Giáo Án Lớp 1 - Tuần 7 - Hồ Trần Thị Loan - Trường Tiểu Học Trần Quốc Toản

I.Mục tiêu:

 -Đọc được: p – ph, nh, g , gh , q , qu , gi , ng , ngh , y , tr các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 22 đến bài 27.

 - Viết được p – ph, nh, g , gh , q , qu , gi , ng , ngh , y , tr các từ ứng dụng .

 - Nghe hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể : Tre ngà .

- Giáo dục học sinh tự hào về Thánh Giong.

II.Chuẩn bị :

-Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I

-Bộ ghép chữ tiếng Việt.

-Tranh minh hoạ truyện : Thánh Gióng

III.Các hoạt động dạy học:

 

doc 28 trang Người đăng honganh Lượt xem 1241Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo Án Lớp 1 - Tuần 7 - Hồ Trần Thị Loan - Trường Tiểu Học Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âm và chữ ghi âm.
 -Xác dịnh được khi ghép thành tiếng thì phụ âm đứng đầu , nguyên âm đứng sau
 -Thực hành ghép được các tiếng đã học.
 - Rèn đọc , viết thành thạo các âm và chữ ghi âm
- Giáo dục học sinh ý thức học tập 
II. Chuẩn bị:
-Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I
-Bộ ghép chữ tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định
2.Bài cũ:
Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
3.Bài mới :
 Giới thiệu nêu yêu cầu bài học .
Gọi học sinh nêu các nguyên âm đã được học. 
GV ghi bảng.
Gọi học sinh nêu các phụ âm đã được học. GV ghi bảng.
Gọi học sinh nêu các dấu thanh đã được học . 
GV ghi bảng.
Gọi học sinh đọc không thứ tự về nguyên âm, phụ âm, các dấu thanh đã học.
Gọi học sinh đọc toàn bài.
4. Hướng dẫn học sinh viết:
Hướng dẫn học sinh viết nguyên âm.
GV sửa sai.
Hướng dẫn học sinh viết phụ âm.
GV sửa sai.
Hướng dẫn học sinh viết các dấu thanh.
GV sửa sai.
5.Củng cố : Hỏi lại tên bài học.
HS đọc lại bài học.
Trò chơi:
 Đọc lại bài nhiều lần, xem trước bài mới.
Hát, điểm danh.
Các đồ dùng học viết của học sinh
Vài em nêu tên bài 
A, o, ô, ơ, e, ê, I, u, ư
Nhiều học sinh đọc lại
b, v, l. h. c, n, m, d, đ, t, k, x, s,
Học sinh luyện đọc tiếp nối Nhiều HS đọc lại.
Huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng.
Nhiều HS đọc lại
Rèn phát âm thanh hỏi và ngã 
10 em
Nhiều em luyện đọc tiếp nối .
HS viết bảng con : a, o, ô, ơ, e, ê, i, u, ư
HS viết bảng con : b, v, l. h. c, n, m, d, đ, t, k, x, s, 
Huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng
HS nêu tên bài đã được ôn tập.
3 em.
Tổ chức HS thi đua theo 2 dãy.
Thực hiện ở nhà.
 **************************************
Tiết 3: Toán:
 Kiểm tra 
I.Mục tiêu:
Tập trung vào đánh giá :
 -Nhận biết số lượng trong phạm vi 10; đọc ,viết các số ,nhận biết thứ tự mỗi số trong dãy số từ 0 đến 10 ; Nhận biết hình vuông , hình tròn , hình tam giác.	
- Giáo dục học sinh tính cânt thận trong học toán
II. Chuẩn bị :
-Đề bài để chuẩn bị kiểm tra
III. Các hoạt động dạy học :
1.Ổn định:
2.Bài mới :
GV ghi đề kiểm tra lên bảng.
HS ghi vào vở
Bài 1 : Điền số vào ô trống ( theo SGV)
0
2
4
3
6
0
5
8
 Bài 2 : Điền dấu ,=
10....8 0....1 6.....6 9......7 7........10
Bài 3 : Viết các số 5, 2, 1, 8, 4 theo thứ tự từ bé đến lớn.
............................................................................................................
Bài 4: Khoanh vào số lớn nhất:
0 , 9 , 8 , 2 , 5 , 7
Bài 5 : Tìm số hình tam giác, hình vuông
Có  hình vuông.	
	Có  hình tam giác.
GV đọc lại đề
3.HS thực hành làm bài.
4.Củng cố : Thu vở chấm bài.
5. Nhận xét dặn dò:
**************************************
 Ngày soạn : 11 / 10 /2010
 Ngày giảng : Thứ tư ngày 13 tháng 10 năm 2010
Tiết 2+ 3 : Học vần
 Bài 28: Chữ thường – Chữ hoa
I.Mục tiêu:
- Bước đầu nhận diện được chữ in hoa .
- Đọc được câu ứng dụng và các chữ in hoa trong câu ứng dụng.
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : Ba Vì.
II. Chuẩn bị:
-Tranh minh họa từ mới và câu ứng dụng , phần luyện nói.
- Bộ đồ dùng TV 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Viết bảng con.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới :
GV giới thiệu và ghi tên bài 
Treo bảng chữ thường chữ hoa.
Gọi HS nêu chữ hoa và chữ thường.
GV ghi bảng các chữ in hoa, in thường.
Gọi đọc chữ hoa chữ thường.
- So sánh sự khác nhau giữa chữ hoa và chữ thường.
Gọi đọc toàn bảng.
HD viết bảng con: Chữ thường, chữ hoa.
Gọi đọc bảng chữ thường chữ hoa.
3.Củng cố tiết 1 : 
Hỏi tên bài.
Đọc lại bài.
Tiết 2
Luyện đọc bảng.
Đọc không theo thứ tự.
Luyện câu : Giới thiệu tranh rút câu ghi bảng.
“Bố mẹ cho bé và chị Kha đi nghỉ hè ở Sa Pa”.
GV gọi đọc trơn toàn câu.
Luyện viết vở TV (3 phút)
Chú ý giúp đỡ , hướng dẫn thêm cho các em viết còn chậm .
GV thu vở 5 em để chấm.
Nhận xét cách viết
Luyện nói: Chủ đề “Ba Vì”.
GV giới thiệu tranh và gợi ý bằng hệ thống các câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề.
GV giáo dục, nhận xét luyện nói.Giới thiệu cho học sinh về địa danh Ba Vì 
- Yêu cầu học sinh luyện đọc sách giáo khoa 
4.Củng cố: 
Gọi đọc bài chỉ chữ thường chữ hoa.
Về nhà học bài và xem trước bài vần ia.
Học sinh cá nhân 6 -> 8 em
N1 : quả nho ; N2 : ý nghĩ
Học sinh nhắc tiếp nối 
Lớp quan sát nhận xét.
- Cá nhân lên bảng chỉ chữ hoa.
- Cá nhân lên bảng chỉ chữ thường.
- 10 – 12 em đọc , nhóm 1, nhóm 2.
Đại diện 2 nhóm nêu.
3 em
HS viết bảng con.
2 em đọc lại.
- Nêu tên bài
Học sinh đọc.
- Cá nhân 6 -> 8 em.
- Cá nhân 6 -> 8 em .Tổ , lớp đồng thanh
- Ngồi viết đúng tư thế , viết cẩn thận 
( Thư , Tiến , Kim Anh , Lệ Thi , .....)
HS luyện nói theo hướng dẫn của GV.
10 em, nhóm 1 và 2.
-Cá nhân đọc sách giáo khoa 6- 8 em 
Thực hiện ở nhà.
**************************************
 Tiết 4 Toán:
 Phép cộng trong phạm vi 3
I.Mục tiêu:
- Thuộc bảng cộng trong phạm vi 3 .
- Biết làm tính cộng các số trong phạm vi 3 .Làm các bài tập số 1 , số 2 , số 3 .
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận trong học toán 
II.Chuẩn bị :
- Các đồ vật có số lượng là 3 
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ : 
Gọi 2 HS lên bảng lớp sửa bài kiểm tra.
GV nhận xét chung bài kiểm tra của học sinh.
2.Bài mới :
GT bài ghi tên bài học.
Ví dụ 1 : GV cài và hỏi.
Có mấy con gà?
Thêm mấy con gà?
GV nói :Thêm ta làm phép tính cộng.
GV giới thiệu dấu (+) cộng cho HS nhận biết.
Cho HS đọc dấu cộng (+)
Vậy 1 con gà cộng 1 con gà là mấy con gà.
GV ghi phần nhận xét
Toàn lớp cài phép tính.
GV nhận xét và sửa sai.
Ví dụ 2 :
GV cài và hỏi .
Có mấy ô tô?
Thêm mấy ô tô?
Thêm ta làm phép tính gì?
Vậy 1ô tô cộng 2 ô tô là mấy ô tô?
GV ghi phần nhận xét.
Toàn lớp cài phép tính.
GV nhận xét và sửa sai.
Ví dụ 3 : ( tương tự 1 và 2 )
Gọi HS đọc phần nhận xét ở bảng.
3.Luyện tập :
Bài 1 : Làm tính ngang với các phép cộng.
Bài 2 : Làm tính dọc với các phép cộng.
- Hướng dẫn học sinh cách đặt tính 
Bài 3 : Nối phép tính với các số thích hợp.
4.Củng cố – dặn dò:
Hỏi tên bài.
Đọc lại các phép cộng trong phạm vi 3
Thi đua đọc lại bảng cộng trong PV3.
Nhận xét, tuyên dương.
 Về nhà làm bài tập ở VBT, học bài, xem bài mới.
HS sửa bài kiểm tra.
HS nhắc tên bài tiếp nối 
1 con gà.
1 con gà.
Dấu cộng (+).
1 con gà + 1 con gà = 2 con gà.
HS cài 1 + 1 = 2.
2 ô tô.
1 ô tô.
Tính cộng.
1 ô tô + 2 ô tô là 3 ô tô.
1 + 2 = 3
1 + 2 = 3 
Cá nhân 5 em, đồng thanh.
1 + 1 = 3 , 1 + 2 = 3 , 2 + 1 = 3
- Học sinh thực hiện trên bảng con , chú ý cách đặt tính . 
HS thực hành làm VBT.
Nêu tên bài.
Cá nhân tiếp nối 
Các nhóm cử đại diện thi đua với nhóm khác.
**************************************
 Ngày soạn : 11/ 10 /2010
 Ngày giảng : Thứ năm ngày 14 tháng 10 năm 2010
Tiết 1 + 2: : Học vần
 Bài 29: Vần ia 
I.Mục tiêu:
 -Đọc được:ia, lá tía tô, từ và câu ứng dụng ; Viết được :ia, lá tía tô
 -Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề : chia quà	.
 - Rèn cho HS đọc , viết thành thạo tiếng , từ có chứa vần ia
 - Giáo dục học sinh biết chia quà cho em và khi nhận quà biết nói lời cảm ơn.
II. Chuẩn bị:
- Vật thật : Lá tía tô
-Tranh minh hoạ câu ứng dụng. 
-Tranh minh hoạ câu luyện nói.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Viết bảng con.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới: 
- GV giới thiệu tranh rút ra vần ia, ghi bảng.
Gọi 1 HS phân tích vần ia
Lớp cài vần ia.
GV nhận xét .
Hướng dẫn đánh vần i – a – ia 
Có ia, muốn có tiếng tía ta làm thế nào?
Cài tiếng tía.
GV nhận xét và ghi bảng.
Gọi phân tích tiếng tía. 
GV hướng dẫn đánh vần 1 lần.
Dùng tranh giới thiệu từ và ghi bảng “lá tía tô”.
Hỏi: Trong từ có tiếng nào mang vần mới học.
Gọi đánh vần tiếng tía, đọc trơn từ lá tía tô
Gọi đọc sơ đồ trên bảng.
HD viết bảng con : ia, lá tía tô.
GV nhận xét và sửa sai.
Dạy từ ứng dụng:
Tờ bìa.
Hỏi tiếng mang vần mới học trong từ.
Gọi đánh vần tiếng và đọc trơn từ.
Các từ : lá mía, vỉa hè (dạy tương tự)
Đọc sơ đồ 2:
Gọi đọc toàn bảng.
3.Củng cố tiết 1: 
Hỏi vần mới học.
Đọc bài.
Tìm tiếng mang vần mới học.
Nhận xét tiết 1
Tiết 2
Luyện đọc bảng lớp :
Đọc vần, tiếng, từ lộn xộn.
Luyện câu : 
Giới thiệu tranh rút câu ghi bảng.
Bé Hà nhổ cỏ, chị Kha tỉa lá.
GV nhận xét và sửa sai.
Luyện viết vở TV (3 phút)
GV thu vở 5 em để chấm.
Nhận xét cách viết .
Luyện nói : Chủ đề “Chia quà”
GV giới thiệu tranh và gợi ý bằng hệ thống các câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề.
GV giáo dục học sinh biết cảm ơn khi có người cho quà 
Nhận xét luyện nói.
Đọc sách kết hợp bảng con.
GV đọc mẫu 1 lần.
4.Củng cố : 
Gọi đọc bài
Tìm tiếng mới mang vần mới học.
Nhận xét giờ học 
Học bài, xem bài ở nhà.
- Cá nhân 6 -> 8 em
N1 : Ba Vì . N2 : Sa Pa
HS phân tích, cá nhân tiếp nối .
Cài bảng cài.
Cá nhân rèn đọc tiếp nối , đọc trơn , nhóm.
Thêm âm t và thanh sắc
Thực hành ghép vào bảng gài tiếng tía 
Toàn lớp
Cá nhân phân tích tiếp nối tiếng tía : Tiếng tía có âm t đứng trước vần ia đứng sau thanh sắc được viết trên i.
Đọc cá nhân tiếp nối : Lá tía tô .Chú ý các Tiến , Thư , Vui , Thành ......
 Tiếng tía.
Cá nhân tiếp nối 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
Toàn lớp viết
Chú ý tư thế ngồi viết .( Tiến , Thảo Nguyên , Thư , Vui .....)
HS đánh vần, đọc trơn từ, CN 4 em
bìa.
Cá nhân ,nhóm , lớp 
Vần ia.
Cá nhân , nhóm , lớp .
Đại diện 2 nhóm.
Cá nhân 6 -> 8 em,nhóm , lớp đồng thanh
HS tìm tiếng mang vần mới học trong câu.
4 em đánh vần tiếng tỉa, đọc trơn tiếng 4 em, đọc trơn toàn câu 7 em, đồng thanh.
Toàn lớp
Luyện nói theo câu hỏi hướng dẫn của GV.
Học sinh luyện nói theo suy nghĩ của mình .
Nhận xét cách nói của bạn 
HS đọc nối tiếp kết hợp đọc bảng con 6 em.
- Vài em đọc toàn bài 
Đại diện 2 nhóm tìm, HS khác nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh.
 ************************************** 
Tiết 3: Toán 
 Luyện tập 
I.Mục tiêu:
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 3; Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng 
- Rèn cho HS có kĩ năng làm tính cộng , viết thẳng cột các số phép tính dọc trong phạm vi 3.
- Giáo dục HS tính cẩn thận
*Ghi chú:Bài 1, 2, Bài 3 cột 1, Bài 5a
II. Chuẩn bị:
-Tranh vẽ các bài tập, VBT, SGK, bảng  .
III. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ:
 - Yêu cầu học sinh làm bảng con các phép cộng trong phạm vi 3.
Tính: 2 + 1, 1 + 1 , 1 + 2
Nhận xét bài cũ
2.Bài mới :
Giới thiệu trực tiếp : Ghi tên bài “Luyện tập”
3.Hướng dẫn làm các bài tập :
Bài 1 : Gọi HS nêu YC của bài toán.
GV hướng dẫn học sinh nhìn tranh vẽ rồi viết tiếp 1 phép cộng ứng với tình huống trong tranh.
Cùng HS nhận xét sửa sai
Bài 2 : Gọi HS nêu YC của bài toán.
Yêu cầu các em thực hiện bảng con bằng hàng dọc.
-Khi viết các số cột dọc cần chú ý gì?
Cùng HS nhận xét sửa sai
Bài 3 : làm cột 1:Yêu cầu các em nêu cách làm.
Cho cả lớp thực hiện bảng con
Cùng HS nhận xét sửa sai
Bài 5 : Gọi HS nêu YC của bài toán.
a) GV đính tranh và hướng dẫn cách làm.
*Hướng dẫn HS làm bài 5b ở nhà
b) GV hướng dẫn : 1 con thỏ thêm 1 con nữa là bao nhiêu con thỏ?
4.Củng cố: 
Đọc bảng cộng trong PV 3
Về nhà làm bài tập ở VBT, học bài, 
xem bài mới:Phép cộng trong phạm vi 4
Nhận xét giờ học
5 em nêu miệng.
bảng con
- Học sinh nêu tiếp nối tên bài 
HS nêu yêu cầu bài toán 
HS viết : 2 + 1 = 3
 1 + 2 = 3
Tính
Thực hiện bảng con.
Viết các số thẳng cột với nhau
Viết số thích hợp vào ô trống:
Thực hiện bảng con và nêu kết quả.
HS nêu : Viết dấu + vào ô trống để có :1 + 2 = 3 và đọc “Một cộng hai bằng ba”.
HS : là 2 con thỏ
Thực hiện: 1 + 1 = 2 
HS viết: 
1 + 1= 2 , 1 + 2 = 3 , 2 + 1 = 3
3 em.
Thực hiện ở nhà.
**************************************
Tiết 4: Tự nhiên xã hội :
 Thực hành : Đánh răng rửa mặt
I.Mục tiêu :
- Biết đánh răng rửa mặt đúng cách.
- Rèn cho HS có kĩ năng đánh răng ,rửa mặt đúng cách.
- Giáo dục HS đánh răng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối sau khi ăn xong, Không ăn nhiều đồ ngọt vào buổi tối
II.Chuẩn bị :
-Mô hình răng, tranh phóng to như SGK.
-Bàn chải răng, kem đánh răng.
- Tranh vẽ về vệ sinh cá nhân 
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ : Hỏi tên bài cũ :
Vì sao răng bị sâu và sún?
Ta phải làm gì để bảo vệ răng?
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới:
*Khởi động: chơi trò chơi: : " cô bảo"
Nêu luật chơi
Hướng dẫn cách chơi
Dùng mô hình răng để giới thiệu và ghi tựa:
Hoạt động 1 :
+Mục tiêu:Biết đánh răng đúng cách.
+Tiến hành:
Thực hành đánh răng :
Gọi HS lên bảng.
Chỉ vào mặt trong của răng?
Chỉ vào mặt ngoài của răng?
Chỉ vào mặt nhai của răng?
Hằng ngày ta quen chải răng như thế nào?
GV làm mẫu động tác chải răng ở mô hình răng (lấy bàn chải, kem, nước..)
Gọi HS chải răng ở mô hình răng.
GV kết luận : Chải đầy đủ 3 mặt của răng, chải từ trên xuống dưới mhiều lần, súc miệng và nhổ nước ra ngoàirửa và cất bàn chải đúng chỗ quy định.
Hoạt động 2 :
Thực hành rửa mặt :
+Mục tiêu: Biết rửa mặt đúng cách.
+Tiến hành:
GV làm mẫu:
Chuẩn bị khăn sạch và nước sạch.
Rửa tay bằng xà phòng trước khi rửa mặt.
Dùng khăn sạch lau quanh mắt, mũi
Giặt khăn và lau lại.
Giặt khăn và phơi nắng.
HS thực hành lau mặt :
Hoạt động theo cặp để theo dõi nhau thực hành lau mặt.
GV quan sát giúp đỡ học sinh thực hiện không đúng cách.
GV tóm ý: Các em tự giác đánh răng sau khi ăn hằng ngày, không nên ăn bánh kẹo nhiều, khi đau răng phải đến phòng khám răng. Cần đánh răng và lau mặt đúng cách thường xuyên hằng ngày.
Kết luận: Thực hiện đánh răng , rửa mặt ở nhà hợp vệ sinh , dùng chậu sạch , khăn sạch , bàn chải riêng.
3.Củng cố : Hỏi tên bài :
GV gọi HS nêu lại các thao tác đánh răng và rửa mặt.
Tổ chức trò chơi:
Nhận xét. Tuyên dương.
4.Dăn dò: Thực hiện đánh răng, rửa mặt hằng ngày.
Chuẩn bị bài mới: Ăn uống hằng ngày
Nhận xét giờ học
Bài “Chăm sóc và bảo vệ răng”.
HS trả lời.
HS nêu lại tựa bài học.
Lắng nghe
Chơi thử, chơi thật
HS thực hành chỉ mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai của răng.
Chải đủ 3 mặt của răng
HS lắng nghe và quan sát GV thực hiện mẫu.
1 HS thực hành.
HS khác nhận xét cách chải răng của bạn mình.
HS lắng nghe.
HS lắng nghe và quan sát GV thực hiện mẫu.
1 HS thực hành
Toàn lớp
HS lắng nghe, nhắc lại.
HS nêu,
3 em nêu lại cách đánh răng và rửa mặt đúng cách.
Thi đua hai dãy
Thực hiện tôt ở nhà
**************************************
Ngày soạn : 12 tháng 10 năm 2010
 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 15 tháng 10 năm 2010
Dạy chiều: Tiết 1: Luyện tập viết:
 Vần ia 
I.Mục tiêu: 
- Rèn cho học sinh yếu , trung bình viết được vần ia , tiếng tía , bìa , nghĩa
- Các em khá giỏi viết từ có vần ia , bìa vở , lá tía tô 
- Rèn kĩ năng viết đúng khoảng cách , độ cao , tiếng từ cần luyện .
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ giữ vở cho học sinh.
II.Chuẩn bị :
-Bảng chữ mẫu viết các , chữ ,tiếng , từ cần luyện
- Bảng con
III.Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức :
- Bắt bài hát .
2. Bài cũ :
- Yêu cầu học sinh viết bảng con các chữ ng , ngh , nga , nghi , nghề , ngừ ...
- Viết chữ hoa A , B , C
- Nhận xét ghi điểm 
3.Bài luyện:
- Giới thiệu bài nêu yêu cầu tiết học .
- Đưa mẫu chữ cần luyện lên bảng 
- Yêu cầu học sinh quan sát nhận xét : Độ cao , khoảng cách của các con chữ ,điểm bắt đầu và điểm kết thúc của các con chữ
+ Cần lưu ý học sinh :
Nét bắt đầu và nét kết thúc của con chữ i và con chữ a , nét nối của chữ t và chữ ia , thanh sắc được viết trên i.
Nét nối giữa vần và âm đầu .Khoảng cách giữa các tiếng , khoảng cách giữa các từ
Cách viết dấu thanh ở các tiếng .
Chú ý tư thế ngồi viết cho học sinh
Theo dõi luyện viết nhiều cho các em viết chậm , viết chưa đúng.
- Yêu cầu học sinh viết bài .Giao nhiệm vụ cụ thể cho các đối tượng học sinh 
+ Các em trung bình , yếu viết 2 dòng , ia tía 2 dòng bìa , nghĩa , 
+ Các em khá giỏi viết từ bìa vở , lá tía tô mỗi từ 2 dòng.
- Lưu ý học sinh cách viết : Ngh + e ; i ; ê
Chữ ng viết với những nguyên âm còn lại :a , o , ơ , u ,ư ......
- Theo dõi uốn nắn thêm .
- Thu bài chấm 
4.Củng cố :
- Nhận xét tiết học tuyên dương các bạn viết đẹp
- Hướng dẫn luyện viết về nhà với các em viết chậm.
-Học sinh hát tập thể
- Học sinh viết bảng con 
-Quan sát mẫu chữ
- Nhận xét 
- Học sinh luyện viết , chú ý tư thế ngồi viết đúng khoa học .( Chú ý : Vui ,Văn Tiến ,KimThoa , Kim Anh Thư , Khanh,Thảo Nguyên , .... )
- Rèn viết đẹp cho các em : Phương Thảo, Anh Kiệt, Kim Oanh, Ý Nhi, Công Ánh ,Quốc Gia ,Phương Nguyên ,Phương Nhã , Văn Thuyên ......
- Quan sát nhận xét bài của bạn 
**************************************
Tiết 2: Luyện toán :
 Luyện tập
I.Mục tiêu:
Củng cố cho HS nắm chắc bảng cộng , cách tính và cách đặt tính các phép tính cộng trong phạm vi 3
Giúp HS bước đầu làm quen với cách đặt tính dọc , giải toán.
II.Chuẩn bị :
- VBT , bảng con 
- Sách gk
III. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: Tính
1 + 1 ; 2 + 1
Nhận xét sửa sai
2.Bài mới:
Bài 1: Điền số:
1+ 2= 1 + 1 = 3 = +
2 + 1 = 2 = 1 + 3 = +
Cùng HS nhận xét sửa sai
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
+
+
+
+
+
+
 1 2 1 1 .... 2
 1 1 2 .... 2 ......
 .... .... ..... 2 3 3
Nhận xét sửa sai
Bài 3: Nối phép cộng với số thích hợp.
 1 + 1 1 + 2 2 + 1
 2 3 4
Theo dõi giúp đỡ thêm
Bài 4: Yêu cầu quan sát tranh
Hướng dẫn - bổ sung đề bài toán hoàn chỉnh
Theo dõi giúp đỡ HS còn chậm
Em nào có ccách làm khác?
Chấm 1/ 3 lớp , nhận xét sửa sai
3.Củng cố dặn dò:
Ôn phép cộng trong phạm vi 3
Làm bài tập ở nhà
Làm bảng con
Nêu yêu cầu
3 em lên bảng làm , lớp làm VBT
Nêu yêu cầu
3 HS lên bảng làm, lớp làm VBT
Lưu ý viết các số thẳng cột với nhau
Nêu yêu cầu 
1 HS lên bảng nối, lớp làm VBT
 1 +1 1 + 2 2 + 1
 2 3 4
Quan sát tranh đặt bài toán
Bên trái có 1 con chim , bên phải có 2 con chim . Hỏi tất cả có mấy con chim?
Nhiều HS đặt đề toán
HS viết phép tính vào vở, 1 hs lên bảng viết phép tính
1
+
2
=
3
2 + 1 = 3
Đợc lại các phép cộng trong phạm vi 3
 **************************************
Tiết 3: Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu:
- Đánh giá lại các hoạt động đã thực hiện được trong tuần 7 
- Thực hiên các bước sinh hoạt lớp tự nhiên 
- Đề ra kế hoạch cho tuần 8
- Rèn kĩ năng giao tiếp trước tập thể cho học sinh. 
- Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật ,tinh thần làm chủ tập thể.
II.Chuẩn bị :
-Nội dung sinh hoạt 
- Địa điểm sinh hoạt thoáng mát.(Nếu ngoài trời )
III. Các hoạt động dạy học :
1)Đánh giá các hoạt động tuần qua:
a)Hạnh kiểm:
- Các em có tư tưởng đạo đức tốt như : Tiến , Vui , Thuyên , Kim Anh ....
- Đi học chuyên cần ,biết giúp đỡ bạn bè tốt như : Ý Nhi , Lệ Thi , Công Hoàn , ...
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
b)Học tập:
- Các em có ý thức học tập tốt,hoàn thành bài trước khi đến lớp.
- Ngồi học đúng tư thế.
- Một số em có tiến bộ chữ viết: Tiến , Vui , Thuyên , Kim Anh ....
- Phong trào “Đôi bạn cùng tiến ” có kết quả tốt .
- Đã khắc phục tốt tình trạng đi học muộn 
c)Các hoạt động khác 
-Tham gia sinh hoạt giữa giờ tốt , đầy đủ.
- Trang trí môi trường học tập thân thiện theo chủ điểm
- Vệ sinh lớp học , khu vực được phân công sạch sẽ.
2)Kế hoạch tuần 7
- Duy trì các nề nếp thực hiện tốt ở tuần 6
- Tiến hành thực hiện kế hoạch tuần 7 chủ điểm “Biết ơn mẹ và cô”
- Hoàn thành tốt môi trường , lớp học thân thiện “Biết ơn mẹ và cô”
- Tăng cường công tác “ Vở sạch chữ đẹp
 ********************************** 
Tiết 3: Luyện tự nhiên xã hội
 Cuộc sống xung quanh (T1)
I.Mục tiêu:
 Giúp học sinh củng cố :
-Nêu được một nét về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi em ở .
-Giáo dục học sinh biết bảo vệ môi trường xanh , sạch , đẹp .
II.Chuẩn bị :
-Các hình ảnh về lớp học .
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ : Hỏi tên bài cũ :
-Em hãy cho biết tên thôn , xã , huyện của em đang ở.
GV nhận xét cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới:
Cho học sinh quan sát bức tranh cách đồng lúa phóng to. 
Hỏi: Bức tranh cho biết cuộc sống ở đâu?
Giáo viên khái quát và giới thiệu bài và ghi bảng.
Hoạt động 1 :
Cho học sinh quan sát khu vực quanh trường.
MĐ: Học sinh tập quan sát thực tế các hoạt động đang diễn ra xunh quanh mình.
Các bước tiến hành
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh:
GV cho học sinh quan sát và nhận xét về: Quang cảnh trên đường (người qua lại, xe cộ), nhà ở các cơ quan xí nghiệp cây cối, người dân địa phương sống bằng nghề gì?
Bước 2: Thực hiện hoạt động:
Giáo viên nhắc nhở đặt câu hỏi gợi ý để khuyến khích các em nói trong khi quan sát.
Bước 3: Kiểm tra kết quả hoạt động.
Gọi học sinh kể về những gì mình quan sát được.
Hoạt động 2:
Làm việc với SGK: 
MĐ: Học sinh nhận ra đây là bức tranh vẽ về hoạt động ở nông thôn . Kể được một số hoạt động ở nông thôn .
Các bước tiến hành:
Bước 1: 
GV giao nhiệm vụ và hoạt động:
Em nhìn thấy những gì trong tranh?
Đây là bức tranh về cuộc sống ở đâu? Vì sao em biết?
Bước 2: Kiểm tra hoạt động:
Gọi học sinh nêu nội dung theo yêu cầu các câu hỏi trên.
Hoạt động 3: Tập kể về nơi em đang ở.
MĐ: Học sinh biết yêu quý, gắn bó quê hương mình.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Chia nhóm theo 4 học sinh và tập thảo luận theo nội dung sau:
Các em đang sống ở đâu? Hãy nói về cảnh vật nơi em sống?
Bước 2: Kiểm tra hoạt động:
Mời học sinh đại diện nói cho các bạn và cô cùng nghe.
Giáo viên nhận xét về hoạt động của học sinh.
3.Củng cố : 
Hỏi tên bài:
Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
Cho học sinh nhắc lại nội dung bài.
Nhận xét. Tuyên dương.
Học sinh nêu tên bài.
Một vài học sinh trả lời câu hỏi.
Học sinh khác nhận xét bạn trả lời.
Học sinh quan sát và nêu:
Học sinh lắng nghe nội dung thảo luận.
Học sinh quan sát và thảo luận theo nhóm 4 em. Nêu nội dung theo yêu cầu của GV
Học sinh xung phong kể về những gì mình quan sát được.
Học sinh khác nhận xét bạn kể.
Học sinh lắng nghe nội dung yêu cầu.
Học sinh quan sát tranh ở SGK để hoàn thành câu hỏi của GV
Nhóm khác nhận 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7 lop 1 CKTKN ca ngay.doc