Giáo án Địa lí Lớp 4 - Tuần 7 đến 10 - Năm học 2015-2016 - Châu Anh Thơm

Tuaàn 8 tieát 8

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN

 Ở TÂY NGUYÊN

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

- Nêu được một số hoạt động sản xuất chú yếu của người dân ở Tây Nguyên:

+ Trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, chè, ) trên đất ba dan,

+ Chăn nuôi trâu bò trên đồng cỏ.

- Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây công ngiệp và vật nuôi được nuôi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.

- Quan sát hình, nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn ma Thuột.

- HS khá, giỏi:

+ Biết được những thuận lợi, khó khăn của điều kiện đất đai, khí hậu đối với việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi trâu, bò ở Tây Nguyên.

+ Xác lập được mối quan hệ địa lý giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người: đất ba dan-trồng cây công nghiệp; đồng cỏ xanh tốt-chăn nuôi.

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

- Bản đồ hành chính Việt Nam.

- Bản Đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.

- Tranh ảnh về vùng trồng cây cà phê, một số sản phẩm của Buôn MaThuột.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

 

docx 10 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 4 - Tuần 7 đến 10 - Năm học 2015-2016 - Châu Anh Thơm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thöù naêm ngaøy 08 thaùng 10 naêm 2015
Moân : LÒCH SÖÛ – ÑÒA LYÙ
Phaân moân : Ñòa lyù
Tuaàn 7 tieát 7
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU :
- Biết Tây nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống (Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Kinh,) nhưng lại là nơi thua dân nhất nước ta.
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc ở Tây Nguyên: Trang phục truyền thống: nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy.
- HS khá, giỏi: Quan sát tranh, ảnh mô tả nhà rông.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Bản Đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh về nhà ở, buôn làng, trang phục, lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS kiểm tra :
+ Tây Nguyên có những cao nguyên nào ?
+ Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa ? Nêu đặc điểm của từng mùa?
- Gọi HS nhận xét bạn trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
3.Bài mới :
* Giới thiệu bài : Tây Nguyên là nơi có nhiều dân tộc cùng sinh sống. Bài học hôm nay sẽ giới thiệu với các em một số dân tộc nơi đây cùng với những nét độc đáo trong sinh hoạt của họ.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 1 : Tây Nguyên – Nơi có nhiều dân tộc sinh sống.
- Yêu cầu HS đọc mục 1 trong SGK để trả lời câu hỏi :
+ Kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên ?
+ Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên ? Những dân tộc nào từ nơi khác đến ?
+ Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã làm gì ?
- Giúp HS hoàn thiện các câu trả lời.
- Nêu thêm : Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc sinh sống nhưng đây lại là nơi dân cư thưa thớt nhất nước ta ?
* Hoạt động 2 : Nhà rông ở Tây Nguyên.
- Cho các nhóm dựavào mục 2 trong SGK và tranh, ảnh về nhà sàn, buôn làng, nhà rông của các dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận.
+ Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt ?
+ Nhà rông dùng để làm gì ?
+ Sự to đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì ?
* Hoạt động 3 : Trang phục, lễ hội.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận.
+ Người dân Tây Nguyên nam, nữ thường mặc như thế nào ?
+ Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào ?
+ Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên ?
+ Người dân Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội ?
+ Ở Tây Nguyên, người dân thường sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào ?
- Tổng kết bài : Cho HS đọc nội dung cuối bài.
 Tây Nguyên tuy có nhiều đân tộc cùng chung sống nhưng đây là nơi thưa đân nhất nước ta.
 Các đân tộc Tây Nguyên sống tập trung thành các buôn, sinh hoạt tập thể ở nhà rông. Người đân nơi đây rất yêu thích nghệ thuật và sáng tạo ra nhiều loại nhạc cụ dân tộc độc đáo.
4. Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
+ Qua bài học em biết gì về các dân tộc ở Tây Nguyên ?
5.Dặn dò :
- Nhận xét các hoạt động của HS.
- Dặn HS về nhà tìm hiểu thêm về các dân tộc ở Tây Nguyên. 
- Chuẩn bị bài sau : Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
- Hát vui.
- 2 HS lần lượt trả lời câu hỏi theo yêu cầu kiểm tra.
- 1 HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- Làm việc cá nhân.
- HS đọc thầm mục 1 và trả lời câu hỏi :
+ Gia rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Kinh, Mông, Tày, Nùng.
+ Gia rai, Ê-đê, Ba-na là các dân tộc sống lâu đời ờ Tây Nguyên, còn các dân tộc Kinh, Mông, Tày, Nùng từ nơi khác đến.
+ Chung sức xây dựng Tây Nguyên trở nên ngày càng giàu đẹp.
- Lắng nghe.
- Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm dựavào mục 2 trong SGK và tranh, ảnh về nhà sàn, buôn làng, nhà rông của các dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận.
+ Mỗi buôn làng thường có một nhà rông.
+ Sinh hoạt tập thể như hội họp, tiếp khách.
+ Giàu có, thịnh vượng.
- Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm thảo luận mục 2 SGK.
+ Nam thường đóng khố, nữ thường mặc váy.
+ Vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch.
+ Lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, hội xuân, lễ hội đâm trâu, lễ ăn cơm mới.
+ Múa hát, uống rượu cần,
+ Đàn tơ-rưng, đàn krông-pút, cồng, chiêng,
-1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- 1 HS nêu lại.
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù naêm ngaøy 15 thaùng 10 naêm 2015
Moân : LÒCH SÖÛ – ÑÒA LYÙ
Phaân moân : Ñòa lyù
Tuaàn 8 tieát 8
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
 Ở TÂY NGUYÊN
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chú yếu của người dân ở Tây Nguyên:
+ Trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, chè,) trên đất ba dan,
+ Chăn nuôi trâu bò trên đồng cỏ.
- Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây công ngiệp và vật nuôi được nuôi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.
- Quan sát hình, nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn ma Thuột.
- HS khá, giỏi: 
+ Biết được những thuận lợi, khó khăn của điều kiện đất đai, khí hậu đối với việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi trâu, bò ở Tây Nguyên.
+ Xác lập được mối quan hệ địa lý giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người: đất ba dan-trồng cây công nghiệp; đồng cỏ xanh tốt-chăn nuôi.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Bản Đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh về vùng trồng cây cà phê, một số sản phẩm của Buôn MaThuột.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS kiểm tra :
+ Kể tên những loại cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên ? 
+ Dựa vào điều kiện đất đai và khí hậu, hãy cho biết việc trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên có thuận lợi và khó khăn gì ?
- Gọi HS nhận xét bạn trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
3.Bài mới :
* Giới thiệu bài : Bài địa lý hôm nay các em sẽ tìm hiểu những đặc điểm nổi bật về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 1 : Trồng cây công nghiệp trên đất ba-dan.
- Dựa vào kênh hình và kênh chữ hình ở mục 1, HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần này.
+ Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên ? Chúng thuộc loại cây gì ?
+ Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở đây ?
+ Tại sao Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp ?
- Giải thích cho HS biết về sự hình thành của đất đỏ ba dan.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu về cây cà phê ở Buôn Ma Thuột.
- Yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh về vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột.
- Gọi HS lên bảng chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam treo tường.
- Nói : Không chỉ Buôn Ma Thuột mà hiện nay ở Tây Nguyên có những vùng chuyên trồng cây cà phê và những cây công nghiệp lâu năm khác như : cao su, chè, hồ tiêu,
+ Các em biết gì về Buôn Ma Thuột ?
- Giới thiệu cho HS một số sản phẩm cà phê của Buôn Ma Thuột.
+ Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây ở Tây Nguyên là gì ?
+ Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục khó khăn này ?
* Hoạt động 3 : Chăn nuôi trên đồng cỏ ?
- Yêu cầu HS dựa vào hình 1, bảng số liệu ở mục 2 – SGK.
+ Hãy kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên ?
+ Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên ?
+ Ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì ?
- Tổng kết bài : Cho HS đọc nội dung cuối bài.
 Trên các cao nguyên ở Tây Nguyên có những vùng đất ba dan rộng lớn, được khai thác để trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu, chè và có nhiều đồng cỏ thuận lợi cho việc chăn nuôi.
4. Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
+ Kể tên những loại cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên ?
5.Dặn dò :
- Nhận xét các hoạt động của HS.
- Về nhà tìm hiểu thêm về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
- Chuẩn bị bài sau : Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tiếp theo )
- Hát vui.
- 2 HS lần lượt trả lời câu hỏi theo yêu cầu kiểm tra.
- 1 HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- Làm việc theo nhóm.
- Thảo luận để đưa ra câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét.
+ Cà phê, cao su, hồ tiêu, chè là cây công nghiệp.
+ Cây cà phê được trồng nhiều nhất 494 200 ha.
+ Đất thường có màu nâu đỏ, tơi xốp, phìo nhiêu. Thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm.
- Lắng nghe.
- Làm việc cả lớp.
- Quan sát tranh, hình 2 SGK, nhận xét.
- 1,2 em chỉ vị trí Buôn Ma Thuột, lớp quan sát.
- Lắng nghe.
+ Cà phê Buôn Ma Thuộc thơm ngon, nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn ở ngoài nước.
- Quan sát.
+ Tình trạng thiếu nước vào mùa khô.
+ Dùng máy bơm hút nước ngầm lên để tưới cây.
- Làm việc cá nhân.
- HS đọc và tìm hiểu để trả lời câu hỏi.
+ Bò, trâu, voi.
+ Bò (476 000 con ).
+ Voi được dùng để chuyên chở người, hàng hoá.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
-1 HS nhắc lại tên bài.
-2HS kể lại trước lớp.
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù naêm ngaøy 22 thaùng 10 naêm 2015
Moân : LÒCH SÖÛ – ÑÒA LYÙ
Phaân moân : Ñòa lyù
Tuaàn 9 tieát 9
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
 Ở TÂY NGUYÊN 
(Tiếp theo)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Nêu được một số hoạt động chủ yếu của người dan ở Tây Nguyên:
+ Sử dụng sức nước sản xuất điện.
+ Khai thác gỗ và lâm sản.
- Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất: cung cấp gỗ, lâm sản, nhiều thú quý,
- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng.
- Mô tả sơ lược đặc điểm sông ở Tây nguyên: có nhiều thác, ghềnh.
- Mô tả sơ lược: rừn rậm nhiệt đới (rừng rậm, nhiều loại cây, tạo thanh nhiều tầng), rừng khộp (rừng rụng lá mùa khô).
- Chỉ trên bản đồ (lược đồ) và kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên: sông Xê Xan, sông Xrê Pốk, sông Đông Nai.
- HS khá, giỏi:
+ Quan sát hình và kể các công việc cần phải làm trong qui trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ.
+ Giải thích những nguyên nhân khiến rừng ơ Tây Nguyên bị tàn phá.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Bản Đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh nhà máy thuỷ điện và rừng ở Tây Nguyên.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS kiểm tra :
+ Kể tên những loại cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên ?
+ Dựa vào điều kiện đất đai và khí hậu, hãy cho biết việc trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên có thuận lợi và khó khăn gì ?
- Gọi HS nhận xét bạn trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
3.Bài mới :
* Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu các nội dung về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 1 : Khai thác sức nước.
- Yêu cầu các nhóm quan sát hình 4, trả lời câu hỏi :
+ Kể tên một số con sông ở Tây Nguyên ?
+ Tại sao các con sông ở Tây Nguyên lắm thác ghềnh ?
+ Người dân Tây Nguyên đã khai thác sức nước để làm gì ?
+ Các hồ chứa nước do nhà nước và nhân dân xây dựng có tác dụng gì ?
- Chỉ vị trí nhà máy thuỷ điện Y-a-li trên lược đồ hình 4 và cho biết nó nằm trên con sông nào ?
* Hoạt động 2 : Rừng và khai thác rừng ở Tây Nguyên.
- Yêu cầu HS quan sát hình 6, 7 và đọc mục 4 SGK, trả lời câu hỏi :
+ Tây Nguyên có những loại rừng nào ?
+ Vì sao Tây Nguyên lại có những loại rừng khác nhau ?
+ Em hãy miêu tả rừng râm nhiệt đới và rừng khộp ?
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu việc khai thác rừng.
- Cho HS đọc mục 2, quan sát hình 8, 9, 10 và vốn hiểu biết trả lời câu hỏi sau :
+ Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì ?
+ Gỗ được dùng làm gì ?
+ Kể các công việc cần làm trong quy trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ ?
+ Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên ?
- Giải nghĩa cho HS hiểu thế nào là du canh, du cư :  sản xuất, định cư không ổn định.
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng ?
- Tổng kết bài : Cho HS đọc nội dung cuối bài.
 Ở Tây Nguyên, sông thường nhiều thác ghềnh, là điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng sức nước làm thuỷ điện. Rừng ở Tây Nguyên có nhiều gỗ và các lâm sản quý khác. Cần phải bảo vệ, khai thác rừng hợp lí và trồng lại rừng ở những nơi đát trống, đồi trọc.
4. Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
+ Em hãy nêu vắn tắt về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên ?
5.Dặn dò :
- Nhận xét các hoạt động của HS.
- Dặn HS về nhà tìm hiểu thêm về các hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
- Chuẩn bị bài sau : Thành phố Đà Lạt.
- Hát vui.
- 2 HS lần lượt trả lời câu hỏi theo yêu cầu kiểm tra.
- 1 HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm quan sát, thảo luận. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi :
+ Sông Xê-xan, sông Ba, sông Đồng Nai.
+ Vì sông chảy qua nhiầu vùng có độ cao khác nhau. 
+ Dùng sức nước chảy từ trên cao xuống để chạy tua bin sản xuất ra điện
+ Giữ nước và hạn chế những cơn lũ thất thường.
- 1, 2HS chỉ và nêu và nêu thuỷ điện Y-a-li nằm trên sông Xê-xan.
- Làm việc theo cặp.
- Các cặp quan sát hình, theo dõi SGK sau đó đại diện trả lời.
+ Rừng nhiệt đới rừng khộp.
+ Vì Tây Nguyên từng vùng có lượng mưa khác nhau.
+ Rừng rậm nhiệt đới là rừng rậm rạp có nhiều loại cây với nhiều tầng, xanh tốt quanh năm. Rừng khộp là rừng thưa thường có một loài cây rụng lá vào mùa khô.
- Làm việc cả lớp.
- HS quan sát hình và trả lời câu hỏi :
+ Cho nhiều sản vật nhất là gỗ : cẩm lai, giáng hương, kền kền, tre nứa, mây, song, các loại thuốc như sa nhân, hà thủ ô, nhiều loại thú quý như voi, bò rừng, tê giác, gấu đen.
+ Làm ra các sản phẩm trang trí nội thất, nhà cửa,
+ Vận chuyển, cưa, xẻ gỗ, làm ra các sản phẩm.
+ Khai thác rừng bừa bãi, làm đất bị xói mòn, gây lũ lụt, hạn hán, du canh, du cư,
- Lắng nghe.
+ Trồng lại rừng ở những nơi đã khai thác.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- 1, 2 HS nêu lại.
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù naêm ngaøy 29 thaùng 10 naêm 2015
Moân : LÒCH SÖÛ – ÑÒA LYÙ
Phaân moân : Ñòa lyù
Tuaàn 10 tieát 10
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Nêu được một số dặc điểm chủ yéu của thành phố Đà Lạt:
+ Vị trí: nằm trên cao nguyên Lam Viên.
+ Thành phố có khí hậu trong lành,mát mẻ,có nhiều phong cảnh đẹp: nhiều rừng thông, thác nước,
+ Thành phố có nhiều công trình phục vụ nghỉ ngơi và du lịch.
+ Đà Lạt là nơi trồng nhiều loại rau, quả xứ lạnh và nhiều loài hoa.
- Chỉ được vị trí của Đà Lạt trên bản đồ (lược đồ).
- HS khá, giỏi:
+ Giải thích vì sao Đà Lạt trồng được nhiều hoa, quả, rau xứ lạnh.
+ Xác lập mối quan hệ giữa địa hình với khí hạu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất: nằm trên cao nguyên cao-khí hậu mát mẻ, trong lành-trồng nhiều loài hoa, quả, rau xứ lạnh, phát triển du lịch.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh về thành phố Đà Lạt.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS kiểm tra :
+ Mô tả rừng rậm rạp nhiệt đới và rừng khộp ở Tây Nguyên.
+ Tại sao phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng ?
- Gọi HS nhận xét bạn trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
3.Bài mới :
+ Hãy chỉ vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
* Giới thiệu bài : Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết vì sao Đà Lạt lại trở thành thành phố du lịch và nghỉ mát nổi tiếng ở nước ta.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 1 : Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước.
- Cho HS dựa vào hình 1 bài 5, tranh, ảnh, mục 1 trong SGK và kiến thức trả lời các câu hỏi sau 
+ Đà Lạt nằm ở cao nguyên nào ?
+ Đà Lạt cao khoảng bao nhiêu mét ?
+ Với độ cao đó, Đà Lạt có khí hậu như thế nào ?
- Cho HS tìm và chỉ hồ Xuân Hương và thác Cam-Ly trên hình 3.
+ Mô tả cảnh đẹp ở Đà Lạt.
- Giải thích thêm cho HS về độ cao ảnh hưởng đế khí hậu ở Đà lạt.
* Hoạt động 2 : Đà Lạt – thành phố du lịch và nghỉ mát.
- Cho HS dựa vào vốn hiểu biết và hình 3, mục 2 SGK, thảo luận.
- Cho HS trình bày.
+ Tại sao Đà Lạt được chon làm nơi du lịch, nghỉ mát ?
+ Đà Lạt có những công trình nào phục vụ cho việc nghỉ mát, du lịch ?
+ Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt ?
- Giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
* Hoạt động 3 : Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt.
- Cho HS dựa vào vốn hiểu biết và quan sát hình 4, trả lời câu hỏi :
+ Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố hoa quả (trái) và rau xanh ?
+ Kể tên một số loại hoa, quả và rau xanh ở Đà Lạt ?
+ Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được nhiều loại hoa, rau, quả xứ lạnh ?
+ Hoa và rau của Đà Lạt có giá trị như thế nào ?
- Giúp HS hoàn thiện phần trình bày:
- Hát vui.
- 2 HS lần lượt trả lời câu hỏi theo yêu cầu kiểm tra.
- 1 HS nhận xét.
- 1, 2HS chỉ trên bảng đồ treo tường.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- Làm việc cá nhân.
- HS quan sát hình và trả lời câu hỏi.
+ Cao nguyên Lâm viên.
+ Khoảng 1 500m.
+ Mát mẻ quanh năm.
- HS quan sát hình 1, 2 rồi lần lượt chỉ vị trí các điểm đó.
+ Vài HS mô tả theo hiểu biết của mình.
- Lắng nghe.
- Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm dựa vào các hình thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
+ Vì Đà Lạt có nhiều phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ.
+ Khách sạn, sân gôn, biệt thự với nhiều kiến trúc khác nhau.
+ Đồi Cù, Lam Sơn, Palec, công đoàn.
- Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm thảo luận theo các gợi ý sau :
+ Vì Đà Lạt có nhiều loại rau, quả xứ lạnh, và nhiều loại hoa rất đẹp.
+ Bắp cài, súp lơ, cà chua, dâu tây, đào, 
+ Lan, hồng, cúc, lay-ơn, mi-mô-da, cẩm tứ cầu.
+ Vì có khí hậu mát mẻ, pha lành lạnh thích hợp cho việc trồng các loại rau, quả xứ lạnh.
+ Cung cấp cho nhiều nơi trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
PHIẾU HỌC TẬP
 Em hãy hoàn thiện sơ đồ sau:
Đà Lạt
Khí hậu
quanh năm mát mẻ
Thiên nhiên
vườn hoa, rừng thông, thác nước
Các công trình phục vụ nghỉ ngơi, du lịch biệt thự, khách sạn
Thành phố du lịch có nhiều loại rau, hoa quả
- Tổng kết bài : cho HS đọc nội dung cuối bài.
 Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, khí hậu quanh năm mát mẻ. Đà Lạt có nhiều hoa quả, rau xanh; rừng thông, thác nước và biệt thự. Đà Lạt là thành phố du lịch, nghỉ mát nổi tiếng của nước ta.
4. Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
+ Đà Lạt có những đều kiện thuận lợi nào để trở thành một thành phố du lịch và nghỉ mát ?
5. Dặn dò :
- Nhận xét các hoạt động của HS.
- Dặn HS về nhà tìm hiểu thêm về Đà Lạt.
- Chuẩn bị bài sau : Ôn tập.
- 2HS đọc .
- 1 em nhắc lại tên bài.
+ 1,2 em trả lời.
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxDIA LI.docx