Giáo án Địa lí Lớp 4 - Tuần 31 đến 35 - Năm học 2015-2016 - Châu Anh Thơm

MÔN : LỊCH SỬ & ĐỊA LÝ

Phân môn : Địa lý

Tuần 32 tiết 32

 BIỂN , ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO

I.MỤC TIÊU:

 - Nhận biết được vị trí của biển Đông, một số vịnh, quần đảo, đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ (lược đồ) : vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.

 - Biết sơ lược về vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta : Vùng biển rộng lớn với nhiều đảo và quần đảo.

 - Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo :

 + Khai thác khoáng sản : đầu khí, cát trắng, muối.

 + Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

 - Hs khá, giỏi :

 + Biết biển Đông bao bọc những phần nào của đất liền nước ta.

 + Biết vai trò của biển, đảo và quần đảo đối với nước ta : kho muối vô tận, nhiều hải sản, khoáng sản quý, điều hoà khí hậu, có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng cảng biển.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 -Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.

 -Một số tranh, ảnh về biển, các đảo Việt Nam.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 9 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 786Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 4 - Tuần 31 đến 35 - Năm học 2015-2016 - Châu Anh Thơm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 10 tháng 04 năm 2015
MÔN : LỊCH SỬ & ĐỊA LÝ
Phân môn : Địa lý
Tuần 31 tiết 31
 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.
I. MỤC TIÊU
 - Nêu dược một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng :
 + Vị trí ven biển, đồng bằng duyên hải miền Trung.
 + Đà Nẵng là thành phố cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông.
 + Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch.
 - Chỉ được thành phố Đà Nẵng trên bản đồ (lược đồ).
 - Hs khá, giỏi : Biết các loại đường giao thông từ thành phố Đà Nẵng đi tới các tỉnh khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Bản đồ hành chính Việt Nam.
 - Một số ảnh về thành phố Đà Nẵng.
 - Lược đồ hình 1 bài 24.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định : 
Kiểm tra bài cũ :
-Thành phố Huế thuộc tỉnh nào?
-Tại sao Huế được gọi là thành phố du lịch?
 Nhận xét.
3. Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: ghi tựa
 b.Các hoạt động:
1.Đà Nẵng- thành phố cảng:
* Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm nhỏ.
 *Bước 1 : 
 GV yêu cầu từng HS quan sát lược đồ và nêu được :
 - Đà Nẵng nằm ở phía nam đèo Hải Vân, bên sông Hậu và vịnh Đà Nẵng bán đảo Sơn Trà. 
 + Đà Nẵng có cảng biển Tiên Sa, cảng sông Hậu gần nhau.
 Bước 2 : 
 - HS nhận xét tàu đò ở cảng biển Tiên Sa (tàu lớn hiện đại)
 Bước 3 :
 -GV yêu cầu HS quan sát hình 1 của bài và nêu được các phương tiện giao thông đến Đà Nẵng :
 + Tàu biển, tàu sông ( đến cảng sông Hậu, cảng biển Tiên Sa).
 + Ô tô (theo quốc lộ 1A đi qua thành phố).
 + Tàu hoả ( có nhà ga xe lửa).
 + Máy bay (có sân bay).
 - GV khái quát : Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền Trung vì thành phố là nơi đến và nơi xuất phát (đầu mối giao thông) của nhiều tuyến đường giao thông : đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không.
2. Đà Nẵng – trung tâm công nghiệp
* Hoạt động 2 : HS làm việc theo nhóm . 
 GV cho HS nhóm dựa vào bảng kê tên các mặt hàng chuyên chở hàng đường biển ở Đà Nẵng để trả lời câu hỏi trong SGK. 
- HS đọc đúng tên các mặt hàng từ nơi khác được đưa đến Đà Nẵng và hàng do Đà Nẵng làm ra được chở đi các địa phương trong cả nước hoặc xuất khẩu ra nước ngoài (cá, tôm đông lạnh).
 3.Đà Nẵng-địa điểm du lịch:
 *Hoạt động 3: 
 GV cho HS đọc đoạn văn trong SGK để bổ sung thêm một số địa điểm du lịch khác như Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Chăm. GV có thể đề nghị .
 GV đề nghị HS tìm lí do Đà Nẵng thu hút khách du lịch. HS cần nêu được do Đà Nẵng nằm trên bờ biển có cảnh đẹp , có nhiều bãi tắm thuận lợi cho du khách nghỉ ngơi. GV bổ sung do Đà Nẵng là đầu mối giao thông thuận tiện cho việc đi lại của du khách, có bảo tàng Chăm, nơi du khách có thể đến tham quan , tìm hiểu về đời sống văn hoá của người Chăm.
 Tổng kết bài :
 - GV cho HS lên chỉ vị trí thành phố Đà Nẵng vừa thành phố cảng, vừa trở thành thành phố du lịch.
 -Cho HS đọc nội dung bài học
4. Củng cố – Dặn dò :
 Đánh dấu vào ô º trước ý em cho là đúng.
 Từ Đà Nẵng có thể đi tới các nơi khác ở trong nước và nước ngoài bằng:
 º Đường ô tô
 º Đường sắt.
 º Đường hàng không.
 º Đường biển.
 º Tất cả các loại đường trên.
 -Về học bài.
 -Chuẩn bị bài sau: Biển, đảo và quần đảo.
 -Nhận xét tiết học.
Hát vui
-Cá nhân HS trả lời
-Nhận xét
-HS làm việc nhóm.
- HS báo cáo kết quả làm việc cá nhân.
 - HS quan sát và trình bày kết quả.
- HS trả lời câu hỏi trong SGK.
-HS lắng nghe
- HS nhóm.
-HS cần đọc đúng.
- Làm việc cả lớp hoặc theo từng cặp.
- HS kể thêm.
-2HS đọc
-HS đọc BT
-Suy nghĩ và nêu kết quả
-HS góp ý cho nhau về câu trả lời.
- Lắng nghe
* Rút kinh nghiệm : .........................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 17 tháng 04 năm 2015
MÔN : LỊCH SỬ & ĐỊA LÝ
Phân môn : Địa lý
Tuần 32 tiết 32
 BIỂN , ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO
I.MỤC TIÊU:
 - Nhận biết được vị trí của biển Đông, một số vịnh, quần đảo, đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ (lược đồ) : vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
 - Biết sơ lược về vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta : Vùng biển rộng lớn với nhiều đảo và quần đảo.
 - Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo :
 + Khai thác khoáng sản : đầu khí, cát trắng, muối.
 + Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
 - Hs khá, giỏi :
 + Biết biển Đông bao bọc những phần nào của đất liền nước ta.
 + Biết vai trò của biển, đảo và quần đảo đối với nước ta : kho muối vô tận, nhiều hải sản, khoáng sản quý, điều hoà khí hậu, có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng cảng biển.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
 -Một số tranh, ảnh về biển, các đảo Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1.Ổn đinh:
 2.Kiểm tra bài cũ:
 -Vì sao Đà Nẵng lại thu hút nhiều khách du lịch?
 Nhận xét.
 3.Bài mới:
 a. Giới thiệu : ghi tựa bài.
 b.Các hoạt động:
 * Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
 -Dựa vào kênh chữ trong SGK, bản đồ và vốn hiểu biết của bản thân, trả lời các câu hỏi sau:
 +Vùng biển của nước ta có đặc điểm gì?
 +Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta?
 -Đại diện nhóm báo cáo, GV nhận xét.
 -GV cho HS chỉ trên bản đồ địa lí tự niên Việt Nam vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan.
 -GV mô tả, cho HS xem tranh, ảnh về biển của nước ta, phân tích về vai trò của biển đối với nước ta.
 * Hoạt động2 : Làm việc cá nhân
 -HS lên chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam các đảo, quần đảo trên biển đông và trả lời các câu hỏi:
 +Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo?
 +Nơi nào ở biển nước ta có nhiều đảo nhất?
 GV kêùt luận
 *Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm.
 -HS dựa vào tranh, ảnh SGK, thảo luận theo các câu hỏi.
 +Trình bày một số nét tiêu biểu của đảo và quần đảo vùng biển phía Bắc, vùng biển miền Trung, vùng biển phía Nam
 +Các đảo và quần đảo nước ta có giá trị gì?
 -Cho HS đọc nọi dung bài học.
 4. Củng cố – Dặn dò :
 -Biển Đông bao bọc các phía nào của phần đất liền nước ta?
 Đánh dấu x vào ô º trước ý em cho là đúng.
 º Phía bắc và phía tây.
 º Phía đông và phía tây.
 º Phía nam và phía tây.
 º Phía đông, phía nam và phía tây.
 -Về học bài 
 - Xem bài tiết sau: Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam.
 -Nhận xét tiết học.
-HS trả lời
-HS thảo luận nhóm
-Đại diện nhóm trình bày kết quả.Cả lớp nhận xét bổ sung.
-HS thảo luận nhóm
-Các nhóm trình bày kết quả theo câu hỏi
-HS nhận xét bổ sung.
-2HS đọc
-HS đọc bài tập và lần lượt trả lời.
- Lắng nghe
* Rút kinh nghiệm : .........................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 24 tháng 04 năm 2015
MÔN : LỊCH SỬ & ĐỊA LÝ
Phân môn : Địa lý
Tuần 33 tiết 33
 KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN 
 Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM.
I/ MỤC TIÊU:
 - Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển đảo (hải sản, dầu khí, du lịch, cảng biển,).
 + Khai thác khoáng sản : đầu khí, cát trắng, muối.
 + Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
 + Phát triển du lịch.
 - Chỉ trên bản đồ tự hiên Việt Nam nơi khai thác dầu khí, vùng đánh bắt nhiều hải sản của nước ta.
 - Hs khá, giỏi :
 + Nêu thứ tự các công iệc từ đánh bắt đến tiêu thụ hải sản.
 + Nêu một số nguyên nhân dẫn tới cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bản đồ tự nhiên VN, bản đồ công nghiệp, nông nghiệp VN.
 - Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu về khai thác dầu khí, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, ô nhiễm môi trường biển.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1/.Ổn định:
 2/ Kiểm tra bài cũ:
 -Kể tên một vài đảo, quần đảo lớn ở nước ta?
 -Biển Đông có vai trò như thế nào đối với nước ta?
 -Nhận xét.
 3/ Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: 
- Biển nước ta có những tài nguyên nào?
- Chúng ta đã khai thác và sử dụng như thế nào? Để làm rõ vấn đề trên hôm nay chúng ta học bài “ Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam”
 b.Các hoạt động:
 1/ Khai thác khoáng sản:	
 Hoạt động 1: Khai thác dầu khí
 * Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm.
 Bước1 : Làm việc theo nhóm.
 - GV yêu cầu HS làm theo cặp dựa vào mục 1 SGK và hình 1, 2 trả lời câu hỏi:
 + Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển nước ta là gì?
 + Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào? Ở vùng biển nào? Để làm gì?
 + Chỉ trên bản đồ những nơi khai thác khoáng sản?
 Bước 2: Trình bày trước lớp.
 - Gọi đại diện các cặp lên trả lời.
 - Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 Phiếu bài tập
 Nước ta đang khai thác những loại khoáng sản nào ở biển Đông?
 Đánh dấu x vào ô 1 trước ý em cho là đúng.
 1A-pa-tít, than đá, muối.
 1Dầu, khí, cát trắng, muối.
 1Than, sắt,bô-xít, muối.
 - GV kết luận: Hiện nay nước ta khai thác dầu mỏ để xuất khẩu, chúng ta cũng đang xây dựng các nhà máy lọc và chế biến dầu mỏ.
 2/ Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
 Hoạt động 2: Nguồn hải sản ở vùng biển nước ta.
 Bước 1: Làm việc theo nhóm .
 - GV yêu cầu thảo luận: Đọc SGK mục 2, quan sát tranh h3,h4,h5, h6, h7 và tranh ảnh sưu tầm để trả lời câu hỏi:
 + Biển nước ta có những loại hải sản nào?
 + Hoạt động đánh bắt hải sản diễn ra như thế nào? Những nơi nào khai thác nhiều hải sản? Tìm những nơi ấy trên bản đồ.
+ Ngoài việc đánh bắt , nhân dân ta còn làm gì?
+ Nêu thứ tự công việc từ đánh bắt đến tiêu thụ?
+ Chúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn lợi hải sản?
 Bước 2: Trình bày trước lớp.
 - Gọi vài nhóm đại diện trả lời câu hỏi.
 - Các nhóm khác bổ sung.
 - GV kết luận 
 Hoạt động nối tiếp: 
 -GV chốt lại: Vùng biển của chúng ta rất giàu về khoáng sản và hải sản. Tuy nhiên các nguồn lợi trên biển cũng không phải là vô tận. Vì vậy đòi hỏi chúng ta cần phải sử dụng và khai thác hợp lí
 4/ Củng cố – Dặn dò :
 Theo em, những nơi nào đánh bắt nhiều hải sản nhất ở nước ta?
 Đánh dấu x vào ô 1 trước ý em cho là đúng.
1 Các tỉnh ven biển từ Bắc vào Nam.
1 Các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi.
1 Các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang.
1 Các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đến Cà Mau.
 -Về học bài
 -Chuẩn bị bài sau: Ôn tập
 - GV nhận xét tiết học.
-2HS trả lời.
-Nhận xét.
-HS lắng nghe
-Thảo luận nhóm .
-Trả lời câu hỏi
-Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
-Các nhóm khác bổ sung.
-HS đọc bài tập
-Thảo luận nhóm đôi và nêu kết quả.
-HS lắng nghe.
-Thảo luận nhóm đôi. HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
-Đại diện vài nhóm trình bày.
Ý kiến bổ sung.
-HS phát biểu ý kiến.
-HS lắng nghe.
-HS đọc bài tập
-Suy nghĩ và nêu kết quả.
- Lắng nghe
* Rút kinh nghiệm : .........................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 08 tháng 05 năm 2015
MÔN : LỊCH SỬ & ĐỊA LÝ
Phân môn : Địa lý
Tuần 34 tiết 34
ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU
 - Chỉ được trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam :
 + Dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và các đồng bằng duyên hải miền Trung ; các cao nguyên ở Tây Nguyên.
 + Một số thành phố lớn.
 + Biển Đông, các đảo và quần đảo chính
 - Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố chính ở nước ta :Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng.
 - Hệ thống một số dân tộc ở : Hoàng Liên Sơn, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung ; Tây Nguyên.
 - Hệ thống một số hoạt động sản xuất chính của các vùng : núi, cao nguyên, đồng bằng, biển, đảo. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 -Bản đồ tự nhiên VN, hành chính, kinh tế VN.
 -Phiếu bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1/ Ổn định : 
2/ Kiểm tra bài cũ:
 -Hãy kể tên một số hải sản quý ở vùng biển nước ta?
 -Nơi nào đánh bắt nhiều hải sản nhất ở nước ta?
 -Nhận xét.
 3/ Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: GV ghi tựạ bài lên bảng.
 b.Các hoạt động:
 *Hoạt động 1: Điền và chỉ các khu vực, các địa danh trên bản đồ
 +Cách tiến hành: Làm việc cả lớp.
 Bước 1: GV cho HS điền các nội dung câu hỏi 1 vào bản đồ khung. GV đi quan sát xem HS làm việc.
 Bước 2: Gọi HS lên bảng chỉ các địa danh.
 - GV nhận xét.
 *Hoạt động 2: Nêu đặc điểm tiêu biểu của một số thành phố. 
 +Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm.
 -GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm một bảng hệ thống.
Tên thành phố
Những đặc điểm tiêu biểu
 Hà Nội
 Hải Phòng
 Huế
 Đà Nẵng
 Đà Lạt
TP Hồ Chí Minh
 Cần Thơ
 -GV đánh giá kết luận.
 *Hoạt động 3: Nêu được tên một số dân tộc
 +Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm
 +GV giao cho mỗi nhóm làm một phiếu.
 +Sau đó các nhóm trình bày
 Nhóm1 :Tên dân tộc sống ở dãy Hoàng Liên Sơn :. . . .. . . . . . .. . . . . . . . . .. . . . . . . .
 Nhóm2 : Tên dân tộc sống ở Tây Nguyên:. . . . . . . . . . . .. . . . .. . . . .. . . .. . . . .. . . . . . . . . 
 Nhóm 3 :Tên dân tộc sống ở đồng bằng Bắc Bộ:. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . 
 Nhóm 4 : Tên dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ:. . . . . . . . . . . . . . .. .. . . . . . . . . . . . 
 Nhóm 5 :Tên dân tộc sống ở các đồng bằng duyên hải miền Trung:. . . . . . . . . .. . . . . .. . . . . . . . .. . . . .. . . .. . . .. . . . . .. . . . .. . . . . . .. . .
 *Hoạt động 4: HS thảo luận nhóm đôi.
 Cho HS đọc BT4. HS thảo luận và nêu kết quả.
 GV nhận xét , chốt lời giải đúng.
 *Dãy núi Hoàng Liên Sơn là dãy núi:Cao nhất nước ta, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc.
 *Tây nguyên là xứ sở của:Các cao nguyên xếp tầng cao, thấp khác nhau.
 *Đồng bằng lớn nhất nước ta là:Đồng bằng Nam Bộ.
 *Nơi có nhiều đất mặn, đất phèn nhất là:Đồng bằng Nam Bộ.
 *Hoạt động 5: Làm viêïc nhóm đôi
 -HS trao đổi để chuẩn xác đáp án.
 Đáp án:
 1.Tây Nguyên:Nhiều đất đỏ ba dan, trồng nhiều cà phê nhất nước ta.
 2.Đồng bằng Bắc Bộ:Vựa lúa lớn thứ hai, trồng nhiều rau xứ lạnh.
 3.Đồng bằng Nam Bộ:Sản xuất nhiều lúa gạo, trái cây, thuỷ sản nhất cả nước.
 4.Các đồng bằng duyên hải miền Trung:Nghề đánh bắt hải sản, làm muối phát triển.
 5. Hoàng Liên Sơn: Trồng lúa nước trên ruộng bạc thang, cung cấp quặng a-pa-tít để làm phân bón.
 6.Trung du Bắc Bộ: Trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc; có nhiều chè nổi tiếng ở nước ta
 *Hoạt động nối tiếp:
 +Em hãy kể một số hoạt động khai thác tài nguyên biển ở nước ta?
 4/ Củng cố – Dặn dò :
 - Nêu đặc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Lạt?
 - Về học bài.
 - Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập học kì II
 - Nhận xét tiết học
Hát vui
-2HS nêu
-Nhận xét
-HS làm việc cá nhân để điền các nội dung vào bảng khung.
-HS lên bảng chỉ 
-HS khác nhận xét.
-HS thảo luận nhóm để làm bảng hệ thống.
-HS treo bảng hệ thống đánh giá nhận xét.
-Chia lớp thành 5 nhóm và giao phiếu cho các nhóm làm bài.
-Đại diện nhóm trình bày.
-HS phát biểu.
-HS nêu.
-Nhận xét
-HS trao đổi nêu đáp án đúng.
-Nhận xét
-HS phát biểu.
-Nhận xét bổ sung.
-HS nêu
- Lắng nghe
* Rút kinh nghiệm : .........................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 15 tháng 05 năm 2015
MÔN : LỊCH SỬ & ĐỊA LÝ
Phân môn : Địa lý
Tuần 34 tiết 34
KIỂM TRA CUỐI NĂM

Tài liệu đính kèm:

  • docĐịa lý.doc