Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

 1. Phù hợp với đặc điểm của địa bàn dân cư:

 Sơn Hà là huyện miền núi có trên 85% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Trường TH & THCS Sơn Hải nằm ở địa bàn huyện Sơn Hà dân cư có mặt bằng dân trí chưa cao, nên các em học sinh ở đây có một thực tế rất đáng quan tâm đó là các em nói tiếng mẹ đẻ, không biết cách diễn đạt hết ý của mình bằng Tiếng Việt, ngại giao tiếp bằng tiếng phổ thông, giao tiếp kém hoặc có nói thì nói tiếng mẹ đẻ (Hre).

 Thực tế cho thấy, phần lớn học sinh DTTS chỉ sử dụng tiếng Việt khi đến trường; ngôn ngữ giao tiếp trong gia đình và cộng đồng dân cư đa phần chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ. Môi trường giao tiếp hạn chế chính là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành và phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Việt của các em gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, bản tính rụt rè, ngại giao tiếp cũng ảnh hưởng tới khả năng học, sử dụng tiếng Việt của các em.

 2. Đáp ứng yêu cầu đổi mới trong dạy và học:

 Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy và học, Tiếng Việt là môn học rất cần phải tạo điều kiện cho học sinh tự giác luyện tập và rút kinh nghiệm qua thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên, nhằm tìm ra những biện pháp phù hợp nhằm giúp trẻ: trước hết là rèn những kĩ năng nói, thói quen dùng lời khi đọc bài văn, bài thơ , trong các giờ giờ học khác và trong giao tiếp.

 3. Theo tinh thần chỉ đạo của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Sơn Hà

 Áp dụng công văn số: 34/KH- PGD&ĐT huyện Sơn Hà ngày 18/10/2016: Kế hoạch về việc dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân thiểu số bậc tiểu học giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn huyện Sơn Hà.

- Thực hiện công văn số 85/PGD - ĐT về việc tổ chức Hội thi: Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số

 4. Phương pháp nghiên cứu:

 - Phương pháp quan sát.

 - Phương pháp phân tích - tổng hợp.

 - Phương pháp thực hành luyện tập.

 5. Giới hạn nghiên cứu:

 Đối tượng: Học sinh tiểu học trường TH & THCS Sơn Hải .

 

doc 6 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SỬ DỤNG 
 TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
	1. Phù hợp với đặc điểm của địa bàn dân cư:
 Sơn Hà là huyện miền núi có trên 85% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Trường TH & THCS Sơn Hải nằm ở địa bàn huyện Sơn Hà dân cư có mặt bằng dân trí chưa cao, nên các em học sinh ở đây có một thực tế rất đáng quan tâm đó là các em nói tiếng mẹ đẻ, không biết cách diễn đạt hết ý của mình bằng Tiếng Việt, ngại giao tiếp bằng tiếng phổ thông, giao tiếp kém hoặc có nói thì nói tiếng mẹ đẻ (Hre).
	Thực tế cho thấy, phần lớn học sinh DTTS chỉ sử dụng tiếng Việt khi đến trường; ngôn ngữ giao tiếp trong gia đình và cộng đồng dân cư đa phần chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ. Môi trường giao tiếp hạn chế chính là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành và phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Việt của các em gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, bản tính rụt rè, ngại giao tiếp cũng ảnh hưởng tới khả năng học, sử dụng tiếng Việt của các em. 
 	2. Đáp ứng yêu cầu đổi mới trong dạy và học:
 	Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy và học, Tiếng Việt là môn học rất cần phải tạo điều kiện cho học sinh tự giác luyện tập và rút kinh nghiệm qua thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên, nhằm tìm ra những biện pháp phù hợp nhằm giúp trẻ: trước hết là rèn những kĩ năng nói, thói quen dùng lời khi đọc bài văn, bài thơ , trong các giờ giờ học khác và trong giao tiếp.
 	 3. Theo tinh thần chỉ đạo của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Sơn Hà
	Áp dụng công văn số: 34/KH- PGD&ĐT huyện Sơn Hà ngày 18/10/2016: Kế hoạch về việc dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân thiểu số bậc tiểu học giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn huyện Sơn Hà. 
- Thực hiện công văn số 85/PGD - ĐT về việc tổ chức Hội thi: Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số
	4. Phương pháp nghiên cứu:
 	- Phương pháp quan sát.
 	- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
 	- Phương pháp thực hành luyện tập.
	5. Giới hạn nghiên cứu:
 	Đối tượng: Học sinh tiểu học trường TH & THCS Sơn Hải .
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SỬ DỤNG 
TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ
	1. Giải pháp 1: Kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc tăng cường tiếng Việt
Thực tế cho thấy, phần lớn học sinh DTTS chỉ sử dụng tiếng Việt khi đến trường; ngôn ngữ giao tiếp trong gia đình và cộng đồng dân cư đa phần chỉ sử dụng tiếng dân tộc. Môi trường giao tiếp hạn chế và không thuần nhất chính là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành và phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Việt của các em gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, bản tính rụt rè, ngại giao tiếp cũng ảnh hưởng tới khả năng học, sử dụng tiếng Việt của các em. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả dạy tiếng Việt cho học sinh tiểu học, nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện “Tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số ”, cần có sự chỉ đạo chặt chẽ từ các cấp ủy, sự triển khai đồng bộ của các ban ngành, sự vào cuộc của gia đình và xã hội .
Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của kế hoạch Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng khó khăn, công tác tuyên truyền được tập trung vào việc hướng dẫn, hỗ trợ các bậc cha mẹ tham gia vào việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em qua việc tạo cơ hội, môi trường giao tiếp, tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ, từ đó góp phần xây dựng môi trường tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng. Cùng với đó, việc tuyên truyền để củng cố và tăng cường kết quả huy động trẻ đến trường và học 2 buổi/ngày cũng được chú trọng nhằm giúp cho học sinh thiểu số có thời gian, cơ hội tăng cường tiếng Việt.
	2. Giải pháp 2: Cho học sinh quan sát vật thật, hình ảnh và hoạt động giúp học sinh phát triển vốn ngôn ngữ tiếng Việt:
	Trong giờ dạy của giáo viên và học tập của học sinh trên lớp thông qua vật thật, hình ảnh và hoạt động giúp học sinh trong giờ luyện nói của mỗi tiết học, qua các bài tập thực hành. Nhằm giúp học sinh có lời nói lưu loát, mạch lạc, biết thể hiện lời nói biểu cảm trong giao tiếp, học sinh có lời nói tương đối trôi chảy, rõ ràng thể hiện được lời nói biểu cảm trong giao tiếp một cách rõ nét.
	Mặt khác, việc nâng cao chất lượng giáo dục tiếng Việt học sinh TH dân tộc thiểu số cũng đòi hỏi các địa phương cần có giải pháp bổ sung, tăng cường, hỗ trợ trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, phần mềm dạy học tiếng Việt phù hợp cho tất cả các nhóm, lớp, điểm trường khó khăn.
 	3. Giải pháp 3: Luyện phát âm chuẩn và hiểu nghĩa của từ, câu, đoạn, bài:
Học sinh thương xuyên được thực hành luyện tập phát âm trong tất cả các tiết học Tiếng Việt. Chính vì vậy khả năng giao tiếp của các em càng ngày càng được hoàn thiện. 
 	Biện pháp thực hiện:
 	* Rèn kỹ năng phát âm
Để việc rèn kỹ năng phát âm cho HSDTTS đạt hiệu quả, trước hết giáo viên phải chuẩn về phát âm tiếng Việt, nếu giáo viên phát âm không chuẩn thì sẽ làm các em phát âm sai.
Việc sửa lỗi phát âm cho các em phải được chú trọng và thực hiện trong mọi lúc, mọi nơi, trong tất cả các giờ học, môn học. Giáo viên đứng lớp phải tạo không khí thân thiện, môi trường giao tiếp thuận lợi để khuyến khích các em phát huy khả năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Tổ chức các hình thức dạy học phong phú cho các em có nhiều cơ hội được nói. Trong giờ học, cần đặt những câu hỏi gợi mở, ngắn gọn, đưa ra các tình huống giao tiếp thuận lợi giúp các em chủ động phát triển vốn ngôn ngữ tiếng Việt. Đặc biệt, giáo viên phải biết động viên, khuyến khích các em nói, khéo léo chỉnh sửa khi nghe các em phát âm sai hoặc dùng từ, đặt câu chưa đúng.
 	a. Luyện phát âm theo chuẩn:
	Ở phần này, giáo viên chú ý đối tượng học sinh phát âm chưa chuẩn các từ tiếng khó cần rèn đọc trong phần luyện đọc ở tiết 1, rèn cho các em trước hết phải phát âm đúng chính xác, từ đó các em mới bình tĩnh, tự tin phát biểu hay đưa ra những ý kiến riêng của bản thân và lời nói trong giờ luyện nói mới có thể tự nhiên, trong sáng.
	Cách tiến hành: Giáo viên lựa chọn các loại âm, vần địa phương thường phát âm sai chuẩn trong từng bài tập đọc để học sinh luyện phát âm thật đúng và chính xác. Bên cạnh đó, tuỳ theo nội dung của bài học, đưa ra những trò chơi giúp hoạt động vừa học vừa vui chơi cho thoải mái.
	Ví dụ : Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Thi đọc nhanh và đúng câu có âm đầu, vần, thanh dễ lẫn
	a.1.Đọc phân biệt các tiếng có âm đầu dễ lẫn
 	*. Phân biệt s/x:
 	*. Phân biệt ac/at
 	a.2. Đọc phân biệt các tiếng có thanh dễ lẫn (thanh hỏi/ thanh ngã)
 	a.3. Đọc phân biệt các tiếng có vần dễ lẫn
 	*. Phân biệt ân/âng
 	*. Phân biêt ươn/ ương 
	b. Luyện kĩ năng hội thoại:
	Đây là loại bài tập học sinh tham gia trò chuyện với nhau, trả lời phỏng vấn, cùng nhau tranh luận về một đề tài theo nội dung bài học của mình, một câu có nội dung đề nghị bạn trả lời đúng.
 	Ví dụ: Kể về buổi đầu đi học
 	4. Giải pháp 4: luyện kĩ năng phát triển ngôn ngữ, khả năng diển đạt bằng lời nói thông qua giờ học kể chuyện (Kể chuyện đã nghe, đã đọc, kể chuyện về bản thân và những người xung quanh...)
 	Loại bài tập này được áp dụng ở phân môn kể chuyện. Cần chú ý hướng dẫn học sinh có tư thế, có giọng kể thích hợp, biết sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ hỗ trợ, đặc biệt nắm vững câu chuyện định kể.
III. KẾT QUẢ
 	Qua một số giải pháp đã nêu ở trên, áp dụng vào học sinh tiểu học trường TH & THCS Sơn Hải năm học 20176 – 2017, chúng tôi đã thu được những kết quả trong dạy học như sau:
 	Đa số học sinh có khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh rất tốt như: các em nhận thức được cần phải lễ phép với người trên, phải xưng hô đúng cách, phải biết nói lời cảm ơn hay xin lỗi đúng chỗ, đúng nơi, đúng lúc. Khi giao tiếp với thầy cô giáo trong trường theo đúng nghi thức, hầu hết học sinh đều biết sử dụng lời nói biểu cảm để bày tỏ sự lễ phép của mình.
 	Trong tất cả các giờ học trên lớp, học sinh đã biết trả lời các câu hỏi của giáo viên với nội dung đầy đủ ý nghĩa, biết cách trả lời câu hỏi một cách rõ ràng, trả lời cả câu... Việc giao tiếp với bạn bè trong lớp cởi mở, tự tin hơn rất nhiều.
	Kết hợp biện pháp luyện nói và các biện pháp rèn nghe, viết, đọc trong giờ dạy Tiếng Việt nên kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh toàn trường tăng lên rõ rệt.
 Kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh tiểu học như sau:
*Đầu năm : 
Tổng số
Hoàn thành 
tôt
Hoàn thành
Chưa 
hoàn thành
học sinh
SL
TL
SL
TL
SL
TL
291
42
14,4%
201
69%
48
16,6%
 	* Giữa kỳ 2
Tổng số
Tôt
Hoàn thành
Chưa
hoàn thành
học sinh
SL
TL
SL
TL
SL
TL
291
98
33,6%
172
59,1%
21
7,2%
	 Với kết quả như đã nêu trên, chúng tôi tin tưởng các em học sinh khối tiểu học năm học 2016-2017, đủ điều kiện lên để tiếp tục học tập và tiếp cận với chương trình SGK của những năm học tiếp theo.
BÀI HỌC KINH NGHIÊM
 	Môn tiếng Việt ở tiểu học có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học. Nhu cầu học tập của học sinh ngày càng cao, giáo viên phải không ngừng học hỏi, nghiên cứu tài liệu giáo dục nhằm thoả mãn nhu cầu ham học hỏi của học sinh. Trong quá trình dạy học, người giáo viên cần phối hợp linh hoạt các phương pháp và có các hình thức dạy học tạo không khí hào hứng, vui tươi, phấn khởi để học sinh tiếp thu bài học với hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, sự quan tâm của cha mẹ học sinh đối với việc học tập của con em mình sẽ chính là động lực mạnh mẽ nhất giúp học sinh thực sự trở thành những con ngoan, trò giỏi, là những công dân văn minh lịch sự, có ích cho gia đình, nhà trường và xã hội.
 	Trước thực tế giảng dạy trong năm học vừa qua, với tư cách là những giáo viên dạy tiểu học, chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất sau:
 	1. Từ khi trẻ bập bẹ biết nói, những người lớn tuổi trong gia đình cần phải luôn lưu tâm uốn nắn lời ăn tiếng nói cho con em mình. Các cụ đã dạy “Uốn cây từ thuở còn non”. Không những thế người lớn còn là tấm gương cho con trẻ noi theo.
 	2. Khi trẻ bắt đầu đến trường, thì cùng với gia đình, nhà trường và xã hội cần giáo dục trẻ ngay từ những thói quen trong giao tiếp mạnh dạn tự tin, văn minh lịch sự, thể hiện tác phong tư cách đạo đức của con người có văn hoá. Do đó sự phối kết hợp ăn ý nhịp nhàng giữa nhà trường và gia đình là vô cùng quan trọng và cần thiết.
 	3. Bên cạnh đó, mỗi giáo viên cần dành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu giảng dạy, tăng cường hiệu quả của các giờ sinh hoạt chuyên môn để đưa ra những bài giảng sinh động, hấp dẫn. Ngôn ngữ của giáo viên phải chuẩn mực chính xác trong sáng./.
 Sơn Hải, ngày 18 tháng 4 năm 2017
 Tập thể sư phạm Khối tiểu học 
 Trường TH&THCS Sơn Hải 
 Duyệt của BGH 
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_hoc_ki_1.doc