Lịch sử
NƯỚC VĂN LANG
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS nêu được :
· Nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta là nhà nước Văn Lang, ra đời vào khoảng 700 năm TCN, là nơi người Lạc Việt sinh sống.
· Tổ chức xã hội của nhà nước Văn Lang gồm 4 tầng lớp là : Vua Hùng, các lạc tướng và lạc hầu, lạc dân, tầng lớp thấp kém nhất là nô tỳ.
· Những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt.
· Một số tục lệ của người Lạc Việt còn được lưu giữ tới ngày nay.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
· Các hình minh họa trong SGK, phóng to nếu có điều kiện.
· Bảng phụ viết sẵn nội dung gợi ý cho các họat động .
· Phiếu thảo luận nhóm, viết vào khổ giấy A3 hoặc A2, số lượng tùy theo số nhóm.
· Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, phóng to.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
lớp thấp kém nhất là nô tỳ. ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT, TINH THẦN CỦA NGƯỜI LẠC VIỆT -GV treo các tranh ảnh về các cổ vật và họat động của người Lạc Việt như hình minh họa trong SGK . -GV giới thiệu về từng hình, sau đó phát phiếu thảo luận nhóm cho HS và nêu yêu cầu : hãy cùng quan sát các hình minh họa và đọc SGK để điền các thông tin về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt vào bảng thống kê . Đời sống vật chất tinh thần của người Lạc Việt Sản xuất Aên uống Mặc và trang điểm Ơ’ Lễ hội -Trồng lúa, khoai, đỗ, cây ăn quả, rau, dưa hấu -Nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. -Đúa đồng : Giáo, mác, mũi tên, rìu, lưỡi cày. -Làm gốm. -Đóng thuyền -Cơm, xôi -Bánh chưng, bánh dày -Uống rượu. -Làm mắm -Nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình. - Búi tóc hoặc cạo trọc đầu. -Phụ nữ đeo hoa tai, vòng tay bằng đá, đồng. -Ở nhà sàn -Sống quây quần thành làng. -Vui chơi nhảy múa. -Đua thuyền. -Đấu vật. -GV gọi các nhóm dán phiếu của mình lên bảng, sau đó cho mỗi nhóm trình bày một nội dung trước lớp. -GV nêu yêu cầu : Dựa vào bảng thống kê trên, hãy mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt bằng lời của em. -GV gọi một số học sinh trình bày trước lớp. -GV nhận xét, tuyên dương những HS tốt. PHONG TỤC CỦA NGƯỜI LẠC VIỆT -GV hỏi : Hãy kể tên một số câu chuyện cổ tích, truyền thuyết nói về các phong tục của người Lạc Việt mà em biết. -GV hỏi : Địa phương chúng ta còn lưu trữ các phong tục nào của người Lạc Việt ? -GV nhận xét và khen ngợi những HS nêu được nhiều phong tục hay. - HS đọc SGK, quan sát lược đồ và làm việc theo yêu cầu. -HS có thể dùng bút chì để gạch chân các phần cần điền vào bảng thống kê, hoặc viết các thông tin này vào vở. Kết quả của hoạt động : 1. Điền thông tin thích hợp vào bảng sau : Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt Tên nước Văn Lang Thời điểm ra đời Khoảng 700 năm TCN Khu vực hình thành Khu vực sông Hồng, sông Mã, sông cả 2. Xác định thời gian ra đời của nước Văn Lang trên trục thời gian : -HS phát biểu ý kiến : + Là nước Văn Lang + Nước Văn Lang ra đời vào khoảng 700 năm TCN. +1 HS lên bảng xác định, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. + Nước Văn Lang được hình thành ở khu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả. + 1 đến 2 HS lên bảng chỉ, HS cả lớp theo dõi và nhận xét, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau chỉ cho nhau xem trong lược đồ của SGK. - HS nghe kết luận. - HS làm việc theo cặp, cũng vẽ sơ đồ vào vở và điền, 1 HS lên bảng điền. Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang : Vua Hùng Lạc tướng , lạc hầu Lạc dân Nô tỳ -HS xung phong phát biểu ý kiến + Xã hội Văn Lang có 4 tầng lớp, đó là vua Hùng, các lạc tướng và lạc hầu, lạc dân, nô tỳ. +Người đứng đầu trong Nhà nước Văn Lang là vua, gọi là Hùng Vương. + Tầng lớp sau vua là các lạc tướng và lạc hầu, họ giúp vua cai quản đất nước. + Dân thường gọi là lạc dân. + Tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội Văn Lang là nô tỳ, họ là người hầu hạ trong các gia đình ngườiø giàu phong kiến. -HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm từ 6-8 HS, thảo luận theo yêu cầu của GV. -Lần lượt các nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung ý kiến để có bảng kê đầy đủ như trên. -HS làm việc theo cặp, 2 HS ngồi cạnh nói cho nhau nghe, có thể nói về 1 hoặc 2 mặt của cuộc sống mà em thích hoặc nói về tất cả các mặt. -2 đến 3 HS trình bày, ví dụ : +Người Lạc Việt đã biết trồng lúa, khoai, đỗ, cây ăn quả, dưa hấu để lấy thực phẩm. Từ những sản phẩm của đồng ruộng họ chế biến được nhiều món ăn như cơm, bánh chưng, nấu rượu, làm mắm, Không chỉ trồng trọt, người Lạc Việt còn biết đúc đồng, họ làm giáo mác, mũi tên, lưỡi cày, rìu, sản phẩm đúc đồng nổi tiếng của người Lạc Việt còn lưu truyền đến tận ngày nay, đó là trống đồng + Người Lạc Việt rất thích lễ hội, vào những ngày hội làng mọi người thường hóa trang vui chơi nhảy múa theo nhịp trống đồng Họ còn tổ chức nhiều tròchơi hấp dẫn như đua thuyền trên sông, đấu vật trên những bãi đất rộng -HS thảo luận cặp đôi và phát biểu ý kiến: + Sự tích bánh chưng, bánh dày nói về tục làm bánh chưng. + Sự tích Mai An Tiêm, nói về việc trồng dưa hấu của người Lạc Việt. + Sự tích Sơn Tinh, Thủy Tinh nói về việc đắp đê, trị thủy của người Lạc Việt. + Sự tích Chử Đồng Tử ( học ở lớp 3) nói về việc thờ Chử Đồng Tử của nhân dân vùng sông Hồng. + Sự tích trầu cau nói về tục ăn trầu cùa người Việt - HS nêu theo hiểu biết . Ví dụ : Tục ăn trầu, trồng khoai, đỗ, tổ chức lễ hội vào mùa xuân có các trò đua thuyền, đấu vật, làm bánh chưng, bánh dày 5 Củng cố, dặn dò: -GV nêu : Trong một lần đến thăm đền Hùng, Bác Hồ đã nói với Đại đoàn Quân tiên phong trước khi tiếp quản thủ đô :” Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước “. Em có suy nghĩ gì về câu nói của Bác Hồ ? -HS nêu ý kiến. -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ trang 14, SGK, trả lời các câu hỏi cuối bài, làm các bài tập tự đánh giá. Lịch sử NƯỚC ÂU LẠC I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS nêu được : Nước Aâu Lạc ra đời là sự tiếp nối của nứoc Văn Lang ; thời gian tồn tại,tên vua, nơi đóng đô của nước Aâu Lạc. Những thành tựu của người Aâu Lạc ( chủ yếu về mặt quân sự). Người Aâu Lạc đã đoàn kết chống quân xâm lược Triệu Đà nhưng do mất cảnh giác nên bị thất bại. Biết bảo vệ các di tích lịch sử. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các hình minh họa trong SGK, phóng to nếu có điều kiện. Bảng phụ viết sẵn nội dung gợi ý cho các họat động. Phiếu thảo luận nhóm, viết vào khổ giấy A3 hoặc A2, số lượng tùy theo số nhóm. Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, phóng to. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 3 4 5 1. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trang 14 SGK. - GV nhận xét việc học bài ở nhà của HS. - GV hỏi : các em biết gì về thành Cổ Loa, thành này ở đâu, do ai xây dựng ? 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Bài học trước đã cho các em biết nhà nước đầu tiên của dân tộc ta là nước Văn Lang, vậy tiếp sau nhà nước Văn Lang là nhà nước nào ? Nhà nước này có liên quan gì đến thành Cổ Loa ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài nước Âu Lạc. CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI LẠC VIỆT VÀ NGƯỜI ÂU VIỆT - GV yêu cầu HS đọc SGK, sau đó lần lượt hỏi các câu sau : + Người Âu Việt sống ở đâu ? + Đời sống của người Âu Việt có những điểm gì giống với đời sống của người Lạc Việt ? + Người dân Âu Việt và Lạc Việt sống với nhau như thế nào ? Kết luận : Người Âu Việt sinh sống ở mạn Tây Bắc của nước Văn Lang, cuộc sống của họ có nhiều nét tương đồng với cuộc sống của người Lạc Việt, người Âu Việt và người Lạc Việt sống hòa hợp với nhau. SỰ RA ĐỜI CỦA NƯỚC ÂU LẠC - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo định hướng như sau : 1. Vì sao người Lạc Việt và người Âu Việt lại hợp nhất với nhau thành 1 đất nước ? Đánh dấu + vào ô trống trước ý trả lời đúng. ¨ Vì cuộc sống của họ có những nét tương đồng. ¨ Vì họ có chung 1 kẻ thù ngọai xâm. ¨ Vì họ sống gần nhau. 2. Ai là người có công hợp nhất đất nước của người Lạc Việt và người Âu Việt ? 3. Nhà nước của người Lạc Việt và người Âu Việt có tên là gì ? Đóng đô ở đâu ? Nước Đóng đô ở - GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận. - GV hỏi : Nhà nước tiếp sau nhà nước Văn Lang là nhà nước nào ? Nhà nước này ra đời vào thời gian nào? - GV kết luận nội dung hoat động 2 : Người Âu Việt và người Lạc Việt sống gần nhau, lại có nhiều điểm tương đồng. Cuối thế kỷ thứ III TCN, trước yêu cầu chống giặc ngọai xâm họ đã liên kết với nhau. Dưới sự lãnh đạo của Thục Phán, họ đã chiến thắng quân xâm lược tần và lập ra một nước chung là nước Âu Lạc. Nước Âu Lạc là sự tiếp nối của nhà nước Văn Lang. NHỮNG THÀNH TỰU CỦA NGƯỜI DÂN ÂU LẠC - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp với định hướng : Hãy đọc SGK, quan sát hình minh họa và cho biết người Âu Lạc đã đạt được những thành tựu gì trong cuộc sống : + Về xây dựng ? + Về sản xuất ? + Về làm vũ khí ? - GV yêu cầu HS nêu kết quả thảo luận. - GV hỏi : So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc ? GV giới thiệu thành Cổ Loa trên lược đồ khu di tích thành Cổ Loa : Cổ Loa là vùng đất cao ráo, dân cư đông đúc nằm ở trung tâm của nước Âu Lạc, là đầu mối giao thông đường thủy lớn. Từ đây có thể theo sông HoÀng, sông Đáy xuôi về vùng đồng bằng cũng có thể lên vùng rừng núi đông bắc qua sông Cầu, sông Thương. Chính vì vậy nên Thục Phán An Dương Vương đã chọn đóng đô ở Cổ Loa. - GV :Hãy nêu về tác dụng của thành Cổ Loa và nỏ thần. -GV kết luận : Người Âu Lạc đạt được nhiều thành tựu trong cuôc sống đó là thành tựu rực rỡ nhất là về sự phát triển quân sự thể hiện ở việc bố trí thành Cổ Loa và chế tạo nỏ bắn được nhiều mũi tên một lần. NƯỚC ÂU LẠC VÀ CUỘC XÂM LƯỢC CỦA TRIỆU ĐÀ -GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn từ “ Từ năm 207 TCN phong kiến phương Bắc”. -GV nêu yêu cầu : Dựa vào SGK, bạn nào có thể kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc ? -GV hỏi : Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại thất bại ? -Vì sao năm 179 TCN, nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. -HS đọc SGK và trả lời câu hỏi : + Người Âu Việt sống ở mạn Tây Bắc của nước Văn Lang. + Người Âu Việt cũng biết trồng lúa, chế tạo đồ đồng, biết trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá như người Lạc Việt. Bên cạnh đó phong tục của người Âu Việt cũng giống người Lạc Việt. + Họ sống hòa hợp với nhau . - 3 đến 4 HS thành 1 nhóm, thảo luận với nhau theo nội dung định hướng 1. Vì sao người Lạc Việt và người Âu Việt lại hợp nhất với nhau thành 1 đất nước ? ¨ Vì cuộc sống của họ có những nét tương đồng. ¨ Vì họ có chung 1 kẻ thù ngọai xâm. ¨ Vì họ sống gần nhau. 2. Người có công hợp nhất đất nước của người Lạc Việt và người Âu Việt là Thục Phán An Dương Vương 3. Nhà nước của người Lạc Việt và người Âu Việt là nước Âu Lạc, kinh đô ở vùng cổ loa, thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội ngày nay. - 3 HS đại diện trình bày trước lớp, HS còn lại theo dõi và bổ sung ý kiến. - HS : Nhà nước tiếp sau nhà nước văn Lang là nước Âu Lạc, ra đời vào cuối thế kỷ thứ III TCN. - 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi với nhau theo yêu cầu. Kết quả hoạt động tốt : + Người Âu Lạc đã xây dựng được kinh thành Cổ Loa với kiến trúc ba vòng hình ốc đặc biệt. + Người Âu Lạc sử dụng rộng rãi các lưỡi cày bằng đồng, biết kỹ thuật rèn sắt. + Người Âu Lạc chế tạo được loại nỏ một lần bắn được nhiều mũi tên. -Một số HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi, bổ sung và nhận xét. -HS suy nghĩ và trả lời : Nước Văn Lang đóng đô ở Phong Châu là vùng rừng núi, còn nước Âu Lạc đóng đô ở vùng đồng bằng. - HS quan sát sơ đồ và nêu : Thành Cổ Loa là nơi có thẻ tấn công và phòng thủ, vừa là căn cứ của bộ binh, vừa là căn cứ của thủy binh. Thành lại phù hợp vói việc sử dụng cung nỏ, nhất là loại nỏ bắn được nhiều mũi tên một lần mà người Âu Lạc chế tạo được . -1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi trong SGK. -1 đến 2 HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến. -HS : Vì người dân Âu Lạc đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm, lại có tướng chỉ huy giỏi, vũ khí tốt, thành lũy kiên cố. -Vì Triệu Đà dùng kế hoãn binh, cho con trai là Trọng Thủy sang làm rễ của An Dương Vuơng để điều tra cách bố trí lực lượng và chia rẽ nội bộ những người đứng đầu nhà nước Âu Lạc. 6 Củng cố, dặn dò: -GV gọi HS đọc phần ghi nhớ cuối bài. ( 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi trong SGK) -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học thuộc ghi nhớ, trả lời các câu hỏi cuối bài, làm các bài tập tự đánh giá ( nếu có) và chuẩn bị bài sau. Lịch sử NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS nêu được : Thời gian nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hô là từ năm 179 TCN đến năm 938. Một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta. Nhân dân ta không chịu khuất phục, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hóa dân tộc. Tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc ta. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu thảo luận nhóm và bảng phụ kẻ sẵn nội dung như sau : Tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ Thời gian Các mặt Trước năm 179 TCN Từ năm 179 TCN đến năm 938 Chủ quyền Kinh tế Văn hóa * Phiếu học tập cho từng HS có nội dung như sau : PHIẾU HỌC TẬP Họ và tên : .. Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc Thời gian Các cuộc khởi nghĩa III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 3 1. Kiểm tra bài cũ: -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS 1và HS 2 trả lời 2 câu hỏi cuối bài; HS 3 kể lai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc. -GV nhận xét việc học bài ở nhà của HS 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Cuối bài học trước, chúng ta đã biết năm 179 TCN, quân Triệu Đà đã chiếm được nước Âu Lạc. Tình hình nước Âu Lạc sau năm 179 TCN như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc. CHÍNH SÁCH ÁP BỨC BÓC LỘT CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC ĐỐI VỚI NHÂN DÂN TA -GV yêu cầu HS đọc SGK từ :” Sau khi Triệu Đà thôn tính sống theo luật pháp của người Hán” -GV hỏi : Sau khi thôn tính được nước ta, các triều đại phong kiếnphương Bắc đã thi hành những chính sách áp bức, bóc lột nào đối với nhân dân ta ? -GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo yêu cầu : Tìm sự khác biệt về tình hình nước ta về chủ quyền, về kinh tế, về văn hóa trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. (GV treo bảng phụ). -GV gọi một nhóm đại diện nêu kết quả thảo luận. GV nhận xét các ý kiến của HS, ghi các ý kiến đúng lên bảng để hòan thành bảng so sánh như sau : Tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ Thời gian Các mặt Trước năm 179 TCN Từø năm 179 TCN đến năm 938 Chủ quyền Là một nước độc lập Trở thành quận huyện của phong kiến phương Bắc Kinh tế Độc lập và tự chủ Bị phụ thuộc phải cống nạp Văn hóa Có phong tục tập quán riêng Phải theo phong tục của người Hán, học chữ Hán, nhưng nhân dân ta vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc. -GV kết luận về nội dung hoạt động 1: Từ năm 179 TCN đến năm 938, các triều đại phong kiến phương Bắc nối tiếp nhau đô hộ nước ta. Chúng biến nước ta từ một nước độc lập trở thành một quận huyện của chúng, và thi hành nhiều chính sách áp bức bóc lột tàn khốc khiến nhân dân ta vô cùng cực nhọc. Không chịu khuất phục, nhân dân ta vẫn giữ gìn các phong tục truyền thống, lại học thêm nhiều nghề mới của người dân phương Bắc, đồng thời liên tục khởi nghĩa chống lại phong kiến phương Bắc. CUỘC KHỞI NGHĨA CHỐNG ÁCH ĐÔ HỘ CỦA PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC -GV phát phiếu học tập cho từng HS, nếu không có phiếu thì GV hướng dẫn HS kẻ bảng thống kê vào vở. -GV nêu yêu cầu : Hãy đọc SGK và điền các thông tin về các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lai ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và bảng thống kê. -GV nêu yêu cầu HS báo cáo kết quả trước lớp. -GV ghi ý kiến của HS lên bảng để hoàn thành bảng thống kê như sau : Thời gian Các cuộc khởi nghĩa Năm 40 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Năm 248 Khởi nghĩa Bà Triệu Năm542 Khởi nghĩa Lý Bí Năm550 Khởi nghĩa Triệu Quang Phục Năm722 Khởi nghĩa Mai Thúc Loan Năm766 Khởi nghĩa Phùng Hưng Năm905 Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ Năm931 Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ Năm938 Chiến thắng Bạch Đằng -GV hỏi : Từ năm 179 TCN đến năm 938 nhân dân ta đã có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa lớn chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc ? -Mở đầu cho các cuộc khởi nghĩa ấy là cuộc khởi nghĩa nào ? -Cuộc khởi nghĩa nào đã kết thúc hơn một nghìn năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc và giành lại độc lập hoàn toàn cho đất nước ta ? -Việc nhân dân ta liên tục khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc nói lên điều gì ? -HS đọc thầm SGK. -HS tiếp nối nhau phát biểu đến khi đủ ý thì dừng lại : + Chúng chia nước ta thành nhiều quận, huyện do chính quyền người Hán cai quản. + Chúng bắt nhân dân ta lên rừng să voi, tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ, trầm; xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để cống nạp. + Chúng đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán, học chữ Hán, sống theo pháp luật của người Hán. -HS chia thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, thảo luận và điền kết quả thảo luận vào phiếu. -1 HS đọc phiếu trước lớp, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến. -HS nhận phiếu hoặc tự kẻ bảng thống kê theo hướng dẫn. -HS làm việc cá nhân. -1 HS nêu, HS khác theo dõi và bổ sung. -Có 9 cuộc khởi nghĩa lớn. -Là khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. -Khởi nghĩa Ngô Quyền vói chiến thắng Bạch Đằng năm 938. -Nhân dân ta có mọt lòng nồng nàn yêu nước, quyết tâm, bền chí đánh giặc giữ nước. 4 Củng cố, dặn dò: -GV gọi HS đọc phần ghi nhớ cuối bài. (HS: 2 HS lần lượt đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi trong SGK). -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ, trả lời các câu hỏi cuối bài và chuẩn bị bài sau. Lịch sử KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG I. MỤC TIÊU: Sau bài hoc HS có thể : Nêu được nguyên nhân Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Tường thuật được trên lược đồ diễn biến của cuộc khởi nghĩa. Hiểu và nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa : Đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. Tự hào về truyền thống bất khuất chống ngọai xâm, biết ơn ghi nhớ công lao to lớn của Hai Bà Trưng. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình minh họa trong SGK, phóng to nếu có điều kiện. Lược đồ khu vực chính nổ ra khởi nghĩa Hai Bà Trưng (phóng to) GV và HS tìm hiểu về tên phố, tên đường, đền thờ hoặc địa danh nhắc đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 3 4 5 1. Kiểm tra bài cũ: -GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu HS trả lời 3 câu hỏi cuối bài 3.( 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu). -GV nhận xét việc học bài ở nhà. 2. Bài mới: Giới thiệu bài:Trong bài học trước các em đã biết để chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc, nhân dân ta đã liên tục nổi dậy khởi nghĩa. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về một trong các cuộc khởi nghĩa ấy, đó là khởi nghĩa Hai Bà Trưng. NGUYÊN NHÂN CỦA KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG. -GV yêu cầu HS đọc SGK từ Đầu thế kỷ thứ I đền nợ nước, trả thù nhà. -GV giải thích các khái niệm : + Quận Giao Chỉ : Thời nhà Hán đô hộ nước ta, vùng đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chúng đặt là quận Giao Chỉ. ( chỉ vùng đất trên bản đồ Việt Nam). + Thái Thú : là một chức quan cai trị một quận thời nhà Hán đô hộ nước ta. -GV yêu cầu HS : Hãy thảo luận với nhau để tìm nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. -GV gọi đại diện HS phát biểu ý kiến. GV kết luận nội dung HĐ1 : Oùan hận ách đô hộ của nhà Hán, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa và được nhân dân khắp nơi hưởng ứng. Việc thái thú Tô Định giết chết chồng của bà Trưng Trắc là Thi Sách càng làm choHai Bà Trưng tăng thêm quyết tâm đánh giặc. -GV nêu vấn đề : Khi tìm hiểu nguyên nhân của cuộc khởi ng
Tài liệu đính kèm: