Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học môn thể dục ở trường Tiểu học Phụng Hiệp

Việc đổi mới phương pháp giản dạy sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm sinh lý của học sinh đòi hỏi phải đảm bảo các nguyên tắc mà người giáo viên cần chú ý, áp dụng nhiều hơn trong quá trình giảng dạy tính hiệu quả của quá trình sư phạm một phần xác định bởi việc học sinh có thái độ tự giác tích cực, dạy môn thể dục cho học sinh tiểu học nhằm góp phần bồi dưỡng giáo dục những tri thức kỹ năng kỹ xảo vận động cơ bản, học sinh không những học lý thuyết mà còn phải học thực hành những bài tập mang lại sức khỏe để dạy và học có hiệu quả là một điều không thể thiếu được là phải đầy đủ trang thiết bị dụng cụ tập luyện, sân bãi, việc nhận thức của học sinh từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng tiết dạy có sử dụng đồ dùng dạy học các em tích cực tập luyện, bởi vậy cần phải có đầy đủ các trang thiết bị dạy học để phục vụ trong giảng dạy vì các em được sử dụng một cách trực tiếp, từ đó tạo cơ sở cho học sinh chiếm lĩnh kiến thức đã học hình thành kỹ năng kỹ xảo trong khi thực hành đặc biệt đối với môn thể dục.

 - Việc sử dụng thiết bị dạy học trong giảng dạy đòi hỏi bản thân tôi phải hiểu và nắm được mục tiêu yêu cầu, nội dung cơ bản từng bài học, sử dụng thiết bị đúng lúc thường xuyên.

 - Vì vậy bản thân tôi thiết nghĩ, phải làm như thế nào để sử dụng tốt đồ dùng dạy học và cũng nâng cao chất lượng và hiệu quả của từng loại đồ dùng dạy học. Với nội dung trên tôi đã quyết định và chọn và thực hiện đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học mô thể dục ở trường tiểu học Phụng Hiệp”

 

doc 8 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 867Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học môn thể dục ở trường Tiểu học Phụng Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
MÔN THỂ DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC PHỤNG HIỆP
I-ĐẶT VẤN ĐỀ:
	Năm học 2002-2003 là năm đổi mới phương pháp dạy học và thực hiện chương trình thay sách giáo khoa trong đó có môn thể dục, tôi là giáo viên thể dục được học chương trình thay sách và được phòng giáo dục huyện Phụng Hiệp phân công và nhận công tác dạy môn thể dục ở trường tiểu học phụng hiệp cho đến nay, trước sự đổi mới về phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giảng dạy cho phù hợp điều khiện phát triển đất nước ta hiện nay.
	Bên những giờ dạy chính khóa tôi thường xuyên tìm tòi học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, thầy cô, tự rút kinh nghiệm những ưu khuyết điểm để tiết dạy tốt, và sinh động hơn, tiết dạy tốt và sinh động, là phải đổi mới phương pháp và sử dụng đồ dạy học, tôi thấy đồ dùng dạy học có tác dụng rất lớn trong việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng học tập của học sinh, bên cạnh đó sức khỏe tốt, thể lực tốt sẽ giúp cho việc tiếp thu tri thức của các em một cách nhanh chóng một cách vững chắc giúp các em phát triển một cách toàn vẹn.
	Việc đổi mới phương pháp giản dạy sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm sinh lý của học sinh đòi hỏi phải đảm bảo các nguyên tắc mà người giáo viên cần chú ý, áp dụng nhiều hơn trong quá trình giảng dạy tính hiệu quả của quá trình sư phạm một phần xác định bởi việc học sinh có thái độ tự giác tích cực, dạy môn thể dục cho học sinh tiểu học nhằm góp phần bồi dưỡng giáo dục những tri thức kỹ năng kỹ xảo vận động cơ bản, học sinh không những học lý thuyết mà còn phải học thực hành những bài tập mang lại sức khỏe để dạy và học có hiệu quả là một điều không thể thiếu được là phải đầy đủ trang thiết bị dụng cụ tập luyện, sân bãi, việc nhận thức của học sinh từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng tiết dạy có sử dụng đồ dùng dạy học các em tích cực tập luyện, bởi vậy cần phải có đầy đủ các trang thiết bị dạy học để phục vụ trong giảng dạy vì các em được sử dụng một cách trực tiếp, từ đó tạo cơ sở cho học sinh chiếm lĩnh kiến thức đã học hình thành kỹ năng kỹ xảo trong khi thực hành đặc biệt đối với môn thể dục.
	- Việc sử dụng thiết bị dạy học trong giảng dạy đòi hỏi bản thân tôi phải hiểu và nắm được mục tiêu yêu cầu, nội dung cơ bản từng bài học, sử dụng thiết bị đúng lúc thường xuyên.
	- Vì vậy bản thân tôi thiết nghĩ, phải làm như thế nào để sử dụng tốt đồ dùng dạy học và cũng nâng cao chất lượng và hiệu quả của từng loại đồ dùng dạy học. Với nội dung trên tôi đã quyết định và chọn và thực hiện đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học mô thể dục ở trường tiểu học Phụng Hiệp”
II-GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
	1. Cơ sở lý luận:
Theo nghị quyết TW2 khóa 8 thiếp tục khẳng định phải đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo, theo hướng sử dụng phương tiện kỹ thuật vào dạy học, phát huy cao độ tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức.
	Do đó việc đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân vì sao giáo viên thể dục tiểu học lên lớp ít chú trọng sử dụng đồ dùng dạy học để từ đó tìm biện pháp sử dụng thiết bị dạy học thường xuyên có hiệu quả hơn để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
	- Bên cạnh việc sử dụng đồ dùng dạy học tôi còn phải làm sổ tay xét sự tiến bộ của các em thông qua từng tiết kiểm tra chưa hoàn thành giúp đỡ và tập luyện cho các em ở các tiết sau đạt hiệu quả cao hơn.
	-Tôi còn đọc các loại sách tham khảo, sách báo khác, đặt biệt là đối với môn thể dục của tôi, từ đó để tôi phục vụ tiết dạy ngày càng tốt hơn
	2. Thực trạng:
	Hiện nay trang thiết bị của nhà trường còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy của giáo viên, vì thế giáo viên chưa được sử dụng nhiều dụng cụ nền còn lúng túng trong quá trình dạy.
	Song song đó, trình độ của học sinh còn nhiều hạn chế, học sinh vẫn quen lối học tập thụ động, không sáng tạo. Chính vì thế giáo viên cần đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học nói chung và môn thể thao nói riêng.
	Giáo vien thể dục chưa được tham gia các lớp tập huấn về sử dụng đồ dùng dạy học nên quá trình sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả chưa cao. Chính vì những thực trạng nêu trên nên bản thân tôi quyết định chọn đề tài “ Một só giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học môn thể dục ở trườg Tiểu học Phụng Hiệp
3. Biện pháp thực hiện
	Muốn sử dụng tốt có hiệu quả đồ dùng dạy học trong các môn học nói chung và môn thể dục nói riêng, phải phụ thuộc vào các yếu tố sau:
	+ Công tác quản lý của nhà trường với thiết bị đồ dùng dạy học.
	+ Nhận thức về vai trò, tác dụng của đồ dùng dạy học trong quá trình dạy học.
	+ Về việc hiểu cấu tạo đồ dùng dạy học thuộc phân môn mà mình phụ trách, về phạm vi sử dụng của mỗi đồ dùng dạy học trong các tiết học.
	+ Các thao tác kỹ thuật khi sử dụng đồ dùng dạy học theo dụng ý sư phạm của bài dạy. Thời điểm dùng, thứ tự thao tác trong khi dùng, dụng ý sư phạm trong khi dùng.
	+ Tự làm và cải tiếng đồ dùng dạy học.
	Trong khuôn khổ của bài viết, với phạm vi trách nhiệm của một giáo viên dạy thể dục tôi xin trình bày một số nội dung.
	* Về phía nhà trường:
	Ngay từ đầu các năm học, nhà trường đã bố trí cán bộ phụ trách thư viện, thiết bị có thời gian làm việc phù hợp, tạo điều kiện cho tôi mượn và trả. Riêng các tranh ảnh, bóng, dây nhảy, nhà trường kiểm kê theo danh mục, giải quyết cho giáo viên mượn nguyên cả bộ ngay từ đầu năm học và cuối năm học trả lại. Như vậy tôi mới có thể chủ động trong trong việc tự làm các loại thiết bị và đồ dùng dạy học còn thiếu.
	Để giúp cho việc baopr quản và sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học, tôi đã tham mưu với Ban Giám Hiệu cấp cho một số tủ sắt để bảo quản, giữ gìn đồ dùng dạy học rất thuận lợi cho tôi và học sinh khi sử dụng đồ dùng thiết bị.
	* Về bản thân tôi:
	Tôi nắm vững các danh mục đồ dùng dạy học đã được cung cấp trên cơ sở đó tôi sắp xếp theo từng chủ đề, đề tài. Để giải quyết một số thiết bị đồ dùng cong thiếu, tôi cùng tổ thể dục sưu tầm, tranh ảnh có ở các loại báo, tạp chí, bìa lịch, vỏ hộp, can nhựa, voe chai, dây thép, chọn các loại vật liệu có sẵn ở địa phương như trái cây, gỗ, tre tự làm theo chủ đề, đề tài.
	Ví dụ: Khi dạy bài 26: Ôn bài thể dục phát triển chung – Trò chơi “Đua ngựa”.
Thì tôi cùng đồng nghiệp cùng nhau nghiên cứu làm “con ngựa”, khi làm tôi cũng rất chú ý đến tính điển hình, phản ánh trung thực và chính xác, đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm và tính mỹ thuật.
	Trong quá trình lên tiết dạy tôi thường xuyên sử dụng tiết bị đồ dùng dạy học và sau mỗi tiết dạy đó, tôi ghi vào sổ tay những nhận xét sự tiến bộ của các em, những phần các em gặp khó khăn hoặc nhận xét chưa hoàn thành để tiếp tục có sự điều chỉnh để tiết sau đạt hiệu quả cao hơn. Vì chỉ khi lên lớp tôi mới nhận ra một số bất hợp lý trong đồ dùng đó.
	Ví dụ: Bộ tranh bài thể dục phát triển chung lớp 4 có 8 tờ mô tả 8 động tác: Vươn thở, tay, chân, lưng, bụng, thăng bằng, nhảy, toàn thân, điều hòa. Tôi thường xuyên để sử dụng trong giảng dạy, tùy từng bài dạy mà tôi sử dụng từ 2 đến 4 tranh trong một tiết dạy và sau mỗi lần sử dụng tôi luôn luôn dành thời gian suy nghĩ tìm biện pháp khắc phục những điểm hạn chế và phát huy điểm mạnh.
	Ví dụ: Tôi thấy môn bóng rổ có tác dụng rất lớn trong việc phát triển thể cahats của học sinh, vì vậy tôi tận dụng tối đa mọi nơi trong nhà trường để treo bảng, vòng rỗ lên trường, thân cây to để các em tập kuyeenj thêm ngoài giờ. Qua giảng dạy tôi cũng thấy quả bóng rổ được sử dụng rất phổ biến trong các bài tập như: Tập trung và bắt bóng cá nhân và theo nhóm, trong trò chơi “Chạy tiếp sức ném bóng rổ”, “Lăn bóng bằng tay”, “Dẫn bóng”, “Ném bóng vào rỗ”, “Ném trúng đích”. Khi cho học sinh sử dụng tôi đều phải hướng dẫn các em khởi động thật kỹ, vừa đảm bảo an toàn lại tăng cường cảm giác với bóng của tay. Vì đồ dùng gì cũng có điểm mạnh và điểm yếu nếu không biết cách sử dụng hợp lý thì hậu quả không sao lường trước được.
	Tôi không ngừng tìm hiểu qua báo, đài, sách tham khảo và băng hình “Giáo dục thể chất và phương pháp dạy học thẻ dục ở trường tiểu học” Do dự án phất triển giáo viên tiểu học phát hành. Tôi cũng thường xuyên cập nhật mạng Internet để phục vụ tiết dạy ngày càng tốt hơn.
	Vấn đề đổi mới đồ dùng dạy học được đặt ra đồng bộ với việc đổi mới chương trình và sách giáo khao các môn. Chính vì vậy sau mỗi đợt tập huấn về thay sách tôi thường dành thời gian để nghiên cứu kỹ lưỡng, tìm hiểu chi tiết về bộ đồ dùng dạy học đẻ từ đó lĩnh hội đầy đủ các cấu tạo và phạm vi sử dụng đồ dùng dạy học.
	Trong giảng dạy tôi sử dụng triệt để các đồ dùng sẵn có của nhà trường như: Bóng, dây, cầu lông và các dụng cụ khác một cách phù hợp với từng nội dung bài học, tạo ra không khí sôi nỗi bao nhiêu thì chất lượng tiết học sẽ thành công bất nhiêu. Cần nên tránh để học sinh nhàm chán khi không có đồ dùng dạy học trên lớp.
	Tuy nhiên, việc cung cấp đồ dùng dạy học ở trường rất hạn chế, vì vậy đề nghị các ngành, các cấp quan tâm hơn nữa để sắp tới có hướng trang bị hoàn chỉnh về những đồ dùng dạy học còn thiếu để góp phần phục vụ dạy môn thể dục đạt hiệu quả cao.
	Trước khi lên tiết dạy tôi đều chuẩn bị tập luyện trước các động tác kĩ thuật sử dụng đồ dung dạy học một cách thành thạo rồi mới thực hiện trước tập thể học sinh. Tránh tình trạng thực hiện sai thao tác hướng dẫn, làm mất niềm tin ở học sinh đối với người thầy mà các em kính yêu.
	Trong khi lên tiết dạy tôi đều đặt phương pháp quan sát và sử dụng đồ dùng dạy học lên hàng đầu, bên cạnh đó tôi luôn hướng dẫn và phân tích cụ thể để học sinh dễ hiểu và dễ nhớ bài, khắc sâu kiến thức. Để làm tốt điều này, đầu tiên tôi lập kế hoạch bài học trước một tuần, tôi liệt kê các thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ cho từng bài, từng khối lớp. Tôi dự kiến trước địa điểm đặt đồ dùng dạy học ở đâu cho phù hợp và ước lượng thời gian sử dụng là bao nhiêu cho hợp lý.
	Tôi luôn luôn tham gia phong trào “Tự làm và cải tiến đồ dùng, thiết bị dạy học” của tổ khối và hàng tháng để phục vụ giảng dạy và dự thi các cấp, tôi tham khảo ý kiến của đồng nghiệp về cách làm và cách sử dụng. Sau khi sử dụng xong, tôi cùng các giáo viên trong tổ ngồi lại rút kinh nghiệm về những ưu khuyết điểm của các loại đồ dùng dạy học, nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả khi sử dụng.
	Cai thi cấp tỉnh và thi đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên. Tôi có tham gia thi một đồ dùng cấp trường đố là “làm đầu con ngựa” để phục vụ cho trờ chơi “Đua ngựa” được đánh giá rất cao trong hội đồng sư phạm nhà trường và được giải nhì toàn trường, và đạt được giải khuyến khích cấp Huyện.
	+ Đến nay chương trình đã đi đến gần hết học kì 1, heo kết quả đánh giá thì năm nay các em đạt hoàn thành tốt nhiều hơn sơ với 2 năm học trước 2008-2009 và 2009-2010.
	Tóm lại: Qua 2 năm đầu và nửa năm nay 2010-2011, càng ngày tôi càng thấy học sinh mà tôi phụ trách tiến bộ rất nhiều. Tới giờ thể dục các em rất hào hứng, mừng vui, thích thú làm tôi rất xúc động bởi tinh thần ham học của các em khối lượng học sinh “hoàn thành” tốt từng bước tăng lên, còn học sinh “chưa hoàn thành” thì giảm xuống.
4.Hiệu quả.
	Qua kết quả kiểm nghiệm thực tế cho thấy hiệu quả tiết dạy sử dụng đồ dùng dạy học đã giúp cho giáo viên có được sự tự tinh và chủ động khi lên lớp. Giáo viên truyền thụ kiến thức dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn, từ đó giúp cho học sinh hứng thú học tập và tiếp thu bài sâu hơn. Làm cho tiết dạy có hiệu quả thực sự góp phần nâng cao chất lượng dạy và học giáo viên tổ chức học sinh theo phương pháp đổi mới các em hulafv đối tượng độc lập suy nghĩ đễ phát huy tính tích cực chủ động tự khám phá và tìm tòi kiến thức mới đối với tiết dạy thực hành mà không sử dụng đồ dùng dạy học thì học sinh sẽ không nắm vững và không rèn luyện được kỹ năng kỹ sảo.
	- Kết quả năm học 2009-2010 trường tiểu học Phụng Hiệp tôi được ban giám hiệu phân công dạy ở các lớp 1,2,3,4,5 với tổng số học sinh 458.
	Vào giữa học kì I
	+ Hoàn thành tốt: 218 em chiếm tỉ lệ: 47,6%
	+ Hoàn thành: 236 em chiếm tỉ lệ: 51,6%
	+ Chưa hoàn thành: 4 em chiếm tỉ lệ: 0,8%
	- Vào cuối học kì II
	+ Hoàn thành tốt: 381 em chiếm tỉ lệ: 83,2%
	+ Hoàn thành: 77 em chiếm tỉ lệ: 16,8%
	- Kết quả cuối năm cho thấy sự ham thích học tập môn học nào thì kết quả học tập của các em trong môn đó đạt hiệu quả cao, mỗi năm phòng giáo dục có tổ chức thi hội khỏe phù đổng cấp huyện trường tôi đạt được giải cao như môn đá cầu, môn bóng ném, bóng đá và được tuyển chọn vào đội tuyển học sinh năng khiếu để thi hội khỏe phù đổng.
5. Bài học kinh nghiệm.
	Giáo viên phải được học phương pháp dạy học mới, đồng thời áp dụng chương trình thay sách giáo khoa vào thực giản và có những đợt tập huấn về công tác sử dụng thiết bị trong trường để cho giáo viên có thể sử dụng tốt hơn để dùng thiết bị dạy học thì mới đạt hiệu quả cao.
	Khi lên lớp giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng dạy học cho tiết dạy và đồng thời phải kết hợp liên hệ với thực tế trong cuộc sống.
	Tất cả giáo viên phải sử dụng đồ dùng dạy học triệt để.
	Thiết bị môn thể dục bao gồm có đồ dùng dạy học của giáo viên và dụng cụ tập luyện của học sinh. Nếu thiếu một trong hai thì giáo viên không thể hoàn thành nhiệm vụ dạy học, học sinh không thể có phương tiện để tập luyện và như vậy sẽ không nắm vững và không rèn luyện được kĩ năng, kĩ sảo của từng thao tác cụ thể không đạt được mục tiêu của bài học. Một số thiết bị khác còn phục vụ tích cực cho việc đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên, là phương tiện trực quan sinh động, giúp cho học sinh năng động dễ dàng tiếp thu kiến thức và sớm hình tahnhf kỹ năng. Thiết bị còn là phương tiên để đảm bảo an toàn cho học sinh trong quá trình tập luyện.
	Giảng dạy pahir luôn luôn phù hợp với tâm lý, lứa tuổi học sinh, mang tính giáo dục, tính nghệ thuật và tính sư phạm cao.
III. KẾT LUẬN:
	Một lần nữa tôi có thể khẳng định rằng. đồ dùng dạy học đã góp phần vào việc đảm bảo cho học sinh lĩnh hội kiến thức mới một cách nhanh chóng, đồng thời khắc sâu kiến thức của từng nội dung bài hoc, từ đó các em càng yêu thích học bộ môn thể dục hơn.
	Đổi mới phương pháp dạy học đang là nhiệm vụ hết sức cấp bách hiện nay nhất là đối với bậc tiểu học, bậc học có những đặt trưng khác biệt so với bậc học khác, là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đổi mới phương pháp dạy học thì đồng thời phải đổi mới đồ dùng, thiết bị dạy học, trở thành người bạn đồng hành trung thành với mọi giáo viên và học sinh trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Song hiệu quả của việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học lại phụ thuộc rất nhiều vào sự đầu tư công sức và trí tuệ của mỗi giáo viên. 
	Trong quá trình sử dụng và thực hiện tại trường còn mang tính khách quan, bản thân tôi thiết nghĩ những giải pháp mà tôi vừa nêu trên không phải là giải pháp tối ưu, mà cũng là giải pháp mà tôi đã được đúc kết từ những việc mà tôi vừa học vừa làm.
	Phụng Hiệp, ngày 08/01/2011
	Duyệt BGH	Người thực hiện
	 Trần Thị Kim Thê

Tài liệu đính kèm:

  • docSÁNG KIẾN KINH NGHIỆM1111.doc