Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2016-2017 - Võ Thị Cầm Thi

Tiết 4: KHOA HỌC: CÁC NGUỒN NHIỆT

I. MỤC TIÊU

- Kể tên và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt.

- Thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt VD (khi đun nấu; tắt bếp khi đun xong).

- Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong đời sống hàng ngày.

KNS : + Kĩ năng xác định giá trị bản thân qua việc đánh giá việc sử dụng các nguồn nhiệt.

 + Kĩ năng nêu vấn đề liên quan tới sử dụng năng lượng chất đốt và ô nhiễm môi trường.

 + Kĩ năng xác định lựa chọn về các nguồn nhiệt được sử dụng( trong các tình huống đặt ra).

 + Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin về việc sử dụng các nguồn nhiệt.

GDBVMT : Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong đời sống hàng ngày.

GDBĐ: Tài nguyên biển: muối biển

II. CHUẨN BỊ

- Đồ dùng thí nghiệm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 22 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 493Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2016-2017 - Võ Thị Cầm Thi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nào là nguồn toả nhiệt cho các vật xung quanh?
+ Nêu vai trò của các nguồn nhiệt.
+ Khi ga hay củi, than bị cháy hết thì có nguồn nhiệt nữa không?
* Cách phòng tránh những ruỉ ro nguy hiểm khi sử dụng nguồn nhiệt.
- Mục tiêu: Biết thực hiện những quy tắc đơn giản trong phòng, tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi rồi ghi vào bảng.
- Phát phiếu bút cho các nhóm.
- Tại sao lại phải dùng lót tay để bê nồi xoong ra khỏi nguồn nhiệt? 
KNS
- Tại sao không nên vừa là quần áo vừa làm việc khác?
- Em đã bị điện giật bao giờ chưa?
* Tìm hiểu việc sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt, lao động và sản xuất ở gia đình, địa phương.
- Mục tiêu: Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày.
- Thảo luận nhóm.
- Nhận xét, bổ sung
3. Củng cố, dặn dò
- Nguồn nhiệt là gì?
- Tại sao phải tiết kiệm nguòn nhiệt? GDBVMT, GDBĐ
- Nhận xét tiết học.
- Về học kỹ bài và có ý thức tiết kiệm nguồn nhiệt. Bài sau: Nhiệt cần cho sự sống.
- HS lên bảng trả lời.
- Lớp nhận xét.
- Tìm hiểu về các nguồn nhiệt và vai trò của chúng.
+ Các nguồn nhiệt: Mặt trời, ngọn lửa của các vật bị đốt cháy, nhiệt điện, dầu lửa, khí đốt
+ Dùng để đun nấu, sấy khô, sưởi ấm và dùng để sản xuất
+ Khi ga hay củi, than bị cháy hết thì ngọn lửa sẽ tắt, ngọn lửa tắt sẽ không còn ngọn lửa nữa.
- Các rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt
Rủi ro, nguy hiểm
Cách phòng tránh
Bỏng lửa
Thận trọng khi dùng lửa
Cháy nhà, rừng
Điện giật
Không nghịch điện
Bị cảm nắng
đội mũ đeo kính, 
không nên chơi chỗ quá nắng..
Bị bỏng do chơi đùa gần lửa
Không nên chơi đùa gần lửa
- Vì khi đang hoạt động nguồn nhiệt toả ra xung quanh 1 nhiệt lượng rất lớn, nhiệt đó truyền vào nồi xoong, nồi làm bàng kim loại, dẫn nhiệt rất tốt, lót tay là vật cách nhiệt....
- Vì bàn là điện đang hoạt động tuy không bốc lửa nhưng toả nhiệt rất mạnh. Nêu vừa là quần áo vừa làm việc khác rất dễ bị cháy quần, áo những đồ vật xung quanh.
- HS trả lời.
- Các nhóm báo cáo kết quả: Đun nấu, sưởi ấm, là quần áo, sấy tóc, hàn xì, thắp sáng
- HS trả lời.
- Lắng nghe
Tiết 5: SINH HOẠT ĐẦU TUẦN: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
I. MỤC TIÊU
- HS biết tự giác xếp hàng nhanh trật tự.
- Im lặng lắng nghe nhận xét của thầy TPT và BGH nhà trường.
II. CHUẨN BỊ
- Ghế học sinh
III. HOẠT ĐỘNG DƯỚI CỜ
- Nhắc nhở HS xếp hàng: HS xếp hàng nhanh trật tự, không xô đẩy nhau, ngồi ngay ngắn.
- Nghe thầy TPT nêu kế hoạch tuần học.
- Nghe đại diện BGH nhắc nhở chuẩn bị cho tuần học mới.
- Nhắc tổ trực nhật thu dọn ghế.
-----------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 22 tháng 03 năm 2017
Tiết 1: TOÁN: HÌNH THOI
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó.
- BTCL: BT1, 2.
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ kẻ sẵn các hình trong bài tập 1.
- 4 bìa cứng dài 20 - 30 cm có khoét lỗ ở 2 đầu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- Nhận xét bài kiểm tra
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề
* Hình thành biểu tượng hình thoi
- Yêu cầu HS lắp ghép hình vuông
- GV dùng mô hình lắp ghép, vẽ hình vuông lên bảng và giấy 
- Xô lệch hình vuông để thành hình thoi.
- Hình vừa được tạo từ mô hình được gọi là hình thoi.
- Yêu cầu HS đặt mô hình hình thoi để vẽ lên giấy
- GV vẽ trên bảng lớp
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trang trí trong SGK.
* Nhận biết một số đặc điểm của hình thoi
- Yêu cầu HS quan sát hình thoi trên bảng
- Kể tên các cặp cạnh // với nhau trong hình thoi ABCD?
- Hãy dùng thước đo độ dài các cạnh của hình thoi?
- Độ dài các cạnh hình thoi như thế nào?
- Kết luận: Hình thoi có 2 cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau.
Bài 1
- Treo bảng phụ vẽ sẵn các hình
- Yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi
+ Hình nào là hình thoi?
+ Hình nào là hình chữ nhật?
Bài 2
- Vẽ hình lên bảng 
+ Nối A với C ta được đường chéo nào?
+ Nối B với D ta được đường chéo nào?
+ Hình thoi có mấy đường chéo?
+ Điểm giao nhau của đường chéo AC và BD là ?
3. Củng cố, dặn dò
- Hình như thế nào được gọi là hình thoi?
- Hai đường chéo của hình thoi như thế nào với nhau?
- Tiết sau: Diện tích hình thoi.
- Nhận xét giờ học.
- Lắng nghe.
- HS lắp hình vuông.
- HS vẽ vào vở - quan sát- nhận xét.
- HS làm theo.
- HS vẽ vào giấy.
- Quan sát chỉ hình thoi trong đường diềm.
- HS quan sát
- Cạnh AB // với cạnh CD
- Cạnh BC // với cạnh AD
- HS đo.
- Độ dài các cạnh bằng nhau.
- HS nhắc lại.
- Quan sát.
- Hình 1, hình 3 là hình thoi.
- Hình 2 là hình chữ nhật.
- HS quan sát và trả lời
+ AC
+ BD
+ Có hai đường chéo AC và BD
+ O, hai đường chéo của hình thoi cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
- HS trả lời.
- Lắng nghe
Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÂU KHIẾN
I. MỤC TIÊU 
- HS nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến (ND ghi nhớ).
- HS nhận biết được câu khiến trong đoạn trích (BT1, mục III); bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị hoặc thầy cô (BT3).
- HS trên chuẩn tìm thêm được các câu khiến trong SGK (BT2, mục III); đặt được 2 câu khiến với 2 đối tượng khác nhau (BT3).
II. CHUẨN BỊ
- Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng tìm những từ ngữ cùng nghĩa với từ "dũng cảm".
- Nhận xét lại, tuyên dương HS.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề
* Phần nhận xét 
Bài 1-2 
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận về lời giải đúng. 
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. 
- HS tự đặt câu và làm vào vở.
- Chia bảng lớp làm 2 phần, mời 4-6 em lên bảng, mỗi em một câu văn và đọc câu văn của mình vừa viết.
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét lại rút ra kết luận. 
* Ghi nhớ
- HS đọc nội dung Ghi nhớ SGK
* Phần luyện tập
Bài 1
- HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu 
- HS trao đổi theo cặp và làm vở.
- HS lên bảng gạch dưới câu khiến trong mỗi đoạn văn. Gọi HS đọc các câu khiến đó.
Bài 2
- HS đọc yêu cầu của bài. 
- HS suy nghĩ trả lời và giải bài tập, làm vào vở
- HS nối tiếp nhau báo cáo, cả lớp nhận xét, tuyên dương. 
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Llưu ý: đặt câu khiến phải hợp với đối tượng mình yêu cầu, đề nghị mong muốn.
- HS nối tiếp nhau đặt câu, làm vào vở và trình bày kết quả.
- Chốt ý, nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà xem bài, chuẩn bị bài sau: Cách đặt câu khiến.
- can đảm, can trường, gan dạ, gan góc, gan lì, bạo gan, anh hùng, quả cảm.
- Lớp nhận xét
- Lắng nghe.
- HS trao đổi theo cặp 
- Chốt lời giải đúng 
+ Mẹ mời sứ giả vào đây cho con! ...
+ Cuối câu khiến có dấu chấm cảm.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. 
- Tự viết vào vở. 
- HS trình bày 
- Lớp nhận xét. 
- HS đọc.
- HS đọc bài, lớp đọc thầm. 
- HS tiến hành thực hiện theo yêu cầu. Viết vào vở. 
- HS phát biểu, lớp bổ sung nhận xét. 
Đoạn a: - Hãy gọi người hàng hành vào cho ta !
Đoạn b: - Lần sau, khi nhảy múa cần chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu!
Đoạn c: - Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương !
- Con đi chặt cho đủ trăm đốt tre, mang về đây cho ta.
- HS tìm 3 câu khiến trong SGK.
+ Vào ngay!
+ Đừng có nhảy lên boong tàu!
+ Nói đi ta trọng thưởng.
- HS đọc bài, lớp đọc thầm 
- HS tiến hành thực hiện theo yêu cầu.
- Viết vào vở. 
- HS phát biểu, lớp bổ sung nhận xét 
- VD: Em xin phép cô cho em vào lớp ạ!
- Lắng nghe.
Tiết 3: CHÍNH TẢ (Nhớ viết): BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
I. MỤC TIÊU 
Giúp HS:
- Nhớ - viết đúng bài chính tả; biết trình bày các dòng thơ theo thể tự do và trình bày các khổ thơ.
- HS làm đúng bài tập chính tả(2)a/b, hoặc( 3)a/b, Bt do Gv soạn. 
GDBĐ: HS hiểu thêm về cảnh quan đáy đại dương, vẻ đẹp và sự đa dạng của môi trường biển (núi non, đồng bằng, sinh vật... dưới đáy biển)
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS viết bảng lớp: Lung linh, làm lụng, lung lay.
- Nhận xét chữ viết của HS.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề
*Hướng dẫn nhớ - viết chính tả
- Trao đổi về nội dung đoạn thơ
- HS đọc các khổ thơ cuối bài thơ, và yêu cầu của bài. 
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ. 
* Hướng dẫn viết chính tả
- Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày theo thể thơ tự do, những chữ cần viết hoa.
- HS nhớ viết chính tả
- Soát lỗi, chấm bài, nhận xét
* Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2a
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. 
- HS trình bày (tìm 3 trường hợp chỉ viết với s/ không viết viết x ; hoặc ngược lại ); tương tự với dấu hỏi / dấu ngã.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Kết luận lời giải đúng.
Bài 3
- Chọn BT cho HS đọc thầm; xem tranh minh họa, làm vào phiếu.
- Nhận xét, chốt ý đúng.
GDBĐ
3. Củng cố, dặn dò
- Gọi HS đọc thuộc lòng những câu trên.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Ôn tập.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lớp nhận xét
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối của bài. 
- HS trao đổi tìm từ khó: xoa mắt đắng, đột ngột, sa, ùa vào, ướt,
- HS nêu.
- HS viết bài.
- HS đổi bài dò lỗi.
- HS đọc thành tiếng.
- HS làm trên bảng phụ. HS dưới lớp làm vào vở.
- Nhận xét, chữa bài của bạn trên bảng.
- sai, sãi, sàn, sạn, sáng, sảng, sánh, sảnh .. xác, xạc, xòa, xõa, xoan, xoang 
- Không viết với dấu ngã : ải, ảnh, ảo, ẩn, bản, bảng, bảnh .
- Không viết với dấu hỏi : cõng, cỡi, cưỡi, cưỡng, dẫm, dẫn,
- HS đọc thành tiếng.
- HS làm trên bảng. Lớp làm vào vở.
- Nhận xét, chữa bài của bạn trên bảng.
- Chữa bài (nếu sai).
a. sa mạc, xen kẽ 
b. đáy biển, thung lũng
- HS đọc
- Lắng nghe.
- HS về thực hiện.
Tiết 4: KỂ CHUYỆN: KÈM HỌC SINH YẾU
Tiết 5: KĨ THUẬT (GV Bộ môn)
-----------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 23 tháng 03 năm 2017
Tiết 1: TOÁN: DIỆN TÍCH HÌNH THOI
I. MỤC TIÊU 
- Biết cách tính diện tích hình thoi.
- BTCL: BT 1, 2
II. CHUẨN BỊ
- Bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu đặc điểm của hình thoi.
- Nhận xét, tuyên dương. 
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề
* Hình thành công thức tính diện tích của hình thoi
- Hướng dẫn cắt hình thoi thành 4 hình tam giác, sau đó ghép lại thành hình chữ nhật.
- Diện tích hình thoi và diện tích hình chữ nhật AMNC như thế nào với nhau?
- Có thể tính diện tích hình thoi thông qua tính diện tích hình chữ nhật.
- Vậy diện tích hình chữ nhật AMNC tính như thế nào?
- m, n là gì của hình thoi?
- Vậy muốn tính diện tích của hình thoi ta có thể làm như thế nào?
- Kết luận đưa ra công thức 
* Thực hành 
Bài 1
- HS áp dụng công thức tự làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2
- HS đọc yêu cầu của bài rồi giải.
3. Củng cố, dặn dò
- Gọi 1 HS nêu quy tắc, công thức tính diện tích hình thoi.
- Tiết sau: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện yêu cầu. 
- Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Lớp thực hiện.
- Bằng nhau.
- HS kiểm tra lại các cạnh của hình chữ nhật và so sánh chúng với đường chéo của hình thoi ban đầu.
- Diện tích hình chữ nhật AMNC là:
m × n : 2
- Ta thấy m × n : 2 = (m × n): 2
- Là độ dài đường chéo của hình thoi.
- Lấy tích độ dài của 2 đường chéo chia cho 2.
- Công thức S = m x n : 2
- HS nhắc lại công thức.
- HS làm bài tập vào giấy nháp. 2 HS lên bảng giải 
a) AC = 3 cm ; BD = 4 cm 
S = 3 × 4 : 2 = 6
b) MP = 7 cm ; NQ = 4 cm
a) Diện tích hình thoi là 
b) 4 m = 40 cm 
 Diện tích hình thoi là 
- HS nêu.
- Lắng nghe.
Tiết 2: THỂ DỤC (GV Bộ môn)
Tiết 3: TẬP ĐỌC: CON SẺ
I. MỤC TIÊU 
- HS biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài phù hợp với nội dung; bước đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu Sẻ con của Sẻ già. (HS trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Hiểu từ ngữ: tuồng như, khản đặc, náu, bối rối, kính cẩn,... 
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc bài Dù sao trái đất vẫn quay và trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét lại, tuyên dương.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề
* Luyện đọc
- Gọi HS đọc cả bài.
- Phân đoạn
+ Đoạn 1: từ đầu .tổ xuống 
+ Đoạn 2-3: Tiếp đến ... xuống đất (sẻ già đối đầu với chó săn). 
+ Đoạn 4-5: còn lại (sự ngưỡng mộ của tác giả trước sẻ già).
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. Sửa lỗi phát âm, ngắt giọng.
- Cho HS luyện đọc nhóm đôi.
- Đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2 của bài, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Trên đường đi con chó thấy gì? Nó định làm gì?
+ Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại và lùi? 
+ Hình ảnh con sẻ mẹ lao từ trên cây xuống đất để cứu con được miêu tả như thế nào?
+ Em hiểu một sức mạnh vô hình trong câu “Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất” là sức mạnh gì?
+ Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé? 
- HS nêu ý chính của bài.
* Đọc diễn cảm
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
- Yêu cầu HS luyện đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- Nhận xét về giọng đọc HS. 
- Nhận xét, tuyên dương học sinh.
3. Củng cố, dặn dò
- Nêu ý nghĩa của bài. 
- Nhận xét tiết học.
- Tiết sau: Ôn tập giữa HKII.
- HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét
- Lắng nghe. 
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp
- HS luyện đọc nhóm đôi
- Lắng nghe
+ Trên đường đi, con chó đánh hơi thấy một con sẻ non vừa rơi từ trên tổ xuống. Nó chậm rãi tiến lại gần sẻ non.
+ Đột nhiên một con sẻ già từ trên cây lao xuống đất cứu con. Dáng vẻ của sẻ rất hung dữ khiến con chó dừng lại và lùi vì cảm thấy trước mặt nó có một sức mạnh làm nó phải ngần ngại.
+ Con sẻ già lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó; lông dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết, nhảy hai, ba bước về cái mõm há rộng đầy răng của con chó; lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con,.
+ Đó là sức mạnh tình mẹ con, một tình cảm tự nhiên.
+ Vì hành động củac con sẻ nhỏ bé dũng cảm đối đầu với con chó săn hung dữ để cứu con là một hành động đáng trân trọng, khiến con người phải cảm phục. 
+ Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ con của sẻ già.
- HS đọc thành tiếng.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
- HS nêu.
- Lắng nghe.
Tiết 4: TẬP LÀM VĂN: MIÊU TẢ CÂY CỐI (KIỂM TRA VIẾT)
I. MỤC TIÊU 
- HS viết được một bài văn hoàn chỉnh tả cây cối theo gợi ý đề bài trong SGK (hoặc đề bài do GV tự chọn); bài viết đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời tả tự nhiên, rõ ý.
- HS viết bài nghiêm túc, đúng với yêu cầu của đề bài văn.
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ viết sẵn đề bài và dàn ý về bài văn miêu tả cây cối.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS nhắc lại kiến thức về dàn bài miêu tả cây cối. 
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề
* Hướng dẫn gợi ý đề bài
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. 
- Gọi HS nhắc lại dàn ý của bài văn miêu tả 
- HS đọc thầm 4 đề bài – chọn 1 trong 4 đề mà mình thích.
+ Đề 1: Hãy tả một cây ở trường gắn với nhiều kỉ niệm của em (mở bài theo cách gián tiếp). 
+ Đề 2 : Hãy tả một cái cây mà do chính tay em vun trồng (kết bài theo kiểu mở rộng).
+ Đề 3 : Hãy tả loài hoa mà em thích nhất (mở bài theo cách gián tiếp).
+ Đề 4 : Hãy tả một luống rau hoặc vườn rau (kết bài theo kiểu mở rộng).
- Nhắc nhở HS nên lập dàn ý trước khi viết hoặc tham khảo bài viết trước và làm vào giấy kiểm tra. 
- Thu chấm nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét chung về bài làm của HS.
- Tiết sau: Trả bài văn miêu tả cây cối. 
- HS nêu dàn ý.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS trình bày dàn ý. 
- HS đọc thầm đề bài. 
+ HS Suy nghĩ và làm bài vào vở.
+ HS thực hiện viết bài vào giấy kiểm tra.
- Lắng nghe.
- Về nhà thực hiện.
Tiết 5: LỊCH SỬ: THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI-XVII
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS nêu được:
- Vào thế kỉ thứ XVI-XVII, nước ta nổi lên 3 đô thị lớn đó là Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.
- Mô tả được cảnh các đô thị lớn thế kỉ XVI-XVII.
- Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là thương mại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu học tập, bản đồ Việt Nam, Hình minh họa SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi ở tiết trước.
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
- Thành thị là gì ?
* Thăng Long, Phố Hiến, Hội An – Ba thành thị lớn thế kỉ XVI-XVII
- Phát phiếu học tập cho HS.
- Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận hoàn thành phiếu.
- Gọi một số nhóm trình bày.
- Nhận xét lại bài làm của HS.
- Cho HS thi mô tả về các thành thị
- Cho HS bình chọn bạn mô tả hay nhất.
* Tình hình kinh tế nước ta thế kỉ XVI-XVII
- Cảnh buôn bán sôi động ở các đô thị nói lên điều gì về tình hình kinh tế nước ta thời đó ?
- Giới thiệu một số tư liệu.
3. Củng cố, dặn dò
- Gọi HS nêu lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
- Không chỉ là trung tâm chính trị, mà còn là nơi tập trung đông dân cư, công thương nghiệp phát triển.
- Nhận phiếu học tập.
- HS đọc SGK, thảo luận.
Dân cư
Quy mô thành thị
Hoạt động buôn bán
Thăng Long
Phố Hiến
Hội An
- Đại diện một số nhóm trình bày.
- HS nhận xét.
- HS thi tả.
- Lớp bình chọn.
- Chứng tỏ các ngành nghề phát triển mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm để trao đổi, buôn bán.
- HS nêu.
- Lắng nghe.
-----------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 24 tháng 03 năm 2017
Tiết 1: ĐỊA LÍ: NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 
Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I. MỤC TIÊU 
- Dựa vào bản đồ, lược đồ, chỉ và đọc tên các đồng bằng ở duyên hải Miền Trung
- Duyên hải MT có nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, nối với với nhau toạ thành dải đồng bằng với nhiều đồi cát ven biển.
- Nhận xét lược đồ, ảnh bảng số liệu để biết đặc điểm nêu trên.
- Chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây ra.
GDBVMT: Ô nhiễm không khí nguồn nước do sinh hoạt của con người.
GDBĐ: HS biết các nguồn tài nguyên từ biển (qua khu vực đồng bằng ven biển miền Trung). Những hoạt động sản xuất gắn với việc khai thác nguồn tài nguyên biển: làm muối, đánh bắt, nuôi trồng và chế biển hải sản, đóng tàu, phát triển du lịch.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam-ảnh thiên nhiên duyên hải miền Trung
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Hãy nêu vai trò “Bức tường” chắn gió của dãy Bạch Mã?
- Nhận xét lại, tuyên dương.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề
* Dân cư tập trung khá đông đúc
- Yêu cầu HS quan sát H 1-2 và nội dung sgk.
- Vì sao dân cư tập trung khá đông Duyên hải miền Trung?
- Nhận xét trang phục của phụ nữ Chăm? Kinh?
* Hoạt động sản xuất của người dân
- Ghi sẵn trên bảng 4 cột và yêu cầu HS lên bảng điền vào tên các hoạt động.
- Giải thích: Tại hồ nuôi tôm người ta đặt các guồng quay để tăng lượng không khí trong nước làm cho tôm nuôi phát triển tốt hơn.
- Khái quát: Các hoạt động sản xuất của người dân Duyên Hải miền Trung đa số là thuộc ngành nông-ngư nghiệp.
GDBĐ
- Vì sao người dân ở đây lại có ngành sản xuất này?
- Địa phương em có trồng lúa, chăn nuôi trâu, bò và nuôi thuỷ hải sản không? GDBVMT
- Kết luận: Mặc dù thiên nhiên thường gây bào lũ và khô hạn người dân miền Trung vẫn luôn khai thác các điều kiện sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ người dân trong vùng và các. người khác
- Ghi nhớ: SGK
3. Củng cố, dặn dò
- Nêu trang phục của phụ nữ Kinh, Chăm.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài. Chuẩn bài bài sau. Người dân và hoạt động SX ở
- HS thực hiện yêu cầu.
- Lớp nhận xét.
- HS quan sát sgk trả lời câu hỏi
- Tuy đồng bằng Duyên hải miền Trung nhỏ hẹp song có điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất nên dân cư tập trung khá đông đúc.
- Phụ nữ Kinh mặc áo dài cổ cao, còn phụ nữ Chăm mặc áo, váy dài, có đai thắt ngang và khăn choàng đầu.
- Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu HS đọc ghi chú các ảnh từ 3-8 và cho biết tên các hoạt động sản xuất.
Trồng trọt
Chăn nuôi
nuôi trông ĐB thuỷ sản
ngành khác
trồng lúa
trồng mía (trồng ngô)
Gia súc (bò)
Nuôi đánh bắt thuỷ sản đánh bắt cá nuôi tôm
làm muối
- 2 HS đọc lại kết quả làm việc.
- HS nhận xét.
- Do ở gần biển lên có đất phù sa.
- HS trả lời.
- Yêu cầu HS đọc bảng.
- 3 em đọc.
- HS nêu.
- Lắng nghe.
Tiết 2: TOÁN: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó.
- Tính được diện tích hình thoi.
- BTCL: 1a, 2, 4.
II. CHUẨN BỊ
- Bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng làm bài cũ.
- Nhận xét lại, tuyên dương.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề
Bài 1a
- Vận dụng công thức tính diện tích hình thoi tự làm bài
- Nhận xét.
Bài 2
- Gọi HS lên bảng giải.
- Nhận xét chữa bài 
Bài 4
- Nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò
- Gọi 1 HS nêu quy tắc, công thức tính diện tích hình thoi.
- Nhận xét tiết học.
- Tiết sau: Luyện tập chung.
- HS thực hiện yêu cầu. 
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, đọc đề.
- HS làm bài vào vở.
a) Diện tích hình thoi là: 
- Một HS lên bảng giải
 Giải:
Diện tích miếng kính là:
 Đáp số : 70 cm2
- HS xem các hình vẽ trong SGK, thực hành trên giấy. 
- HS nêu lại quy tắc.
- Lắng nghe. 
Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN
I. MỤC TIÊU 
Giúp HS:
- Nắm được cách đặt câu khiến (ND ghi nhớ).
- Biết chuyển câu kể thành câu khiến (BT1, mục III); bước đầu biết đặt câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp(BT2); biết đặt câu với từ cho trước (hãy, đi, xin) theo cách đã học (BT3). HS trên chuẩn nêu được tình huống có thể dùng câu khiến (BT4)
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS nêu lại ND ghi nhớ trong bài câu khiến, đặt 1 câu khiến.
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề
* Phần nhận xét
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS suy nghĩ, hướng dẫn hs chuyển câu kể Nhà vua hoàn kiếm lại cho Long vương thành câu khiến theo 4 cách nêu SGK. 
- Gọi HS làm bài, phát biểu ý kiến.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận lời giải đúng.
* Ghi nhớ
- Gọi HS đọc nội dung Ghi nhớ SGK.
* Luyện tập
Bài 1
- 1 HS đọc yêu cầu của BT1.
- HS trao đổi theo cặp.
- HS nối tiếp đọc kết quả, chuyển thành câu khiến.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 27.doc