Giáo án lớp 2 - Tuần 1 - Trường tiểu học N’Trang Long

A/ Mục tiêu :

- Đọc đúng, rõ ràng tòan bài; biết ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ

- Hiểu được lời khuyên từ câu chuyện: làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công ( Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)

- Học sinh khá giỏi hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ có công mài sắt, có ngày nên kim

B/ Chuẩn bị

- Tranh ảnh minh họa sách giáo khoa, bảng lớp viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc

C/ Các hoạt động dạy học :

 

doc 20 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 740Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 2 - Tuần 1 - Trường tiểu học N’Trang Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ khó vào bảng con 
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
4/Chép bài : - Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh .
5/Soát lỗi : -Đọc lại để học sinh dò bài , tự bắt lỗi 
6/ Chấm bài : -Thu tập học sinh chấm điểm và nhận xét từ 10 – 15 bài .
c/ Hướng dẫn làm bài tập 
*Bài 2 : - Gọi một em nêu bài tập 2.
-Yêu cầu lớp làm vào vở .
-Khi nào ta viết là K ?
- Khi nào ta viết là c ?
-Nhận xét bài học sinh và chốt lại lời giải đúng.
*Bài 3: - Nêu yêu cầu của bài tập.
-Hướng dẫn đọc tên chữ cái ở cột 3 và điền vào chỗ trống ở cột 2 những chữ cái tương ứng .
- Mời một em làm mẫu 
-Yêu cầu lớp làm vào bảng con .
-Gọi 3 em đọc lại , viết lại đúng thứ tự 9 chữ cái .
-Xóa dần bảng cho học thuộc từng phần bảng chữ cái .
d) Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
-Nhắc nhớ trình bày sách vở sạch đẹp.
-Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới 
-Lớp lắng nghe giáo viên đọc .
-Ba học sinh đọc lại bài 
-Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài 
- Bài có công mài sắt có ngày nên kim .
- Bà cụ giảng giải cho cậu bé thấy nhẫn nại kiên trì thì việc gì cũng thành công .
- Đoạn văn có 2 câu 
- Cuối mỗi đoạn có dấu chấm .
- Viết hoa chữ cái đầu tiên .
- Lớp thực hành viết từ khó vào bảng con .mài , ngày , cháu , sắt .
- Nhìn bảng chép bài .
-Lớp nghe và viết bài vào vở 
-Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì .
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm .
- Nêu yêu cầu bài tập 
- Học sinh làm vào vở 
- Kim khâu , cậu bé , kiên trì , bà cụ . 
-Viết k khi đứng sau nó là nguyên âm e , ê , I 
- Các nguyên âm còn lại .
-Một em nêu bài tập 3 sách giáo khoa .
- Học sinh làm vào bảng con 
-Đọc á viết ă 
-Ba em lên bảng thi đua làm bài .
Đọc : a , á , ớ , bê , xê , dê , đê , e , ê 
- Viết : a , ă, â, b , c , d , đ , e, ê .
-Em khác nhận xét bài làm của bạn .
 -Về nhà học bài và làm bài tập trong sách giáo khoa .
--------------------------------------------------------------
& Tiết 4: 	Thể dục
(Giáo viên phụ trách bộ môn dạy)
--------------------------------------------------------------
& Tiết 5: 	Tự nhiên xã hội 	
CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
I. Mục tiêu : 
- Nhận ra cơ quan vận động gồm bộ xương và hệ cơ. Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể.
- Nêu được ví dụ sự phối hợp cử động của cơ và hệ xương, nêu tên và vị trí các bộ phận chính của cơ vận động trên tranh vẽ hoặc mô hình
II.Chuẩn bị : 
Tranh vẽ cơ quan vận động .
III. Các họat động dạy và học
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
-Cho lớp hát bài : Con công hay múa . Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu tại sao chúng ta lại múa được 
-Hoạt động 1 : -Yêu cầu làm một số cử động .
* Bước 1 : Làm việc theo cặp :
- Yêu cầu quan sát hình 1, 2 , 3 , 4 sách giáo khoa làm một số động tác như bạn trong tranh đã làm .
- Yêu cầu một số nhóm học sinh lên thực hiện các động tác .
-Yêu cầu cả lớp đứng tại chỗ làm các động tác theo nhịp hô của bạn lớp trưởng .
- Trong các động tác chúng ta vừa làm những bộ phận nào của cơ thể cử động ?
* Để làm các động tác trên thì đầu , cổ , mình , tay chân chúng ta cử động .
-Hoạt động 2 : - Quan sát nhận biết cơ quan vận động 
-Yêu cầu các nhóm nắn bàn tay , cổ tay , cánh tay của mình và thảo luận theo các câu hỏi gợi ý :
- Dưới lớp da của cơ thể có gì ?
-Lắng nghe và nhận xét đánh giá rút ra kết luận .
- Cho lớp thực hành cử động : Cử động bàn tay , cánh tay , cổ ,...Nhờ đâu mà các bộ phận đó cử động được ?
* Nhờ sự hoạt động của cơ và các khớp xương mà ta cử động được .
- Cho lớp quan sát hình 5,6 trong sách trang 5 và trả lời câu hỏi : - Chỉ và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể ?
* Xương và cơ là các cơ quan vận động cơ thể. 
 Hoạt động 3 : Trò chơi “ Vật tay “ .
-Chia lớp thành nhiều nhóm ( mỗi nhóm 2 em ) .
- Phổ biến luật chơi và yêu cầu hai em chơi mẫu .
- Cho các nhóm chơi ( 2 em thi và 1 em làm trọng tài ) 
-Quan sát nhận xét đánh giá kết quả các nhóm .
2 Củng cố - Dặn dò:
-Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày để khỏe mạnh các cơ phát triển tốt ta cần siêng năng tập thể dục 
- Nhận xét đánh giá tiết học dặn học bài .
- Xem trước bài mới .
-Lớp thực hành vừa hát và múa bài “ Con công hay múa “.Vài em nhắc lại tên bài
- Lớp mở sách giáo khoa quan sát hình 1, 2 , 3 ,4 và làm các động tác như sách giáo khoa 
-Một số em lên làm .
- Lớp thực hiện .
- Những bộ phận cử động như : đầu , cổ , tay , chân , mình .
- Nhắc lại .
- Quan sát và thực hành nắn để nhận biết về cơ quan vận động .
- Dưới lớp da có bắp thịt và xương .
-Hai em nhắc lại .
- Các nhóm tiến hành cử động bàn tay , cổ , chân ,.. Nhờ bắp thịt và các khớp xương cử động .
- Lớp quan sát và trả lời câu hỏi .
- Hai em lên chỉ vào bức tranh về các cơ quan vận động của cơ thể .
- Chia ra từng nhóm nhỏ dưới sự điều khiển của giáo viên thực hành chơi vật tay .
- Các đại diện mỗi nhóm lên thi với nhau trước lớp 
-Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn chiến thắng .
- Nhiều em nêu : - Lao động vừa sức , năng tập thể dục để cơ thể phát triển tốt .
- Hai em nêu lại nội dung bài học .
-Về nhà học thuộc bài và xem trước bài mới 
--------------------------------------------------------------
Thứ tư, ngày 18 tháng 8 năm 2010
& Tiết 1: 	Đạo đức 	 	 	
HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ
I. Mục tiêu : 
- Nêu được một số biểu hiện của học tập và sinh họat đúng giờ
- Nêu được lợi ích của việc học tập, sinh họat đúng giờ.
- Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân.
- Thực hiện theo thời gian biểu
- Lập thời gian biểu phù hợp với bản thân
II.Chuẩn bị : Giấy khổ lớn , bút dạ . Tranh ảnh ( vẽ các tình huống ) hoạt động 2 . Bảng phụ kẻ sẵn thời gian biểu . Phiếu thảo luận cho hoạt động 1 và 2 ở tiết 2 
III. Các họat động dạy và học	
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
 1.Bài mới: 
ª Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến . 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận để bày tỏ ý kiến về việc làm nào đúng , việc làm nào sai ? Vì sao ? 
-T H1: Cả lớp lắng nghe cô giảng bài nhưng Nam và Tuấn lại nói chuyện riêng .
- TH2 : - Đang giờ nghỉ trưa của cả nhà nhưng Thái và em vẫn đùa nghịch với nhau .
- Giáo viên lắng nghe nhận xét và bổ sung nếu có .
* Rút kết luận : -Tình huống 1 như vậy là sai vì ....
- Tình huống 2 cũng sai vì buổi trưa không nên làm ồn để mọi người nghỉ ngơi .
* Kết luận ( Ghi bảng ) : Làm việc sinh hoạt phải đúng giờ.
ª Hoạt động 2 : Xử lí tình huống . 
-Yêu cầu 4 nhóm mỗi nhóm thảo luận theo một tình huống do giáo viên đưa ra .
-Lần lượt nêu lên 4 tình huống như trong sách GV
-Yêu cầu các nhóm trao đổi để đưa ra ý kiến của nhóm mình .
-Mời từng nhóm cử đại diện trình bày trước lớp . 
-Nhận xét đánh giá về kết quả công việc của các nhóm .
* Giáo viên kết luận theo sách giáo viên .
ª Hoạt động 3: Lập kế hoạch thời gian biểu học tập và sinh hoạt .
 -Yêu cầu các nhóm thảo luận để lập ra thời gian biểu học tập sinh hoạt trong ngày .
- Đưa ra mẫu thời gian biểu chung để học sinh học tập và tham khảo .
- Lấy một vài ví dụ để minh hoạ .
* Kết luận : -Cần sắp xếp thời gian hợp lí để đảm bảo thời gian học tập , vui chơi , làm việc nhà và nghỉ ngơi .
2* Củng cố dặn dò :
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
 - Các nhóm thảo luận theo các tình huống .
-Lần lượt các nhóm cử các đại diện của mình lên báo cáo kết quả trước lớp .
-Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và và bổ sung .
- Hai em nhắc lại .
 -Lớp chia ra từng nhóm và thảo luận theo yêu cầu của giáo viên .
-Lần lượt các nhóm cử đại diện lên đóng vai giải quyết tình huống của nhóm mình cho cả lớp cùng nghe .
-Các nhóm khác theo dõi và nhận xét ý kiến nhóm bạn .
-Lớp bình chọn nhóm có cách giải quyết hay và đúng nhất .
- Các nhóm tổ chức thảo luận và ghi thời gian biểu của mình ra một tờ giấy khổ lớn .
-Cử đại diện lên dán lên bảng và trình bày trước lớp . 
- Đọc câu thơ : Giờ nào việc nấy 
 Việc hôm nay chớ để ngày mai
-Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày .
--------------------------------------------------------------
& Tiết 2: 	 Tập đọc 	 
TỰ THUẬT
I. Mục tiêu : 
- Đọc đúng và rõ ràng tòan bài ; biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các dòng, giữa phần yêu cầu và phần trả lời ở mỗi dòng
- Nắm được những thông tin chính về bạn học sinh trong câu chuyện ; bước đầu có khái niệm về tự thuật ( lý lịch). (Trả lời được những câu hỏi trong SGK)
II.Chuẩn bị : 
III. Các họat động dạy và học
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 em lên bảng .
- Nhận xét đánh giá ghi điểm từng em .
- Nhận xét phần kiểm tra bài cũ .
 2.Bài mới 
 a) Giới thiệu bài:
-Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài “ Tự thuật “ 
- Giáo viên ghi bảng tựa bài 
 b) Luyện đọc:
1/ Đọc mẫu : chú ý đọc to rõ ràng , rành mạch 
2/ Hướng dẫn phát âm từ khó : 
- Giới thiệu các từ khó phát âm yêu cầu học sinh đọc .
-Mời học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu . 
3/ Hướng dẫn ngắt giọng : 
- Treo bảng phụ hướng dẫn ngắt giọng theo dấu phân cách , hướng dẫn cách đọc ngày , tháng , năm .
- Yêu cầu đọc theo nhóm nhóm .
- Yêu cầu lớp thi đọc cả bài .
-Yêu cầu lớp đọc đồng thanh .
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- Yêu cầu lớp đọc thầm cả bà . 
- Em biết gì về bạn Thanh Hà ? Tên bạn là gì ?
- Bạn sinh ngày , Tháng , Năm nào ?
- Nhờ đâu mà em biết các thông tin về bạn Thanh Hà ?
- Yêu cầu lưu ý đến các thông tin về mối quan hệ các đơn vị hành chính trong bài .
- Dùng sơ đồ vẽ sẵn các mối quan hệ để giải thích 
- Hãy nêu địa chỉ nhà em ở ?
- Yêu cầu lớp chia ra các nhóm để tự thuật về bản thân 
- Đặt câu hỏi chia nhỏ bài tự thuật theo từng mục để gợi ý cho học sinh .
 d) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Hai em lên mỗi em đọc 2 đoạn bài :“Có công mài sắt có ngày nên kim “ .
-Nêu lên bài học rút ra từ câu chuyện 
-Lớp theo dõi giới thiệu.
-Vài học sinh nhắc lại tên bài.
-Lắng nghe đọc mẫu và đọc thầm theo .
- Một em khá đọc mẫu lần 2 .
-3- 5 em đọc bài cá nhân sau đó cả lớp đọc đồng thanh các từ khó và từ dễ nhầm lẫn .
-Mỗi em đọc một câu cho đến hết bài .
- Nối tiếp nhau đọc từng câu , lớp đọc đồng thanh .
- Lần lượt đọc theo nhóm trước lớp .
-Thi đọc cá nhân .
-Cả lớp đọc đồng thanh .
-Cả lớp đọc thầm cả bài thơ .
-Lần lượt từng em nói từng chi tiết về bạn Thanh Hà , sau đó 2 em nói tổng hợp các thông tin về bạn Thanh Hà 
- Nhờ vào bản tự thuật .
- Nêu địa chỉ về nhà ở của mình .
- Lớp chia nhóm tự thuật trong nhóm .
- Mỗi nhóm cử cử ra 2 bạn , 1 bạn thi tự thuật về mình , 1 bạn thi thuật lại về 1 bạn trong nhóm của mình .
-Ba học sinh nhắc lại nội dung bài
-Về nhà học thuộc bài, xem trước bài mới : 
“ Ngày hôm qua đâu rồi “
--------------------------------------------------------------
& Tiết 3: 	Toán 	 	
SỐ HẠNG - TỔNG
I. Mục tiêu : 
- Biết số hạng, tổng.Biết thực hiện phép cộng các số có 2 chữ số trong phạm vi 100.
- Biết giải bài tóan có lời văn bằng một phép cộng. 
II.Chuẩn bị : 
- Viết sẵn nội dung bài 1 sách giáo khoa .Thanh kẻ ghi sẵn : Số hạng – Tổng 
III. Các họat động dạy và học
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
 1.Bài cũ :
-Yêu cầu 2 em lên bảng 
- Hỏi thêm : 
- 39 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
- Số 84 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? 
-Nhận xét đánh giá phần kiểm tra .
 2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
- Hôm nay chúng ta tìm hiểu các thành phần trong phép tính cộng “ Số hạng – Tổng “ 
*) Giới thiệu thuật ngữ Số hạng- Tổng 
- Ghi bảng : 35 + 24 = 59 yêu cầu đọc phép tính trên .
- Trong phép tính 35 + 24 = 59 thì 35 gọi là số hạng , 24 là số hạng và 59 gọi là Tổng .
-35 gọi là gì trong phép cộng 35 + 24 = 59 ?
24 gọi là gì trong phép cộng 35 + 24 = 59 ?
59 gọi là gì trong phép cộng 35 + 24 = 59 ?
- Vậy tổng là gì ?
* Giới thiệu tương tự với phần tính dọc .
- 35 + 24 bằng bao nhiêu ?
- 59 gọi là tổng , 35 + 24 = 59 nên 35 + 24 cũng được gọi là tổng .
-Yêu cầu nêu tổng của phép cộng 
 35 + 24 = 59
b/ Luyện tập – Thực hành 
Bài 1 : - Yêu cầu đọc tên các số hạng của phép cộng .12 + 5 = 17 
- Tổng của phép cộng là số nào ? 
- Muốn tính tổng ta làm như thế nào ? 
-Yêu cầu lớp thực hiện vào vở sau đó đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra .
Bài 2: - Yêu cầu nêu đầu bài đọc phép tính mẫu nhận xét về cách trình bày của phép tính mẫu .
-Hãy nêu cách viết và thực hiện phép tính theo cột dọc ?
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
- Mời 2 em lên bảng làm bài .
- Gọi học sinh nêu cách viết , cách thực hiện phép tính 30 + 28 và 9 + 20 
Bài 3 : - Yêu cầu đọc đề bài 
- Đề bài cho biết gì ? 
- Bài toán yêu cầu tìm gì ? 
- Muốn biết cả hai buổi bán được bao nhiêu xe ta làm phép tính gì ?
-Yêu cầu lớp thực hiện vào vở sau đó đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra .
d) Củng cố - Dặn dò:
-Hôm nay toán học bài gì ?
*Nhận xét đánh giá tiết học 
–Dặn về nhà học và làm bài tập .
- HS1:Viết các số 42,39 , 71 , 84 theo thứ tự từ bé đến lớn .
- HS2 :Viết các số trên theo thứ tự từ lớn đến bé - Gồm 3 chục và 9 đơn vị 
- Gồm 8 chục và 4 đơn vị 
*Lớp theo dõi giới thiệu 
-Vài em nhắc lại tên bài.
35 cộng 24 bằng 59 
- Quan sát và lắng nghe giới thiệu .
35 gọi là số hạng
24 gọi là số hạng
59 gọi là Tổng 
- Tổng là kết quả của phép cộng 
-Bằng 59 .
- Tổng là 59 , tổng là 35 + 24 
- Đọc 12 cộng 5 bằng 17 
- Đó là 12 và 5 
- Là số 17 
- Lấy các số hạn cộng với nhau 
-Lớp làm vào vở 
- 1 em lên làm bài trên bảng .
Số hạng
12
43
5
65
Số hạng
5
26
22
0
Tổng
17
49
27
65
- Một em nêu yêu cầu đề bài 
 - Đọc : 42 cộng 36 bằng 78 
- Phép tính được trình bày theo cột dọc .
- Viết số hạng thứ nhất rồi viét số hạng kia xuống dưới sao cho các hàng đều thẳng cột với nhau rồi viết dấu + kẻ vạch ngang và tính từ phải sang trái 
- Thực hành làm vào vở và chữa bài .
- Hai em làm trên bảng .
- Viết 30 rồi viết 28 sao cho 8 thẳng cột với 0 và 2 thẳng cột với 3 viết dấu + kẻ vạch ngang và tính .
 42 53 30 9
 36 22 28 20
 78 78 58 29
+
+
+
+
- Đọc đề bài .
- Cho biết buổi sáng bán 12 xe đạp , buổi chiều bán 20 xe đạp .
- Số xe đạp bán được cả hai buổi .
- Ta làm phép tính cộng 
-Làm bài vào vở .Tóm tắt và trình bày bài giải 
Giải : - Số xe đạp bán cả 2 buổi :
 12 + 20 = 32 ( xe đạp ) Đ/S: 32 xe đạp 
-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài 
-Về nhà học và làm bài tập còn lại.
-Xem trước bài mới .
--------------------------------------------------------------
& Tiết 4: 	 Tập viết 	
 CHỮ HOA A
I. Mục tiêu : 
- Viết đúng chữ hoa A(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng ; Anh (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Anh em hòa thuận (3 lần). Chữ viết rõ ràng, tương đối rõ nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối chữu viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
II.Chuẩn bị : 
- Mẫu chữ hoa A đặt trong khung chữ . Vở tập viết
III. Các họat động dạy và học
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh .
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
 2.Bài mới:
*Mở đầu : - Giáo viên nêu yêu cầu và các đồ dùng cần cho môn tập viết ở lớp 2 .
a) Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta sẽ tập viết chữ hoa A và một số từ ứng dụng có chữ hoa A .
 b)Hướng dẫn viết chữ hoa :
*Quan sát số nét quy trình viết chữ A :
-Yêu cầu quan sát mẫu và trả lời :
- Chữ hoa A cao mấy đơn vị , rộng mấy đơn vị chữ ?
- Chữ hoa A gồm mấy nét ? Đó là những nét nào ? 
- Chỉ theo khung hình mẫu và giảng quy trình viết cho học sinh như sách giáo khoa .
- Viết lại qui trình viết lần 2 .
*Học sinh viết bảng con 
- Yêu cầu viết chữ hoa A vào không trung và sau đó cho các em viết vào bảng con .
*Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng :
-Yêu cầu một em đọc cụm từ .
- Anh em thuận hòa có nghĩa là gì ?
* / Quan sát , nhận xét :
- Cụm từ gồm mấy tiếng ? Là những tiếng nào ?
so sánh chiều cao của chữ A và n 
- Những chữ nào có chiều cao bằng chữ A ? 
- Nêu độ cao các con chữ còn lại .
- Khi viết Anh ta viết nét nối giữa A và n như thế nào?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ?
*/ Viết bảng : - Yêu cầu viết chữ Anh vào bảng 
*) Hướng dẫn viết vào vở :
-Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh .
d/ Chấm chữa bài 
- Chấm từ 5- 7 bài học sinh .
- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm . 
 đ/ Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà hoàn thành nốt bài viết trong vở .
-Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ của mình 
-Lớp theo dõi giới thiệu 
-Vài em nhắc lại tên bài.
-Học sinh quan sát .
- Cao 5 ô li , rộng hơn 5 ô li một chút 
- Chữ A gồm 3 nét đó là nét lượn từ trái sang phải , nét móc dưới và một nét lượn ngang – Quan sát theo giáo viên hướng dẫn 
- GV
- Lớp theo dõi và cùng thực hiện viết vào không trung sau đó bảng con .
- Đọc : Anh em thuận hòa .
- Là anh em trong một nhà phải biết thương yêu nhường nhịn nhau .
- Gồm 4 tiếng : Anh , em , thuận , hòa .
- Chữ A cao 2,5 li các chữ còn lại cao 1 ô li 
-Chữ h
Chữ t cao 1,5 ô li các chữ còn lại cao 1 ô li 
- Từ điểm cuối của chữ A rê bút lên điểm đầu của chữ n và viết chữ n 
- Khoảng cách đủ để viết một chữ o 
- Thực hành viết vào bảng .
- Viết vào vở tập viết : 
- 1 dòng chữ A hoa cỡ vừa .
- 1 dòng chữ A hoa cỡ nhỏ .
- 1 dòng chữ Anh cỡ vừa .
- 1 dòng chữ Anh cỡ nhỏ .
- 2 dòng câu ứng dụng :Anh em thuận hòa .
- Nộp vở từ 5- 7 em để chấm điểm .
-Về nhà tập viết lại nhiều lần và xem trước bài mới : “ Ôn chữ hoa Ă, ”
--------------------------------------------------------------
Thứ năm, ngày 19 tháng 8 năm 2010
& Tiết 1: 	Mỹ thuật
Vẽ trang trí
Vẽ đậm, vẽ nhạt
I/ Mục tiêu
- Học sinh nhận biết được ba độ đậm nhạt chính: Đậm, đậm vừa, nhạt.Tạo được những sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh. HS khá giỏi tạo được 3 độ đậm nhạt trong bài vẽ
II/ Chuẩn bị 
 GV: - Một số tranh, ảnh, bài vẽ trang trí có các độ đậm, độ nhạt.
 - Hình minh hoạ ba sắc độ đậm, đậm vừa và nhạt - Phấn màu
 HS :- Giấy vẽ, vở tập vẽ 2, bút chì, tẩy, màu sáp.
III. Các họat động dạy và học
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- Giáo viên giới thiệu tranh ảnh và gợi ý HS:
- Giáo viên tóm tắt:
+ Trong tranh, ảnh có rất nhiều độ đậm nhạt khác nhau.
+ Có 3 sắc độ chính: Đậm - Đậm vừa - Nhạt.
+ Ngoài ba độ đậm nhạt chính còn có các mức độ đậm nhạt khác nhau để bài vẽ sinh động
Hoạt động 2: H/dẫn cách vẽ đậm, vẽ nhạt:
- Giáo viên yêu cầu học sinh mở Vở tập vẽ 2.
+ Yêu cầu của bài tập:
* Dùng 3 màu (tự chọn) để vẽ hoa, nhị, lá
* Mỗi bông hoa vẽ độ đậm nhạt khác nhau (theo thứ tự: Đậm, đậm vừa, nhạt của 3 màu).
* Có thể dùng bút chì để vẽ đậm nhạt như: 
- Giáo viên cho học sinh xem hình minh hoạ để học sinh biết cách vẽ:
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: 
Bài tập: Vẽ đậm, vẽ nhạt vào 3 bông hoa.
Nhắc nhở HS: + Chọn màu (có thể là chì đen hoặc bút viết).
+ Vẽ các độ đậm nhạt theo cảm nhận riêng.
- Quan sát từng bàn để giúp đỡ HS hoàn thành bài ngay trên lớp . 
+ HS quan sát và nhận biết:
+ Độ đậm
+ Độ đậm vừa
+ Độ nhạt.
+ Xem hình 5 để các em nhận ra cách làm bài.
+ ở phần thực hành vẽ hình 3 bông hoa giống nhau.
+ Hình 2,3,4.
+ Các độ đậm nhạt:
* Độ đậm - Độ vừa - Độ nhạt
 + Cách vẽ: 
* Vẽ đậm: Đưa nét mạnh, nét đan dày
* Độ nhạt: Đưa nét nhẹ tay hơn, nét đan thưa.
* Có thể vẽ bằng chì đen hoặc bằng màu.
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
- Giáo viên thu một số bài đã hoàn thành.
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét về mức độ đậm nhạt của bài vẽ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét và tìm ra bài vẽ mà mình ưa thích.
* Dặn dò:- Sưu tầm tranh, ảnh in trên sách, báo và tìm ra độ đậm, đậm vừa, nhạt khác nhau- Sưu tầm tranh thiếu nhi.
--------------------------------------------------------------
& Tiết 2: 	 Chính tả (nghe viết ) 	
NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI
I/ Mục tiêu
- Nghe viết chính xác khổ thơ cuối bài Ngày hôm qua đâu rồi ?;trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ. 
- Làm được bàt tập 3,4, BT 2(a/b), hoặc BTCT phương ngữ do GV sọan
II/ Chuẩn bị 
Giáo viên : -Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2 và 3 
III. Các họat động dạy và học
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra bài cũ mời 3 em lên bảng viết các từ học sinh thường hay viết sai 
-Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài cũ.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài
-Bài viết hôm nay các em sẽ nghe viết khổ thơ cuối trong bài “ Ngày hôm qua đâu rồi “ 
b) Hướng dẫn nghe viết : 
Ghi nhớ nội dung đoạn thơ 
- Treo bảng phụ đọc đoạn thơ cần viết .
- Khổ thơ cho ta biết gì về ngày hôm qua ? 
Hướng dẫn cách trình bày :
-Khổ thơ có mấy dòng ?
Chữ cái đầu mỗi dòng viết thế nào ?
- Hãy chọn cách viết em cho là đẹp nhất trong các cách sau :
- Viết sát lề phải . Viết khổ thơ vào giữa trang giấy . Viết sát lề trái .
Hướng dẫn viết từ khó:
- Đọc các từ khó yêu cầu viết .
- Chỉnh sửa lỗi cho học sinh .
- 4/ Đọc viết – Đọc thong thả từng dòng thơ . 
- Mỗi dòng đọc 3 lần .
Soát lỗi chấm bài :
- Đọc lại chậm rãi để học sinh dò bài 
-Thu tập học sinh chấm điểm và nhận xét.
c/ Hướng dẫn làm bài tập 
*Bài 2 : - Nêu yêu cầu của bài tập 
-Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập 2
- Mời một em lên làm mẫu .
-Yêu cầu lớp làm bài cá nhân . 
-Mời một em lên bảng làm tiếp .
-Yêu cầu lớp nhận xét chốt ý chính 
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
*Bài 3 : - Yêu cầu học sinh nêu cách làm . 
- Mời một em lên làm mẫu .
-Yêu cầu lớp làm bài cá nhân . 
-Mời một em lên bảng làm tiếp bài theo mẫu . 
-Yêu cầu một em đọc lại viết lại đúng thứ tự 9 chữ cái trong bài .
- Xóa dần các chữ , các tên chữ trên bảng cho học sinh học thuộc . 
d) Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Nhắc nhớ tư thế ngồi viết và trình bày sách vở 
-Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài 
-Ba em lên bảng viết mỗi em viết các từ : tảng đá , mải miết , tản đi , đơn giản , giảng giải 
- 2 em lên bảng 1 em đọc 1 em viết theo đúng thứ tự 9 chữ cái đầu tiên .
-Lớp lắng nghe giới thiệu bài 
-Hai em nhắc lại tên bài.
-Lớp đọc đồng thanh khổ thơ cuối .
- Nếu em học hành chăm chỉ thì ngày hôm qua sẽ ở lại trong vở hồng của em .
- Có 4 dòng 
- Viết hoa .
- Xem mẫu và rút ra đó là : Viết khổ thở vào giữa trang giấy là đẹp nhất muốn vậy ta phải cách lề khoảng 3 ô rồi mới viết .
- Lớp thực hiện viết vào bảng con các từ khó là , lại , ngà

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUYET VOI.doc