Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2012-2013

 NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP(TR/

A.YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

 - Nắm được đôi nét về sự thành lập nhà Nguyễn.

 - Nêu một vài chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn để củng cố sự thống trị.

B. CHUẨN BỊ :

 - Một số điều luật của Bộ luật Gia Long (nói về quyền hành và những hình phạt đối với mọi hành động phản kháng nhà Nguyễn)

 - Phiếu thảo luận

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Kiểm tra bài cũ :

 - Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế ? Nội dung và tác dụng của các chính sách đó ?(TB, Yếu)

 - Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm ?(TB, Yếu)

 2. Bài mới :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Giới thiệu bài :

 Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào ? Thiết lập một chế độ quân chủ ra sao .

Hoạt động1: Hoạt động cả lớp

 - Gọi HS đọc bài từ “ Sau khi vua Quang Trung qua đời Tự Đức”

- Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào –

GV nói thêm : Nguyễn Ánh là người thuộc dòng họ chúa Nguyễn. Sau khi bị nghĩa quân Tây Sơn đánh bại , Nguyễn Ánh cùng tàn dư họ Nguyễn dạt về miền cực Nam của đất nước ta và luôn nuôi lòng trả thù nhà Tây Sơn vì thế Nguyễn Ánh đã cầu cứu quân Xiêm, sau đó lại cầu cứu pháp để trả thù Tây Sơn. Sau khi lật đổ nhà Tây Sơn , Nguyễn Ánh đã xử tội những người tham gia khởi nghiã và là tướng lĩnh của Tây Sơn bằng nhiều cực hình như : đào mồ tổ tiên , anh em nhà Nguyễn Huệ, xử chém ngang lưng hoặc cho ngựa xé xác , voi quật chết con cháu của tướng lĩnh Tây Sơn.

- Yêu cầu HS quan sát hình 2 SGK / 66

* Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Nguyễn Ánh lấy niên hiệu là gì ?

* Đặt kinh đô ở đâu?

* Từ năm 1802 đến năm 1858 , triều Nguyễn đã trải qua các đời vua nào ?

- Kết luận : Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long .Chọn Huế làm kinh đô . Từ năm 1802 đến năm 1858 , nhà Nguyễn trải qua các đời vua : Gia Long , Minh Mạng , Thiệu Trị , Tự Đức .

Hoạt động 2 : Hoạt động nhóm

- Chia lớp 6 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận theo định sau . Hãy thảo luận và hoàn thành phiếu ( Xem phiếu học tập ở trên )

- Gọi các nhóm trình bày

1. Những sự kiện chứng tỏ các vua triều Nguyễn không muốn chia sẽ quyền lực cho ai?

2. Tổ chức quân đội của nhà Nguyễn thế nào?

- Kết luận : Các vua nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành trong tay và bảo vệ ngai vàng của mình .

- Giới thiệu nội dung bộ luật Gia Long ( Tham khảo sách thiết kế trang 140 )

- 1 HS(Khá) đọc , cả lớp theo dõi SGK.

- Sau khi vua Quang Trung mất , lợi dụng bối cảnh triều đình đang suy yếu , Nguyễn Ánh đã đem quân tấn công , lật đổ nhà Tây Sơn .

(TB, Yếu)

- HS quan sát hình SGK

* Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế lấy niện hiệu là Gia Long (TB, Yếu)

* Chọn Huế làm kinh đô (TB, Yếu)

* Đã trải qua đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức)(TB, Yếu)

- HS ( khá, giỏi) nhận xét.

- Các nhóm nhận phiếu trao đổi để hoàn thành.( Giỏi, khá, TB, Yếu)

- Đại diện nhóm trình bày. ( Có HS TB, Yếu) - Nhóm khác nhận xét bổ sung.(Khá, giỏi)

 -Không đặt ngôi hoàng hậu.

 - Bỏ chức tể tướng .

 - Tự mình trực tiếp điều hành mọi việc quan trọng từ trung ương đến địa phương.

- Gồm nhiều thứ quân là bộ binh , thuỷ binh, tượng binh .

 - Có các trạm ngựa nối liền từ Bắc đến nam

- HS theo dõi SGK / 66

 

doc 33 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 432Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhau đọc yêu cầu của từng bài.
-Em hãy đọc phần được in nghiêng trong câu ?
+ Phần in nghiêng giúp em hiểu điều gì ?
+ Đặt câu hỏi cho phần in nghiêng.
+ Em có nhận xét gì về vị trí của các phần in nghiêng.
-Kết luận : Các phần in nghiêng được gọi là trạng ngữ. Đây là thành phần phụ trong câu xác định thời gian , nơi chốn, nguyên nhân , mục đích,.của sực việc nêu trong câu.
- Trạnh ngữ trả lời cho những câu hỏi nào ?
+ Trạng ngữ có vị trí ở đâu trong câu ?
Hoạt động 2 : Ghi nhớ
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK 
- Yêu cầu HS học thuộc ghi nhớ
Hoạt động 3 : Luyện tập 
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài .
- Nhắc HS lưu ý: bộ phận trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì? 
- GV kết luận lời giải đúng.
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 
- Yêu cầu viết đoạn văn .
- Gọi HS đọc đoạn văn vừa viết 
- GV theo dõi, nhận xét sửa chữa.
- 3HS(Khá, TB) nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 1,2,3. Cả lớp suy nghĩ phát biểu ý kiến. 
+ Nhờ tinh thần ham học hỏi sau này.
(TB, Yếu) 
+ Giúp em hiểu nguyện nhân vì sao I-ren trở thành nhà khoa học lớn và .nổi tiếng. 
(Khá, giỏi)
+ HS tiếp nối nhau đặt 
* Vì sao I-ren trở thành nhà khoa học nổi tiếng?(Khá, giỏi)
* Nhờ đâu I-ren trở thành nhà khoa học nổi tiếng?(TB, Yếu)
+ Có thể đứng đầu câu , cuối câu hoặc đứng giữa CN – VN .(TB, Yếu)
+ Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi : Khi nào?, ở đâu ? , Vì sao ?, Để làm gì ?(TB, Yếu)
+ Trạng ngữ có thể đứng dầu câu , cuối câu hoặc chen giữa CN –VN.
- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
- 3 HS (TB, Yếu) đọc ghi nhớ. 
- HS(Khá) đọc yêu cầu và làm vào VBT
- HS phát biểu ý kiến : (TB, Yếu)
 Trạng ngữ ở các câu : Ngày xưa. Trong vườn. Từ tờ mờ sáng.Vì vậy, mỗi năm. 
- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
- 1 HS(TB) đọc 
- HS thực hành viết một đoạn văn ngắn về một lần đi chơi xa, trong đó có ít nhất 1 câu dùng trạng ngữ.
- HS nối tiếp nhau đọc bài. ( Có TB, Yếu)
- HS viết vào VBT.
 3. Củng cố , dặn dò :
	- Hãy cho biết thế nào là trạng ngữ ? đặt câu có trạng ngữ.(TB, Yếu)
	- Nhận xét tiết học. 
	- Chuẩn bị bài:Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu.
Tiết 31 :
 Kĩ thuật 
	 LẮP Ô TÔ TẢI ( TIẾT 1 )
A.YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp ô tô tải.
 - Lắp được ô tô tải theo mẫu. Ô tô chuyển động được.
 - Lắp được ô tô tải theo mẫu. Ô tô lắp tương đối chắc chắn, chuyển động được.( HS khá, giỏi)
 * SDNLTK&HQ: HS lắp thêm thiết bị thu năng lượng mặt trời để chạy xe ô tô tiết kiệm xăng, dầu.
B. CHUẨN BỊ :
 - Giáo viên : Mẫu ô tô tải đã lắp sẵn ; Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật . 
 - Học sinh : SGK , bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Lắp xe nôi 
 - Nêu các tác dụng của xe nôi.(TB, Yếu)
 - Nhận xét phần thực hành 
 2. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Giới thiệu bài :
 Lắp xe ô tô tải ( Tiết 1 )
Hoạt động 1 : GV hướng dẫn hs quan sát và nhận xét mẫu:
- Cho HS quan sát mẫu.
- Ôtô tải có bao nhiêu bộ phận ?
* Nêu tác dụng của ô tô tải . 
Hoạt động 2 : GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- Hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK.
- GV cùng HS gọi tên, số lượng và chọn từng loại chi tiết theo bảng đúng đủ.
a / Lắp từng bộ phận:
- Lắp gía đỡ trục bánh xe và sàn ca bin ( H.2 -SGK ) 
* Để lắp được bộ phận này, ta cần phải lắp mấy phần ?
* GV lắp giá đỡ trục bánh xe
* Gọi HS lên lắp tiếp sàn xe và nối 2 phần với nhau.
- Lắp ca bin ( H. 3 – SGK )
* Yêu cầu HS quan hình 3 và trả lời câu hỏi : Em hãy nêu các bước lắp ca bin.
* Gọi HS lắp 
- Lắp thành sau của thùng xe lắp trục bánh xe ( H. 4 , H. 5 – SGK )
 * Gọi HS lên lắp 
b / Lắp ráp xe ô tô tải :
- GV lắp ráp xe : khi lắp tấm 25 lỗ ( làm thành bên ), thao tác chậm để HS nhớ vì bước lắp này chỉ thực hiện được khi lắp ráp các bộ phận với nhau.
- Kiểm tra sự chuyển động của xe.
- Hướng dẫn HS thưc hiện tháo rời các chi tiết và xếp gon vào trong hộp.
- Cho HS thực hiện.
- Quan sát và trả lời:
 * ô tô tải có 3 bộ phận :giá đở bánh xe và sàn ca bin ; ca bin ; thành sau của thùng xe và trục bánh xe.(Khá, gỏi)
* Tác dụng của ô tô tải : Chuyên chở hàng hoá(TB, Yếu)
- Chọn các chi tiết cần dùng. Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp .(GV chú ý đến HS Yếu)
-Theo dõi và thao tác mẫu trên lớp và trả lờ câu hỏi : 
* Cần lắp 2 phần : Giá đỡ trục bánh xe; sàn ca bin .(TB, Yếu)
* 2 HS (Khá, giỏi)lên lắp , HS khác nhận xét 
* Có 4 bước theo SGK (TB, Yếu)
* 1 HS lên lắp (TB, Yếu)
 HS(Khá, giỏi) nhận xét 
* 1 HS (Khá, giỏi)lên lắp.
- HS (Khá, giỏi)khác nhận xét.
- HS theo dõi 
- Thực hiện tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào trong hộp . HS (TB, Yếu) thêm 2 phút. 
 3. Nhận xét , dặn dò : 
 - Nhắc lại quy trình lắp ráp.(TB, Yếu)
 - Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập của HS .
 - Chuẩn bị : Thực hành lắp ô tô tải .
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ tư , tháng năm 
Tiết 153: Toán 
	ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (TIẾP THEO)TR/161
A. YÊU CẦU CẦN ĐAïT :
 - So sánh được các số có đến sáu chữ số.
 - Biết sắp xếp bốn số tự nhiên theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.
B. CHUẨN BỊ:
- Phấn màu 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
 1. Kiểm tra bài cũ : Ôn tập về số tự nhiên (TB, Yếu)
 - Từ 10 đến 30 có bao nhiêu chữ số tự nhiên liên tiếp nhau ?
 - Viết các số chẵn lớn hơn 12 và nhỏ hơn 32.
 2. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài :
 Trong giờ học này chúng ta cùng ôn tập về so sánh và xếp thứ tự các STN 
Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1( dòng 1,2): Điền dấu 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Sửa chữa , nêu cách so sánh 
Bài tập 2 : So sánh rồi xếp thứ tự từ bé đến lớn. 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV chữa bài 
Bài tập 3 : So sánh rồi xếp thứ tự từ lớn đến bé. 
 Tiến hành tương tự như bài tập 2
- Nhận xét.
- Yêu cầu chúng ta so sánh các STN rồi viết dấu so sánh vào chỗ trống.(TB, Yếu)
- 2 HS yếu lên bảng làm bài ( Mỗi em làm 1 dòng )
- HS(Khá, giỏi) nhận xét.
- Yêu cầu chúng ta viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn.(TB, Yếu)
- HS làm bài vào vở , sửa bài.
- 2 HS yếu lên bảng chữa bài 
- HS(Khá, TB) nhận xét.
- HS(TB, Yếu) sửa bài.
- HS(khá, giỏi) nhận xét. 
 3. Củng cố , dặn dò :
 - Nhận xét tiết học
 - Chuẩn bị bài Ôn tập về số tự nhiên (tt)
Tiết 62: Tập đọc 
	 CON CHUỒN CHUỒN NƯỚC
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Đọc trôi chảy, rành mạch diễn cảm bài tập đọc. Biết nhấn giọng các từ ngữ phù hợp. Biết ngát nghỉ hơi đúng dấu câu.
 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
 - Hiểu ND, ý nghĩa : Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước và cảnh đẹp của quê hương. ( trả lời được các CH trong SGK).
B. CHUẨN BỊ :
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .
 - Bảng phụ viết sẵn các câu trong bài cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
 1. Kiểm tra bài cũ : Ăng – co Vát 
 Kiểm tra 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi 1 , 2 ,4 SGK (Có HS Yếu)
 2. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài :
 Bài đọc hôm nay giới thiệu về 1 con vật quen thuộc : một con chuồn chuồn nước thật bé nhỏ nhưng dưới ngòi bút miêu tả tài tình , đầy phát hiện của nhà văn Nguyễn Thế Hội , nó hiện lên trước mắt chúng ta thật đẹp và mới mẻ . Các em hãy đọc bài văn để thấy được nghệ thuật miêu tả của tác giả. 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc bài ( 3 lượt ) 
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. 
- Yêu cầu HS luyện đọc cặp 
- Gọi HS đọc cả bài 
- Đọc diễn cảm toàn bài. 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
- Gọi HS đọc đoạn 1 : Từ đầu .. như còn đang phân vân.
- Chuồn chuồn nước được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào ? 
* Em thích hình ảnh so sánh nào ? Vì sao ? 
- Gợi ý thêm để thấy : Miêu tả theo cách bay của chuồn chuồn , tác giả kết hợp tả được một cách rất tự nhiên phong cảnh làng quê thật đẹp và sinh động.
- Gọi HS đọc phần còn lại 
- Cách miêu tả chuồn chuồn nước bay có gì hay ?
* Tình yêu quê hương , đất nước của tác giả thể hiện qua bài văn như thế nào ?
- Nêu nội dung bài văn ?
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm 
- Gọi 2 HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài và hướng dẫn đọc diễn cảm , thể hiện đúng nội dung theo gợi ý phần luyện đọc
- GV đọc diễn cảm đoạn Ôi chao.phân vân- Giọng đọc ngạc nhiên , nhấn giọng các từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của chú chuồn chuồn .
- Yêu cầu luyện đọc cặp 
- Tổ chức thi đọc diễn cảm 
- Khen HS yếu đọc tốt 
- HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn. 
 (TB, Yếu) 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- 2 HS cùng bàn luyện đọc(Khá, TB. Giỏi, yếu)
- 2 HS khá đọc 
-1 HS(TB) đọc to , cả lớp đọc thầm 
- HS trả lời (TB, Yếu)
+ Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng.
+ Hai con mắt long lanh như thuỷ tinh.
+ Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.
+ Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.
- HS có thể phát biểu tự do nhưng phải đúng nội dung.(Khá, giỏi) Ví dụ :
+ Hình ảnh “ Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng hoặc hai con mắt long lanh như thuỷ tinh ” vì những hình ảnh so sánh đó giúp em hình dung rõ hơn về đôi cánh và cặp mắt chuồn chuồn là những hình ảnh rất đẹp.
+ Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu hoặc Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân vì những hình ảnh so sánh đó giúp em hình dung rõ hơn về màu vàng của thân , độ rung nhẹ của bốn cánh chuồn chuồn . Cũng vì đó là cách so sánh rất mới lạ , rất hay : so sánh màu vàng của thân chuồn chuồn vời màu của nắng , so sánh độ rung của cánh với tâm trạng phân vân của con người .
- HS (TB)đọc 
* Cách miêu tả đó rất hay vì tả rất đúng cách bay vọt lên rất bất ngờ của chuồn chuồn nước (Khá)
* Bài văn miêu tả vẻ đẹp của con chuồn chuồn nước. Miêu tả theo cách bay của chuồn chuồn , tác giả đã vẽ lên rất rõ khung cảnh làng quê Việt Nam với hồ nước mênh mông , luỹ tre rì rào trong gio, bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh , cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi, đàn cò đang bay , bầu trời xanh trong và cao vút . Tất cả những từ ngữ , hình ảnh miêu tả đó đã bộc lộ rất rõ tình yêu của tác giả với đất nước , quê hương(Khá, giỏi)
- Ca ngợi vẻ đẹp của chú chuồn chuồn , thể hiện tình cảm của tác giả với đất nước , với quê hương.(Khá, giỏi)
- 2 HS (Có HS TB, Yếu) nối nhau đọc 1 lượt.
- HS Theo dõi.
- 2 HS luyện đọc diễn cảm.(Khá, TB. Giỏi, Yếu) 
- HS thi đọc theo nhóm đối tượng (Có HS TB, Yếu)
 3. Củng cố - Dặn dò : 
 - Bài văn nói lên điều gì ?(Khá, giỏi)
 - GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt.
 - Chuẩn bị : Vương quốc vắng nụ cười ( Phần 1 ).
Tiết 31: Kể chuyện 
 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC
 THAM GIA(KHÔNG DẠY)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Chọn được câu chuyện đã tham gia ( hoặc chứng kiến) nói về một cuộc du lịch hay cắm trại, đi chơi xa,
 - Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí để kể lại rõ ràng; biết trao đổi với bạn ý nghĩa câu chuyện.
B. CHUẨN BỊ :
 - Bảng lớp viết sẵn đề bài.
 - Viết sẵn gợi ý 2(dàn ý cho 2 cách kể)
 - Giấy khổ to viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ :	
 Kể chuyện đã nghe, đã đọc về du lịch hay thám hiểm .
 2. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài : 
 Hôm nay , chúng ta sẽ chọn kể một câu chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà các em được tham gia. 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài
-Yêu cầu đọc đề bài và gạch dưới các từ quan trọng.
-Yêu cầu đọc các gợi ý.
- Lưu ý HS nếu chưa từng du lịch hay cắm trại cùng bạn bè người thân, các em có thể kể về một cuộc đi thăm ông, bà cô, bác hoặc một buổi đi chơi xa ở đâu đó. Kể chuyện phải có đầu cuối.
-Yêu cầu giới thiệu câu chuyện 
Hoạt động 2 : HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Yêu cầu HS kể chuyện theo cặp 
- Tổ chức thi kể trước lớp 
- Dán bảng dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện nhắc HS :
+ Cần giới thiệu câu chuyện trước khi kể.
+ Kể tự nhiên bằng giọng kể (không đọc).
+Với chuyện dài HS chỉ cần kể 1-2 đoạn.
- GV nhận xét
- HS(Khá) đọc đề bài và gạch dưới các từ quan trọng: Kể chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia.
- 2 HS(Khá) nối tiếp đọc các gợi ý.
- Giới thiêu câu chuyện của mình muốn kể..
(Có HS TB, Yếu)
- Kể theo cặp và trao đổi vê ấn tượng của buổi cắm trại, du lịch đó.(Khá, TB. Giỏi, Yếu)
- HS thi kể và cả lớp nghe, đặt câu hỏi cho bạn trả lời.(Có HS TB, Yếu)
- Cho HS bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện.(Khá, giỏi)
3. Củng cố , dặn dò :
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể tốt và cả những HS chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
 -Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân
 - Chuẩn bị : xem trước nội dung tiết sau.
Tiết 31 : Địa lí 
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng.
 - Chỉ được thành phố Đà Nẵng trên bản đồ( lược đồ)
B. CHUẨN BỊ : 
 - Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Lược đồ hình 1 bài 24.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Thành phố Huế.
 - Vì sao Huế được gọi làtha2nh phố du lịch?(TB, Yếu)
 2. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài :
 Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về TP Đà Nẵng 
Hoạt động1 : Đà Nẵng - thành phố cảng
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ hình 1, mô tả vị trí thành phố Đà Nẵng.
- Gọi HS lên bảng chỉ bản đồ : đèo Hải Vân , sông Hàn , vịnh Đà nẵng , bán đảo Sơn Trà 
- GV : Đà Nẵng được gọi là TP cảng vì có cảng sông Hàn và cảng biển Tiên Sa là nơi tiếp đón và xuất phát ( đầu mối giao thông ) của nhiều tàu biển trong và ngoài nước. 
- Yêu cầu HS quan sát hình 2 SGK và nêu nhận xét về tàu ở cảng 
- Yêu cầu HS liên hệ để giải thích vì sao Đà Nẵng lại là thành phố cảng biển?
- Chốt ý : Đà Nẵng là thành phố cảng lớn , đầu mối giao thông ở đồng bằng duyên hải miền Trung
Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm 
 Đà Nẵng – trung tâm công nghiệp
- Yêu cầu HS kể tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển ở Đà Nẵng? 
- Yêu cầu HS làm việc nhóm 4 HS : Dựa vào bảng kể tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển ở Đà Nẵng để trả lời :
+ Hàng hoá đưa đến TP Đà Nẵng chủ yếu là sản phẩm của ngành nào ?
+ Sản phẩm chở từ Đà Nẵng đi nơi khác chủ yếu là sản phẩm công nghiệp hay nguyên vật liệu 
- Kết luận : Hàng từ nơi khác được đưa đến Đà Nẵng chủ yếu là sản phẩm của ngành công nghiệp và hàng do Đà Nẵng làm ra được chở đi các địa phương trong cả nước hoặc xuất khẩu ra nước ngoài, chủ yếu là nguyên vật liệu cho các ngành khác như xây dựng, chế biến thuỷ , hải sản ( cá, tôm đông lạnh )
Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân 
 Đà Nẵng – địa điểm du lịch
- Đà Nẵng có điều kiện để phát riển du lịch không ? Vì sao ?
- Yêu cầu HS tìm trên hình 1 và cho biết : Những điểm nào của Đà Nẵng thu hút khách du lịch ? nằm ở đâu? 
* Nêu một số điểm du lịch khác? 
* Lí do Đà Nẵng thu hút khách du lịch? 
- GV: Do Đà Nẵng là đầu mối giao thông thuận tiện cho việc đi lại của du khách , có bảo tàng Chăm, nơi du lịch có thể đến tham quan , tìm hiểu về đời sống văn hoá của người Chăm.
 Làm việc theo cặp(khÁ, tb. Giỏi, Yếu)
- HS(Khá, giỏi) quan sát lược đồ, nêu được:
 Đà Nẵng nằm ở phía Nam đèo Hải Vân, trên cửa sông Hàn & bên vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà. Giáp các tỉnh Thừa thiên - Huế và Quảng Nam 
- 2 HS(TB, Yếu) lên bảng 
- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
- Cảng biển – tàu lớn chở nhiều hàng.
(TB, Yếu)
* Vị trí ở ven biển, ngay cửa sông Hàn; có cảng biển Tiên Sa với tàu cập bến rất lớn; hàng chuyển chở bằng tàu biển có nhiều loại.(Khá, giỏi)
- Các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển ở Đà Nẵng : Ô tô, máy móc, hàng may mặc, hải sản .(TB, Yếu)
- Các nhóm làm việc .(Khá, giỏi, TB, Yếu) - HS trình bày (Có HS TB, Yếu)
+ Chủ yếu là sản phẩm của ngành công nghiệp.
+ Chủ yếu là các nguyên vật liệu : đá, cá tôm đông lạnh .
- Hs(Khá, giỏi) nhận xét.
- Đà Nẵng có nhiều điều kiện để phát triển du lịch vì nằm sát biển , có nhiều bãi biển đẹp, nhiều cảnh đẹp, danh lam thắng cảnh.
(Khá, giỏi)
- HS quan sát và trả lời: Bãi tắm Mĩ Khê, Non Nước, .ở ven biển. (TB, Yếu)
* Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Chăm.(TB, Yếu)
* Nằm trên bờ biển có nhiều cảnh đẹp, có nhiều bãi tắm thuận lợi cho du khách nghỉ ngơi. (Khá, giỏi)
 3. Củng cố, dặn dò : 
 - Gọi 2 HS (TB, Yếu) đọc phần bài học cuối bài 
 - Nhận xét tiết học 
 - Chuẩn bị bài: Biển đông & các đảo.
------------------------------------------------------------------------- 
 Thứ năm , tháng năm 
 Tiết 154 : Toán 
	 ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (TIẾP THEO)TR/161
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9
B.CHUẨN BỊ:
	Vở , bảng con 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GIỚI THIỆU BÀI : 
 Trong giờ học này chúng ta cùng tìm ôn tập về các dấu hiệu chia hết đã học .
Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
- Yêu cầu HS nêu lại các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5 , 9 
- GV giúp HS củng cố lại dấu hiệu chia hết 
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- GV chốt lại lời giải đúng
Bài tập 2:
- Yêu cầu HS nêu lại dấu hiệu của số chia hết cho cả 2 và 5 .
- GV chốt lại lời giải đúng
Bài tập 3: 
- Gọi HS đọc đề bài 
- HD cách giải như sau:
* Số x phải tìm thoả mãn các điều kiện nào ?
* X vừa là số lẻ vừa là số chia hết cho 5. Vậy x có số tận cùng là mấy?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở 
- GV chốt lại lời giải đúng
- 4 HS nêu lại các dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9 (TB, Yếu)
- HS củng cố lại dấu hiệu chia hết : cho 2, 5 (xét chữ số tận cùng) ; cho 3, 9 (xét tổng các chữ số của số đã cho) (Khá, giỏi)
- HS làm bài
- HS nối tiếp nhau sửa bài.(TB, Yếu)
- HS( Khá giỏi) nhận xét.
- HS(TB, Yếu) nêu lại các dấu hiệu chia hết cho 2, 5 : xét chữ số tận cùng bằng 0 
- HS làm bài
- HS (TB, Yếu) sửa bài
- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
- 1 HS(TB, yếu) đọc 
* X phải thoả mãn :(Khá)
 - Là số lớn 23 và nhỏ hơn 31 - Là số lẻ 
- Là số chia hết cho 5(Khá)
* Số tận cùng là 5 (TB, Yêú) 
- HS làm bài . HS(TB, Yếu)ø sửa bài.
- HS (khá, giỏi) nhận xét.
 x chia hết cho 5 nên x có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 ; x là số lẻ, vậy x có chữ số tận cùng là 5. 
 Vì 23 < x < 31 nên x là 25 
 3. Củng cố , dặn dò :
 - 4 HS nêu lại các dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9 (TB, Yếu)
 - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên
Tiết 61: Khoa học 
	 TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Trình bày được sự trao đổi chất của thực vật với môi trường: thực vật thường xuyện phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi và thải ra hơi nước, khí ô-xi, chất khoáng khác,
 - Thể hiện sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường bằng sơ đồ.
B. CHUẨN BỊ :
 - Hình trang 122,123 SGK.
 - Giấy A3 bút vẽ dùng trong nhóm.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : “Nhu cầu không khí của thực vật” 
 - Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống thực vật.(TB, Yếu)
 - Hãy mô tả quá trình hô hấp và quang hợp ở thực vật ?(Khá, giỏi)
 2. Bài mới : 
Hoạt động của giáo v

Tài liệu đính kèm:

  • docT31.doc