Giáo án Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2017-2018 - Phạm Minh Hùng

.

TOÁN

THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI

I/Mục tiêu:

- Biết dùng thước thẳng và bút để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.

- Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học

- Biết dùng mắt ước lượng độ dài

- HSTB-Y: làm được ít nhất bài 1, bài 2

- HSK-G: Làm được bài 1 đến 3.

II/Đồ dùng dạy-học:

- Thước thẳng có vạch xăng-ti-mét

- Thước 1m của GV.

III/Các hoạt động day-học chủ yếu:

Hoạt động dạy Hoạt động học

* Kiểm tra, giới thiệu bài

- Gọi HS lên bảng làm lại bài tập

- GV nhận xét

- GV giới thiệu bài

* Thực hành

Bài 1:

- GV gọi HS đọc yêu cầu .

- GV hướng dẫn HS vẽ đoạn thẳng.

- Yêu cầu HS thực hành vẽ.

- GV gọi HS nhận xét.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- GV đưa ra chiếc bút chì và yêu cầu HS nêu cách đo chiếc bút chì này.

- GV yêu cầu HS tự làm các phần còn lại.

 Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- GV cho HS quan sát lại thước mét để có biểu tượng vững chắc về độ dài 1 mét.

- GV yêu cầu HS ước lượng độ cao của bức tường lớp

- GV ghi tất cả kết quả của HS đã nêu lên bảng, sau đó thực hiện đo kiểm tra lại.

- GV tiến hành tương tự các phần còn lại.

- GV nhận xét và tuyên dương HS ước lượng tốt.

* Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- GV dặn HS về nhà làm bài tập

- Chuẩn bị bài sau

- HS làm bài, cả lớp theo dõi và nhận xét

 8 dam + 5 dam = 13 dam

 57 hm – 28 hm = 29 hm

 12 km x 4 = 48 km

 27 mm : 3 = 9 mm

- 1HS đọc SGK

- Cả lớp theo dõi.

- HS lên bảng vẽ, cả lớp làm vào vở:

- 1HS đọc SGK

- HS nêu

- HS thực hành đo và báo cáo kết quả.

- 1HS đọc SGK

- HS quan sát thước 1m

- HS ước lượng và trả lời.

- HS quan sát.

- HS ước lượng và phát biểu.

 

doc 21 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 562Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2017-2018 - Phạm Minh Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS chia nhóm và thảo luận:
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp:
a) Hỏi thăm, an ủi khi bạn có chuyện buồn.
b) Động viên, giúp đỡ khi bạn bị điểm kém. 
c) Chúc mừng khi bạn được điểm 10.
d) Vui vẻ khi được nhận phân công giúp đỡ bạn học kém.
đ) Tham gia cùng các bạn quyên góp sách vở, quần áo cũ để gíp đỡ các bạn nghèo trong lớp.
e) Thờ ơ, cười nói khi bạn đang có chuyện buồn.
g) Kết bạn với các bạn bị khuyết tật, các bạn nhà nghèo.
h) Ghen tức khi thấy bạn học giỏi hơn mình.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung 
- HS chú ý lắng nghe .
- HS làm việc cá nhân, tự ghi ra giấy.
- HS tự nói về việc chia sẻ vui buồn cùng bạn của bản thân.
........................................................................
CHÍNH TẢ 
QUÊ HƯƠNG RUỘT THỊT
I/ Mục tiêu:
- Nghe và viết chính xác bài: Quê hương ruột thịt.
- Làm đúng các bài tập chính tả
- HSTB-Y: Viết sai không quá 5 lỗi
- HSK-G: Viết đúng bài, làm được bài tập
- GD LSĐP
II/Các hoạt động day-học chủ yếu:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
* Kiểm tra, giới thiệu bài 
 - Yêu cầu HS viết từ: buồn, căn buồng, 
- GV nhận xét 
- GV giới thiệu bài 
 * Hướng dẫn viết chính tả
- GV đọc đoạn chính tả 1 lần. 
- Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình ?
- Bài văn có mấy câu ?
- Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa ? Vì sao ?
- Những dấu câu nào được sử dụng trong đoạn văn trên ?
- GV yêu cầu HS viết các từ khó: ruột thịt, biết bao, quả ngọt, ngủ, Chị Sứ
- GV chỉnh sửa lỗi cho HS 
- GV đọc bài cho HS viết
- GV đọc lại cho HS dò bài. 
- GV mở bảng phụ hướng dẫn HS sửa lỗi.
- GV thu bài ,nhận xét. 
- GV nhận xét chữ viết của HS 
* Thực hành
Bài 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- GV gọi nhóm trình bày kết quả
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV cho HS đọc trong nhóm.
- GV làm trọng tài, gọi HS lên bảng thi viết. 
* Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Giới thiệu anh hùng Lê Thị Riêng
- Chuẩn bị bài sau 
- HS viết vào bảng con.
- 1HS đọc lại, cả lớp theo dõi.
- Vì đó là nơi chi sinh ra và lớn lên, nơi có bài hát ru của mẹ chị và chị lại hát ru con bài hát ngày xưa.
- Bài văn có 3 câu.
- Các chữ đầu câu phải viết hoa và tên riêng cũng phải viết hoa.
- Dấu chấm, dấu phẩy,dấu ba chấm.
- HS viết vào bảng con.
- HS đọc lai từ khó và phân tích từ khó. 
- HS viết bài vào vở chính tả.
- HS tự dò lại bài. 
- HS sửa lỗi bằng bút chì. 
- 1HS đọc SGK 
- HS các nhóm tự làm bài.
+ oai : củ khoai, khoang khoái, ngoài, bà ngoại, ngoái lại, quả xoài, thoải mái,...
+ oay : xoay, gió xoáy, ngọ ngoạy, ngó ngoáy, hó hoáy, nhoay nhoáy, ngoáy đầu, loay hoay, 
- 1HS đọc SGK 
- HS đọc trong nhóm.Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- 3HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở bài tập.
........................................................................
TOÁN
THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI ( tiếp theo )
I/Mục tiêu:
- Biết cách đo, cách ghi và đọc được kết quả đo độ dài 
- So sánh các số đo độ dài.
- HSY: biết cách đo, ghi
- HSK-G: Biết so sánh số đo độ dài
II/Đồ dùng dạy-học:
- Thước dài hoặc thước dây có vạch cm
III/Các hoạt động day-học chủ yếu:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
* Kiểm tra, giới thiệu bài
- Gọi HS nêu cách đo độ dài
- GV nhận xét 
- GV giới thiệu 
* Thực hành
Bài 1: 
- Gọi đọc mẫu dòng đầu, sau đó cho HS tự đọc các dòng sau..
- Nêu chiều cao của bạn Minh, bạn Nam ?
- Muốn biết bạn nào cao nhất ta phải làm thế nào ?
- Có thể so sánh như thế nào ?
Bài 2: 
- GV hướng dẫn :
+ Ước lượng chiều cao các bạn rồi xếp theo thứ tự từ cao đến thấp.
+ Đo để kiểm tra lại, sau đó viết vào giấy tổng hơp lại.
- GV gọi 2HS lên bảng thực hiện đo cho cả lớp quan sát.
- GV yêu cầu HS thực hành đo.
- Yêu cầu HS bào cáo kết quả
- GV nhận xét và tuyên dương các nhóm thực hành tốt, giữ trận tự.
* Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau 
- HS nêu, cả lớp theo dõi nhận xét.
- 4HS nối tiếp nhau đọc trước lớp.
- Bạn Minh cao : 1m 25cm
- Bạn Nam cao : 1m 15cm
- Ta phải so sánh số đo chiều cao của các bạn với nhau.
- Đổi tất cả số đo ra cm và so sánh.Số đo các bạn đều gồm 1 mét và một số cm, vậy ta so sánh số cm với nhau.
- HS theo dõi.
- 2 HS thực hành đo, cả lớp quan sát.
- HS thực hành đo trong nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo.
........................................................................
TỰ NHIÊN-XÃ HỘI
CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH
I/ Mục tiêu:
- Nêu được các thế hệ trong một gia đình nói chung và trong gia đình của bản thân.
- Có kĩ năng phân biệt được gia đình một thế hệ, hai thế hệ và hai thế hệ trở lên.
- Giới thiệu các thành viên trong một gia đình bản thân.
-Kĩ năng giao tiếp: Tự tin giới thiệu,chia sẻ về gia đình mình.
II/ Đồ dùng dạy – học:
- Bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý thảo luận.
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
* Kiểm tra, giới thiệu bài 
- GV gọi HS nhắc lại nội dung bài học hôm trước.
- GV nhận xét 
- GV giới thiệu bài 
* Tìm hiểu về gia đình
- Trong gia đình em ai là người nhiều tuổi nhất ? Ai là người ít tuổi nhất ?
- GV kết luận:
 Như vây trong gia đình có nhiều người ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Những người ở nhiều lứa tuổi khác nhau ta gọi là các thế hệ trong một gia đình.
- GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi về ảnh gia đình :
1) Tranh vẽ có những ai ? Kể tên những người đó ?
2) Theo em ai là người nhiều tuổi nhất và ít tuổi nhất trong tranh ?
3) Gia đình trong tranh có mấy thế hệ ? Mỗi thế hệ có bao nhiêu người ?
- GV gọi đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét và kết luận :
 Trong một gia đình có thể có nhiều thế hệ hoặc ít thế hệ.
* Thế hệ trong gia đình
- GV yêu cầu HS quan sát hình SGK và thảo luận trả lời câu hỏi :
1/ Hình ở trang 38 vẽ gia đình ai ? Gia đình đó có bao nhiêu thế hệ ?
2/ Hình ở trang 39 vẽ gia đình ai ? Gia đình đó có bao nhiêu thế hệ ?
+ Theo em trong một gia đình có thể có bao nhiêu thế hệ ?
+ Có gia đình một thế hệ không ? Nếu có lấy ví dụ chứng minh ?
- GV nhận xét và kết luận 
* Giới thiệu về gia đình mình
- GV yêu cầu HS lên giới thiệu về gia đình mình theo cách sau :
+ Giới thiệu các thành viên trong gia đình.Nói xem gia đình mình có mấy thấ hệ.Giới thiệu thêm một số thông tin về gia đình mình.
* Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau 
- HS trả lời, lớp theo dõi và nhận xét
- HS và trả lời.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
1) Tranh vẽ 6 người, đó là ông bà, bố mẹ, bạn Minh và em bạn Minh.
2) Theo em trong gia đình ông là người nhiều tuổi nhất. Em Minh là người ít tuổi nhất.
3) Gia đình trong tranh có 3 thế hệ. Mỗi thế hệ có 2 người.
1/ Gia đình bạn Minh có 6 người. 
Gia đình có 3 thế hệ.
2/ Gia đình bạn Lan có 4 người. 
Gia đình có 2 thế hệ.
- HS giới thiệu về gia đình mình.
*************************************
Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm 2015
TẬP ĐỌC
THƯ GỬI BÀ
I/ Mục tiêu:
- Đọc đúng các từ tiếng khó hoặc dễ lẫn. Bước đầu bộc lộ tình cảm thân mật qua giọng đọc thích hợp với từng kiểu câu. 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu được nội dung bức thư: Tình cảm gắn bó với quê hương và tấm lòng yêu quý bà của người cháu.
- Nắm được được những thông tin chính của một bức thư thăm hỏi .
- HSY: Đọc được bài,Trả lời ít nhất 1 đến 2 câu hỏi
- HSG: Bước đầu đọc diễn cảm, nêu được nội dung bài
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh họa bài tập đọc 
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu: 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
* Kiểm tra, giới thiệu bài 
 - Gọi HS đọc bài “ Giọng quê hương ” và trả lời câu hỏi nội dung bài.
- GV nhận xét 
- GV giới thiệu bài 
* Luyện đọc 
- GV đọc mẫu toàn bài 
- GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu đến hết bài.
- GV theo dõi và hướng dẫn HS luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- GV yêu cầu 3HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài.
- GV theo dõi và hướng dẫn HS ngắt giọng đúng các câu dài.
- GV giải nghĩa từ khó. 
- GV chia lớp thành nhóm nhỏ, yêu cầu HS luyện đọc theo từng đoạn trong bài.
- GV theo dõi và chỉnh sửa.
- Tổ chức cho HS thi đọc bài trước lớp.
 * Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc lại bài trước lớp.
+ Bạn Đức viết thư cho ai ?
+ Dòng đầu thư bạn viết như thế nào ?
+ Đức kể với bà những gì ?
+ Tình cảm của bạn Đức với bà như thế nào ?
* Luyện đọc lại 
- GV đọc lại toàn bài 1 lần.
- GV yêu cầu HS luyện đọc lại 
- GV tổ chức thi đọc trước lớp.
- GV nhận xét 
* Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau. 
- HS lên bảng đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS theo dõi 
- Mỗi HS đọc 1 câu nối tiếp nhau 
- HS sửa lỗi phát âm theo GV.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài
- HS đọc chú giải SGK.
- Mỗi HS đọc 1 đoạn trong bài và chỉnh sửa cho nhau trong nhóm.
- 1HS đọc, cả lớp theo dõi SGK
+ Đức viết thư cho bà.
+ Dòng đầu thư bạn viết:
 Hải Phòng, ngày 6 tháng 11 năm 2003
+ Đức kể với bà về tình hính gia đình và bản thân.
+ Đức rất yêu bà và kính trọng bà . Bạn hứa với bà sẽ cố gắng học giỏi, chăm ngoan để bà vui lòng. Bạn cgúc bà khỏe mạnh, sống lâu và mong chóng đến hè để lại được về quê thăm bà.
- HS theo dõi.
- HS luyện đọc, theo dõi và chỉnh sửa cho nhau.
- 3 đến 4 HS đọc thuộc lòng bài thơ
......................................................................................
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA G ( tiếp theo )
I/ Mục tiêu:
- Viết đúng, đẹp chữ viết hoa : G, Ô, T, ( 1dòng) 
- Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng: (1dòng) và câu ứng dụng ( 1lần ) bằng chữ cỡ nhỏ.
- Yêu cầu viết đúng khoảng cách giữa các chữ trong từ, cụm từ, viết đều nét.
-HSY: Viết ít nhất 1 dòng mỗi phần
-HSG: Viết toàn bài
- GD LS-ĐL ĐP
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Mẫu chữ hoa: G, Ô, T
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
* Kiểm tra, giới thiệu bài
- GV chấm vở tập viết ở nhà 
- GV gọi HS lên bảng viết lại tên riêng : Gò Công và chữ hoa G.
- GV nhận xét 
- GV giới thiệu bài 
* Hướng dẫn viết chữ hoa
- GV treo bảng chữ cái viết hoa: G, Ô, T và gọi HS nêu lại quy trình viết.
- GV viết mẫu cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết.
- GV yêu cầu HS viết bảng con các chữ hoa: G, Ô, T
- GV theo dõi nhận xét 
* Hướng dẫn viết từ ứng dụng
- Gọi HS đọc từ ứng dụng.
- GV giới thiệu:Ông Giống là một nhânvật trong truyện cổ Thánh Giống 
- Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
- GV yêu cầu HS viết bảng tên riêng: Ông Giống
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS 
* Hướng dẫn viết câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng. 
- Giải thích: Trấn Vũ là một đền thờ và Thọ Xương là một địa điểm thuộc Hà Nội.
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
- GV yêu cầu HS viết bảng từ: Gió, Tiếng, Trấn Vũ, Thọ Xương
- GV theo dõi, nhận xét và chỉnh sửa cho HS.
* Hướng dẫn viết vào vở tập viết
- GV yêu cầu HS viết bài vào trong vở TV 
- GV theo dõi và giúp đỡ HS.
- GV thu bài nhận xét chữ viết của HS.
* Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS viết tên riêng Ông Giống
- Giới thiệu đền thờ Nguyễn Trung Trực.
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau.
- HS viết bảng con.
- HS theo dõi và 3HS nêu lại quy trình đã học ở lớp 2.
- HS theo dõi 
- HS viết bảng con.
- 1HS đọc SGK.
- HS lắng nghe 
- Bằng khoảng cách viết 1 chữ o
- HS viết vào bảng con
- 1 HS đọc SGK.
- HS theo dõi.
- Chữ hoa: G cao 4 ôli, chữ h, g, L, T, V, X cao 2 ôli rưỡi;chữ đ cao 2 ôli; chữ t cao 1,5 ôli; chữ r cao 1,25 ôli; các chữ còn lại cao 1 ôli.
- HS viết bảng con
- HS quan sát và ngồi đúng tư thế viết bài vào vở tập viết.
........................................................................
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
- Biết nhân chia trong các bảng nhân, bảng chia đã học.
- Nhân, chia số có hai chữ số với số có một chữ số.
- Biết đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo.
-HSY : Làm được ít nhất bài 1,2,3.
-HSG : Làm được bài 1 đến 5.
II/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
* Kiểm tra, giới thiệu bài
-GV gọi HS lên bảng làm lại bài tập ở tiết trước.
- GV nhận xét 
- GV giới thiệu bài 
* Luyện tập
Bài 1:
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét 
Bài 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét
Bài 3:
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu HS làm bài . 
- GV nhận xét 
Bài 4:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Bài toán thuộc dạng toán gì ?
- Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào?
- GV nhận xét 
Bài 5:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS đo độ dài đoạn thẳng AB.
- Độ dài đoạn thẳng CD như thế nào so với độ dài của đoạn thẳng AB ?
- GV yêu cầu HS tìm độ dài đoạn thẳng CD.
- GV yêu cầu HS lên bảng vẽ đoạn thẳng CD dài 3cm.
- GV nhận xét 
* Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau .
- HS lên bảng làm bài tập, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc SGK
- HS nêu miệng, cả lớp làm vào vở:
 6 x 9 = 54 28 : 7 = 4 
 7 x 7 = 49 56 : 7 = 8
 7 x 8 = 56 36 : 6 = 6 
- 1 HS đọc SGK
- HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở:
 24 2 93 3 69 3
 2 12 9 31 6 23
 04 03 09
 4 3 9
 0 0 0 
- 1HS đọc SGK
- HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở:
4m 4dm = 44 dm 1m 6dm = 16 dm
1m 14dm = 214 dm 8m 32cm = 832 cm
- 1HS đọc SGK.
- Bài toán thuộc dạng toán gấp một số lên nhiều lần.
- Muốn gấp một số lên nhiều lần ta lấy số đó nhân với số lần.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở :
Bài giải
Số cây tổ hai trồng được là :
25 x 3 = 75 ( cây )
Đáp số : 75 cây
- 1HS đọc SGK.
- Đoạn thẳng AB dài 12 cm.
- Độ dài đoạn thẳng CD bằng độ dài đoạn thẳng AB.
-Độ dài đoạn thẳng CD là:
 12 : 4 = 3 cm.
*************************************
Thứ năm ngày 29 tháng 10 năm 2015
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
SO SÁNH-DẤU CHẤM
I/ Mục tiêu:
- Biết thêm được các kiểu so sánh âm thanh với âm thanh trong bài.
- Luyện tập về cách sử dụng dấu chấm trong đoạn văn.
- HSY: Làm được ít nhất bài 1,2.
- HSG: Làm được tất cả bài tập.
II/ Các hoạt đông dạy-học chủ yếu:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
* Kiểm tra, giới thiệu bài
- GV gọi HS nhắc nội dung bài học ở tiết trước.
- GV nhận xét 
 GV giới thiệu bài học 
* Thực hành
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào ?
- Qua sự so sánh trên em hình dung tiếng mưa trong rường cọ ra sao ? 
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn 
- GV nhận xét 
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn 
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét 
* Củng cố , dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau . TN về quê hương – Ôn tập câu Ai làm gì ?
- HS nhắc, cả lớp theo dõi nhận xét.
- 1HS đọc SGK
- Tiếng mưa trong rừng cọ như tiếng thác, như tiếng gió.
- Tiếng mưa trong rừng cọ rất to, rất mạnh và rất vang.
- 1HS đọc SGK
- HS làm vào vở:
a) Tiếng suối như tiếng đàn cầm
b) Tiếng suối như tiếng hát
c) Tiếng chim như tiếng xóc những rổ tiền đồng
- 1HS đọc
- HS theo dõi.
- HS làm vào vở.
 Trên nương mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm
........................................................................
TOÁN
KIỂM TRA 
I/ Mục tiêu:
- Kĩ năng nhân , chia nhẩm trong phạm vi các bảng nhân 6,7; bảng chia 6,7. 
- Kĩ năng thực hiện nhân số có hai chữ số có một chữ số, chia số có hai chữ số(chia hết ở tất cả các lượt chia. 
- Biết so sánh hai số đo độ dài có hai tên đơn vị đo( với một số đơn vị thông dụng)
- Đo độ dài đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. 
- Kĩ năng giải toán gấp một số lên nhiều lần, tìm một trong các phần bằng nhau của một số. 
II/ Đồ dùng dạy- học:
- Đề kiểm tra phát cho HS.
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
*Kiểm tra, giới thiệu bài
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- GV giới thiệu bài 
* Kiểm tra 
- GV phát đề cho từng HS.
- GV đọc lại đề 1 lần cho HS dò lại.
- GV yêu cầu HS trật tự làm bài.
- GV theo dõi HS làm bài.
- GV thu bài của HS.
* Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau .
- HS nhận đề kiểm tra.
- HS dò lại đề.
- HS trật tự làm bài vào giấy kiểm tra.
........................................................................
TỰ NHIÊN-XÃ HỘI
HỌ NỘI, HỌ NGOẠI
I/ Mục tiêu:
- Nêu được các mối quan hệ họ hàng nội, ngoại và biết cách xưng hô đúng 
- Biết giới thiệu đúng về họ hàng nội và họ ngoại của bản thân.
- Có tình cảm yêu quý, quan tâm, giúp đỡ để những người họ hàng thân thích, không phân biệt bên nội cũng như bên ngoại.
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử thân thiện với họ hàng của mình, không phân biệt.
II/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
* Kiểm tra, giới thiệu bài 
 - GV yêu cầu HS kể về gia đình mình và cho biết gia đình mấy thế hệ.
- GV nhận xét 
- GV giới thiệu bài 
* Tìm hiểu về họ nội, họ ngoại.
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ ở trang 40 SGK , sau đó thảo luận theo các câu hỏi sau :
+ Hương đã cho các bạn xem ảnh của những ai ?
+ Quang đã cho các bạn xem ảnh của những ai ?
+ Ông bà ngoại của Hương đã sinh ra ai trong ảnh ?
+ Ông bà nội của Quang đã sinh ra ai trong ảnh ?
+ Những ai được xếp về họ nội ?
+ Những ai được xếp về họ ngoại?
- GV nhận xét câu trả lời của các nhóm.
- GV kết luận 
* Thái độ, tình cảm 
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân thời gian 3 phút. Gọi HS trình bày.
PHIẾU BÀI TẬP
 Điền đúng ( Đ ) hay sai ( S ) vào ô trước các câu sau :
a) Chỉ cần yêu quý bố, mẹ những người thân trong gia đình.
b)Họ hàng chỉ gây rắc rối, phiền nhiễu cho chúng ta.
c)Cần phải yêu quý và quan tâm đến họ hàng của mình.
d)Chỉ yêu quý họ hàng bên nội.
e)Yêu quý họ hàng hai bên nội, bên ngoại như nhau.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV kết luận : 
 Ông bà nội, ngoại và các cô dì, chú bác, cùng các con của họ là những người họ hàng ruột thịt. Chúng ta phải yêu quý, quan tâm và giúp đỡ.
- GV yêu cầu HS liên hệ bản thân, kể về những hành vi, cách ứng xử của mình đối với những người họ hàng.
- GV nhận xét, tổng kết các ý kiến của HS
* Củng cố, dăn dò:
- Gọi HS nhắc lại nội dung mục bạn cần biết.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị bài sau 
- HS trả lời, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS tiến hành thảo luận và ghi kết quả ra bảng nhóm.
+ Hương đã cho các bạn xem ảnh của ông bà ngoại, mẹ và bác ruột của Hương.
+ Quang đã cho các bạn xem ảnh của ông bà nội, bố và cô ruột của Quang.
+Ông bà ngoại của Hương đã sinh ra mẹ Hương và bác ruột của Hương.
+ Ông bà nội của Quang sinh ra bố Quang và cô ruột của Quang.
+ Xếp vào họ nội gồm có : ông bà nội, bố.
+ Xếp vào họ ngoại gồm có : ông bà ngoại, mẹ.
- cả lớp theo dõi nhận xét.
- 4 đến 5 HS trả lời : 
- HS trình bày trước lớp.
- Đáp án :
a) Đ
b) S
c) Đ
d) S
e) Đ
- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
- HS kể.
- HS dưới lớp nhận xét.
**********************************************
Thứ sáu ngày 30 tháng 10 năm 2015
THỦ CÔNG
ÔN TẬP CHƯƠNG I:PHỐI HỢP CẮT, DÁN HÌNH ( tiết 2 )
I/ Mục tiêu:
- Ôn tập củng cố kiến thức, kĩ năng phối hợp gấp, cắt, dán được ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
- Với HS khéo tay: Làm được ít nhất ba đồ chơi đã học.Có thể làm được sản phẩm có tính sáng tạo. 
II/ Đồ dùng dạy-học
- Kéo thủ công, bút màu, hồ dán, thước, 
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
* Kiểm tra, giới thiệu bài
- GV gọi HS nêu nội dung bài học hôm trước.
- GV nhận xét và đánh giá.
 - GV giới thiệu bài 
* Thực hành
- GV yêu cầu HS gấp, cắt, dán lá cờ đỏ sao vàng.
- GV quan sát và nhắc nhở HS 
- GV thu sản phẩm nhận xét
* Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau .
- 1HS nhắc lại.
- HS cả lớp thực hành gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng đã học.
- HS nộp bài .
.
CHÍNH TẢ( nghe-viết )
GIỌNG QUÊ HƯƠNG
I/ Mục tiêu:
- Nghe và viết lại chính xác 3 khổ thơ đầu trong bài thơ Quê hương 
- Làm đúng các bài tập chính tả 
- Trình bày đúng đẹp hình thức bài thơ 
- HSY: Viết sai không quá 5 lỗi
- HSG: Viết đúng bài chính tả, làm được các bài tập
- GD LS-ĐL ĐP
II/Đồ dùng dạy-học:
- Bảng phụ ghi nội dung bài chính tả 
III/Các hoạt động day-học chủ yếu:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
* Kiểm tra, giới thiệu bài
- Yêu cầu HS viết bảng các từ: quả xoài, nước xoáy.
- GV nhận xét 
- GV giới thiệu bài 
* Hướng dẫn viết chính tả
- GV đọc đoạn chính tả 1 lần. 
- Quê hương gắn liền với những hình ảnh nào ?
- Các khổ thơ dược viết như thế nào ?
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa, vì sao ?
- GV yêu cầu HS viết các từ khó: diều biếc, êm đềm, trăng tỏ
- GV đọc bài cho HS viết
- GV đọc lại cho HS dò bài. 
- GV mở bảng phụ hướng dẫn HS sửa lỗi.
- GV thu bài chấm. 
- GV nhận xét chữ viết của HS 
* Thực hành
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét 
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi.
- GV dán tranh lên bảng lớp.
- GV nhận xét và chốt lại
* Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Giới thiệu hệ thống sông ngòi.
- Chuẩn bị bài sau .Nghe viết: Tiếng hò trên sông.
- HS viết vào bảng con.
- 1HS đọc lại, cả lớp theo dõi.
- Chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biết, con đó nhỏ, cầu tre, nón lá, đêm trăng, hoa cao.
- Các khổ thơ cách nhau một dòng.
- Những chữ đầu dòng thơ phải viết hoa.
- HS viết vào bảng con.
- HS viết bài vào vở chính tả.
- HS tự dò lại bài. 
- HS sửa lỗi bằng bút chì. 
- Từ 8 đến 10 bài. 
- 1HS đọc SGK 
- HS làm vào vở.
- 1HS nêu yêu cầu trong SGK
- 2HS thực hiện hỏi, đáp.
- HS thự hiện trên lớp: 1HS hỏi, 1HS đáp.
- Đáp án:
+ nặng- nắng ; lá- là
- Đáp án :
+cổ- cỗ ; co- cò- cỏ
	........................................................................
TẬP LÀM VĂN
TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ
I/ Mục tiêu:
- Biết viết được một bức thư ngắn để thăm hỏi, báo tin cho người thân dựa theo mẫu 
- Biết ghi rõ ràng, đầy đủ nội dung trên phong bì thư.
- HSY: Viết được bức thư khoảng 4 câu
- HSG: Viết bức thư đủ nội dung, viết đúng phong bì thư
II/ Đồ dùng dạy-học:
- HS chuẩn bị giấy viết thư và phong bì thư.
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_tuan_10lop_3_chuan.doc