Giáo án Lớp 3 - Tuần 333 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Phường 2

TOÁN - Tiết 162:

ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000

I. Mục tiêu:

Ở tiết học này, học sinh:

- Đọc, viết được số trong phạm vi 100 000.

- Viết được số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.

- Biết tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước.

- Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; bài 3 (a; cột 1 câu b); bài 4.

- Kĩ năng sống: Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian; hợp tác.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Ổn định tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số, học sinh hát tập thể.

2. Kiểm tra:

- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập 4 tiết trước.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới:

Hoạt động 1. Giới thiệu bài:

- Giáo viên giới thiệu nội dung bài, nêu yêu cầu tiết học.

- Ghi bảng tên bài.

Hoạt động 2. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 1.

- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở.

- Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện.

- Cùng học sinh nhận xét, đánh giá.

Bài 2:

- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 2.

- Gọi học sinh nêu cách đọc và đọc các số.

- Nhận xét, đánh giá.

Bài 3 (a; cột 1 câu b)

- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập 3.

- Hướng dẫn học sinh thực hiện sau khi phân tích mẫu.

- Cho học sinh nêu kết quả sau khi thực hiện vào vở.

- Nhận xét, đánh giá.

Bài 4:

- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập 4.

- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.

- Mời 2 học sinh lên bảng giải bài.

- Nhận xét, đánh giá.

4.Củng cố, dặn dò:

- Yêu cầu học sinh về xem lại các bài tập, chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét đánh giá tiết học.

- Hát đầu giờ.

- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

- Cùng giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung.

- Chú ý lắng nghe.

- Một số học sinh nhắc lại.

- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập 1.

- Học sinh tự làm bài vào vở.

- 2 học sinh lên bảng thực hiện.

- Cùng học sinh nhận xét, đánh giá.

- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập 2.

- 1 học sinh nêu cách đọc và đọc các số.

- Lớp lắng nghe, nhận xét kết quả đọc của bạn.

- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập 3.

- Cùng giáo viên phân tích mẫu.

- Nêu kết quả sau khi thực hiện vào vở.

- Cùng giáo viên nhận xét, đánh giá.

- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập 4.

- Học sinh làm bài.

- 2 học sinh lên bảng giải bài.

a. 2005; 2010; 2015; 2020; 2025.

b. 14 300; 14 400; 14 500; 14 600; 14 700

c. 68 000; 68 010; 68 020; 68 030; 68 040

- Lắng nghe, điều chỉnh.

- Ghi nhớ, thực hiện.

- Lắng nghe.

 

doc 28 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 396Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 333 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Phường 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận xét.
4.Củng cố, dặn dò:
- Dặn về viết lại cho đúng những tiếng, từ đã viết sai.
- Hướng dẫn chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét, đánh giá tiết học. 
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Cùng giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- Lắng nghe, nhắc lại tên bài.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc.
- 1 học sinh đọc lại bài. Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài. 
+ Các tiếng viết hoa là các chữ đầu tên bài, đầu đoạn, đầu câu và các danh từ riêng như Cóc, Trời, Cua gấu, Cáo,
- Lớp thực hành viết từ khó vào nháp. 
- Lắng nghe, sửa sai.
- Lắng nghe, thực hiện.
- Lớp nghe và viết bài vào vở.
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- Lắng nghe, sửa sai.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài tập 2.
- Hai em lên bảng thi đua viết nhanh viết đúng: Bru - nây. 
- Cả lớp theo dõi bạn và nhận xét.
- Lớp thực hành viết nháp giấy nháp.
- Thực hành viết tên 5 nước ở Đông Nam Á theo giáo viên đọc.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
a. cây sào- xào nấu- lịch sự- đối xử.
b. chín mọng- mơ mộng- hoạt động- ứ đọng. 
- Hai học sinh đọc lại hai câu văn vừa đặt.
- Học sinh khác nhận xét bài làm của bạn.
- Ghi nhớ, thực hiện.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI - Tiết 65:
CÁC ĐỚI KHÍ HẬU
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, học sinh:
- Nêu được tên 3 đới khí hậu trên Trái Đất: Nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
- Nêu được đặc điểm chính của 3 đới khí hậu.
- KNS: Tìm kiếm và xử lý thông tin; hợp tác; chia sẻ thông tin. 
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh ảnh trong sách trang 124, 125.
- Quả địa cầu, tranh ảnh về thiên nhiên và các đới khí hậu khác nhau
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: 
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Gọi 2 học sinh trả lời câu hỏi bài: Năm, tháng và mùa.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
Hoạt động. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, giới thiệu nội dung bài.
- Ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động 2. Yêu cầu quan sát tranh theo cặp.
- Yêu cầu quan sát H1 trang 124 SGK.
? Hãy chỉ và nói tên các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu ?
? Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu ?
? Kể tên các đới khí hậu từ xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực ?
- Nhận xét, đánh giá.
- Rút kết luận như SGV. 
Hoạt động 3: Hoạt động theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thực hành chỉ trên quả địa cầu về các đới khí hậu như yêu cầu trong SGV.
- Mời lần lượt các đại diện từng nhóm lên làm thực hành trước lớp.
- Lắng nghe và nhận xét đánh giá rút ra kết luận như SGV.
Hoạt động 4. Trò chơi tìm vị trí các đới khí hậu.
- Chia lớp thành các nhóm. Phát cho mỗi nhóm hình vẽ tương tự như hình 1 SGK và 6 dải màu.
- Phát lệnh bắt đầu, yêu cầu các nhóm tiến hành dán các dải màu vào hình vẽ.
- Theo dõi nhận xét bình chọn nhóm làm đúng, đẹp và xong trước.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày về sinh hoạt, vui chơi, học tập, ăn mặc phù hợp thao mùa,.
- Dặn học sinh về học bài và xem trước bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Cùng giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- Theo dõi giới thiệu.
- Học sinh nhắc lại tên bài.
- Lớp mở SGK quan sát H1 trang 124 và một số học sinh lên bảng chỉ và nêu trước lớp.
- Học sinh trả lời.
+ Mỗi bán cầu đều có 3 đới khí hậu.
+ Từ xích đạo đến Bắc cực hay đến Nam cực có các đới: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.
- Lắng nghe, điều chỉnh, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Các nhóm tiến hành trao đổi thảo luận và cử đại diện lên làm thực hành chỉ về các đới khí hậu có trên quả địa cầu.
- Trưng bày tranh ảnh sưu tầm về các đới khí hậu.
- Lớp quan sát và nhận xét đánh giá phần thực hành của nhóm bạn.
- Lớp tiến hành chia ra các nhóm theo yêu cầu giáo viên.
- Trao đổi lựa chọn để dán đúng các dải màu vào từng hình vẽ.
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn trả lời đúng nhất.
- Ghi nhớ, thực hiện.
- Lắng nghe, thực hiện.
- Lắng nghe.
Thứ tư ngày 03 tháng 05 năm 2017
TẬP ĐỌC - Tiết 66:
MẶT TRỜI XANH CỦA TÔI
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, học sinh:
- Biết ngắt nhịp hợp lí ở các dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ.
- Hiểu được tình yêu quê hương của tác giả qua hình ảnh “mặt trời xanh” và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc bài thơ).
- Học sinh khá giỏi bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm.
- Kĩ năng sống: Lắng nghe tích cực; quản lý thời gian; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh họa bài thơ sách giáo khoa.
- Tàu lá cọ (nếu có).
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra sĩ số, hát tập thể.
2.Kiểm tra:
- Gọi 3 em lên bảng đọc và trả lời câu hỏi bài “Cóc kiện Trời”.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu nội dung bài, nêu yêu cầu tiết học.
- Ghi bảng tên bài.
Hoạt động 2. Luyện đọc:
- Đọc mẫu diễn cảm bài thơ.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
- Yêu cầu học sinh đọc từng dòng thơ.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc từ khó.
- Yêu cầu đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Cho học sinh luyện đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Yêu cầu các nhóm đọc đồng thanh.
- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh bài thơ.
Hoạt động 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu học sinh đọc thầm từng khổ thơ và cả bài, kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: 
? Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào ?
? Về mùa hè rừng cọ có gì thú vị ?
? Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như mặt trời ?
? Em có thích gọi lá cọ là mặt trời xanh không ? Vì sao ?
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 4. Học thuộc lòng bài thơ:
- Đọc diễn cảm cả bài.
- Mời học sinh đọc lại cả bài thơ.
- Hướng dẫn đọc thuộc lòng khổ thơ và cả bài thơ.
- Yêu cầu lớp thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
- Theo dõi bình chọn học sinh đọc tốt nhất.
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà học thuộc bài và xem trước bài sau.
- Yêu cầu chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Hát tập thể.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Cùng giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- Lắng nghe.
- 2 – 3 học sinh nhắc lại tên bài.
- Lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Lần lượt đọc từng dòng thơ.
- Luyện đọc cá nhân.
- Nối tiếp đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Luyện đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Lần lượt từng nhóm thi đọc đồng thanh.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
- Học sinh đọc thầm từng khổ thơ và cả bài, kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: 
+ Được so sánh với tiếng thác đổ về, gió thổi ào ào.
+ Nằm dưới rừng cọ nhìn lên thấy trời xanh qua từng kẽ lá.
+ Lá cọ hình quạt, có gân lá xòe ra như các tia nắng nên tác giả thấy nó giống mặt trời.
+ Học sinh trả lời theo suy nghĩ của bản thân. 
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Lắng nghe, đọc thầm theo.
- 1 học sinh khá đọc lại cả bài thơ. 
- 3 học sinh nối tiếp thi đọc từng khổ của bài thơ.
- Thi đọc thuộc lòng bài thơ trước lớp.
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng, hay.
- Ghi nhớ để thực hiện.
- Học sinh lắng nghe.
TOÁN - Tiết 163:
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
(tiếp theo)
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, học sinh:
- Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000.
- Biết sắp xếp một dãy số theo thứ tự nhất định.
- Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; bài 3; bài 5.
- Kĩ năng sống: Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2.Kiểm tra:
- Trả bài kiểm tra tiết trước. Nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới: 
Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
- Giáo viên nêu yêu cầu tiết học, giới thiệu nội dung bài.
- Viết bảng.
Hoạt động 2. Luyện tập:
Bài 1: 
- Nêu yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu học sinh tự làm và chữa bài.
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
- Cùng học sinh nhận xét, đánh giá.
Bài 2:
- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập. 
- Gọi 1 học sinh nêu cách đọc và đọc các số.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 3:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 5:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện theo nhóm 4. Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà có thể làm thêm bài tập 4. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét, đánh giá tiết học. 
- Hát đầu giờ.
- Lắng nghe, điều chỉnh, sửa sai.
- Chú ý lắng nghe.
- Nêu lại tên bài.
- Quan sát, lắng nghe và tìm hiểu nội dung bài tập.
- Suy nghĩ lựa chọn để điền dấu thích hợp.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
27 469 < 27 470 vì hai số đều có 5 chữ số, các chữ số hàng chục nghìn đều là 2 hàng nghìn đều là 7 hàng trăm đều là 4 nhưng hàng chục có 6 < 7 nên 27 469 < 27 470.
- Cùng giáo viên nhận xét, đánh giá.
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập. 
- Cả lớp thực hiện vào vở. 1 học sinh nêu miệng kết quả:
a. số lớn nhất là 42360 (vì có hàng nghìn lớn nhất) 
b. Số lớn nhất là 27 998 
- Lắng nghe, điều chỉnh, bổ sung.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp làm vào vở. 
- 2 học sinh lên bảng làm bài: 59825, 67 925 , 69 725, 70 100 
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Thực hiện theo nhóm 4. Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả thảo luận.
- Cùng giáo viên nhận xét, bổ sung.
- Ghi nhớ, thực hiện.
- Chú ý lắng nghe.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU - Tiết 33:
NHÂN HÓA
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, học sinh:
- Nhận biết hiện tượng nhân hóa, cách nhân hóa được tác giả sử dụng trong đoạn thơ, đoạn văn (bài tập 1).
- Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hóa.
- Kĩ năng sống: Tìm kiếm và xử lý thông tin; hợp tác; quản lý thời gian; giao tiếp.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Phiếu khổ to viết sẵn bảng tổng hợp kết quả bài tập 1. 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: 
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Yêu cầu 1 học sinh viết trên bảng lớp hai câu văn liền nhau ngăn cách nhau bằng dấu hai chấm. 
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
- Giáo viên giới thiệu nội dung bài, nêu yêu cầu tiết học.
- Viết bảng tên bài.
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm trao đổi thảo luận theo nhóm.
- Yêu cầu nhóm cử đại diện lên bảng trình bày.
- Nhận xét, đánh giá từng nhóm.
Bài 2:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu lớp làm việc cá nhân vào nháp. Gọi 2 học sinh lên thi làm bài trên bảng.
- Gọi 1 số học sinh đọc đoạn văn của mình.
- Nhận xét đánh giá bình chọn em có đoạn văn sử dụng hình ảnh nhân hóa đúng và hay.
4. Củng cố, dặn dò
- Dặn về nhà học bài và xem trước bài sau.
- Nhận xét, đánh giá tiết học. 
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Cùng giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- Lắng nghe giới thiệu.
- Học sinh nhắc lại tên bài.
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Lớp trao đổi theo nhóm tìm các sự vật được nhân hóa và cách nhân hóa trong đoạn thơ.
- Các nhóm cử đại diện lên bảng làm.
+ Cây đào: mắt - lim dim - cười
+ Hạt mưa: tỉnh giấc - mải miết - trốn tìm 
- Quan sát, nhận xét ý kiến của nhóm bạn.
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Lớp làm việc cá nhân hiện vào nháp. 2 học sinh lên thi đặt đoạn văn tả về cảnh bầu trời buổi sáng hay một vườn cây có sử dụng hình ảnh nhân hóa.
- Lớp bình chọn, đánh giá.
- Học sinh lắng nghe.
- Ghi nhớ, thực hiện.
- Lắng nghe.
ĐẠO ĐỨC - Tiết 33:
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
VẤN ĐỀ LUẬT LỆ AN TOÀN GIÁO THÔNG
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, học sinh:
- Cung cấp thêm một số kiến thức về luật lệ an toàn giao thông. Thực hiện những hành vi ứng xử phù hợp với thực tế trong cuộc sống. Thực hiện tốt luật lệ giao thông và nhắc nhớ bạn bè cùng thực hiện tốt luật lệ giao thông khi tham gia giao thông trên đường. 
- Kĩ năng sống: Tự nhận thức; ra quyết định; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy – học :
- Tranh ảnh về an toàn giao thông.
III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra việc chuẩn bị cho tiết học của học sinh.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
- Giáo viên nêu yêu cầu tiết học, giới thiệu nội dung bài.
- Viết bảng tên bài.
Hoạt động 2: Trò chơi: “Đèn xanh, đèn đỏ”. 
- Tổ chức cho học sinh hơi trò chơi “Đèn xanh, đèn đỏ”. 
- Cho học sinh nhận xét đưa ra ý kiến.
? Khi tham gia giao thông trên đường gặp đèn báo hiệu màu xanh em đi như thế nào? 
? Đèn vàng đi như thế nào ? 
? Đèn đỏ đi ra sao ? 
- Nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 3: Đóng vai xử lí tình huống: 
- Yêu cầu các nhóm mỗi nhóm đóng vai theo một tình huống do giáo viên đưa ra.
- Lần lượt nêu lên tình huống như :
+ Đi học trên đường do chạy nhảy mà không để ý nên va vào một cụ già làm cụ bị ngã.
+ Khi tan học một số bạn khoác vai nhau đi dàn hàng ba hàng tư trên đường, em sẽ nói với bạn như thế nào ? 
+ Trên đường đi học có một số bạn đi xe đạp nhưng bám vào người đi xe máy, em sẽ nói gì với bạn ?
- Mời từng nhóm lên trình bày cách giải quyết của nhóm mình trước lớp. 
- Nhận xét đánh giá ý kiến các nhóm.
Hoạt động 4: Vẽ tranh:
- Yêu cầu các nhóm thi vẽ tranh cổ động, hát, đọc thơ nói về việc chấp hành trật tự an toàn giao thông.
- Nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc học sinh thực hành theo những điều đã được học vào cuộc sống.
- Nhận xét tiết học. 
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Cùng giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- Cả lớp lắng nghe.
- 3 – 4 học sinh nhắc lại tên bài.
- Thực hiện trò chơi “Đèn đỏ”.
- Một số học sinh nêu ý kiến.
+ Khi đèn màu xanh ta tiếp tục đi. 
+ Màu vàng đi chậm lại.
+ Màu đỏ đứng lại nhường đường.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Lớp chia ra từng nhóm và thảo luận theo yêu cầu của giáo viên.
- Lần lượt các nhóm cử đại diện lên giải quyết tình huống của nhóm mình cho cả lớp cùng nghe.
- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét ý kiến nhóm bạn. Lớp bình chọn các nhóm có cách giải quyết hay và đúng.
- Các nhóm tổ chức thi vẽ tranh cổ động, đọc thơ, kể chuyện có chủ đề nói về chấp hành luật lệ an toàn giao thông.
- Lắng nghe, bình chọn.
- Ghi nhớ, thực hiện.
- Học sinh lắng nghe.
Thứ năm ngày 04 tháng 05 năm 2017
TOÁN - Tiết 164:
ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, học sinh:
- Biết cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100 000. 
- Giải bài toán bằng hai cách.
- Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; bài 3.
- Kĩ năng sống: Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Viets sẵn bài tập 1 vào bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, học sinh hát tập thể.
2. Kiểm tra:
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài tập 3 tiết trước. 
 Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, giới thiệu nooijdung và viết tên bài lên bảng.
Hoạt động 2. Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập 1. 
- Gọi 1 học sinh nêu miệng kết quả nhẩm và giải thích về cách nhẩm. Yêu cầu lớp làm vào vở.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2:
- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu nêu cách đặt tính và tính ở từng phép tính.
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài. Lớp thực hiện vào vở.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 3.
- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn học sinh giải theo hai cách khác nhau.
- Nhận xét, đánh giá.
4.Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về xem lại bài tập ở nhà.
- Hướng dẫn chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét, đánh giá tiết học. 
- Hát đầu giờ.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Cùng giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- Lắng nghe, nhắc lại tên bài.
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập 1. 
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- 1 học sinh nêu miệng kết quả nhẩm.
a. 50 000 + 20 000 = 70 000 
b. 80 000 – 40 000 = 40 00
c. 20 000 x 3 = 60 000
d. 36 000 : 6 = 6 000 
- Cùng giáo viên nhận xét, đánh giá.
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập 2.
x
-
+
 38178 86271 412 25968 6
 25706 3954 5 19 4328 
 63884 42217 2060 16
 48
 0
- Cùng giáo viên nhận xét bài bạn.
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi 2 học sinh giải bài trên bảng, lớp làm vào vở.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Ghi nhớ, thực hiện.
- Học sinh lắng nghe.
TẬP LÀM VĂN - Tiết 33:
GHI CHÉP SỔ TAY
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, học sinh:
- Hiểu nội dung, nắm được ý chính trong bài báo A lô, Đô-rê-mon thần thông đây! để từ đó biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô - rê- mon.
- Kĩ năng sống: Tìm kiếm và xử lý thông tin; tư duy sáng tạo; quản lý thời gian.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh ảnh về một số loại động vật quý hiếm được nêu trong bài.
- Một cuốn truyện tranh Đô- rê- môn. Một vài tờ báo nhi đồng có mục: A lô, Đô- rê- mon Thần thông đây ! Mỗi học sinh có một sổ tay nhỏ. Một vài tờ giấy khổ A4.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2.Kiểm tra:
- Gọi hai em lên bảng đọc lại bài viết nói về 1 số việc làm bảo vệ môi trường.
- Nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới: 
Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, giới thiệu nội dung bài.
- Ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động 2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi 1 em đọc bài A lô, Đô - rê - mon thần thông đây.
- Yêu cầu 2 học sinh đọc theo cách phân vai.
- Giới thiệu đến học sinh 1 số bức tranh về các loài động vật quý hiếm được nêu trong tờ báo. 
Bài tập 2:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Phát cho 2 học sinh mỗi em tờ giấy A4 để viết bài. Mời hai em lên dán tờ giấy bài làm lên bảng.
- Yêu cầu lớp trao đổi theo từng cặp và phát biểu ý kiến trước lớp. Lớp thực hiện viết vào sổ tay tên các loài động vật quý hiếm.
- Chốt ý chính, mời học sinh đọc lại.
- Gọi 2 em đọc to đoạn hỏi đáp ở mục b.
- Yêu cầu trao đổi theo cặp, tập tóm tắt ý chính lời của Đô- rê - mon.
- Mời một số học sinh phát biểu trước lớp.
- Mời những học sinh làm tờ giấy A4 dán lên bảng.
- Nhận xét một số bài văn tốt.
4.Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu học sinh hoàn chỉnh bài ở nhà, chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- 2 học sinh lên bảng đọc bài viết về những việc làm nhằm bảo vệ môi trường 
- Lắng nghe, điều chỉnh, bổ sung.
- Lắng nghe giáo viên giới thiệu.
- Vài học sinh nhắc lại.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- 2 học sinh phân vai người hỏi là Nguyễn Tùng Nam (Hà Nội) và Trần Ánh Dương (Thái Bình) HS 2 là Đô- rê- mon (đáp).
- Quan sát các bức tranh về một số động vật quý hiếm.
- 2 học sinh đọc yêu cầu đề bài tập 2.
- Thực hiện viết lại tên một số động vật quý hiếm và các biện pháp bảo vệ các loài động vật này, rồi dán lên bảng lớp.
- Ở lớp chia thành các cặp trao đổi, phát biểu trước lớp rồi viết vào sổ tay tên các loài động vật quý hiểm đang có nguy cơ tuyệt chủng.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc lại.
- 2 học sinh đọc các câu hỏi- đáp ở mục b.
- Trao đổi theo từng cặp sau đó tự ghi tóm tắt các ý chính lời của Đô- rê- mon.
- Một số học sinh phát biểu.
Ở Việt Nam: sói đỏ, cáo, gấu chó, gấu ngựa, hổ, báo hoa mai, tê giác 
Thực vật: Trầm hương, trắc, cơ nia, sâm ngọc linh, tam thất 
- Một số học sinh đọc kết quả trước lớp.
- Lớp lắng nghe bình chọn bạn viết hay nhất.
- Lắng nghe, ghi nhớ để thực hiện.
CHÍNH TẢ - Tiết 66:
QUÀ CỦA ĐỒNG NỘI
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, học sinh:
- Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập 2, bài tập 3. 
- Kĩ năng sống: Lắng nghe tích cực, quản lý thời gian; giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Viết 2 lần nội dung BT2.
- 4 tờ giấy A4 để học sinh làm BT3 . 
III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Gọi 5 học sinh lên bảng viết tên 5 nước Đông Nam Á: Bru- nây, Cam-pu-chia, Đông Ti-mo, In-đô- nê- xi-a, Lào.
- Nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới: 
Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu nội dung bài, nêu yêu cầu tiết học.
- Viết tên bài lên bảng.
Hoạt động 2. Hướng dẫn nghe - viết:
* Chuẩn bị:
- Đọc mẫu đoạn viết trong bài “Quà của đồng nội ” 
- Yêu cầu 1 học sinh đọc lại bài thơ.
- Nhắc cách viết hoa danh từ riêng trong bài.
- Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ hay viết sai, dễ lẫn.
- Nhận xét, đánh giá.
* Đọc cho học sinh chép bài:
- Lưu ý học sinh về cách trình bày, quy tắc viết hoa, tư thế ngồi viết,
- Đọc cho học sinh nghe - viết bài vào vở.
- Đọc soát lỗi.
* Thu vở, nhận xét bài:
- Thu 5 - 7 vở nhận xét.
- Nhận xét, sửa sai. 
Hoạt động 3. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2: 
- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện.
- Yêu cầu lớp làm bài cá nhân.
- Gọi 2 học sinh lên bảng thi làm bài.
- Chốt lại lời giải đúng, mời hai em đọc lại.
Bài 3: 
- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu của bài tập. 
- Yêu cầu lớp làm bài cá nhân. 
- Phát cho 4 học sinh 4 tờ giấy A4 yêu cầu giải bài vào tờ giấy.
- Mời 4 học sinh lên bảng dán kết quả bài làm của mình.
- Chốt lại lời giải đúng, gọi 2 học sinh đọc lại.
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà viết lại cho đúng những từ đã viết sai.
- Yêu cầu chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét, đánh giá tiết học. 
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Cùng giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- Chú ý lắng nghe.
- Một số học sinh nhắc lại.
- Lắng nghe giáo viên đọc bài viết.
- 1 học sinh đọc lại bài thơ. Lớp theo dõi đọc thầm theo.
- Nhắc lại.
- Lớp thực hiện viết vào bảng con các từ dễ nhầm lẫn.
- Nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, thực hiện.
- Nghe - viết vào vở.
- Nghe đọc lại để tự soát lỗi bằng bút chì.
- Nộp bài để giáo viên nhận xét.
- Lắng nghe, sửa sai.
- 1 học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- Lắng nghe, thực hiện.
- Cả lớp thực hiện vào vở.
- 2 em lên bảng thi làm bài đúng và nhanh. 
a. nhà xanh - đỗ xanh (cái bánh chung).
b. ở trong - rộng mênh mông - cánh đồng 
- Lớp nhận xét bài bạn.
- 1 học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- Lớp làm bài cá nhân vào vở.
- 4 học sinh làm vào tờ giấy A4 do giáo viên phát.
- 4 học sinh lên dán kết quả lên bảng.
Lời giải đúng: sao - xa - sen 
- Nhận xét, bổ sung. 2 học sinh đọc lại.
- Ghi n

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_3_Tuan_33_16_17.doc