Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2012-2013

 AI ĐÃ NGHĨ RA các CHỮ SỐ 1,2,3,4, ?TR/103

A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

 - Nghe - viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng bài báo ngắn có các chữ số. Không sai quá 5 lỗi chính tả.

 - Làm đúng BT3 ( kềt hợp đọc lại mẩu chuyện sau khi hoàn chỉnh BT), hoặc BT CT 2a.

B. CHUẨN BỊ :

 - Bảng phụ viết nội dung BT3

 - VBT

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 1. Kiểm tra bài cu :

 Nhận xét bài thi KTĐKL3

 2. Bài mới :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Giới thiệu bài :

 Trong tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe viết bài Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4, ?

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết.

- Đọc đoạn viết chính tả.

- Gọi HS đọc lại .

- Chữ A-rập do người nước nào nghĩ ra? - Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con

- Nhắc cách trình bày bài

- Đọc cho HS viết

- Đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi.

- Chấm tại lớp 5 đến 7 bài.

- Nhận xét chung

Hoạt động 2 : Cho HS làm bài tập chính tả

Bài 3 :

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- Yêu cầu HS làm bài nhóm 4 HS vào SGK.

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài

- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng

- HS theo dõi trong SGK

- 1 HS(Khá, giỏi) đọc , lớp đọc thầm.

- HS(TB, Yếu)người Ấn Độ

- Học sinh đọc thầm đoạn chính tả(có HS Yếu)

- HS viết bảng con A- rập, Bát – đa, Ấn Độ .

- HS nghe.

- HS viết chính tả.

- HS dò bài.

- HS đổi tập để soát lỗi và ghi lỗi ra ngoài lề trang tập

- 1 HS (Khá)đọc. Cả lớp đọc thầm

- HS làm bài

- HS(TB,Yếu) chữa bài.

- Nhận xét , bổ sung.(Khá, giỏi)

 nghếch mắt, châu Mĩ, kết thúc, nghệt mặt ra, trầm trồ, trí nhớ.

- HS ghi lời giải đúng vào vở.

- 2 HS(TB, Yếu) đọc lại truyện đã hoàn chỉnh.

 

doc 41 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 567Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới HS).
 - Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông.
 - Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày.
 - Biết nhắc nhở bạn bè cùng tôn trọng Luật Giao thông.( HS khá, giỏi)
 * Kĩ năng tham gia giao đúng luật. Kĩ năng phê phán những hành vi vi phạm luật giao thông.
B. CHUẨN BỊ :
 - SGK 
 - Một số biển báo an toàn giao thông.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1.Kiểm tra bài cũ : Tôn trọng Luật Giao thông.3 HS(TB, Yếu)
- Tại sao lại xảy ra tai nạn giao thông?
- Tai nạn giao thông để lại những hậu quả gì ?
 - Em cần làm gì để tham gia giao thông an toàn.
 2. BÀI MỚI : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu bài :
Tôn trọng luật giao thông ( tiết 2) 
Hoạt động 1 : Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông
- Chia HS thành 6 nhóm và phổ biến cách chơi:
+ GV giơ biển báo lên, nếu HS biết ý nghĩa của biển báo thì giơ tay . 
+ Mỗi nhận xét đúng được 1 điểm . Nếu các nhóm cùng giơ tay thì viết vào giấy . 
+Nhóm nào nhiều điểm nhất thì nhóm đó thắng .
- GV đánh giá cuộc chơi.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm (BT 3 SGK )
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Chia lớp 6 nhám một tình huống
- Đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm và kết luận : 
a) Không tán thành ý kiến của bạn và giải thích cho bạn hiểu : Luật Giao thông cần được thực hiện ở mọi nơi , mọi lúc .
b) Khuyên bạn không nên thò đầu ra ngoài , nguy hiểm .
c) Can ngăn bạn không ném đá lên tàu , gây nguy hiểm cho hành khách và làm hư hỏng tài sản công cộng .
d) Đề nghị bạn dửng lại để nhận lỗi và giúp người bị nạn . 
đ) Khuyên các bạn nên ra về , không nên làm cản trở giao thông . 
e) Khuyên các bạn không được đi dưới lòng đường vì rất nguy hiểm .
 Hoạt động 3 : Trình bày kết quả điều tra thực tiễn ( Bài tập 4 SGK )
- Gọi HS lần lượt trình kết quả điều tra 
- Kết quả chung : Để bảo đảm an toàn cho bản thân mình và cho mọi người cần chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao Thông .
- Các nhóm tham gia cuộc chơi.
(Giỏi, khá,TB, Yếu)
- Quan sát biển báo giao thông và nói rõ ý nghĩa của biển báo .(Có HS Yếu)
- HS(Khá) đọc tình huống.
- Mỗi nhóm nhận một tình huống, thảo luận tìm cách giải quyết .(Giỏi, khá, TB, Yếu) 
- Từng nhóm lên báo cáo kết quả ( có thể đóng vai ) .(Có HS Yếu)
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. 
HS(Khá, giỏi)
- HS(Khá) dọc yêu cầu.
- HS lên trình bày kết quả điều tra.(có HS Yếu)
Các HS khác bổ sung , chất vấn .(Khá, giỏi)
 3. Củng cố, dặn dò : 
 - Chấp hành tốt Luật Giao thông và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện .
 - Thực hiện nội dung trong mục thực hành của SGK 
 - Chuẩn bị : Bảo vệ môi trường.
Tiết 29 : Kể chuyện 
 ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG(TR/106)
A., YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ ( SGK). kể lại được từng đoạn và kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện Đôi cánh cảu ngựa trắng rõ ràng, đủ ý ( BT1).
 - Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện ( Bt2).
 * BVMT: Giúp HS thấy được những nét ngây thơ và đáng yêu của ngựa trắng. Từ đó giáo dục các em ý thức và bảo vệ các loài động vật.
B. CHUẨN BỊ :
-Bảng phụ ghi sẵn lời giải của bài tập 2. 
	-Phiếu viết nội dung chính của 6 bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài : 
 Hôm nay , chúng ta sẽ tập kể chuyện về Đôi cánh của ngựa trắng để thấy rằng : Phải mạnh dạn đi đó đây mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng.
Hoạt động 1 : GV kể chuyện
- Kể lần 1 : Sau khi kể lần 1, giải nghĩa một số từ khó chú thích sau truyện.
- Kể lần 2 : Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng.
- Kể lần 3 (nếu cần)
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs kể truyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Gọi HS đọc yêu cầu Bài tập 1, 2.
- Yêu cầu HS kể theo nhóm.
- Cho HS thi kể trước lớp.
- Nhận xét và bình chọn bạn kể tốt.
- Nhận xét: Phải mạnh dạng đi đó đi dây mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn.
* Giúp cho HS thấy được những nét đẹp thơ ngây và đáng yêu của ngựa trắng. Từ đò giáo dục các em ý thức và bảo vệ các loài động vật.
- Lắng nghe.
-HS nghe kết hợp nhìn tranh minh hoạ. 
- Đọc phần lời dưới mỗi tranh trong SGK.
(Khá, giỏi)
- Đọc yêu cầu các bài tập.(Khá)
- Kể theo nhóm từng đoạn câu chuyện.
(Giỏi, khá, TB, Yếu)
- Thi kể trước lớp theo 2 hình thức:
+ Kể nối tiếp trong nhóm.(có HS Yếu)
+ Kể cá nhân cả câu chuyện.
HS(TB, Yếu) kể 1 hoặc 2 đoạn.
- Kể và trả lời câu hỏi của các nhóm xung quanh nội dung và ý nghĩa câu chuyện.(Khá, giỏi)
 2. Củng cố , dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể tốt và cả những HS chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
 -Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân.
 - Chuẩn bị : Kể lại câu chuyện đã nghe đã đọc về du lịch thám hiểm.
 Thứ tư tháng năm 
Tiết 143 : Toán 
	 LUYỆN TẬP (TR/151)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 Giải được toán Tìm hai số khi biết hiậu và tỉ số của hai số đó.
B.CHUẨN BỊ:
	Vở toán lớp , SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài :
 Trong giờ học này chúng ta cùng luyện tập về bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó 
Bài tập 1:
- Đọc đề toán
- Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Đây là dạng toán gì ?
- Gọi HS lên bảng vẽ Sơ đồ minh hoạ
- Gọi HS nêu : Các bước giải toán
- GV chốt lại lời giải đúng
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc đề toán
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ minh hoạ
- HS tự làm bài vào vở 
- GV chốt lại lời giải đúng
- HS(Khá) đọc đề toán
+ Hiệu của hai số là 85 , tỉ số của hai số là 
(Yếu)
+ Tìm số bé , số lớn (Yếu)
+ Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.(TB)
- 1 HS(Khá, giỏi) vẽ sơ đồ minh hoạ
( Khá, giỏi)
- HS (TB, Yếu)làm bài Các bước giải toán :
+ Tìm hiệu số phần bằng nhau = 5
+ Tìm giá trị một phần = 17
+ Tìm số bé = 51
+ Tìm số lớn = 136
- HS Khá, giỏi) nhận xét.
- 1 HS(TB) đọc đề toán
- HS(TB, Yếu) vẽ sơ đồ minh hoạ
- HS làm bài Các bước giải toán:
- HS(TB, Yếu) sửa bảng.
+ Tìm hiệu số phần bằng nhau = 2
+ Tìm giá trị một phần = 125
+ Tìm bóng đèn trắng = 375
+ Tìm bóng đèn màu = 62
- HS Khá, giỏi) nhận xét.
 2. Củng cố, dặn dò :
	- HS nêu cách Tìm hai số khi biết hiệu & tỉ số của hai số đó.TB, Yếu)
	- Nhận xét tiết học
	- Chuẩn bị bài: Luyện tập
Tiết 58: Tập đọc 
	 TRĂNG ƠI . . . TỪ ĐÂU ĐẾN ?.(TR/107)	
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Biết đọc rành mạch trôi chảy, diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết ngắt nhịp đúng ở các dòng thơ.
 - Hiểu ND : Tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước. ( trả lời được các CH trong SGK; thuộc 3, 4 khổ thơ trong bài)
B. CHUẨN BỊ :
 - Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ cần luyện đọc diễn cảm.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Đường đi Sa Pa 
 - 1 HS đọc bài và trả lời câu hỏi 3 SGK.TB, Yếu)
 - 1 HS đọc thuộc lòng đoạn yêu cầu và trả lời câu hỏi 4 SGK.(Khá)
 2. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài :
 Hôm nay , với bài đọc “ Trăng ơi . . . từ đâu đến ? “ , các em sẽ được biết những phát hiện về trăng rất riêng , rất độc đáo của nhà thơ thiếu nhi mà tên tuổi rất quen thuộc với tất cả các em – nhà thơ Trần Đăng Khoa.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc
- Gọi 6 HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ ( 2 lượt )
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. 
- Yêu cầu luyện đọc cặp.
- Gọi HS đọc cả bài.
- Đọc diễn cảm toàn bài - giọng thiết tha êm ả 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
- Gọi HS đọc đoạn 1 : Hai khổ thơ đầu
- Trong hai khổ thơ đầu trăng được so sánh với những gì ?
+ Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh? 
- GV : Qua bài hai khổ thơ đầu có thể thấy tác giả quan sát trăng vào đêm trăng tròn.
- Gọi HS đọc đoạn 2 : Khổ thơ 3,4
- Trong mỗi khổ thơ tiếp theo, vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể. Đó là những gì, những ai? 
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 3 : Khổ 5, 6 và trả lời câu hỏi :
+ Vầng trăng trong hai khổ thơ này gắn với tình cảm sâu sắc gì của tác giả ? 
+ Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào ? 
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm 
- Gọi 6 HS đọc lại bài thơ 
- Hướng dẫn đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu .
- Gọi HS đọc diễn cảm 
- Yêu cầu HS nhẩm thuộc lòng bài thơ.
- HS nối tiếp nhau đọc trơn từng khổ. 
(TB, Yếu)
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- 2 HS cùng bàn luyện đọc (Khá, TB. Giỏi, Yếu)
- 2 HS (Khá, giỏi)đọc
- 2 HS (Khá, giỏi)đọc
+ Trăng hồng như quả chín, Trăng tròn như mắt cá.(TB, Yếu)
+ Vì trăng hồng như quả chín treo lửng lơ trước nhà; trăng đến từ biển xanh vì trăng tròn như mắt cá không bao giờ chớp mi.
(Khá, giỏi)
- 2 HS đọc 
+ Đó là sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, chú Cuội, đường hành quân, chú bộ đội, góc sân-những đồ chơi, sự vật gần gũi với trẻ em, những câu chuyện các em nghe từ nhỏ, những con người thân thiết là mẹ, là chú bộ đội trên đường hành quân bảo vệ quê hương.
(Khá, giỏi) 
- Đọc thầm và trả lời :
+ Bài thơ nói lên tình yêu trăng của nhà thơ.
(TB, yếu)
+ Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của ánh trăng , nói lên tình yêu trăng , yêu đất nước của nhà thơ.
(Khá, giỏi)
- 6 HS đọc nối tiếp( có HS Yếu)
- HS luyện đọc diễn cảm.(Khá,TB. Giỏi,Yếu) 
- 3 HS(Khá,giỏi) đọc diễn cảm 
- HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
 3. Củng cố, dặn dò : 
	- Nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Về nhà học thuộc bài thơ.
- Chuẩn bị : Hơn 1000 ngày vòng quanh trái đất.
Tiết 29 : Địa lí 
 	 NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
 Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG ( TIẾP THEO )TR/141
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung:
 + Hoạt động du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung rất phát triển.
 + Các nhà máy, khu công nghiệp phát triển ngày càng nhiều ở đồng bằng duyên hải miền Trung : nhà máy đường, nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền.
 * BVMT: Giáo dục các em có ý thức bảo vệ và giữ gìn các danh lam thắng cảnh đẹp . nhất là những khu du lịch . nhằm góp phần bảo vệ môi trường.
B. CHUẨN BỊ :
 - Bản đồ hành chính Việt Nam.
 - Hình SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ : Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung .
 - Em có nhận xét gì về dân cư của vùng đồng bằng duyên hải miền Trung ?( Dân cư của vùng đồng bằng duyên hải miền Trung khá đông đúc, chủ yếu là dân tộc kinh, Chămvà một số dân tộc khác sống hoà thuận)(Khá, giỏi)
 - Kể tên những nghề của vùng ĐBDHMT? ( Trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thuỷ sản, làm muối)(TB, Yếu)
 2. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài :
 Mặc dù ĐBDHMT nhỏ hẹp, khí hậu tương đối khắc nghiệt nhưng người dân đã biết tận dụng để sản xuất và sinh sống. Điều kiện tự nhiên cũng cho người dân những cơ hội để phát triển hoạt động du lịch, công nghiệp và lễ hội.
Hoạt động1: Làm việc cả lớp 
 Hoạt động du lịch ở ĐBDHMT 
-Yêu cầu HS quan sát hình 9 SGK và trả lời câu hỏi :
- Người dân miền Trung dùng cảnh đẹp đó để làm gì
- GV giới thiệu : Bãi biển Nha Trang , chỉ cho HS những bãi cát , nước biển xanh , hàng dừa xanh 
 - Gọi HS đọc đoạn văn đầu mủc từ “ Duyên hải miền Trung di tích Mĩ Sơn ( Quảng Nam)
- Hãy kể tên một số bãi biển nổi tiếng ở miền Trung mà biết.
- GV chỉ bản đồ VN tên các thành phố, thị xã ven biển và giới thiệu : ĐBDHMT không chỉ có các bãi biển đẹp mà còn nhiều cảnh đẹp và di sản văn hoá, đạc biệt là các di sản văn hoá thế giới ở đây đã thu hút khách du lịch.
- Điều kiện phát triển du lịch ở ĐBDHMT có tác dụng gì đối với đời sống người dân ?
- Nhấn mạnh : điều kiện phát triển du lịch và việc tăng thêm các hoạt động sẽ góp phần cải thiện đời sống nhân dân ở vùng này (có thêm việc làm & thu nhập) & vùng khác (đến nghỉ ngơi, thăm quan cảnh đẹp sau thời gian làm việc, học tập tích cực)
 - GDHS : Hàng ngày, trên tivi đều có chiếu những đoạn phim ngắn kêu gọi cứu lấy môi trường biển, chúng ta cần góp phần bảo vệ môi trường, nhất là ở những khu du lịch. 
Hoạt động 2: Thảo luận cặp
Phát triển công nghiệp
-Yêu cầu HS quan sát hình 10 :
- Vì sao có nhiều xưởng sửa chữa tàu thuyền ở các thành phố, thị xã ven biển?
- GV khẳng định các tàu thuyền được sử dụng phải thật tốt để đảm bảo an toàn (người dân chài thường lênh đênh trên tàu ngoài biển trong khoảng thời gian dài, có khi phải lên đến hàng tháng trời, đi xa đất liền, trên tàu có hàng chục thuyền viên vì vậy con tàu phải thật tốt để đảm bảo an toàn. Ngày 30-4-2004, một con tàu du lịch trên đường ra đảo Hòn Khoai (Cà Mau) đã bị chìm khiến 39 người chết do tàu không đảm bảo an toàn)
- Yêu cầu HS quan sát hình 12 .
- Cho biết ở khu vực này đang phát triển ngành côn nghiệp gì?
-Kết luận : Tại tỉnh Quảng Ngãi đang xây dựng ở ven biển khu kinh tế mới. Nơi đây sẽ có cảng lớn có nhà máy lọc dầu và các nhà máy khác. Hiện nay đang xây dựng cảng, đường giao thông và các nhà xưởng.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân 
Lễ hội
- GV giới thiệu : Lễ hội Cá Voi gắn với truyền thuyết cá voi đã cứu vua trên biển, hằng năm tại Khánh Hoà có tổ chức lễ hội Cá Voi. Ở nhiều tỉnh khác nhân dân tổ chức cúng Cá Ông tại các đền thờ Cá Ông ở ven biển.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn về lễ hội tại khu di tích Tháp Bà ở Nha Trang. Quan sát hình 13 và mô tả khu Tháp Bà.
-GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trả lời.
Hoạt động cả lớp
- HS quan sát hình và trả lời :
- Để phát triển du lịch(TB, Yếu)
- HS (Khá)đọc đoạn văn đầu của mục này
- Bãi biển Sầm Sơn ( Thanh Hoá), Cửa Lò( Nghệ An),.(TB, Yếu)
- Người dân có thêm việc làm, tăng thêm thu nhập.(khá, giỏi)
Hoạt động nhóm đôi
- HS quan sát :
- Do có tàu đánh bắt cá, tàu chở khách nên cần xưởng sửa chữa.(TB, Yếu)
- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
- HS quan sát hình 12 
- Phát triển ngành công nghiệp lọc dầu, khu công nghiệp Dung Quất.(TB, Yếu)
- HS(Khá, giỏi) nhận xét. 
- HS (Khá)đọc đoạn văn về lễ hội tại khu di tích Tháp Bà ở Nha Trang
- Quan sát hình 16 và mô tả khu Tháp Bà.
(Khá, giỏi)
 3. Củng cố , dặn dò :
 - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK (TB, Yếu)
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài: Thành phố Huế.
Tiết 57: Tập làm văn 
	 LUYỆN TẬP TÓM TẮT TIN TỨC (KHÔNG DẠY)
A. YÊU CẦU CẦU CẦN ĐẠT :
 Biết tóm tắt một tin đã cho bằng một hoặc hai câu và đặt tên cho bản tin đã tóm tắt ( BT1, BT2); bước đầu biết tự tìm tin trên báo thiếu nhi và tóm tắt tin bằng một vài câu BT3). 
 * Tìm sử lí thông tin phân tích đối chiếu . Ra quyết định tìm cách lựa chọn. Đảm nhận trách nhiệm.
B. CHUẨN BỊ:
 - Mỗi HS chuẩn bị 1 tin trên báo.
 - Giấy khổ to.
 - VBT.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ :
 - Thế nào là tóm tắt tin tức?
 - Khi tóm tắt tin tức cần thực hiện các bước nào ?
 2. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài : 
 Trong các tiết học trước, các em đã hiểu mục đích của tóm tắt tin tức, cách thức tiến hành tóm tắt tin tức. Tiết học hôm nay các em cùng thực hành tóm tắt tin tức.
Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1, 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Gợi ý : Các em hãy đọc kĩ tin quan sát tranh minh hoạ để hiểu nội dung thông tin. Hãy chọn 1 trong 2 tin để tóm tắt , sau đó đặt tên cho bản tin em chọn để tóm tắt.
- Cho HS làm việc theo nhóm 4 HS 
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận.
- Cả lớp, GV nhận xét, chốt lại các tin.
Bài 3:
- Gọi HS đọc các tin đã sưu tầm được trên báo nhi đồng, Tiền phong.
- GV đưa ra 1 hoặc 2 tin (ghi sẵn ở bảng phụ) và gọi HS đọc.
- GV yêu cầu HS chọn 1 trong các tin trên và tóm tắt tin thành 1 - 2 câu.
- Gọi vài HS đọc phần tóm tắt tin đã đọc.
- Cả lớp, GV nhận xét, tuyên dương.
- HS(Khá) lần lượt đọc các tin ở SGK
- HS trao dổi, thảo luận theo nhóm.
Giỏi, khá, TB, Yếu)
- Đại diện vài nhóm nêu (Có HS Yếu)
- HS bổ sung ý kiến và đọc lại một vài tin đã tóm tắt.(HS Khá, giỏi )
* Tin a: Khách sạn trên cây sồi.
 Tại Vat-te-rat, Thụy Điển có một khách sạn treo trên cây sồi cao 13 mét dành cho những người muốn nghỉ ngơi ở những chỗ khác lạ.
* Tin b: Nhà nghỉ cho khách du lịch bốn chân.
 Để đáp ứng nhu cầu của những người yêu quý súc vật, một phụ nữ ở Pháp đã mở khu cư xá đầu tiên dành cho các vị khách du lịch bốn chân. 
-Vài HS đọc to tin sưu tầm được.
(Có, HS Yếu)
-2 HS(TB) đọc bản tin
- HS tự chọn tin và tóm tắt tin thành 1 - 2 câu
- HS đọc bản tin ( Có HS Trung, Yếu)
- HS (Khá, giỏi)bổ sung ý kiến và vỗ tay, tuyên dương.
 3. Củng cố - Dặn dò :
 - Tóm tắt tin tức là gì? Muốn tóm tắt một bản tin, ta cần thực hiện điều gì?(Khá, giỏi)
 - Nhận xét chung tiết học 
 - Về sưu tầm thêm một số tin tức khác và tóm tắt tin đó vào bản tin của lớp.
 - Chuẩn bị bài sau.
 Thứ năm, tháng năm 
Tiết 144 : Toán 
	 LUYỆN TẬP(TR/151)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Giải được bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
 - Biết nêu bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó theo sơ đồ cho trước.
B. CHUẨN BỊ:
	Vở Toán lớp 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài :
 Trong giờ học toán này chúng ta tiếp tục luyện tập về bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
Hướng dẫn luyện tập :
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc đề bài toán 
- Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Cho biết đây là dạng toán gì ?
- Gọi HS nêu các bước giải.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở, sửa bài 
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc đề toán 
-Yêu cầu HS lập đề toán theo sơ đồ 
- Yêu cầu HS chỉ ra hiệu của hai số tỉ số của hai số đó.
- Yêu cầu HS tự giải
- GV chốt lại lời giải đúng
Bài 4:
- Gọi HS đọc đề toán 
- Mỗi HS tự đặt một đề toán rồi giải bài toán đó. 
-GV chốt lại lời giải đúng
- HS(TB) đọc đề toán
+ Hiệu của hai số là 30 , số thứ nhất gấp 3 lần số thứ hai.(TB, Yếu)
+ Tìm hai số đó(TB, Yếu)
+ Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.(TB)
- HS nêu Các bước giải toán(Khá, giỏi):
+ vẽ sơ đồ minh hoạ
+ Tìm hiệu số phần bằng nhau 
+ Tìm giá trị một phần 
+ Tìm số bé 
+ Tìm số lớn 
- HS (TB, Yếu)sửa bài
 Đáp số : Số thứ nhất : 45
 Số thứ hai : 15
- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
- HS(TB) đọc đề toán
- HS(TB, Yếu) vẽ sơ đồ minh hoạ
- HS(Yếu)
-HS làm bài Các bước giải toán:
- HS(TB, Yếu) sửa bài.
+ Tìm hiệu số phần bằng nhau = 3
+ Tìm giá trị một phần = 180 kg
+ Tìm số bé = 180kg gạo nếp
+ Tìm số lớn = 720kg gạo tẻ
- HS(Khá,giỏi) nhận xét.
- HS(TB) đọc đề toán
- HS (Khá, giỏi)tự đặt một đề toán. 
- HS làm bài Các bước giải toán:
+ Tìm hiệu số phần bằng nhau = 5
+ Tìm giá trị một phần = 34 cây
+ Tìm số bé = 34 cây
+ Tìm số lớn = 204 cây
- HS ( TB, Yếu) sửa bảng.
- HS (Khá, giỏi) nhận xét,
 2. Củng cố ,dặn dò :
	- HS nêu cách Tìm hai số khi biết hiệu tỉ số của hai số đó. (TB, Yếu)
	- Nhận xét tiết học.
	- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung .
Tiết 58: Luyện từ và câu 
 GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI BÀY TỎ YÊU CẦU , ĐỀ NGHỊ (TR/110)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
 - Bước đầu biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự ( BT1, BT2, mục III); phân biệt được lời yêu cầu, đề nghị lịch sự( Bt3); bước đầu biết đặt câu khiến phù hợp với 1 tình huống

Tài liệu đính kèm:

  • docT29.doc