đường và thời gian.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1:
 Trên quãng đường dài 7,5 km, một người chạy với vận tốc 10 km/giờ. Tính thời gian chạy của người đó?
Bài tập 2: 
 Một ca nô đi với vận tốc 24 km/giờ. Hỏi sau bao nhiêu phút ca nô đi được quãng đường dài 9 km ( Vận tốc dòng nước không đáng kể)
Bài tập3: 
 Một người đi xe đạp đi một quãng đường dài 18,3 km hết 1,5 giờ. Hỏi với vận tốc như vậy thì người đó đi quãng đường dài 30,5 km hết bao nhiêu thời gian?
Bài tập4: (HSKG)
 Một vận động viên đi xe đạp trong 30 phút đi được 20 km. Với vận tốc đó, sau 1 giờ 15 phút người đó đi được bao nhiêu km?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải : 
Thời gian chạy của người đó là:
 7,5 : 10 = 0,75 (giờ)
 = 45 phút.
 Đáp số: 45 phút.
Lời giải: 
Đổi: 1 giờ = 60 phút.
 Quãng đường ca nô đi trong 1 phút là: 
 24 : 60 = 0,4 (km)
 Thời gian ca nô đi được quãng đường dài 9 km là: 9 : 0,4 = 22,5 (phút) 
 = 22 phút 30 giây.
 Đáp số: 22 phút 30 giây.
Lời giải: 
 Vận tốc của người đi xe đạp là:
 18,3 : 1,5 = 12,2 (km/giờ)
 Thời gian để người đó đi quãng đường dài 30,5 km là:
 30,5 : 12,2 = 2,5 (giờ)
 = 2 giờ 30 phút.
 Đáp số: 2 giờ 30 phút.
Lời giải: 
Đổi: 30 phút = 0,5 giờ.
 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ.
Vận tốc của người đó là:
 20 : 0,5 = 40 (km)
Sau 1 giờ 15 phút người đó đi được số km là:
 40 1,25 = 50 (km)
 Đáp số: 50 km.
- HS chuẩn bị bài sau.
 Đã duyệt, ngày 15 – 3 – 2010
 Trần Thị Thoan.
TUẦN 28
Thứ hai ngày 22 tháng 3 năm 2010.
Tiếng việt: Thực hành
LUYỆN TẬP VỀ TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu.
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả cây cối.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
 Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Nêu dàn bài chung về văn tả người?
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:
a) Cây bàng trong bài văn được tả theo trình tự nào? 
b) Tác giả quan sát bằng giác quan nào? c) Tìm hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng để tả cây bàng.
Cây bàng
 Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy, trông như ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu vàng lúc ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa lá bàng rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng hun ấy, sự biến đổi kì ảo trong “gam” đỏ của nó, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có nó gợi chất liệu gì không? Chất “sơn mài”
Bài tập 2 : Viết đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây : lá, hoa, quả, rễ hoặc thân có sử dụng hình ảnh nhân hóa.
4 Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau, về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh. 
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Bài làm:
 a) Cây bàng trong bài văn được tả theo trình tự : Thời gian như:
- Mùa xuân: lá bàng mới nảy, trông như ngọn lửa xanh.
- Mùa hè: lá trên cây thật dày.
- Mùa thu: lá bàng ngả sang màu vàng đục.
- Mùa đông: lá bàng rụng
 b) Tác giả quan sát cây bàng bằng các giác quan : Thị giác.
 c) Tác giả ssử dụng hình ảnh : Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng hun ấy.
Ví dụ:
 Cây bàng trước cửa lớp được cô giáo chủ nhiệm lớp 1 của em trồng cách đây mấy năm. Bây giờ đã cao, có tới bốn tầng tán lá. Những tán lá bàng xòe rộng như chiếc ô khổng lồ tỏa mát cả góc sân trường. Những chiếc lá bàng to, khẽ đưa trong gió như bàn tay vẫy vẫy.
- HS lắng nghe và chuẩn bị bài sau.
Toán: Thực hành
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu.
- Tiếp tục củng cố cho HS về cách tính số đo thời gian
- Củng cố cho HS về cách tính quãng đường và thời gian.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1:
 Bác Hà đi xe máy từ quê ra phố với vận tốc 40 km/giờ và đến thành phố sau 3 giờ. Hỏi nếu bác đi bằng ô tô với vận tốc 50 km/giờ thì sau bao lâu ra tới thành phố?
Bài tập 2: 
 Một người đi xe đạp với quãng đường dài 36,6 km hết 3 giờ. Hỏi với vận tốc như vậy, người đó đi quãng đường dài 61 km hết bao nhiêu thời gian?
Bài tập3: Một người đi bộ được 14,8 km trong 3 giờ 20 phút. Tính vận tốc của người đó bằng m /phút?
Bài tập4: (HSKG)
 Một xe máy đi một đoạn đường dài 250 m hết 20 giây. Hỏi với vận tốc đó, xe máy đi quãng đường dài 117 km hết bao nhiêu thời gian?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải : 
Quãng đường từ quê ra thành phố dài là:
 40 3 = 120 (km)
Thời gian bác đi bằng ô tô hết là:
 120 : 50 = 2,4 (giờ)
 = 2 giờ 24 phút.
 Đáp số: 2 giờ 24 phút
Lời giải: 
Vận tốc của người đi xe đạp là:
 36,6 : 3 = 12,2 (km/giờ)
 Thời gian để đi hết quãng đường dài 61 km là: 61 : 12,2 = 5 (giờ) 
 Đáp số: 5 giờ.
 Lời giải: 
 Đổi: 14, 8 km = 14 800 m
 3 giờ 20 phút = 200 phút.
 Vận tốc của người đó là:
 14800 : 200 = 74 (m/phút)
 Đáp số: 74 m/phút.
Lời giải: 
Đổi: 117 km = 117000m
117000 m gấp 250 m số lần là:
 117000 : 250 = 468 (lần)
Thời gian ô tô đi hết là:
 20 468 = 9360 (giây) = 156 phút 
 = 2,6 giờ = 2 giờ 36 phút. 
 Đáp số: 2 giờ 36 phút. 
- HS chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 24 tháng 3 năm 2010.
Tiếng việt: Thực hành
LUYỆN TẬP VỀ CÂU.
I.Mục tiêu :
- Củng cố cho HS những kiến thức về phân môn luyện từ và câu giữa học kì hai.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: 
 Đặt 3 câu ghép không có từ nối?
Bài tập2:
 Đặt 3 câu ghép dùng quan hệ từ.
Bài tập 3 : 
Đặt 3 câu ghép dùng cặp từ hô ứng.
Bài tập 4 : Thêm vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép trong các ví dụ sau :
 a/ Tuy trời mưa to nhưng ...
 b/ Nếu bạn không chép bài thì ...
 c/ ...nên bố em rất buồn.
 4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn 
bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Ví dụ:
Câu 1 : Gió thổi, mây bay
Câu 2 : Mặt trời lên, những tia nắng ấm áp chiếu xuống xóm làng.
Câu 3: Lòng sông rộng, nước trong xanh.
Ví dụ:
Câu 1 : Trời mưa to nhưng đường không ngập nước.
Câu 2 : Nếu bạn không cố gắng thì bạn sẽ không đạt học sinh giỏi.
Câu 3 : Vì nhà nghèo quá nên em phải đi bán rau phụ giúp mẹ.
 Ví dụ:
Câu 1 : Trời vừa hửng sáng, bố em đã đi làm.
Câu 2 : Mặt trời chưa lặn, gà đã lên chuồng.
Câu 3 : Tiếng trống vừa vang lên, các bạn đã có mặt đầy đủ.
Ví dụ:
a/ Tuy trời mưa to nhưng Lan đi học vẫn đúng giờ.
b/ Nếu bạn không chép bài thì cô giáo sẽ phê bình đấy.
c/ Vì em lười học nên bố em rất buồn.
- HS chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 26 tháng 3 năm 2010.
Toán: Thực hành
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu.
- Tiếp tục củng cố cho HS về cách vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Củng cố cho HS về phân số và số tự nhiên.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:
a) 72 km/giờ = ...m/phút
A. 1200 B. 120
C. 200 D. 250.
b) 18 km/giờ = ...m/giây
A. 5 B. 50
C. 3 D. 30
c)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tang buoi(1).doc