Giáo án dạy học lớp 4 - Tuần học 14

I. Mục tiêu :

_ biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi ,bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi ta,gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật(chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm ,chú bé Đất).

_ Hiểu ND:Chú bé Đất cam đảm,muốn trở thành người khỏe mạnh ,làm được nhiều việc có íchđã dám nung mình vào lửa đỏ.(trả lời được các CH trong SGK)

II. Chuẩn bị :

- GV : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- HS : SGK.

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc 59 trang Người đăng hong87 Lượt xem 684Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học lớp 4 - Tuần học 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
II. Chuẩn bị :
GV : SGK, VBT.
H : SGK , VBT, bảng con.
III. Các hoạt động :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/Ổn định tổ chức:
-Nhắc nhở HS tư thế ngồi học.
-Kiểm tra ĐDHT của HS.
2/Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 67 . 
-GV kiểm tra một số vở BT về nhà của HS 
-GV chữa bài , nhận xét và cho điểm HS. 
3/Dạy – học bài mới
a)Giới thiệu bài:
-Luyện tập
b)Dạy- Học bài mới
b.2/Luyện tập thực hành : 
*Bài 1.
-GV : yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập , sau đó cho HS tự làm bài 
-GV chữa bài , khi chữa bài yêu cầu 3 HS vừa lên bảng lần lượt nêu rõ cách tính của mình 
-GV nhận xét và cho điểm 
Bài 2 : 
-GV yêu cầu HS nêu đề bài ,sau đó tự làm bài 
-GV yêu cầu HS nêu cách tìm số bé , số lớn trong bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó 
-Hát tập thể.
-2 HS lên bảng làm . HS cả lớp quan sát nhận xét . 
-Lắng nghe.
-Đặt tính và tính 
-4 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm vào VBT 
 -2 HS lần lượt nêu trước lớp ,cả lớp nhận xét 
-Học sinh đọc đề toán trước lớp 
-2 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm vào VBT 
a/	Bài giải	b/	Bài giải
 	Số bé là : 	Số lớn là :
	( 42506 – 18472) : 2 = 12017	(137895 + 85287 ): 2 = 111591
	Số lớn là : 	Số bé là :
	12017 + 18472 = 30489 	111591 – 85287 = 26304
	Đáp số : 	SB là 12017 	Đáp số : 	SL là 111591
	SL là 111591 	SB là 12017
GV nhận xét và cho điểm 
Bài 3: 
-GV yêu cầu HS đọc đề bài 
-GV yêu cầu HS nêu công thức tính trung bình cộng của các số .
-Bài toán yêu cầu chúng ta tính trung bình cộng số kg hàng của bao nhiêu toa xe ? 
-Vậy chúng ta phải tính tổng số hàng của bao nhiêu toa xe ? 
-Muốn tính tổng số kg hàng của 9 toa xe ta làm thế nào ? 
GV yêu cầu HS làm bài 
-HS thực hiện yêu cầu 
-Muốn tính trung bình cộng của các số , ta lấy tổng của chúng chia cho số các số hạng .
-Bài toán yêu cầu chúng ta tính trung bình cộng của 3 + 6 = 9 toa xe 
-Phải tính tổng số hàng của 9 toa xe . 
-Tính số kg hàng của 3 toa xe đầu , sau đó tính số kg hàng của 6 toa xe sau , rồi cộng các kết qủa với nhau 
-1 HS lên bảng làm , HS cả lớp làm bài vào VBT
Bài giải
Số toa xe có tất cả là : 
 3 + 6 = 9 (toa ) 
Số kg hàng của 3 toa xe chở được là 
14580 x 3 = 43740 ( kg ) 
Số kg hàng của 6 toa xe chở được là 
13275 x 6 = 79650( kg )
Số kg hàng của 9 toa xe chở được là 
43740 + 79650 = 123390 ( kg )
Trung bình mỗi toa xe chở được là
123390 : 9 = 13710 ( kg )
Đáp số : 13710 kg 
-GV nhận xét và cho điểm 
Bài 4 : 
-GV gọi 1 HS đọc đề bài 
-Yêu cầu HS tự làm 
-Thực hiện yêu cầu . 
-2 HS làm trên bảng ,HS cả lớp làm bài vào VBT
	Bài giải 	Bài giải
Cách 1 	 	Cách 2
a/( 33164 + 28528 ) : 4 	 	a/( 33164 + 28528 ) : 4
= 61692 : 4 	 =33164 : 4 + 28528 : 4
= 15423	 =8219 + 7132 = 15423
b/(403494 – 16415 ) : 7 	 	b/(403494 – 16415 ) : 7 	
= 387079 : 7	 = 403494 : 7 – 16415 : 7
= 55297	 = 57642 – 2345 = 55297	
-GV yêu cầu HS nêu tính chất mình đã áp dụng để giải bài toán 
-GV yêu cầu HS phát biểu hai tính chất nêu trên 
4.Củng cố – dặn dò 
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm 
-Chuẩn bị bài : Chia một số cho một tích 
-Phần a, áp dụng tính chất một tổng chia cho 1 số 
-Phần b, áp dụng tính chất một hiệu chia cho 1 số 
-2 HS lần lượt phát biểu trước lớp . HS cả lớp theo dõi . 
ANH VĂN TIẾT 23 : LÉT’SREVIEW
ĐỊA LÍ TIẾT 14
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
 Ờ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 
I.MỤC TIÊU : 
_ Nêu được một số hoạt động sản xuấtchủ yếu của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
+Trồng lúa ,là dựa lúa lớn thứ hai của cả nước .
+Trồng nhiều ngô,khoai,cây ăn quả,rau xứ lạnh,nuôi nhiều lợn , gia cầm.
_ Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội:tháng lạnh 1,2,3,nhiệt độ dưới 200c ,từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Bản đồ nông nghiệp Việt Nam.
-Tranh, ảnh về trồng trọt ,chăn nuôi ở đồng bằng Bắc Bộ ( do HS và GV sưu tầm )
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 
Hoạt động Giáo viên 
Hoạt động học sinh 
1.Ổn định lớp : 
-Hát tập thể.
2.Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 1 -2 HS trả lời các câu hỏi sau : 
+Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc nào ? 
+Hãy mô tả về trang phục truyền thống của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ.
+Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
 -GV nhận xét – đánh giá.
3/Dạy – học bài mới:
a.Giới thiệu bài :
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
b.Hoạt động dạy – học : 
@ Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước
*Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
Bước 1 : 
-GV yêu cầu HS dựa vào SGK , tranh, ảnh và vốn biết, trảlời theo các câu hỏi sau : 
+Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước.
-GV yêu cầu HS nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo . Từ đó em rút ra nhận xét gì về công việc trồng lúa gạo của người nông dân? 
Bước 2 : 
-GV có thể giải thích thêm về đặc điểm của cây lúa nước ( cây cần có đất màu mỡ, thân cây ngập trong nước , nhiệt độ cao , . ), về một số số công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo để HS hiểu rõ về nguyên nhân giúp cho đồng bằng Bắc Bộ trồng được nhiều luá gạo; sự vất vả của người nông dân trong việc sản xuất lúa gạo.
*Hoạt động 2: Làm việc cả lớp 
-GV giải thích vì sao nơi đây nuôi nhiều lợn, gà , vịt .
@Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh 
*Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm 
Bước 1:
-GV yêu cầu HS quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi trong SGK
+Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp ? 
+Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ
-GV gợi ý : Hãy nhớ xem Đà Lạt có những loại rau xứ lạnh nào? Các loại rau đó có được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ không ? 
Bước 2:
-GV gọi HS trình bày kết qủa làm việc trước lớp . 
-GV nhận xét , giúp HS hoàn thiện phần trình bày . 
-GV giải thích thêm về ảnh hưởng của gió mùa đông bắc đối với thời tiết và khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ.
4.Củng cố - Dặn dò
-Nhận xét tiết học. Tuyên dương các em học tốt, tích cực phát biểu, nhắc nhở HS khắc phục những thiếu sót trong chuẩn bị đồ dùng học tập, tư thế ngồi học....
-Chuẩn bị bài : Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc bộ
-1 -2 HS trả lời. Cả lớp lắng nghe nhận xét . 
-Cả lớp lắng nghe. 
-Thực hiện yêu cầu . 
-HS trình bày kết qủa làm việc trước lớp. 
-HS lắng nghe. 
-HS dựa vào SGK , tranh, ảnh nêu tên các cây trồng , vật nuôi có ở đồng bằng Bắc Bộ .
-HS dựa vào SGK thảo luận theo gợi ý : 
+Mùa đông của đồng bằng Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ như thế nào ? 
 -Đại diện HS các nhóm trình bày kết qủa làm việc trước lớp . HS các nhóm có thể sưả chữa , bổ sung . 
ÔN TOÁN 
1/ Tính bằng 2 cách :
a/ (450 +250) : 5
b/ 450 – 250) : 5
2/ Tính nhanh :
a/ 350 : 5 – 300 : 5
b/ 3 x 17 + 3 x 26 
3/ Bài toán:
Một cửa hàng có 40 570 kg đường . Cửa hàng đã bán 1/5 số đường .Hỏi của hàng còn lại bao nhiêu kilôgam đường ? 
NGÀY SOẠN:22/11/10
NGÀY SOẠN:Thứ năm, 25/11/10
Đạo đức Tiết 14
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO ( t1 ). 
Mục tiêu cần đạt:
_ Biết được công lao của thầy giáo cô giáo.
_ Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơnđối với thầy giáo,côgiáo.
_ Lễ phép vâng lời thầy giáo ,cô giáo.
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh phóng to của SGK.
 H : SGK đạo đức 4.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động :
2. Bài cũ : 
Hãy kể những việc em đã làm để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
® GV nhận xét, ghi điểm.
3. Giới thiệu bài :
Biết ơn thầy giáo ,cô giáo .
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Thảo luận tình huống.
GV đưa tranh tình huống ( SGK ) đã được phóng to lên bảng.
Mời 1 H đọc phần nội dung bên dưới tranh.
Chia lớp thành các nhóm có cùng sự lựa chọn.
® GV kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
Hoạt động 2: Bài tập 1.
MT: H biết thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
 PP: Quan sát tranh thảo luận nhóm.
GV yêu cầu từng cặp H xem tranh và tìm hiểu nội dung bức tranh, sau đó đánh dấu + vào ô trống dưới bức tranh biểu hiện lòng kính trọng biết ơn thầy giáo, cô giáo.
GV nhận xét và đưa ra phương án đúng của bài tập.
Hoạt động 3: Bài tập 3.
GV chia lớp thành 6 nhóm.
® Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Thảo luận xây dựng 1 tiểu phẩm về chủ đề kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
GV quan sát, bổ sung ý kiến.
Hoạt động 4: Củng cố.
Hỏi lại 1 số tình huống ứng xử thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Nhận xét tiết học.
Dặn H về sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao, tục ngữ, truyện ca ngợi công lao của các thầy cô giáo.
Chuẩn bị: tiết 2
 Hát 
2 H trả bài.
Hoạt động nhóm.
H quan sát và thảo luận.
H dự đoán các cách ứng xử có thể sảy ra và lựa chọn cách xử cho bản thân.
H thảo luận nhóm và nêu lý do lựa chọn cách ứng xử đó.
Mỗi nhóm 1 – 2 H nêu lý do của mình.
Thảo luận nhóm đôi.
Nhóm đôi thảo luận và làm bài tập.
4 H sửa bài.
Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
	Hoạt động nhóm, lớp.
Các nhóm thảo luận, xây dựng 1 tiểu phẩm.
+ N1 + N2: tiểu phẩm ( a )
+ N3 + N4: tiểu phẩm ( b )
+ N5 + N6: tiểu phẩm ( c )
Các nhóm lên đóng vai, diễn tiểu phẩm.
Lớp theo dõi nhận xét.
H trả lời.
Tập làm văn tiết 27 :Thế nào là Miêu tả ? 
I. Mục tiêut:
_ Hiểu được thế nào là miêu tả(ND Ghi nhớ)
_ Nhận xét được câu văn miêu tả trong truyện chú Đất Nung (BT1,mục III);bước đầu viết được 1,2 câu miêu tả trong những hình ảnh yêu thích trong bài thơMưa(BT2).
II. Chuẩn bị :
GV: Phóng to nội dung bài 2 ( phần nhận xét ).
 HS: SGK.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Ôn tập văn kể chuyện.
Thế nào là văn kể chuyện?
Thế nào là nhân vật?
Bố cục 1 bài văn kể chuyện?
Nhận xét.
3. Giới thiệu bài : 
Thế nào là miêu tả 
 4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Phần nhận xét.
Bài 1:
Nhận xét.
Bài 2:
Giải thích cách thực hiện yêu cầu.
Phát phiếu học tập.
Tên sự vật
Hình dáng
Màu sắc
Chuyển động
Tiếng động
-Cây sòi
Cao lớn
Lá đỏ chói lọi
Lá rập rình lay động như những đốm lửa đỏ
-Cây cơm nguội
Lá vàng rực rỡ
Lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng
-Lạch nước
Trườn lên mấy tảng đá, luồn dưới mấy gốc cây
 Róc rách
Bài 3:
Để tả được hình dáng cây sòi, màu sắc của là sòi và cây cơm nguội, tác giả phải dùng, giác quan nào để quan sát?
Để tả được chuyển động của lá cây, lạch nước, tác giả phải dùng giác quan nào?
Nhờ giác quan nào mà tác giả biết được nước chảy róc rách?
Vậy muốn miêu tả sự vật, người viết phải làm gì?
Hoạt động 2: Phần ghi nhớ.
Yêu cầu H đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Phần luyện tập.
Bài 1:
Tìm câu văn miêu tả?
Nhận xét.
Bài 2:
Ghi lại những hình ảnh trong câu thơ mà em thích?
Viết 1, 2 câu tả lại hình ảnh đó?
GV nhận xét.
Hoạt động 4: Củng cố.
Lưu ý:
Muốn miêu tả sự vật được sinh động, phải quan sát kĩ sự vật bằng nhiều giác quan, tìm ra những đặc điểm nổi bật nhất để tả lại.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Nhận xét tiết.
Dặn dò: Hoàn thành BT 2 vào vở.
Quan sát 1 cảnh vật trên đường em tới trường.
Chuẩn bị: Tả đồ vật.
	Hát.
H nêu.
Hoạt động nhóm, lớp.
1 H đọc yêu cầu.
Lớp đọc thầm ® gạch dưới những nhân vật được miêu tả trong SGK.
+ Cây sòi.
+ Cây cơm nguội.
+ Lạch nước.
1 H đọc yêu cầu, đọc các cột theo chiều ngang.
Nhìn vào bảng trong bài.
Nhóm đọc thầm đoạn văn ở bài 1.
Thảo luận, ghi vào bảng những điều hình dung được về cây sòi, cây cơm nguội, lạch nước theo lời miêu tả.
Dán lên bảng kết quả làm việc.
Đại diện nhóm trình bày.
Lớp nhận xét.
1, 2 H đọc bảng kết quả.
1 H đọc yêu cầu.
Lớp suy nghĩ, TLCH.
Dùng mắt để nhìn.
Dùng mắt để nhìn.
Nhờ tai nghe.
-Quan sát kĩ đối tượng bằng nhiều giác quan.
Hoạt động lớp.
2 H đọc ghi nhớ.
Lớp đọc thầm.
Hoạt động cá nhân, lớp.
1 H đọc yêu cầu.
lớp đọc thầm truyện “ Chú Đất Nung” ( phần 1 và 2 ).
Đó là 1 chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và 1 nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son.
1 H đọc yêu cầu.
Lớp đọc thầm.
Muôn nghìn cây mía múa gươm.
Gió thổi rất mạnh làm nghiên ngả những cây mía, lá mía vun lên quất xuống chẳng khác gì 1 rừng lưỡi gươm đang múa lượn.
H nối tiếp nhau đọc bài làm của mình.
Hoạt động lớp.
H đọc ghi nhớ.
Toán tiết 69
Chia một số cho một tích. 
Mục tiêu :
_ Thực hiện được phép chia một số cho một tích.
_ HS làm BT1,2;HS KG làm các BT còn lại
II. Chuẩn bị :
GV : SGK, VBT.
HS : SGK, VBT, bảng con.
Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Luyện tập.
Nêu cách thực hiện phép chia cho số có 1 chữ số.
Aùp dụng: 73507 : 6
® Nhận xét bài tập đã làm.
3. Giới thiệu bài :
 Một số chia cho một tích.	
® Ghi bảng tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động:	
Hoạt động 1: Phát hiện tính chất.
GV nêu: Các em đã học cách đặt tính và tính khi nhân với số có 1 chữ số và nhân với số tròn chục.
GV viết các biểu thức lên bảng:.
	24 : ( 3 ´ 2 )
 24 : 3 : 2
 24 : 2 : 3
® Hãy nêu cách tính giá trị biểu thức?
Em có nhận xét gì về giá trị của 3 biểu thức trên?
Khi tính 24 : ( 3 ´ 2 ) em tính như thế nào?
Khi tính 24 : 3 : 2 hay 24 : 2 : 3 ta thực hiện như thế nào?
Như vậy em rút ra kết luận gì?
Þ GV nhận xét và chốt:
	Khi chia 1 số cho 1 tích, ta có thể chia số đó cho 1 thừa số rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1: Tính
GV yêu cầu H tính theo đúng thứ tự thực hiện các phép tính.
Sau đó, vận dụng tính chất chia 1 số cho 1 tích để tính.
® GV cho H sửa bài bảng lớp.
 Hình thức: thi đua “ ai nhanh hơn?”
Mỗi dãy 2 em.
® GV nhận xét + tuyên dương.
 Bài 2: Tính ( theo mẫu ).
GV viết bài tính mẫu bảng lớp.
60 : 30 = 60 : ( 10 ´ 3 )
 = 60 : 10 : 3 = 6 : 3 = 2 
GV chỉ vào từng bước, giải thích 30 viết thành tích 10 ´ 3
Ta có: 60 : ( 10 ´ 3 ) áp dụng tính chất 1 số chia 1 tích ta tính được kết quả bài toán.
GV gọi 2 H lên bảng làm.
H làm vào vở.
Sửa bài bảng lớp ( 2 em ).
Þ GV nhận xét.
 Bài 3: Toán đố.
H đọc đề.
Gọi H tóm tắt.
H thảo luận 4 nhóm tìm cách giải 
 ( 2 phút )
Gọi các nhóm nêu hướng giải.
Lớp làm bài.
Sửa bài.
Gọi HS nhận xét 	
GV nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố.
Phát biểu quy tắc chia 1 số cho 1 tích?
Cho ví dụ rồi tính theo 3 cách.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Học quy tắc.
Chuẩn bị: “ Một tích chia một số”.
 Hát 
H nêu.
Hoạt động lớp.
H nêu ® thực hiện tính ( 3 em ).
 24 : ( 3 ´ 2 )
 = 24 : 6 = 4
 24 : 3 : 2
 = 8 : 2 = 4
 24 : 2 : 3
 = 12 : 3 = 4
H nêu: bằng nhau.
24 : ( 3 ´ 2 ) = 24 : 3 : 2 = 24 : 2 : 3
H nêu: ta thực hiện nhân rồi chia.
H nêu: ta lấy số đó chia lên tiếp cho từng thừa số.
H nêu.
H nhắc lại (3 – 4 em)
Hoạt động lớp, cá nhân.
Bài 1: H đọc đề.
H làm bài vào vở.
H thi đua sửa bài.
a) 50 : ( 5 ´ 2 )
 = 50 : 10 = 5
 = 50 : 5 : 2 = 10 : 2 = 5
b) 28 : ( 2 ´ 7 )
 = 28 : 14 = 2
 = 28 : 2 : 7 = 14 : 7 = 2
® H 2 dãy nhận xét lẫn nhau.
® Sửa bài.
Bài 2: H đọc đề.
H quan sát + thực hành vào nháp.
2 H làm bảng ® lớp làm nháp.
80 : 40 = 80 : ( 10 ´ 4 )
 = 80 : 10 : 4 = 8 : 4 = 2
50 : 50 = 150 : ( 10 ´ 5 ) 
 = 150 : 10 : 5 = 15 : 5 = 3
H làm vở.
 90 : 30 = 90 : ( 10 ´ 3 ) 
 = 90 : 10 : 3 = 9 : 3 = 3
 180 : 60 = 180 ( 10 ´ 6 ) 
 = 180 : 10 : 6 = 18 : 6 = 3
Bài 3: H đọc đề.
H tóm tắt bài toán.
H thảo luận.
Nhóm trưởng báo cáo.
H làm bài.
H sửa bài.
Cách 1: Tổng số vở đã mua là:
 4 ´ 8 = 32 ( vở )
 Giá tiền mỗi quyển vở:
 32000 : 32 = 1000 ( đồng )
 Đáp số: 1000 đồng
Cách 2: Nếu mỗi bạn mua 1 quyển thì mỗi H phải trả:
 32000 : 4 = 8000 ( đồng )
 Giá tiền 1 quyển vở:
 8000 : 8 = 1000 ( đồng )
 Đáp số: 1000 đồng
Cách 3: Mỗi H phải trả:
 32000 : 8 = 4000 ( đồng )
 Giá tiền mỗi quyển vở:
 4000 : 4 = 1000 ( đồng )
 Đáp số: 1000 đồng
ANH VĂN TIẾT 24: TEST
ÂM NHẠC TIẾT 14 : ÔN 3 BÀI HÁT
KHOA HỌC TIẾT 28
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
I.MỤC TIÊU 
Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước:
- Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước .
- Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước.
- Xử lí nước thải bảo vệ hệ thống thoát nước thải,
- Thực hiện bảo vệ nguồn nước.
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
Các minh hoạ trong trang 58-59 SGK .
Sơ đồ dây chuyền sản xuất và cung cấp nước sạch của nhà máy nước 
HS chuẩn bị giấy màu , bút . 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh 
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 3 HS trả lời các câu hỏi sau :
+Dùng sơ đồ ô tả dây chuyền sản xuất nước và cung cấp nước sạch của nhà máy ( 1 HS ) 
+Tại sao chúng ta cần phải đun nước trước khi uống ? 
 -GV nhận xét và cho điểm 
 3.Dạy và học bài mới 
a.Giới thiệu bài: 
-Ghi tên bài lên bảng lớp.
b.Hoạt động dạy – học 
b.1/Hoạt động 1: những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước 
 -GV tiến hành hoạt động thảo luận nhóm theo định hướng sau : 
+Chia lớp thành các nhóm nhỏ , đảm bảo 1 hình vẽ có 2 nhóm thảo luận 
-Yêu cầu HS quan sát hình vẽ được giao 
+Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ ? 
+ Theo em , việc làm đó nên hay không nên làm ? Vì sao ? 
-GV đi giúp đỡ các nhóm HS gặp khó khăn . 
-Gọi HS các nhóm trình bày , các nhóm có cùng nội dung nhận xét 
-Nhận xét tuyên dương các nhóm . 
-Yêu cầu 2 HS đọc mục Bạn cần biết trang 59 SGK 
*Hoạt động 2 : Liên hệ 
-GV giới thiệu : Xây dựng nhà tiêu hai ngăn , nhà tiêu đào cải tiến , cải tạo và bảo vệ hệ thống nước thải sinh hoạt , công nghiệp , nước mưa . Là công việc làm lâu dài để bảo vệ nguồn nước . Vậy các em đã và sẽ làm gì để bảo vệ nguồn nước . 
-Gọi HS phát biểu 
-Nhận xét và khen ngợi HS có ý kiến tốt 
*Hoạt động 3: Cuộc thi : Đội tuyên truyền giỏi 
-GV tổ chức cho HS vẽ tranh theo nhóm 
-Chia nhóm HS 
+Yêu cầu HS các nhóm vẽ tranh với nội dung tuyên truyền , cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước 
-Yêu cầu các nhóm thi vẽ tranh và cách giới thiệu . Mỗi nhóm cử 1 HS làm giám khảo 
-Nhận xét cho điểm 
4.Củng cố - Dặn dò
-Nhận xét tiết học. Tuyên dương các nhóm , các em học tốt, tích cực phát biểu, nhắc nhở HS khắc phục những thiếu sót trong chuẩn bị đồ dùng học tập,
tư thế ngồi học....Chuẩn bị bài : Tiết kiệm nước 
-3 HS trả lời , HS cả lớp lắng nghe nhận xét. 
-Lắng nghe.
-Tiến hành hoạt động nhóm 
-Thực hiện yêu cầu 
-Đại diện nhóm trình bày kết qủa thảo luận . Các nhóm khác bổ sung ý kiến 
-2 HS đọc mục Bạn cần biết trang 59 SGK
 -Lắng nghe . 
-Tự do phát biểu 
-Tiến hành thi vẽ theo nhóm 
-Thảo luận tìm đề tài 
-Vẽ tranh 
-Thảo luận về lời giới thiệu . 
-Các nhóm trình bày theo yêu cầu 
ÔN TIẾNG VIỆT : LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI
1/ Đặt câu hỏi cho phần chữ gạch chân:
a/ Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng đất em nặn lúc đi chăn trâu .
b/ Cu Chắt cất đồ chơi vào cái nắp tráp hỏng .
 c/ Chiếc áo của búp bê chỉ bằng bao thuốc .
2/ Tìm từ để hỏi trong các câu hỏi dưới đây:
a/ Lầu son của nàng đâu rồi ?
b/ Cậu viết giúp già một lá đơn được không ?
c/ Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách thế ?
3/ Trong các câu sau ,câu nào cần bỏ dấu chấm hỏi (vì không phải là câu hỏi ) ?
a/ Tôi hỏi nó có thấy đau ở đâu không ?
b/ Bạn thích học môn nào nhất ?
c/Dế Mèn hỏi rằng ai là chóp bu của bọn chúng ?
d/ Vũ Tán Đường có phải là người thay thế Tô Hiến Thành không ?
NGÀY SOẠN:23/11/10
NGÀY SOẠN:Thứ sáu, 26/11/10
TIN HỌC TIẾT 24: SỬ DỤNG PHÍM SHIFT
 Luyện từ và câu Tiết 28
 DÙNG CÂU HỎI V

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan14.doc